BÍ MẬT KINH MÂN CÔI
Thánh Louis Marie De Montfort
(Cao Tấn Tĩnh dịch)
TÂM TƯ NGƯỜI DỊCH
Thánh Giá là dấu hiệu bề goài để phân biệt Kitô giáo với các tôn giáo khác, kể cả Thiên Chúa Giáo, trong đó có Do Thái Giáo và Hồi Giáo.
Thế nhưng, khi đối diện với một người thông thuộc Thánh Kinh Kitô giáo, nhất là bộ Thánh Kinh Tân Ước, người ta khó lòng mà phân biệt được người Kitô hữu đó thuộc về Giáo Hội nào, Công Giáo Rôma, Chính Thống Giáo Đông Phương, Anh Giáo hay Tin Lành. Theo quan niệm chung chung và đa số của người Công Giáo Việt Nam, người Kitô hữu thông thuộc Thánh Kinh đó thường là một Kitô hữu Tin Lành.
Nếu người Kitô hữu Tin Lành, như ấn tượng của người Việt Nam Công Giáo, có đặc điểm là thuộc Thánh Kinh và biểu hiệu của họ là Sách Thánh, thì đặc điểm và dấu hiệu bề ngoài của người Kitô hữu Công Giáo, để Kitô hữu nói chung có thể nhận ra họ đúng là người Công Giáo là gì, nếu không phải, theo cảm nghiệm cá nhân của tôi, là lần hạt Mân Côi và tràng hạt Mân Côi.
Phải, ra đường, chỉ cần thấy tràng hạt Mân Côi treo lủng lẳng trong một chiếc xe hơi nào đó, thì có thể quả quyết mà ít khi sai lầm, người
trưng bày tràng hạt trên xe đó, là một người Kitô hữu Công Giáo.
Vẫn biết, cũng có trường hợp người không phải là Kitô hữu Công Giáo, (hay ngay cả chính người Công Giáo không có thói quen lần hạt
Mân Côi cũng vậy), có thể dùng tràng hạt Mân Côi như một thứ đồ trang sức. Nhưng, trường hợp như thế rất hiếm. Thiếu gì đồ trang sức thẩm mỹ và hợp thời trang hơn mà thành phần vốn thích trưng bày hay trưng diện đó không dùng, lại phải đi lấy một cỗ tràng hạt có tượng thánh giá mang tính cách đạo đức khô khan, hoàn toàn không hợp với thời trang, để làm đẹp cho thân thể, xe cộ, nhà cửa, đồ dùng v.v. của mình.
Việc tôn sùng kinh Mân Côi và tràng hạt Mân Côi, thật ra, đối với chung Giáo Hội Công Giáo Rôma và riêng người Kitô hữu Công Giáo, không
phải là chính bản chất của Công Giáo và là biểu hiệu cho Công Giáo. Nguyên việc so sánh với Phụng Vụ, về giá trí và lợi ích, kinh Mân Côi đã không thể so sánh được rồi. Trong Tông Huấn Marialis Cultus, Đức Thánh Cha Phaolô VI đã chẳng minh định như vậy hay sao, khi ngài tuyên bố:
“Lần hạt Mân Côi đang khi cử hành phụng vụ là một lầm lẫn, thế mà, tiếc thay đây đó việc thực hành này vẫn còn tồn tại”. (đoạn 48).
Thật vậy, như Chúa Giêsu, tự bản tính, hơn Mẹ Maria thế nào, phụng vụ của Giáo Hội, tự bản chất, cũng có giá trị hơn kinh Mân Côi như vậy.
Lý do là vì, Chúa Giêsu là trọng tâm của Phụng Vụ và thực sự hiện diện một cách bí tích khi Giáo Hội cử hành Phụng Vụ, cả Phụng Vụ Thánh Lễ cũng như Phụng Vụ Bí Tích, Mẹ Maria dầu sao cũng chỉ là Đấng Đồng Công “đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu” (Gioan 19:25) mà thôi.
Tuy nhiên, nếu xét đến việc thông ban ân sủng, có thể nói, như thực tế cho thấy, kinh Mân Côi lại có một tác dụng dễ dàng, dồi dào và hiệu
nghiệm hơn là Phụng Vụ.
Sở dĩ kinh Mân Côi có tác dụng thông ban ân sủng một cách dễ dàng, dồi dào và hiệu nghiệm hơn Phụng Vụ như thế, là vì Mẹ Maria “đầy
ơn phúc … và Giêsu Con lòng Mẹ gồm phúc lạ” (Luca 1:28,42).
Thiên Chúa đã không trao cho Mẹ cả kho tàng của Ngài là Ngôi Lời nhập thể trong lòng Mẹ là gì! Thế thì lòng Mẹ, hay Trái Tim Mẹ cung vậy, không phai là nơi chất Kho Tàng Thần Linh này hay sao? Nếu Thiên Chúa đã muốn đặt Kho Tàng Thần Linh cua Ngài ở ngay cung lòng Mẹ Maria, chứ không phải ở trong tay nguyên tổ Evà, hay ở trong tay thánh Gioan Tẩy Giả, người nam cao trọng, thì không phai là Ngài đã muốn trao toàn quyền cho Mẹ canh giữ và tùy nghi ban phát cho những ai muốn lãnh nhận ân sủng từ Kho Tàng Thần Linh này hay sao!
Trong Thông Điệp Octobri Mense ban hành ngày 22/9/1891, Đức Thánh Cha Lêô XIII đã khẳng định điều này rất ro ràng: “Ý của Thiên Chúa muốn là không một sự gì từ kho tàng vĩ đại của tất cả mọi ân sủng được ban cho chúng ta từ Chúa Giêsu – ‘ân sủng và chân lý từ Chúa Giêsu
Kitô mà đến’ (Gioan 1:17) – lại không qua trung gian của Đức Maria.”
Kinh Mân Côi có tác dụng thông ban ân sủng cách dễ dàng hơn Phụng Vụ.
Thứ nhất, là vì điều kiện thực hiện. Khi lần hạt Mân Côi, người ta không cần phải đến nhà thờ như khi đi dự lễ, phải có linh mục ngồi tòa như khi đi xưng tội, phải có giám mục xức dầu như khi chịu phép Thêm Sức v.v. Có thể nói, khi lần hạt Mân Côi cách sốt sắng là người ta vừa là thừa
tác viên ân sủng, vừa là người lãnh nhận ân sủng. Như thế, lần hạt Mân Côi không phải là một cách tự động, (theo kiểu self service ngày nay), rất dễ dàng trong việc lãnh nhận ân sủng hay sao!?
Thứ hai, là vì công việc thực hiện. Để mở một kho tàng, theo các truyện thần thoại, người ta phải biết câu thần chú, cái mà ngày nay người ta gọi và sử dụng là mật số (secret code). Cũng thế, muốn mở cả lòng Mẹ Maria, nơi Thiên Chúa cất giấu mọi sự cao qúi nhất của Ngài trên trần gian, để tiến vào Kho Tàng Thần Linh là Chúa Kitô ở bên trong, người ta chỉ cần đọc mấy lời hết sức giản dị, đến nỗi trẻ con cũng thuộc và ai cũng được phép đọc, dù là tội nhân, không cần phải là thừa tác viên, phải có chức thánh mới được đọc lời mô thể cho Bí Tích hiệu thành. Lời thần chú hết sức gian dị mà vô cùng thần hiệu làm cho ân sủng tuôn tràn này là: “Lạy Cha chúng con ở trên trời (và) Kính mừng Maria đầy ơn phúc.”
Kinh Mân Côi có tác dụng thông ban ân sủng cách dồi dào hơn Phụng Vụ.
Mỗi Bí Tích chỉ ban một tích sủng (Ơn Bí Tích) đặc biệt của mình cho thụ lãnh nhân xứng đáng mà thôi. Chẳng hạn, Bí Tích Hôn Phối không
ban tích sủng của mình cho người lành nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh hay ngược lại v.v. Vẫn biết, không thể nào lần hạt Mân Côi mà người
ta, dù sốt sắng đến đâu, có thể lãnh nhận một tích sủng nào đó mà không cần chính thức đi lãnh nhận Bí Tích ấy. Tuy nhiên, không phải khi đã lãnh nhận được một tích sủng nào đó là con người không cần phải nên thánh này; trái lại, càng thêm ơn, con người càng phải có trách nhiệm sinh lợi hơn: “Kẻ được nhiều sẽ bị đòi lại nhiều” (Luca 12:48).
Để bao tồn và phát triển tích sủng đã được khi lãnh nhận Bí Tích không phải là chuyện dễ, cần phải có ơn Chúa nữa mới được. Mà, không gì dễ dàng để kéo ơn Chúa xuống cho bằng câu thần chú vô cùng linh hiệu là kinh Lạy Cha và Kính Mừng, hai kinh làm nên kinh Mân Côi. Thật vậy, nhờ đọc câu thần chú này đúng kiểu và đúng cách, lòng Mẹ Maria tự động sẽ mở ra, và người ta sẽ tha hồ mà thu tích cho mình đủ mọi thứ
vàng bạc châu báu trong Kho Tàng Thần Linh vô cùng qúi giá, bất tận và bất diệt này, để làm cho những nén bạc tích sủng sinh lợi gấp trăm
cho Đấng muốn “ai đã có sẽ càng được ban thêm cho càng dư dật” (Mathêu 13:12). Là Kho Tàng Thần Linh, Trái Tim Mẹ Maria có tất cả mọi chân trâu phú qúi là các nhân đức, công nghiệp và vinh quang của Chúa Cứu Thế và của chính Mẹ khi Đồng Công với Chúa, xứng đáng là ngân
hàng cho chúng ta dùng kinh Mân Côi gửi vào đấy tất cả những gì Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta để sinh lời (xem Mathêu 25:27) theo ý Ngài.
Kinh Mân Côi có tác dụng thông ban ân sủng cách hiệu nghiệm hơn Phụng Vụ.
Thứ nhất, là vì tác động của nó nơi người lần hạt. Để tham dự Thánh Lễ hay lãnh nhận Bí Tích, người ta chỉ cần cộng tác vào việc cử hành Phụng Vụ mà thôi. Do đó, nếu không đủ ý thức và linh động đối với một lễ nghi dài hơn một chuỗi kinh Mân Côi, họ sẽ dễ trở thành thụ động, bất xứng với các Mầu Nhiệm Thánh. Trong khi đó, vì tự mình lần hạt Mân Côi, ngắn gọn, ý nghĩa, dễ dàng, người ta sẽ sốt sắng và ý thức hơn và sẽ tăng thêm lòng tri ân cũng như kính mến Chúa hơn. Nhờ đó, về mặt tiêu cực, họ sẽ cai thiện đời sống, không dám làm mất lòng Chúa, và, về mặt tích cực, họ sẽ bắt chước Chúa, vâng theo Thánh Ý Chúa và trở nên mọi sự cho tất cả mọi người như Chúa.
Thứ hai, là vì hiệu năng của nó nơi các tội nhân. Một người tội lỗi, muốn được tha tội, nếu không chết bất đắc kỳ tử, cũng phải lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải. Trên thực tế, càng lâu xưng tội, càng ngại vào tòa cáo giải. Càng ít đến với Bí Tích Giải Tội, người ta càng thiếu ơn Chúa. Càng
thiếu ơn Chúa, đã sẵn yếu đuối cộng thêm tội lỗi nặng nề đầy mình, tội nhân lại càng dễ sa ngã và càng khó lòng tự động chỗi dạy trở về nhà Cha, nếu không có phép lạ hay ơn đặc biệt. Trong trường hợp này, Bí Tích Giải Tội trở nên mục tiêu cho tội nhân, đòi họ phải vào tới tòa giải tội mới được ơn tha tội. Nhưng, làm sao họ còn đủ sức để trở về, để có thể đến được tận tòa giải tội mà họ đã trở nên xa lạ và ngại ngùng đây?
Hay nhớ lại trường hợp của Lazarô, dù xác của anh đã chết thối bốn ngày rồi, thế mà, với lòng tin của chị mình là Matta: “Nếu Thày có mặt ở đây em con đâu có chết, nhưng con biết rằng, ngay cả lúc này đây, Thiên Chúa sẽ ban cho Thày điều Thày xin cùng Ngài” (Gioan 11:21-22),
Lazarô vẫn nghe thấy tiếng Chúa Giêsu gọi tên của mình và đã tự động bước ra khỏi mồ. Cũng thế, tội nhân tầy trời và cứng lòng đến đâu đi nữa cũng không thể nào cữơng lại được sức mạnh vô địch của kinh Mân Côi nói chung và của kinh Kính Mừng nói riêng là kinh tuyên xưng và cầu khẩn đích danh thánh “Giêsu Maria”.
“Kính mừng Maria đầy ơn phúc… và Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ.”
“Thánh Maria Đức Mẹ Chúa trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”
“Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến
lòng Chúa thương xót hơn” (Ngày 13/7/1917, Đức Mẹ dạy 3 Thiếu Nhi Fatima thêm lời nguyện này vào sau mỗi chục kinh Mân Côi).
Đối với tôi, tràng hạt Mân Côi giống như một cái “remote control” (bộ phận điều khiến xa). Nếu đầy đủ “pin” sốt mến, nó se gây được nhiều tác dụng theo công hiệu thần tình của nó.
Chẳng hạn, nó có sức làm cho Trái Tim Mẹ Maria, (đã được Viên Kỹ Sư Thần Linh gài sẵn cho có cùng một tần số -frequency- hay cùng một mã số -code- với bộ phận điều khiến xa này), như một màn ảnh TV, trình chiếu lại cuộc tình của Thiên Chúa, được tái diễn qua các mầu nhiệm nhập thể, tử nạn và phục sinh vinh hiển của Chúa Giêsu Kitô.
Bộ phận điều khiển xa này cũng có thể làm cho Trái Tim Mẹ, như cánh cửa mở ra cho tội nhân vào ẩn náu và cho kho tàng ân sủng tuôn tràn ra cho nhân loại nói chung và cho Giáo Hội nói riêng. Đối với thần dữ, bộ phận điều khiển xa này, một khi được bấm lên bơi những bàn tay bám
chặt vào Mẹ Maria, còn đóng được cả cửa hoả ngục và mở toang cửa Thiên Đàng.
Trên đây là tất cả “Bí Mật Kinh Mân Côi” mà tôi tự nghiệm thấy. Đối với thánh Louis Marie Grignion de Monfort, để trình bày “Bí Mật Kinh
Mân Côi” theo ngài cảm nghiệm, ngài đã viết cả một cuốn sách, cuốn sách mà tôi cố gắng chuyển ngữ sang tiếng Việt để cống hiến qúi bạn đây.
Có hai lý do khiến tôi dám quyết định làm một việc chưa bao giờ làm là chuyển dịch sách, một cuốn sách đạo đức của một vị thánh.
Lý do thứ nhất là vì nhu cầu học hỏi của phong trào Thiếu Nhi Fatima, một phong trào mà, theo Nội Qui, cuốn Bí Mật Kinh Mân Côi này được ấn định là một thủ ban (trong bốn thủ bản chính) dùng để dạy ngành Thiếu trong việc cầu nguyện.
Lý do thứ hai là vì, hình như trong tủ sách Công Giáo Việt Ngữ, chưa có một bản dịch nào cho cuốn sách này, hay có mà tôi không được biết, vì đã không còn tái bản hay đã trở thành thiên cổ.ÕBản văn mà tôi dùng để chuyển ngữ đây là bản tiếng Anh, do Mary Barbour dịch từ nguyên ngữ, được tái bản tại Hoa Kỳ từ tháng 4 năm 1965 tất cả là 26 lần, do Tan Books and Publishers phát hành t lần tái bản thứ 6, với tổng số cuốn được xuất bản cho cả 26 lần xuất bản là 3 triệu 4 trăm ngàn cuốn.
Đọc cuốn “Bí Mật Kinh Mân Côi” của thánh Monfort, độc giả không thể nào phủ nhận được rằng, thánh nhân quả thật, cùng với thánh Đaminh
và chân phước Alan de la Roche, là những tông đồ đích thực của kinh Mân Côi, qua cách trình bày cuốn sách của thánh nhân, cả về hình thức, kết cấu và nội dung cuốn sách.
Về hình thức của cuốn sách, thánh nhân cũng trình bày theo kiểu một chuỗi kinh Mân Côi, như bản mục lục phân chia, với 5 phân đoạn khác nhau mà ngài gọi mỗi phân đoạn là một chục (decade), và như bố cục của cả cuốn sách, với 50 tiết đoạn mà ngài gọi mỗi tiết đoạn là một
bông hồng (rose), và 10 Bông Hồng họp thành một phân đoạn.
Về kết cấu của cuốn sách, thánh nhân đã trình bày tất cả những gì mà kinh Mân Côi cần phải được hiểu biết, như nguồn gốc, danh xưng, kinh
nguyện, mầu nhiệm và công hiệu của kinh Mân Côi, và cần phải được thực hiện cho xứng đáng, như điều kiện, ân xá và phương pháp.
Về nội dung của cuốn sách, thánh tác giả đã luôn luôn theo phương pháp “nói có sách mách có chưng”, nhất là căn cứ vào thế giá của thánh Đaminh và chân phước Alan de la Roche, và đã dẫn chứng bằng nhiều câu chuyện đặc biệt, chẳng những có sức đánh động lòng người mà còn làm cho cuốn sách đỡ khô khan nữa.
Về tinh thần của cuốn sách, thánh tác giả đã trút tất cả cảm nghiệm của mình về sự hiểu biết kinh Mân Côi vào phần nhất của cuốn sách,
cũng như tất cả kinh nghiệm của mình về việc thực hành lòng sùng kính kinh Mân Côi ở phần thứ hai. Do đó, đọc cuốn sách này, độc giả chẳng
những hiểu biết kinh Mân Côi tường tận hơn mà còn được nhiễm lây lòng sốt sắng của một vị thánh.
Ngoài phần chuyển dịch chính của tác phẩm này, tôi còn thêm một số Phụ Trương sau đây:
– Hai văn kiện của hai Đức Thánh Cha Lêô XIII và Phaolô VI về kinh Mân Côi, mà tôi thấy không thể bỏ qua.
– Một bản thánh ca mà 3 phiên khúc của nó là bản tóm lợc 15 mầu nhiệm Mân Côi, một bản nhạc tôi sáng tác vào một buổi tối tháng Mười
năm 1981 và đã được trình bày trong cuốn băng “Nhìn Sao Gọi Mẹ” do Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ phát hành cuối năm 1981.
– Năm Mầu Nhiệm Mân Côi Nhập Thế của Chúa Kitô, để bổ khuyết cho khoảng trống gia Năm Mầu Nhiệm Mùa Vui và Năm Mầu Nhiệm Mùa Thương.
Ngày 13/10/1917 tại Fatima, Mẹ Maria đã xưng mình
“Ta là Đức Mẹ Mân Côi”.
Xin Người là Đấng đã soi động cho thánh Monfort biên soạn cuốn “Bí Mật Kinh Mân Côi” được phổ biến sâu rộng này cũng làm cho độc giả
đọc đến bản dịch Việt ngữ tác phẩm của thánh nhân tinh thần mộ mến kinh Mân Côi, sống kinh Mân Côi và làm tông đồ cho kinh Mân Côi,
“kinh nguyện rất đẹp lòng Đức Mẹ và đuợc các Đức Giáo Hoàng hết sức khuyến dụ.” (Đức Thánh Cha Phaolô VI, Tông Thư “Tháng Năm”,
ngày 30/4/1965).
Tổng Giáo Phận Los Angeles Lễ Mân côi
CAO TẤN TĨNH
BÔNG HỒNG TRẮNG TẶNG CÁC LINH MỤC:
Qúi thừa tác viên của Đấng Tối Cao thân mến, các cha là những vị linh mục đồng hành với con trong công cuộc rao giảng chân lý của Thiên Chúa và giảng dạy Phúc Âm cho mọi dân nước, xin hãy cho phép con được gửi đến các cha cuốn sách nhỏ này, như là một bông hồng tắng, mong các cha hãy giữ lấy nó.
Những sự thật trong cuốn sách này được giải bày một cách rất đơn sơ và dễ hiểu, như các cha sẽ thấy. Xin giữ chúng tong lòng của các cha, để các cha có thể mang ra thực hành kinh Mân Côi thánh và nếm hưởng hoa trái của nó. Xin các cha cũng đọc kinh Mân Côi nữa, để các cha luôn ao giảng kinh Mân Côi, nhờ đó, qua việc chỉ dẫn về sự tuyệt diệu của lòng sùng kính thánh đức này, các cha có thể cải thiện được các linh hồn.
Con xin các cha hãy coi chừng luồng tư tưởng cho kinh Mân Côi là một điều không mấy quan trọng, như những người không hiểu biết, hay ngay cả các bậc đại thức giả kiêu kỳ vẫn nghĩ như thế. Kinh Mân Côi là một kho tàng vô giá, được Thiên Chúa linh ứng, vượt trên mức độ bình thường.
Thiên Chúa toàn năng đã ban kinh Mân Côi cho các cha, vì Người muốn các cha dùng kinh này như phương tiện để cải thiện các tội nhân cứng lòng nhất, cũng như những kẻ lạc đạo ngoan cố nhất. Thiên Chúa đã gắn liền kinh Mân Côi với ơn phúc ở đời này và vinh quang ở đời sau. các thánh đã trung thành đọc kinh Mân Côi và các Đức Thánh Cha đã chuẩn nhận kinh này.
Khi Chúa Thánh Linh mạc khải bí mật này cho một vị linh mục, vị quản nhiệm các linh hồn, thì phúc cho vị linh mục ấy. Bởi vì, phần lớn đại đa số dân chúng không biết gì về bí mật này, hay dù có biết đi nữa, cũng chỉ biết một cách hời hợt vậy thôi. Một khi thực sự hiểu được bí mật này rồi, vị linh mục sẽ đọc kinh Mân Côi hằng ngày và sẽ khuyên giục kẻ khác đọc nữa. Thiên Chúa và Mẹ Thánh của Người sẽ tràn đổ muôn vàn ơn ích vào linh hồn vị linh mục ấy, để ngài trở nên khí cụ của Thiên Chúa trong việc làm vinh danh Người; và, lời nói của ngài, mặc dù đơn sơ, trong vòng một tháng mà thôi cũng sẽ có lợi hơn là các lời nói của các vị giảng thuyết trong cả mấy năm trời.
Bởi thế, hỡi anh em linh mục đồng hành thân mến của con, dạy cho người ta việc tôn sùng này mà thôi chưa đủ; chính chúng ta phải thực hành việc tôn sùng này nữa. Cho dù chúng ta có tin một cách chắc chắn vào tầm quan trrọng của kinh Mân Côi thánh mà tự chúng ta lại không bao giờ đọc đến, thì dân chúng sẽ khó lòng mà nghe theo lời khuyên bảo của chúng ta, bởi không ai có thể cho cái mà họ không có: “Chúa Giêsu bắt đầu làm và dạy dỗ” (TĐCV 1:1). Chúng ta phải tự bắt chước Chúa là Đấng bắt đầu bằng việc làm điều mà Người giảng dạy. Chúng ta phải làm như thánh Phaolô, người chỉ biết giảng dạy duy một điều là Chúa Giêsu tử giá. Điều này rất hợp với việc mà các cha sẽ làm trong việc rao giảng về kinh Mân Côi thánh. Đây không phải là một tổng hợp các kinh Lạy Cha và Kính Mừng, ngược lại, đó là một toát lược thần linh về các mầu nhiệm của đời sống lẫn tử nạn, sự chết và vinh hiển của Chúa Giêsu cùng với Mẹ Maria.
Con có thể chia sẻ nhiều với các cha về các ơn Thiên Chúa đã ban cho con trong việc biết được bằng kinh nghiệm những công hiệu của việc rao giảng kinh Mân Côi thánh, và những cuộc trở lại lạ lùng do việc rao giảng kinh Mân Côi này mang lại mà chính mắt con đã từng chứng kiến. Con ất hân hạnh kể hầu các cha nghe về tất cả những điều này, nếu con thấy rằng chúng sẽ đánh động các cha để các cha rao giảng sự sùng kính cao đẹp mà hiện nay các linh mục không có thói quen làm. Tuy nhiên, thay vì kể cho các cha về những điều ấy, con nghĩ ằng, cuốn sách toát lược nhỏ bé do con viết đây cũng đủ để con kể hầu các cha một ít câu truyện cổ đáng tin về kinh Mân Côi thánh, những câu truyện con đúc kết để kể cho giáo hữu Pháp.
Những sự thật trong cuốn sách này được giải bày một cách rất đơn sơ và dễ hiểu, như các cha sẽ thấy. Xin giữ chúng tong lòng của các cha, để
BÔNG HỒNG ĐỎ TẶNG CÁC TỘI NHÂN:
Thưa qúi ông, qúi bà tội nhân, tôi, một tội nhân còn hơn cả qúi vị, mong được trao đến qúi vị bông hồng này, (một bông hồng đỏ thẫm vì Máu châu báu của Chúa chúng ta đã nhỏ xuống nó. Xin Thiên Chúa làm cho nó mang lại hương thơm chân thật cho cuộc đời của qúi vị), nhưng, trên tất cả, mong nó cứu qúi vị khỏi hiểm nguy mà qúi vị đang vướng mắc. Hằng ngày những kẻ không tin tưởng gì và những tội nhân không biết hối cải kêu lên: “Chúng ta hãy đội triều thiên cho mình bằng những bông hồng” (Khôn Ngoan 2:8). Nhưng, những tiếng kêu của chúng ta phải là: “Chúng ta hãy đội tiều thiên cho chúng ta bằng những bông hồng của kinh Mân Côi thánh”.
Bông hồng của họ và của chúng ta khác nhau biết bao! Bông hồng của họ là thỏa mãn nhục thể, là vinh quang trần thế, là phú qúi mau qua sẽ tàn héo và hư hoại bất cứ lúc nào, trong khi, bông hồng của chúng ta là kinh Lạy Cha và Kính Mừng mà chúng ta đọc đi đọc lại cách sốt sắng, với những tác động thật tình thống hối, sẽ không bao giờ bị tàn phai hay bị hủy hoại, chúng còn bất hủ đến cả ngàn năm sau.
Ngược lại, bông hồng của các tội nhân giống như những bông hồng ở chỗ chúng la<179> những gai nhọn cào cấu họ ở đời này, bằng những cơn quằn quại trong lương tâm, đâm vào họ giờ lâm tử, bằng những tiếc xót đắng cay, và, khốn nạn hơn nữa, chúng còn trở thành những mũi tên bừng bừng uất hận và thất vọng vô cùng ở đời sau. Còn, gai nơi bông hồng của chúng ta lại là những gai của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã biến chúng trở thành những bông hồng. Nếu chúng ta bị bông hồng cào cấu thì cũng chỉ trong một thời gian ngắn mà thôi, với công hiệu là để chữa lành bệnh tật của tội lỗi chúng ta và để cứu rỗi các linh hồn.
Bởi thế, bằng mọi cách, chúng ta phải hứng khởi đội triều thiên cho mình bằng những bông hồng bởi trời và bằng cách hằng ngày lần hạt trọn bộ kinh Mân Côi, với ba chuỗi 50, như ba chiếc nhẫn trạm trỗ nhỏ hay ba triều thiên hoa. Sau đây là hai lý do khiến ac tôi ,chúng ta thực hành như vậy.
Thứ nhất, là để tôn vinh ba triều thiên của Chúa Giêsu và Mẹ Maria: Triều thiên ân sủng của Chúa Giêsu khi Người nhập thể, triều thiên gai nhọn khi Người tử nạn, và triều thiên vinh quang của Người trên trời, dĩ nhiên bao gồm cả triều thiên tam cấp mà Chúa Ba Ngôi Chí Thánh ban cho Mẹ Maria ở trên thiên đình.
Thứ hai, chúng ta phải lần hạt trọn bộ kinh Mân Côi với ba chuỗi 50 là để chính chúng ta cũng nhận được ba tiều thiên mà Chúa Giêsu và Mẹ Maria ban cho chúng ta. Triều thiên thứ nhất là triều thiên công nghiệp chúng ta lập được trong đời sống, triều thiên thứ hai là triều thiên an bình trong giờ lâm tử, và triều thiên thứ ba là triều thiên vinh hiển trên trời.
Nếu qúi vị trung thành đọc kinh Mân Côi cho đến giờ lâm tử, tôi cam đoan với qúi vị là, dù tội lỗi của qúi vị nặng đến đâu đi nữa, qúi vị cũng sẽ nhận được triều thiên vinh quang không bao giờ phai tàn. Ngay cả khi qúi vị đang cheo leo tên bờ vực thẳm hư đi đời đời, ngay cả khi một chân của qúi vị đã lọt vào hỏa ngục, ngay cả khi qúi vị đã bán linh hồn mình cho ma qủi là những tên phù thủy chuyên mê hoặc người ta bằng những xảo thuật của chúng, và ngay cả khi qúi vị trở thành một kẻ lạc đạo cố chấp như ma qủi, không sớm thì muộn, qúi vị cũng sẽ trở lại và sẽ cải thiện đời sống để cứu lấy linh hồn mình, nếu, phải, xin lưu ý kỹ điều tôi nói đây, nếu qúi vị đọc kinh Mân Côi thánh sốt sắng mỗi ngày cho tới khi chết, với mục đích là để nhận biết chân lý cũng như để thống hối và để tội lỗi của mình được thứ tha.
Tong cuốn sách này, có một vài tích truyện về các tội nhân nặng ký đã trở lại nhờ quyền lực của kinh Mân Côi thánh. Xin hãy đọc và suy nghĩ.
các cha có thể mang ra thực hành kinh Mân Côi thánh và nếm hưởng hoa trái của nó
Cây Hồng Huyền Nhiệm tặng Các Linh Hồn Đạo Hạnh.
Gửi các linh hồn đạo hạnh và tốt lành, những người đang bước đi trong ánh sáng của Chúa Thánh Linh: Tôi không nghĩ rằng qúi vị sẽ ngần ngại để tôi trao tặng qúi vị cây hồng huyền nhiệm nhỏ bé này, một cây hồng đã từ trời được đem trồng ngay trong vườn hồn của qúi vị. Nó không thể nào lại làm hại đến những hoa thơm dịu ngọt của sự chiêm niệm nơi qúi vị; vì nó là một thiên thảo có một hương thơm tuyệt vời. Nó sẽ không hề chạm đến vườn hoa công nghiệp của qúi vị tí nào; vì, tự mình hoàn toàn tinh tuyền và cân đối, nó sẽ làm cho tất cả nên tinh tuyền và cân xứng. Một khi được vun tưới kỹ lưỡng và được chăm sóc mỗi ngày, nó sẽ mọc lên vượt mức, với những cành vươn dài đến nỗi, thay vì làm cản trở những việc sùng kính khác của qúi vị, nó còn bảo trì và hoàn hảo hóa chúng nữa.
Dĩ nhiên, qúi vị cũng hiểu tôi muốn nói gì, vì qúi vị là những người hiểu biết bằng tinh thần. Cây hồng huyền nhiệm này là cuộc sống, tử nạn và vinh hiển của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, mà lá xanh của nó là các mầu nhiệm mùa vui, gai của nó là các mầu nhiệm mùa thương, và hoa của nó là các mầu nhiệm mùa mừng của Chúa Giêsu và Mẹ Maia. Nụ hoa của nó là thời thơ trẻ của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, việc trổ bông của nó là những đau thương mà các Ngài chịu đựng, và bông hồng nở ra trọn vẹn là biểu hiệu cho chiến thắng và vinh quang của Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Bông hồng làm cho chúng ta vui thỏa vì hương sắc của nó; ở đây, chúng ta có Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong các mầu nhiệm hoan lạc. Gai của nó sắc và làm rách da rách thịt, gợi cho chúng ta nghĩ đến các Ngài tong các mầu nhiệm đau thương, và, sau hết, hương thơm của nó thắm dịu làm ai cũng thích, là biểu hiệu cho các mầu nhiệm hiển vinh của các Ngài.
Bởi đó, xin đừng coi thường cây thiên thảo xinh đẹp này, nhưng hãy dùng chính bàn tay của mình trồng nó trong vườn hồn của qúi vị, bằng cách quyết tâm đọc kinh Mân Côi hằng ngày. Nhờ đọc kinh Mân Côi hằng ngày và làm các việc lành, qúi vị chăm sóc cho cây, tưới nước cho nó, và vun đất chung quanh nó. Dần dần, qúi vị sẽ thấy rằng, hạt giống nhỏ bé mà tôi gửi tặng qúi vị đây, lúc này có vẻ nhỏ xíu, sẽ mọc lên thành cây vĩ đại, đến nỗi, chim trời, biểu hiệu cho các linh hồn được tiền định và chiêm niệm, đến ở và làm tổ nơi nó. Bóng của nó sẽ che phủ chúng khỏi sức nóng gay gắt của mặt trời, và chiều cao v đại của nó sẽ gìn giữ chúng khỏi các hoang thú trên mặt đất. Nhưng, nhất là, chúng sẽ ăn trái cây là chính Chúa Giêsu đáng tôn thờ của chúng ta, Đấng chúng ta tôn kính và muôn đời tôn vinh. Amen. Chớ gì được như vậy. Chỉ có Thiên Chúa mà thôi.
Nụ Hồng tặng Các Trẻ Nhỏ
Dĩ nhiên là hơi quá nếu mong ở các con đọc cả 15 mầu nhiệm mỗi ngày, nhưng cố đọc ít là 5 mầu nhiệm với một tình yêu và lòng sùng mộ xứng đáng. Chuỗi kinh Mân Côi này sẽ là một vòng hoa hồng nhỏ, triều thiên của các con dâng cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Xin chú ý đến từng lời các con đọc, và hãy nghe cho kỹ câu truyện có thật mà cha muốn kể cho các con nghe và muốn các con nhớ lấy nó.Các bạn nhỏ qúi yêu, nụ hồng xinh đẹp này được giành cho các con; đó là một trong những hạt nơi tràng kinh Mân Côi của các con. Nhưng nếu các con biết được hạt này qúi là chừng nào! Nụ hồng tuyệt vời này sẽ nở ra thành một bông hồng rực rỡ nếu các con đọc kinh kính mừng hết sức tử tế.
Có hai em gái (là hai chị em nhỏ) đang lần hạt Mân Côi rất trang nghiêm và sốt sắng ở trước nhà của mình. Đột nhiên xuất hiện một Bà Đẹp, tiến đến với em gái trẻ hơn, độ 6 hay 7 tuổi, nắm lấy tay em và dẫn em đi mất. Chị của em ất lo sợ đi tìm khắp nơi. Cuối cùng vẫn chẳng tìm thấy em mình đâu, cô bé trở về, đau đớn kể cho cha mẹ mình biết là đứa em đã bị bắt cóc mất tiêu rồi. Ba ngày dòng dã, cả hai cha mẹ đáng thương đã đi tìm con mình mà vẫn không thấy đâu cả.
Vào cuối ngày thứ ba, họ thấy em gái ấy đứng ngay trước cửa nhà hết sức hân hoan vui sướng. Theo tự nhiên, họ hỏi em bấy lâu nay ở đâu vậy, em nói cho cha mẹ mình biết là Đức Bà mà em đang đọc kinh Mân Côi đã đem em đến một nơi dễ thương, ở đó, Người đã cho em ăn những món ăn ngon lành. Em nói rằng, Đức Bà đã đưa cho em ẵm một Bé Trai, Bé Trai rất đẹp và em cứ thích Bé Trai đó hoài.
Người cha và người mẹ, cả hai là người mới trở lại Công giáo ít lâu, liền mời vị linh mục dòng Tên là vị đã đem họ về với giáo hội Công giáo và đã dạy họ tôn sùng rất thánh Mân Côi. Họ kể cho ngài mọi sự đã xẩy ra và chính vị linh mục ấy đã kể cho cha nghe câu chuyện này. Câu chuyện xẩy ra tại Paraguay.
Bởi vậy, các con yêu dấu, hãy bắt chước những em gái này đọc kinh Mân Côi hằng ngày như họ. Nếu các con thi hành điều này, các con sẽ được quyền lên trời để thấy Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Nếu ý của các Ngài không muốn cho các con thấy các Ngài ở trên đời này, thì thế nào sau khi chết, các con cũng sẽ được thấy các Ngài cho đến vô cùng tận. Amen. Chớ gì được như vậy.
Cho nên, tất cả mọi người, kẻ có học cũng như người vô học, người công chính cũng như tội nhân, kẻ cả cũng như kẻ hèn, hãy chúc tụng và tôn vinh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đêm lẫn ngày, bằng cách đọc kinh Mân Côi thánh. “Chào Maria là người đã đa đoan giữa các con” (Rôma 16:6).
****
PHẦN NHẤT
Kinh Mân Côi Là Gì
Chục Thứ Nhất:
NGUỒN GỐC VÀ TÊN GỌI
Bông Hồng 1
Những Kinh Nguyện Mân Côi
Kinh Mân Côi gồm có hai phần: tâm nguyện và khẩu nguyện. Tâm nguyện của kinh Mân Côi không là gì khác ngoài sự suy ngắm các mầu nhiệm chính về đời sống, sự chết và vinh quang của Chúa Giêsu Kitô và Mẹ Thánh của Người. Khẩu nguyện của kinh Mân Côi ở tại việc đọc 15 chục kinh Kính Mừng, mỗi chục được bắt đầu bằng một kinh Lạy Cha, và trong khi đọc chục kinh thì suy ngắm cũng như chiêm ngắm 15 nhân đức chính yếu mà Chúa Giêsu và Mẹ Maria đã thực thi nơi 15 mầu nhiệm kinh Mân Côi.
Chúng ta tôn kính và suy ngắm 5 mầu nhiệm vui ở 50 kinh đầu, 5 mầu nhiệm thương ở 50 kinh thứ hai, và 5 mầu nhiệm mừng ở 50 kinh thứ ba.
Như thế, kinh Mân Côi là một hòa hợp thánh hảo giữa tâm nguyện và khẩu nguyện mà chúng ta thực hiện để tôn kính cũng như để học theo những mầu nhiệm và nhân đức của Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong cuộc sống, sự chết và vinh quang của các Ngài.
Bông Hồng 2
Nguồn Gốc Kinh Mân Côi
Vì kinh Mân Côi, tự bản chất, được cấu tạo chính yếu bởi kinh của Chúa Kitô và Lời Chào Thiên Thần, đó là kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng, nên kinh Mân Côi phải là kinh nguyện đầu tiên của tín hữu đã đọc qua các thế kỷ, từ thời các thánh Tông Đồ cho đến ngày hôm nay.
Tuy nhiên, vào năm 1214 Mẹ Hội Thánh mới đón nhận kinh Mân Côi như hình thức hiện hành và theo cách thức mà chúng ta đang thực hành như bây giờ. Chính thánh Đaminh đã chuyển đến Giáo Hội kinh Mân Côi mà ngài đã lãnh nhận từ Thánh Nữ Đồng Trinh, như một phương thức công hiệu nhất trong việc làm cho các linh hồn theo bè rối Albigensê và các tội nhân trở lại.
Tôi sẽ kể cho qúi vị nghe câu truyện thánh nhân đã nhận lãnh kinh Mân Côi như thế nào, theo cuốn sách nổi tiếng của chân phước Alan de la Roche, đó là cuốn “De Dignitate Psalterii”. Khi thấy được là tội lỗi nặng nề của người ta lỗi phạm đã trở nên chướng ngại cho việc trở lại của những người theo bè rối Albigensê, thánh Đaminh liền lui vào một khu rừng ở gần thành phố Toulouse để cầu nguyện, liên lỉ ba ngày ba đêm liền. Trong thời gian này, thánh nhân chỉ khóc lóc và phạt xác khổ hạnh hơn, mong làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa Toàn Năng. Ngài đã thực hành việc khổ hạnh đến nỗi xác của ngài trở nên rã rời, đến nỗi ngất lịm đi.
Vào chính lúc ấy, Đức Mẹ, cùng với ba thiên thần theo hầu, đã hiện ra với thánh nhân mà nói:
“Đaminh yêu dấu, con có biết Ba Ngôi Chí Thánh muốn dùng khí giới nào để canh tân thế giới không?”
Thánh Đaminh đáp:
“Ôi, lạy Mẹ, Mẹ biết rõ hơn con, vì ngay sau Chúa Giêsu, Con Mẹ, Mẹ luôn là khí cụ chính yếu cho phần rỗi của chúng con”.
Bấy giờ Đức Mẹ nói:
“Mẹ muốn cho con biết rằng, trong loại trận chiến này, khí giới cần phải dùng đến bao giờ cũng là Thánh Vịnh Thiên Thần, viên đá nền tảng của Tân Ước. Do đó, nếu con muốn giảng dạy các linh hồn cứng lòng này và đem họ về với Chúa, con hãy rao giảng Thánh Vịnh này của Mẹ.”
Chỗi dạy, cảm thấy đầy an ủi và bừng lên lòng nhiệt thành muồn cải hối dân chúng ở tại miền ấy, thánh nhân đã đi thẳng đến Vương Cung Thánh Đường. Đột nhiên, các thiên thần vô hình đã đổ chuông để triệu tập dân chúng lại và thánh Đaminh bắt đầu giảng dạy.
Ngay khi ngài vừa bắt đầu giảng, một cơn bão xẩy ra, mặt đất rung chuyển, mặt trời tối lại, đầy những sấp chớp kinh thiên động địa. Còn kinh sợ hơn nữa khi dân chúng nhìn thấy một bức hình Đức Mẹ treo ở một chỗ rất tôn nghiêm giơ hai cánh tay của Người lên trời ba lần như kêu mời cuộc báo oán của Thiên Chúa đổ xuống trên họ, nếu họ không chịu ăn năn hối cải, không chịu cải thiện đời sống của mình và tìm đến nương tựa vào Mẹ Thiên Chúa.
Qua hiện tượng siêu nhiên này, Thiên Chúa muốn làm cho việc sùng kính mới là kinh Mân Côi lan rộng và làm cho kinh này được biết đến hơn nữa.
Sau cùng, nhờ lời cầu của thánh. Đaminh, cơn bão tố chấm dứt và ngài tiếp tục giảng. Thánh nhân đã dẫn giải sự quan trọng và giá trị của kinh Mân Côi một cách hết sức nóng bỏng và lôi cuốn, đến nỗi, hầu như tất cả dân thành Toulouse yêu chuộng kinh này và bỏ đi những tin tưởng sai lầm của họ. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, thánh này đã cải thiện khác thường; dân chúng bắt đầu trở lại đời sống Kitô hữu và từ bỏ nếp sống xấu xa trước kia.
Bông Hồng 3
Thánh Đaminh
Việc sùng kính kinh Mân Côi được thiết lập một cách lạ lùng như thế, cũng giống như cách thức mà Thiên Chúa Toàn Năng đã thực hiện ở núi Sinai, khi ban lề luật của Ngài cho thế gian, đã rõ ràng chứng tỏ giá trị và tầm mức quan trọng của kinh Mân Côi.
Được cảm hứng bởi Thánh Linh và được hướng dẫn bởi Mẹ Đồng Trinh, cộng với kinh nghiệm bản thân, thánh Đaminh đã rao giảng kinh Mân Côi cho đến hơi thở cuối cùng của ngài.
Ngài rao giảng kinh Mân Côi bằng gương sáng cũng như bằng lời giảng, trong các phố xá cũng như ở các thôn làng, cho cả kẻ sang cũng như người hèn, trước các học giả và cả thành phần thất học, cho người Công giáo lẫn người lạc đạo.
Kinh Mân Côi mà thánh nhân lần hằng ngày là để dọn từng bài giảng một, và cũng là để nghỉ ngơi tâm sự với Đức Mẹ ngay sau bài giảng.
Một ngày kia, thánh nhân phải giảng ở nhà thờ Đức Bà Ba-Lê, và ngày đó lại là ngày lễ thánh Gioan Tông Đồ. Ngài đang cầu kinh Mân Côi để dọn bài giảng, ở đằng sau bàn thờ trong nhà nguyện nhỏ, theo thói quen của mình, thì Đức Mẹ hiện ra với ngài mà nói:
“Đaminh con, mặc dù điều con đang định giảng rất hay, song Mẹ mang đến cho con một bài giảng còn hay hơn nữa kìa.”
Thánh Đaminh đưa hai tay nhận cuốn sách mà Đức Mẹ muốn trao cho ngài, cẩn thận đọc bài giảng, và sau khi hiểu được bài giảng, ngài suy niệm bài giảng, rồi cám ơn Đức Mẹ.
Đến giờ, thánh nhân lên toà giảng, và, mặc dù hôm đó là ngày lễ thánh Gioan, ngài không hề đề cập đến thánh Gioan, mà lại nói rằng thánh Gioan đã xứng đáng được chọn để làm hộ vệ cho Nữ Vương Thiên Quốc. Cử tọa bấy giờ toàn là các thần học gia và thành phần nổi tiếng thường có thói quen nghe những bài diễn văn ngoại hạng và sâu sắc; nhưng thánh Đaminh lại bảo họ rằng ngài không muốn giảng cho họ một bài giảng cao sâu, thâm thúy theo thế gian, song ngài sẽ giảng theo sự đơn thành như Chúa Thánh Linh soi sáng.
Thế là thánh nhân bắt đầu giảng về kinh Mân Côi và cắt nghĩa từng chữ kinh Kính Mừng như thể giảng dạy cho một đám trẻ con, và dùng những thí dụ rất đơn sơ được chứa đựng trong cuốn sách mà Đức Mẹ đã trao cho ngài.
Carthagena, một đại học giả, khi tích lại lời của chân phước Alan de la Roche trong cuốn “De Dignitate Psalterii”, đã trình thuật lại sự việc này như sau:
“Chân phước Alan viết rằng một hôm thánh Đaminh nói với ngài tong một thị kiến: ‘Hỡi con, giảng dạy thì tốt; nhưng nguy hiểm ở việc luôn tìm kiếm lời khen tặng hơn là phần rỗi các linh hồn. Hãy nghe cho kỹ điều đã xẩy ra cho cha ở Ba-Lê để con có thể đề phòng sự lầm lẫn này. Bấy giờ cha đang giảng ở trong một đại thánh đường được cung hiến cho Thánh Nữ Maria, và cha háo hức đặc biệt muốn giảng một bài giảng nẩy lửa, không hẳn là vì kiêu hãnh, cho bằng là vì cử tọa toàn là thành phần đại trí thức.
“Trước khi giảng một tiếng, cha thinh lặng để đọc kinh Mân Côi, như cha luôn có thói quen như vậy trước khi giảng, rồi ngất trí đi. Cha thấy Mẹ Thiên Chúa dấu yêu của cha tiến đến với cha, trên tay cầm một quyển sách. Mẹ nói: ‘Đaminh, bài giảng của con hôm nay thực sự rất hay, nhưng dù nó có hay mấy đi nữa, Mẹ cũng mang đến cho con một bài giảng còn hay hơn nữa kìa’.
“Dĩ nhiên là cha hết sức vui mừng, nhận lấy cuốn sách và đọc từng chữ một. Đúng y như Đức Mẹ nói, cha đã thấy được đúng những điều cần phải giảng, và cha hết lòng cám ơn Đức Mẹ.
“Đến giờ khai mạc, cha thấy cả một lực lượng hùng hậu của đại học Ba-Lê cùng với một số đông tai to mặt lớn. Tất cả đã từng chứng kiến và nghe thấy những điều cao cả mà Chúa nhân lành đã làm qua cha. Thế là cha lên toà giảng.
“Hôm đó là ngày lễ thánh Gioan Tông Đồ, nhưng tất cả những gì cha nói về ngài là ngài xứng đáng được chọn làm vị hộ vệ của Nữ Vương Thiên Quốc. Bấy giờ, cha ngỏ lời với cử tọa rằng:
“’Qúi vị lãnh đạo và qúi vị tiến sĩ đại học thân mến, qúi vị thường có thói quen nghe những bài giảng uyên thâm mới thích hợp với mức độ thưởng thức của qúi vị. Giờ đây, tôi lại không muốn nói với qúi vị bằng ngôn ngữ thức giả theo tầm mức khôn ngoan của loài người, mà, ngược lại, tôi muốn chứng tỏ cho qúi vị thấy Thần Linh của Thiên Chúa và sự cao cả của Ngài.’
Hết phần trích dẫn theo chân phước Alan trên đây, Carthagena tiếp tục góp ý của mình:
“Bấy giờ thánh Đaminh cắt nghĩa Lời Chào của Thiên Thần cho họ nghe, bằng những so sánh và ví dụ thực tiễn trong đời sống thường nhật.
Theo Carthagena, chân phước Alan có đề cập đến một vài lần khác Chúa và Đức Mẹ hiện ra với thánh Đaminh thúc giục và phấn khích ngài rao giảng kinh Mân Côi hơn nữa, để tẩy trừ tội lỗi và hối cải các tội nhân cũng như các người lạc đạo.
Ở một đoạn khác, Carthagena viết:
“Chân phước Alan nói rằng Đức Mẹ đã tỏ cho ngài là sau khi Người hiện ra với thánh Đaminh, Con Chí Thánh của Người cũng hiện ra với thánh nhân mà phán: ‘Hỡi Đaminh, Ta vui mừng thấy con không cậy dựa vào sự khôn ngoan bản thân hay tìm kiếm những lời khen tặng hão huyền của loài người, mà là nhắm vào phần rỗi của các linh hồn bằng một đức khiêm nhượng cao cả.
“’Thế nhưng, có nhiều vị linh mục lại muốn giảng gắt gao về những tội lỗi ghê gớm nhất ngay khi chúng vừa chớm phát, đã không ý thức được rằng, trước khi người bệnh được cắt thuốc đắng cho uống họ cần phải dọn lòng trí cẩn thận mới có lợi cho họ.
“’Đó là lý do tại sao trước khi làm bất cứ điều gì, các linh mục phải cố gắng gợi lên trong con người ta một lòng yêu cầu nguyện, đặc biệt là lòng yêu Thánh Vịnh Thiên Thần của Ta. một khi ngừời ta bắt đầu và bền lòng đọc lời kinh này, Thiên Chúa sẽ khó lòng mà từ chối ban ơn cho họ theo lòng nhân từ của Ngài. Do đó, Ta muốn con rao giảng về kinh Mân Côi.’“
Ở một chỗ khác, chân phước Alan viết:
“Các linh mục thường đọc một kinh Kính Mừng với giáo hữu trước khi giảng để xin ơn Chúa. Các ngài làm như vậy là vì Đức Mẹ đã dạy thánh Đaminh điều đó. ‘Hỡi con, có một lần Mẹ nói với thánh nhân, đừng ngạc nhiên khi thấy bài giảng của con không mang lại kết quả như con mong muốn. Con đang cầy sới một mảnh đất bị hạn hán. Khi Thiên Chúa định canh tân mặt đất, Ngài bắt đầu bằng việc làm mưa xuống từ trời, và đó là tượng trưng cho Lời của Thiên Thần Chào Mẹ. Thiên Chúa đã tái tạo thế giới là như vậy.’
“’Do đó, khi rao giảng, con hãy thúc giục người ta đọc kinh Mân Côi của Mẹ, và dùng cách này, lời giảng sẽ mang lại lợi ích cho các linh hồn.’
“Thánh Đaminh nghe lời Đức Mẹ liền, và từ bấy giờ, các bài giảng của ngài có một tác động cả thể.”
Câu trích dẫn cuối cùng này được trích ra từ cuốn “Sách Về Phép Lạ của Kinh Mân Côi” (bằng tiếng Ý) và cũng được thấy ở trong các bản văn của Justin (bài giảng 143d).
Tôi rất hân hạnh trích dẫn từ các tác giả danh tiếng này từng câu, từng chữ một bằng tiếng Latinh, vì lợi ích cho qúi linh mục hay cho các bậc học giả, nếu qúi vị còn ngờ vực về quyền lực thần diệu của kinh Mân Côi. Chừng nào qúi linh mục theo gương thánh Đaminh rao giảng lòng sùng kính kinh Mân Côi, bấy lâu lòng đạo hạnh và nhiệt thành còn tiến triển khắp nơi trên thế giới Kitô giáo và trong các dòng tu tôn sùng kinh Mân Côi của các ngài. Tuy nhiên, vì người ta bỏ bê không màng tới tặng vật trời ban cho này mà tất cả mọi giống tội và hư đốn đã lan tràn ngập lụt.
Bông Hồng 4
Chân Phước Alan de la Roche
Tất cả mọi sự, ngay cả điều thiện hảo nhất, cũng đều thay đổi, nhất là khi nó lệ thuộc vào ý muốn tự do của con người. Thế mà, không thể nào không lấy làm lạ khi Hiệp Hội Mân Côi do thánh Đaminh thành lập qua một thế kỷ mà vẫn giữ được lòng sốt sắng ban đầu. Sau đó, hiệp hội giống như một thứ đồ bị vùi chôn trong quên lãng.
Làm cho người ta bỏ bê kinh Mân Côi và từ đó ngăn cản ơn Chúa đổ xuống trên thế giới, chắc chắn là do ý đồ xấu xa và ghen hờn của ma qủi mà ra. Vào năm 1349, Thiên Chúa đã trừng phạt cả Âu Châu bằng một cơn bệnh dịch khủng khiếp nhất chưa từng thấy. Nó phát xuất từ phía đông, rồi tràn qua Ý, Đức, Pháp, Ba-Lan, Hung Gia Lợi, đi đến đâu tàn phá đến đấy, cả trăm người họa may mới có một người sống sót để kể lại sự tích này. Thành lớn, phố nhỏ, làng xóm và viện tu hầu như hoàn toàn bỏ hoang trong ba năm hoành hành của cơn dịch này.
Ngay sau thảm họa này là hai thảm họa khác, đó là lạc thuyết của bè Flagellante và một cuộc ly giáo đáng buồn vào năm 1376.
Sau khi các cơn thử thách này qua đi, tạ ơn Chúa, Đức Mẹ đã truyền dạy chân phước Alan tái lập Hiệp Hội Mân Côi. Chân phước Alan là một linh mục dòng Đaminh ở tu viện Dinan, Đại Anh Quốc. Ngài là một nhà thần học lỗi lạc và nổi tiếng về giảng thuyết. Đức Mẹ chọn ngài là vì, Hiệp Hội Mân Côi được khởi xướng từ địa hạt này, thì cũng rất thích hợp để một tu sĩ dòng Đaminh ở ngay trong địa hạt ấy được vinh dự tái lập Hiệp Hội ấy.
Chân phước Alan bắt đầu công việc cao cả này vào năm 1460 sau khi nhận được cáo trạng của Chúa. Đây là câu chuyện mà thánh nhân đã nhận được sứ điệp khẩn trương của Chúa, như ngài tự thuật. Một lần kia, khi ngài đang dâng lễ, Chúa là Đấng muốn cho ngài rao giảng về kinh Mân Côi, từ Bánh Thánh, đã nói với ngài: “Sao con lại có thể đóng đanh Ta một lần nữa quá sớm như vậy?” Chân phước Alan hốt hoảng hỏi Chúa: “Lạy Chúa, Chúa phán như thế nghĩa là gì?” Chúa Giêsu trả lời: “Con đã đóng đanh Ta một lần rồi, bởi tội lỗi của con, và Ta vẫn sẵn lòng bị đóng đanh lại lần nữa, để Cha Ta khỏi bị xúc phạm bởi những tội mà con thường phạm. Con đang đóng đanh Ta một lần nữa vào lúc này đây, là bởi vì con đã có đủ hiểu biết để giảng về kinh Mân Côi của Mẹ Ta mà con lại hông làm. Nếu con chuyên tâm làm điều này, con đã dạy cho các linh hồn đường ngay nẻo chính và giúp họ tránh cho khỏi sa ngã phạm tội rồi, song con lại không làm, do đó, chính con cũng có lỗi về các tội mà họ vấp phạm.”
Sự kiện kinh hoàng này đã làm cho chân phước Alan dứt khoát rao giảng kinh Mân Côi không ngừng. Một lần kia, Đức Mẹ còn tăng thêm hứng khởi hơn nữa cho ngài trong việc rao giảng kinh Mân Côi: “Con là một đại tội nhân khi còn trẻ tuổi, Mẹ nói, nhưng Mẹ đã xin với Con Mẹ cho con ơn ăn năn cải hối. Nếu có thể, Mẹ sẵn lòng chịu mọi đau khổ để cứu con, bởi vì tội nhân hối cải là vinh quang cho Mẹ. Mẹ cũng đã thực hiện điều này để làm cho con xứng đáng rao giảng kinh Mân Côi rộng rãi hơn nữa. ”Thánh Đaminh cũng hiện ra với chân phước Alan và nói với ngài về kết quả lớn lao của việc mục vụ mà thánh nhân đã làm: thánh nhân không ngừng rao giảng kinh Mân Côi, nên những bài giảng của thánh nhân sinh nhiều hoa trái, làm cho nhiều người trở lại trong khi thánh nhân thực hiện sứ mệnh của thánh nhân. Thánh nhân nói với chân phước Alan: “Đó con thấy các thành quả lạ lùng mà cha đã gặt hái được bằng kinh Mân Côi không! Con và tất cả các kẻ nào yêu mến Đức Mẹ cũng phải làm y như vậy, để nhờ thực hành điều thiện hảo với kinh Mân Côi như thế, con có thể lôi kéo tất cả mọi người đến với khoa học thực sự của các nhân đức.”
Đó là lịch sử về việc thánh Đaminh hình thành kinh Mân Côi vá chân phước Alan de la Roche phục hồi kinh Mân Côi được tóm lược là như thế.
Bông Hồng 5
Hiệp Hội Kinh Mân Côi
Thật ra, chỉ có một Hiệp Hội Kinh Mân Côi duy nhất giành cho thành phần đồng ý đọc đủ 150 kinh Mân Côi mỗi ngày. Tuy nhiên, vì lòng mộ mến của những người đọc kinh Mân Côi, chúng ta có thể phân ra làm 3 loại hội viên:
Hội viên thường trực là người đọc đủ 150 kinh Mân Côi mỗi tuần; hội viên vĩnh viễn là người đọc đủ 150 kinh Mân Côi trong một năm; hội viên thường nhật là người đọc đủ 150 kinh Mân Côi mỗi ngày.
Không hội viên nào trong Hiệp Hội Kinh Mân Côi bị bó buộc phải làm như thế, nếu không làm thì mắc tội. Bởi vì, đây là một việc làm hoàn toàn tự nguyện và được thêm vào mà thôi, nên cho dù tội nhẹ, hội viên cũng không bị vướng mắc. Dĩ nhiên, không cần phải nói đến những người không gia nhập Hiệp Hội Kinh Mân Côi, nếu họ không có chủ ý chu toàn phận sự đọc kinh Mân Côi như một phần tử của Hiệp Hội mà vẫn chu toàn phận sự thuộc đời sống của họ.
Do đó, bất cứ khi nào mà kinh Mân Côi làm ngăn trở phận sự thuộc đời sống của mình, cho dù tốt lành như kinh Mân Côi đi nữa, người ta vẫn phải chú trọng đến phận sự phải thi hành hơn. Tương tự như trường hợp của người bị bệnh không buộc đọc cả 150 kinh Mân Côi hay dù chỉ một phần nào thôi, nếu vì cố gắng đọc mà làm cho họ mệt thêm hay nặng bệnh thêm.
Nếu qúi bạn không thể đọc kinh Mân Côi vì phận sự theo đức vâng lời, hay vì hoàn toàn quên sót, hoặc vì một nhu cầu khẩn cấp nào đó, qúi bạn cũng không có lỗi gì cả, dù chỉ là một lỗi nhẹ thôi. Qúi bạn lại còn nhận được nhiều ơn ích của Hiệp Hội Kinh Mân Côi như thường, vì được chia sẻ ân sủng và công nghiệp của anh chị em trong Hiệp Hội hằng đọc kinh trên khắp thế giới.
Hỡi qúi bạn Công giáo thân yêu của tôi, cho dù qúi bạn có không đọc kinh Mân Côi theo phận sự của mình, vì vô ý vô tứ hay vì lười biếng đi nữa, bao lâu qúi bạn không thực sự coi thường kinh Mân Côi, qúi bạn cũng không có tội; tuy nhiên, trong trường hợp này, thật ra, qúi bạn cũng đã bỏ bê việc tham dự vào những lời cầu nguyện, việc lành và phúc đức của Hiệp Hội. Hơn thế nữa, vì qúi bạn không trung tín trong những điều nhỏ mọn và phụ trội, hầu như không còn biết gì đến việc này, qúi bạn có thể sẽ lâm vào thói quen xao lãng những điều lớn hơn, như những phận sự không làm sẽ có tội chẳng hạn. Vì “ai khinh thường những điều nhỏ sẽ từ từ sa ngã” (Huấn Ca 19:1).
Bông Hồng 6
Thánh Vịnh Mẹ Maria
Ngay từ khi thánh Đaminh thiết lập việc tôn sùng kinh Mân Côi cho đến lúc chân phước Alan de la Roche lập lại việc tôn sùng này vào năm 1460, kinh Mân Côi luôn được gọi là Ca Vịnh Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Tên gọi của kinh Mân Côi như thế là vì kinh Mân Côi có cùng một lời chào của Thiên Thần như số thánh vịnh trong sách Thánh Vịnh Vua Đavít. Đối với thành phần tầm thường và vô học không thể đọc các Thánh Vịnh Đavít thì kinh Mân Côi cũng mang lại ích lợi cho họ như Thánh Vịnh Đavít đối với các người khác vậy.
Tuy nhiên, kinh Mân Côi còn được coi như có giá trị hơn các Thánh Vịnh vì ba lý do sau đây:
Thứ nhất, vì Thánh Vịnh Thiên Thần chất chứa một hoa trái cao qúi hơn, đó là Ngôi Lời nhập thể, trong khi Thánh Vịnh Đavít chỉ nói tiên tri về việc Ngôi Lời sẽ đến mà thôi.
Thứ hai, giống hệt như một vật có thật bao giờ cũng quan trọng hơn hình ảnh ám chỉ về nó, và như thân thể quan trọng hơn chiếc bóng của nó thế nào, Thánh Vịnh Đức Bà cũng cao cả hơn Thánh Vịnh Đavít là Thánh Vịnh ám chỉ Thánh Vịnh Đức Bà.
Thứ ba, vì Thánh Vịnh Đức Bà (hay kinh Mân Côi được hợp bởi kinh Lạy Cha và Kính Mừng) là việc của chính Ba Ngôi Chí Thánh làm chứ không phải việc nhờ dụng cụ loài người.
Thánh Vịnh Đức Bà hay kinh Mân Côi được chia ra làm 3 phần, mỗi phần 50 kinh với những lý do sau đây:
1) Để tôn vinh Ba Ngôi Thiên Chúa;
2) Để tôn kính sự sống, sự chết và vinh hiển của Chúa Giêsu Kitô;
3) Để bắt chước Giáo hội khải hoàn, để cứu giúp những phần thể của Giáo hội chiến đấu, và để giảm bớt đau thương nơi Giáo hội tẩy luyện.
4) Để bắt chước ba nhóm Thánh Vịnh được phân chia:
– Trước hết là cho đời sống được thanh tẩy.
– Thứ hai là cho đời sống được soi sáng.
– Thứ ba là cho đời sống được kết hợp.
5) Và cuối cùng là để ban cho chúng ta muôn vàn ơn sủng trong đời sống trần gian, bình an trong giờ lâm tử và vinh quang trong nơi vĩnh phúc.
Bông Hồng 7
Triều Thiên Hoa Hồng
Ngay từ khi chân phước Alan de la Roche tái lập việc tôn sùng kinh Mân Côi thì ngôn ngữ của loài người cũng như ngôn từ của Thiên Chúa, đã gọi kinh này là “Mân Côi”. Chữ “Mân Côi” có nghĩa là “Triều Thiên Hoa Hồng”. Tức là mỗi lần người ta đọc kinh Mân Côi sốt sắng là họ đội triều thiên cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria, triều thiên 150, trong đó có 3 bông hồng đỏ và 16 bông hồng trắng. Là những bông hoa thiên đường, chúng sẽ không bao giờ tàn phai hương sắc tuyệt vời của chúng.
Đức Mẹ đã tỏ ra hoàn toàn ưng ý với cái tên “Mân Côi” này. Người đã cho một số người biết rằng, mỗi lần họ đọc một kinh Kính Mừng là họ dâng cho Người một bông hồng đẹp, và mỗi khi họ đọc xong một tràng Mân Côi là họ
làm cho Người một vòng vương miện hoa hồng.
Thày Alphôngsô Rodriguez là một tu sĩ nổi tiếng của dòng Tên, thường đọc kinh Mân Côi sốt sắng đến nỗi, thày thấy bông hồng đỏ thoát ra từ miệng thày mỗi khi thày đọc kinh Lạy Cha, và thấy hoa hồng trắng cũng từ miệng thày mà ra mỗi khi thày đọc kinh Kính Mừng. Những bông hồng đỏ và trắng này đều có hương sắc tương đương nhau, chỉ khác nhau về mầu sắc mà thôi.
Những tích truyện về thánh Phanxicô cũng kể rằng, có một thày dòng trẻ tuổi có thói quen lần hạt một vòng hoa hồng, tức một tràng Mân Côi, mỗi ngày trước bữa tối. Một ngày kia, vì một lý do nào đó, thày chưa làm xong việc này. Mặc dù chuông báo hiệu bữa tối đã điểm, thày cũng đến xin phép bề trên cho thày làm xong việc này trước khi dùng bữa; được phép, thày lui về phòng của mình để cầu nguyện.
Thày đi được một lúc lâu, bề trên sai một thày khác đi tìm, và thày được sai này thấy thày ấy trong phòng đầy những ánh sáng, đang đối diện với Đức Mẹ có hai thiên thần hầu cận. Những bông hồng xinh đẹp cứ phát ra từ miệng thày ấy mỗi khi thày ấy đọc kinh Kính Mừng; hai thiên thần cấm lấy từng bông một, đặt lên đầu Đức Mẹ, và Đức Mẹ tươi cười nhận lấy chúng.
Sau cùng, hai thày khác được bề trên sai đi tìm hai thày trước cũng thấy cùng một cảnh đằm thắm dễ thương như vậy, và Đức Mẹ chỉ biến đi cho đến khi thày ấy lần xong trọn một tràng kinh Mân Côi.
Bởi thế, một tràng kinh Mân Côi là triều thiên hoa hồng lớn và một chuỗi kinh Mân Côi là một chùm hoa hay một triều thiên hoa hồng nhỏ mà chúng ta đội lên đầu của Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Bông hồng là nữ vương của loài hoa, kinh Mân Côi là hoa hồng của mọi việc tôn sùng, do đó, cũng là việc tôn sùng quan trọng nhất.
Bông Hồng 8
Những Kỳ Diệu của Kinh Mân Côi
Thật khó cho tôi khi phải diễn đạt bằng lời nói về vấn đề Đức Mẹ nghĩ kinh Mân Côi ra sao và Người thích nó hơn tất cả mọi việc tôn sùng khác biết là chừng nào. Tôi cũng không thể diễn tả hết việc Người thưởng công cho những
ai rao giảng, thiết lập cũng như phổ biến sự sùng kính này, hay về việc Người thẳng tay trừng phạt những ai ra tay chống lại việc sùng kính này.
Suốt cả đời sống, thánh Đaminh đã không làm gì hơn là, bằng cả tấm lòng, chúc tụng Đức Mẹ, rao giảng sự cao cả của Người và thúc đẩy mọi người tôn kính Người bằng việc lần hạt Mân Côi. Đáp lại, thánh nhân đã nhận được từ Đức Mẹ vô vàn ơn lành. Với quyền phép của một Nữ Vương Thiên Đình, Người đã thực hiện nhiều phép lạ và sự lạ qua việc làm của thánh nhân. Thiên Chúa toàn năng luôn luôn ban cho thánh nhân những gì thánh nhân xin qua tay Đức Mẹ. Vinh dự lớn lao nhất là Người đã giúp thánh nhân dẹp tan bè rối Albigensê, và đặt thánh nhân làm đấng sáng lập, làm tổ phụ của một hội dòng lớn.
Đối với chân phước Alan de la Roche, người tái tạo việc tôn sùng kinh Mân Côi, ngài đã nhận được nhiều đặc ân của Đức Mẹ. Đức Mẹ đã hiện ra với ngài mấy lần để dạy ngài đi tìm con đường cứu rỗi, trở nên một vị linh mục tốt lành, một tu sĩ hoàn thiện, và nên giống Chúa Giêsu. Chân phước Alan de la Roche thường hay bị ma qủi cám dỗ và bách hại ghê gớm, làm cho ngài buồn phiền kinh khủng, đến độ gần như tuyệt vọng, nhưng Đức Mẹ luôn luôn an ủi ngài, bằng sự hiện diện ngọt ngào của Người, làm biến đi những đám mây tăm tối bủa vây linh hồn ngài.
Đức Mẹ dạy chân phước cách đọc kinh Mân Côi, dẫn giải về ý nghĩa của nó và hiệu qủa của nó, còn ban chochân phước một đặc ân vinh hiển và trọng đại là vinh dự được gọi Người là Bạn Tình. Với tình yêu trong trắng mà Người giành cho chân phước, Người đã đeo nhẫn vào ngón tay ngài, chiếc kiềng được làm bằng tóc Người quàng vào cổ ngài và trao cho ngài chuỗi kinh Mân Côi.
Cha Triteme, với hai nhà học giả là Carthagena và Martin Navarra, cùng các vị khác đã hết lời khen ngượi chân phước Alan de la Roche. Chân phước chết tại Zunolle nước Phần Lan vào ngày 8/9/1475, sau khi đã chiêu tập được tên 100 ngàn người gia nhập Hiệp Hội Kinh Mân Côi.
Chân phước Tôma Gioan lừng danh nhờ các bài giảng về kinh Mân Côi của ngài, đến nỗi, ghen tức với việc cứu rỗi các linh hồn của ngài, ma qủi đã hành hạ ngài đến ngã bệnh liệt giường, làm thày thuốc cũng phải bó tay. Một đêm kia, lúc mà ngài nghĩ là mình sắp chết đi, ma qủi đã hiện ra với ngài dưới một hình thù thật khiếp đảm ngoài sức tưởng tượng. Gần giường của ngài có một bức hình Đức Mẹ; ngài nhìn vào đấy, và kêu lên với tất cả tâm hồn và nghị lực của mình: “Xin giúp con, xin cứu con, Mẹ êm ái của con ơi!” Ngài vừa dứt lời thì bức ảnh như sống động lạ thường, và Đức Mẹ giơ tay của Người ra, nâng ngài bằng cánh tay của Người mà nói:
“Đừng sợ, Tôma con Mẹ, Mẹ đây nè, Mẹ sẽ cứu con mà: Hãy chỗi dạy đi và tiếp tục rao giảng kinh Mân Côi như con vẫn làm. Mẹ hứa sẽ che chở con khỏi thù địch của con”.
Khi Đức Mẹ nói điều này, ma qủi chuồn mất, và chân phước Tôma chỗi dậy, hoàn toàn bình phục. Ngài chảy nước mắt vui mừng tạ ơn Đức Mẹ. Ngài lại bắt đầu làm tông đồ cho kinh Mân Côi, với những bài giảng mang lại thành quả lạ lùng.
Đức Mẹ chẳng những chúc lành cho những ai rao giảng kinh Mân Côi, Người còn ban thưởng bội hậu cho những ai nhờ gương lần hạt Mân Côi của mình cũng làm cho người khác bắt chước đọc theo.
Anphôngsô, vua nước Leon và Galicia, rất muốn cho tất cả mọi người tôi tớ của vua tôn kính Rất Thánh Trinh Nữ bằng việc lần hạt Mân Côi. Bởi đó, vua có thói quen treo cỗ tràng hạt lớn ở giây thắt lưng của mình và luôn luôn đeo sợi giây thắt lưng này, song, chỉ khổ nỗi, chính vua lại không bao giờ đọc kinh Mân Côi. Tuy nhiên, việc đeo tràng hạt của vua đã khích lệ triều thần của vua đọc kinh Mân Côi rất là sốt sắng.
Một ngày kia, vua lâm bệnh nặng, và đến lúc hấp hối, trong một thị kiến, vua thấy mình đang đứng trước tòa phán xét của Chúa. Nhiều ma qủi cũng ở đó tố cáo vua về các tội vua đã phạm. Đang lúc Chúa là Thẩm Phán Tối Cao sắp sửa luận phạt vua cho vào hỏa ngục, thì Đức Mẹ xuất hiện biện hộ cho vua. Đức Mẹ truyền lấy một cái cân, một bên để các tội của vua, và một bên để cỗ tràng hạt vua luôn luôn đeo bên mình cùng với các kinh Mân Côi đã được đọc lên nhờ gương đeo tràng hạt của vua. Kết quả là cỗ tàng hạt nặng hơn các tội của vua.
Nhìn vua một cách hết sức nhân hậu, Đức Mẹ nói: “Để thưởng công cho một chút tôn vinh mà con đã giành cho Mẹ, bằng cách đeo tràng hạt Mân Côi, Mẹ đã xin Con Mẹ cho con một ơn rất lớn lao. Con sẽ sống thêm mấy năm nữa. Mong rằng con khôn ngoan sống những ngày này bằng việc ăn năn thống hối”.
Hồi tỉnh, vua kêu lên: “Chúa tụng kinh Mân Côi của Rất Thánh Đồng Trinh Maria đã cứu trẫm khỏi đời đời trầm luân!”
Sau khi bình phục, vua đã sống những ngày còn lại bằng việc truyền bá lòng tôn sùng kinh Mân Côi và trung thành đọc kinh Mân Côi mỗi ngày.
Người nào yêu mến Rất Thánh Trinh Nữ cũng phải theo gương của vua Anphôngsô và của các thánh mà tôi đề cập tới, để họ lôi kéo thêm nhiều linh hồn cho Hiệp Hội Kinh Mân Côi. Họ sẽ nhận được nhiều ơn trên đời này và sự sống đời đời sau này. “Ai rao giảng về Ta sẽ sống đời đời” (Huấn Ca 24:31).
Bông Hồng 9
Các Thù Địch
Thật là tội lỗi và bất chính đối với những linh hồn ra tay cản ngăn việc phát triển của Hiệp Hội Kinh Mân Côi. Thiên Chúa Toàn Năng đã từng trừng phạt thẳng tay nhiều người trong số những kẻ mù quáng tỏ ra khinh bỉ Hiệp Hội Kinh Mân Côi và những kẻ tìm cách tiêu diệt Hiệp Hội này.
Mặc dù Thiên Chúa đã đóng ấn của Ngài trong việc chuẩn nhận kinh Mân Côi bằng nhiều phép lạ, và mặc dầu có những thông điệp của các Đức Thánh Cha đã viết lên công nhận kinh Mân Côi, thế mà vẫn còn nhiều người ngày nay chống lại kinh Mân Côi. Những nhà tư tưởng phóng khoáng này và những người khinh thường đạo lý một là lên án kinh Mân Côi, hai là tìm cách lái kinh Mân Côi về một chiều hướng khác.
Sự kiện này cũng dễ hiểu, ở chỗ, họ bị nhiễm nọc độc của hỏa ngục và bị ma qủi xúi xiểm. Bởi vì, kẻ nào lên án kinh Mân Côi, thì cũng lên án tất cả những gì thánh thiện nhất trong Đức Tin Công Giáo, như kinh Lạy Cha, Lời Chào Kính của Thiên Thần, và các mầu nhiệm sống, chết cùng vinh hiển của Chúa Giêsu Kitô với Mẹ Thánh Người.
Những nhà tư tưởng phóng khoáng không thể chịu được cảnh người khác đọc kinh Mân Côi, thường lâm vào một tình trạng rối đạo trong tâm trí mà không biết, và một số thì thù ghét kinh Mân Côi với các mầu nhiệm của nó.
Tỏ ra thù ghét đối với các Hiệp Hội Kinh Mân Côi là tách lìa khỏi Thiên Chúa và lòng đạo đức, vì chính Chúa đã nói với chúng ta rằng, Ngài luôn ở giữa những người tụ họp nhau nhân danh Ngài. Không một người Công Giáo tốt
lành nào được quên đi rằng Giáo Hội đã ban rất nhiều ơn xá cho các Hiệp Hội Kinh Mân Côi. Sau hết, kẻ nào cản trở người khác cho khỏi việc gia nhập Hiệp Hội Kinh Mân Côi là kẻ thù của các linh hồn, vì kinh Mân Côi là phương tiện chắc chắn chữa trị người ta khỏi tội lỗi mà gắn bó với đời sống Kitô hữu.
Thánh Bônaventura đã nói (trong kinh nguyện của ngài) là ai coi thường Đức Mẹ sẽ chết trong tội của mình và sẽ bị luận phạt: “Ai coi thường Đức Mẹ sẽ chết trong tội lỗi của mình.” Nếu coi thường Đức Mẹ bị phạt như vậy, thì hình phạt dành cho những kẻ lôi kéo người khác bỏ bê việc tôn sùng của họ sẽ như thế nào
Bông Hồng 10
Những Phép Lạ
Trong khi thánh Đaminh đang rao giảng kinh Mân Côi ở Carcassone, có một người rối đạo chế diễu các phép lạ và 15 mầu nhiệm Mân Côi, làm cho những kẻ lạc đạo khác không trở về cùng Chúa được. Hình phạt mà thân xác của người đó bị là Thiên Chúa đã để cho 15 ngàn qủi nhập vào.
Cha mẹ của hắn đem hắn đến cho thánh Đaminh để xin ngài trừ qủi cho. Thánh nhân bắt đầu cầu nguyện và xin mọi người ở đó cùng đọc kinh Mân Côi lớn tiếng với ngài. Thế rồi, cứ một kinh Kính Mừng đọc lên thì Đức Mẹ trừ cho hắn 100 tên qủi, chúng xuất ra khỏi thân xác người đó, hình thù như những cục than nung đỏ.
Sau khi được giải cứu, người đó thề từ bỏ lỗi lầm trước kia, trở lại và gia nhập Hiệp Hội Kinh Mân Côi. Một số bạn hữu của người đó cũng bắt chước theo, vì xúc động trước hình phạt người đó phải chịu và quyền phép của kinh Mân Côi.
Carthagena, một học giả dòng Phanxicô, cũng như một số tác giả khác, có thuật lại một biến cố phi thường xẩy ra vào năm 1482. Đó là, đấng đáng kính James Sprenger và các tu sĩ khác trong dòng của ngài bấy giờ đang hăng say thiết lập việc tôn sùng kinh Mân Côi và gầy dựng Hiệp Hội Kinh Mân Côi ở thành Cologne.
Chẳng may gặp hai linh mục có biệt tài giảng tỏ ra ghen tị với các ngài về ảnh hưởng mà các ngài đã chiếm được qua việc rao giảng kinh Mân Côi. Thế là, hễ có dịp, hai vị linh mục bao giờ cũng nói chống báng việc tôn sùng này. Nhờ tài giảng và thế giá của mình, hai vị đã chinh phục được nhiều người bỏ ý định gia nhập Hiệp Hội Kinh Mân Côi.
Một trong hai vị, thề quyết đạt cho bằng được ý định đen tối của mình, đã viết một bài giảng đặc biệt chống lại kinh Mân Côi, tính tung ra vào Chúa Nhật sau đó. Thế nhưng, đến giờ giảng, không ai thấy vị linh mục ấy đâu cả. Chờ đợi một hồi, có người đi tìm vị linh mục ấy thì thấy vị linh mục này đã chết, chết tiu nghỉu một mình, không được ai giúp đỡ, cũng không được gặp linh mục gì cả.
Vị linh mục còn lại, sau khi trấn an mình là cái chết của vị linh mục kia xẩy ra bởi nguyên do tự nhiên mà ra, đã quyết định tiếp tục chương trình của vị linh mục đồng bạn với mình, và sẽ giảng một bài giảng tương tự vào một ngày khác. Vị linh mục này nghĩ là làm như thế mới có thể dứt điểm Hiệp Hội Kinh Mân Côi được. Tuy nhiên, khi đến ngày giảng và đến lúc phải giảng, Chúa đã phạt vị linh mục này bị tê liệt cả tứ chi lẫn khả năng phát biểu bằng miệng lưỡi.
Sau cùng, vị linh mục ấy đã thú nhận tội lỗi của mình cũng như của vị linh mục đồng bạn, rồi, với tất cả tấm lòng, ngài liền âm thầm kêu cầu Đức Mẹ cứu giúp mình. Ngài hứa với Đức Mẹ là nếu Mẹ chữa ngài khỏi, ngài sẽ rao giảng kinh Mân Côi nhiệt thành, như xưa ngài đã hung hăng chống lại kinh Mân Côi vậy. Với ý nguyện đó, ngài van nài Đức Mẹ cho ngài hồi phục sức khoẻ và miệng lưỡi, quả nhiên Đức Mẹ đã làm. Trong chốc lát, vị linh mục thấy mình hoàn toàn hồi phục. Như một Saolê khác, ngài đã chỗi dậy, từ một kẻ bắt bớ trở thành người bảo vệ kinh Mân Côi. Ngài công khai thú nhận lỗi lầm trước kia của mình, và sau đó, với tất cả lòng nhiệt thành và tài lợi khẩu của mình, ngài đã không ngừng rao giảng về những kỳ diệu của kinh Mân Côi.
Tôi dám chắc là những nhà tư tưởng phóng khoáng và những nhà phê bình chuyên môn ngày nay sẽ đặt vấn nạn về sự thật của những câu truyện trong tập sách nhỏ này, cũng giống hệt như việc họ hằng đặt vấn đề với hết mọi sự khác. Tất cả những gì tôi đã đề cập đều được trích dẫn từ các nhà trước tác nổi tiếng đương thời, và một phần từ cuốn sách mới được viết cách đây ít lâu, đó là cuốn “Hồng Thảo Diệu Huyền” của cha Antonin Thomas, OP.
Ai cũng biết rằng có 3 thứ tin tưởng vào các loại truyện khác nhau:
Những câu truyện trong Thánh Kinh chúng ta phải tin bằng Đức Tin Thần Linh;
Những câu truyện liên quan đến những vấn đề ngoài tôn giáo mà không phản lại với ý nghĩ chung của mọi người, được viết bởi những tác giả đáng tin, chúng ta có thể tin bằng đức tin nhân loại;
Những câu truyện về những điều thánh thiện, được kể bởi các tác giả tốt lành và không lệch lạc tí nào với lý trí, với đức tin và luân lý, (cho dù đôi khi chúng có thể xẩy ra vượt trên mhững hiện tượng tự nhiên), chúng ta có thể tin bằng đức tin đạo đức.
Đồng ý rằng chúng ta không được cả tin hay cả phán, và phải nhớ rằng “nhân đức ở chỗ trung dung”, cần phải nhắm trung điểm của mọi sự để tìm ra vị trí của sự thật và nhân đức. Tuy nhiên, về phương diện khác, đồng thời tôi cũng biết rõ đức ái dễ đưa chúng ta đến sự tin tưởng vào tất cả mọi sự không có gì ngược lại với đức tin và luân lý: “Đức ái…tin mọi sự” (1Côrintô 13:7). Từ đó suy ra, kiêu ngạo xúi chúng ta hồ nghi ngay cả những truyện đáng tin nhất, lấy lý rằng những truyện đó không có trong Thánh Kinh.
Đây là một trong những cạm bẫy của ma qủi. Những người lạc đạo trong quá khứ từ chối Thánh Truyền đã rơi vào cạm bẫy này, và những người cả phán hiện thời cũng bị bẫy như vậy mà không biết.
Những loại người này từ chối tin điều mà họ không hiểu hay điều mà họ không thích, là do tinh thần ngạo mạn và bất phục tùng của họ.
Chục Thứ Hai:
CÁC KINH NGUYỆN
Bông Hồng 11
Kinh Tin Kính
Kinh Tin Kính, hay Tiêu Biểu của các Thánh Tông Đồ, được đọc khi bắt đầu lần đến cây thánh giá ở ngay đầu tràng chuỗi, là một bản tóm lược trọn hảo tất cả chân lý Kitô giáo.
Đây là một kinh nguyện có một tác dụng lớn lao, vì đức tin là cội rễ, là nền tảng và là khởi sự của tất cả mọi nhân đức Kitô giáo, của tất cả mọi nhân đức đời đời và của tất cả mọi lời cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa Toàn Năng. “Ai đến với Thiên Chúa phải tin tưởng…” (Do Thái 11:6). Bất cứ ai muốn đến với Thiên Chúa, trước hết, phải tin tưởng, và, càng tin, kinh nguyện của họ càng đáng công, càng có thần lực và càng tôn vinh Thiên Chúa.
Ở đây, tôi sẽ không cắt nghĩa kinh Tin Kính từng li từng tí. Nhưng tôi không thể không đặc biệt đề cập đến những chữ đầu tiên “Tôi tin kính Đức Chúa Trời” là những chữ vốn có một công hiệu lạ lùng trong việc thánh hóa linh hồn chúng ta và khu trừ ma qủi, vì những chữ này bao gồm tác động của 3 thần đức là tin, cậy, mến.
Chính nhờ đọc “Tôi tin kính Đức Chúa Trời” mà các thánh đã chiến thắng các cơn cám dỗ, đặc biệt là các cơn cám dỗ nghịch lại đức tin, đức cậy và đức mến, tấn công các ngài trong đời sống hay trong giờ lâm tử. Đây cũng là những lời cuối cùng của thánh Phêrô tử đạo. Một người lạc đạo đã chặt đầu thánh nhân ra làm hai, bằng nhát gươm hung ác, và thánh Phêrô, mặc dù đang hấp hối chết, bằng một cách nào đó, đã dùng ngón tay của mình để viết xong những lời này trước khi tắt thở.
Kinh Mân Côi gồm chứa nhiều mầu nhiệm về Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và vì đức tin là chìa khóa duy nhất để khai mở những mầu nhiệm này cho chúng ta, nên chúng ta phải bắt đầu đọc kinh Mân Côi bằng kinh Tin Kính hết
sức sốt sắng, càng mạnh tin bao nhiêu, kinh Mân Côi chúng ta đọc càng đáng thưởng bấy nhiêu.
Đức tin này phải sống động và phải được soi động bởi đức ái. Nói cách khác, để lần hạt Mân Côi cách xứng đáng, cần phải có ơn nghĩa Chúa, hay ít là phải tìm kiếm ơn nghĩa Chúa.
Đức tin này phải vững mạnh và kiên trì, tức là, người ta không được tôn sùng theo cảm quan hay tìm an ủi thiêng liêng trong việc lần hạt Mân Côi; hoặc không được bỏ lần hạt vì đầu óc tràn đầy những chia trí vô ý vô tứ, những
cảm nghiệm chán chường trong tâm hồn và những mệt mỏi kiệt quệ hầu như liên lỉ nơi thân xác.
Cảm xúc, an ủi, chán chường, chia trí hay chú ý liên lỉ của trí tưởng tượng đều không cần thiết; chỉ cần đức tin và ý hướng ngay lành là đủ. “Một mình đức tin là đủ” (the Pange Lingua).
Bông Hồng 12
Kinh Lạy Cha
Kinh Lạy Cha hay kinh Chúa Dạy có một giá trị cao cả, vượt trên mọi sự, là vì Tác Giả của kinh này không phải là một con người hay thiên thần, mà là Vua của triều thần thiên quốc và nhân quần, là Thiên Chúa và là Cứu Chúa Giêsu Kitô của chúng ta. Thánh Cyprianô nói rằng, chỉ có Cứu Chúa, Đấng mà chúng ta được sinh vào đời sống ân sủng, mới đáng là Vị Thày Siêu Phàm của chúng ta và mới đáng dạy chúng ta cầu nguyện.
Kết cấu tuyệt vời, tác động êm ái và sự trong sáng của kinh nguyện thần linh này nói lên sự khôn ngoan của Vị Sư Phụ Thần Linh của chúng ta. Đó là một kinh ngắn gọn nhưng có thể dạy chúng ta rất nhiều. Kinh này hay ho trong tầm mức hiểu biết của người vô học, và cũng là nguồn suy niệm khôn cùng về các mầu nhiệm đức tin cho giới học thức.
Kinh Lạy Cha chứa đựng tất cả những phận sự của chúng ta đối với Thiên Chúa, những tác động của mọi nhân đức và những lời khấn nguyện cho cả nhu cầu về tinh thần cũng như vật chất của chúng ta. Ông Tertullianô nói rằng, kinh Lạy Cha là một bản tóm tắt Tân Ước. Thánh Tôma Kempi nói rằng, kinh này vượt trên mọi ước muốn của các thánh; là đúc kết tất cả mọi lời hay ý đẹp của các Thánh Vịnh và thánh ca; chúng ta xin Chúa mọi sự chúng ta cần nơi kinh này; chúng ta chúc tụng ngài xứng đáng nhất bằng kinh này; chúng ta nâng linh hồn chúng ta từ đất lên đến trời để kết hợp với Thiên Chúa nhờ kinh này.
Thánh Gioan Chrisôtômô nói rằng, chúng ta không thể là môn đệ của Thày mình nếu chúng ta không cầu nguyện như Người đã làm và theo đường lối Người đã dạy chúng ta. Hơn nữa, Thiên Chúa là Cha vốn thích lắng nghe kinh nguyện mà chúng ta được Con Ngài dạy cho, hơn là những kinh của riêng chúng ta với tất cả giới hạn phàm trần bất hảo.
Chúng ta phải đọc kinh Lạy Cha với một lòng tin tưởng Chúa Cha hằng hữu sẽ nhậm lời kinh nguyện này là kinh nguyện của Con Ngài, Đấng mà Ngài luôn lắng nghe, trong khi đó, chúng ta lại là chi thể của Con Ngài. Thiên Chúa chắc chắn sẽ đáp lại lời khẩn nguyện nơi kinh Lạy Cha, vì là Cha tốt lành như Ngài làm sao lại có thể từ chối một lời cầu bằng ngôn ngữ của một người Con rất đẹp lòng Ngài, một lời cầu được bảo đảm bằng công nghiệp của Người, và một lời cầu được dâng lên từ sự van nài tha thiết của Người.Thánh Augustinô nói rằng, bất cứ khi nào chúng ta đọc kinh Lạy Cha một cách sốt sắng, các tội nhẹ của chúng ta sẽ được tha thứ. Người công chính một ngày sa ngã bảy lần, nhưng, nhờ kinh Lạy Cha với bảy lời nguyện, họ sẽ vừa tránh khỏi sa ngã, vừa được gìn giữ khỏi các kẻ thù thiêng liêng. Vì biết chúng ta yếu đuối và bất lực là chừng nào, lại còn gặp bao khó khăn thử thách, Chúa đã đặt ra kinh của Người vừa ngắn gọn lại vừa dễ đọc, để nhờ đọc một cách sốt sắng và thường xuyên, chúng ta chắc chắn sẽ được Thiên Chúa Toàn Năng cứu giúp cấp thời.
Hỡi các linh hồn đạo hạnh, những người ít để ý đến kinh mà Con Thiên Chúa đã ban cho chúng ta vá bảo chúng ta luôn luôn đọc kinh ấy, tôi xin qúi bạn là đã đến lúc qúi bạn nên nghĩ lại đi. Qúi bạn chỉ thích những lời nguyện do loài người đặt ra. Cho dù là ai đi nữa, được thần hứng nhất trên đời này đi nữa, cũng không thể nào biết cách phải cầu nguyện hơn chính Chúa Giêsu Kitô! Qúi bạn tìm kiếm những kinh nguyện trong các sách do bàn tay phàm nhân viết ra, làm như qúi bạn cảm thấy xấu hổ khi đọc kinh Chúa Dạy chúng ta cầu nguyện vậy.
Qúi bạn cho rằng những kinh nguyện trong các sách đó là những kinh nguyện dành cho giới học giả và giầu có,
thuộc thành phần thượng lưu, còn kinh Mân Côi là kinh chỉ để dành cho đàn bà, con nít và thành phần hạ cấp. Những kinh nguyện qúi bạn thường dùng được coi như hay hơn và đẹp lòng Thiên Chúa hơn những gì chứa đựng nơi kinh Lạy Cha! Thật là một chước cám dỗ rất nguy hại trong việc làm mất đi hứng thú cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha, và thay vào đó bằng những kinh nguyện tầm thường khác.
Nói như thế không phải là tôi phủ nhận các kinh nguyện của các thánh đặt ra để khuyến khích tín hữu chúc tụng Thiên Chúa, nhưng điều không thể chấp nhận ở đây là người ta đề cao những kinh nguyện của các thánh hơn kinh nguyện của chính Lời Nhập Thể dạy cho. Nếu họ coi thường kinh nguyện Chúa dạy này, thì chẳng khác gì họ bỏ một suối nước để đến với một rãnh nước, không uống nước trong mà uống nước đục vậy. Kinh Mân Côi bao gồm kinh Lạy Cha và Lời Chào Thiên Thần là một giòng nước trong, hằng tuôn chảy từ mạch ân sủng, trong khi những
kinh nguyện khác nơi các sách vở, chẳng là gì khác ngoài những tia nước nhỏ xíu cũng phát xuất từ cùng một nguồn mạch này.
Ai đọc kinh Lạy Cha cẩn thận, để ý từng chữ, suy niệm từng lời, đúng là người có phúc, vì họ tìm thấy mọi sự mà họ cần hay mong ước.
Khi chúng ta đọc kinh nguyện tuyệt diệu này, chúng ta chạm đến ngay Trái Tim của Thiên Chúa lúc chúng ta gọi Ngài là Cha, Lạy Cha chúng con, một tên gọi ngọt ngào. Ngài là Cha dấu yêu nhất trong tất cả mọi người cha: toàn năng trong việc tạo dựng, diệu kỳ trong việc bảo tồn thế gian, khả ái trong sự quan phòng thần linh, và luôn
vô cùng thiện hảo trong ơn cứu độ của Ngài. Thiên Chúa là Cha chúng ta, do đó, chúng ta tất cả là anh em với nhau, và Thiên đàng là quê hương của chúng ta, là sản nghiệp cho chúng ta thừa hưởng. Điều này đã đủ dạy cho chúng ta yêu Thiên Chúa, yêu tha nhân, và đừng gắn bó với những sự ở trên đời này.
Vậy chúng ta phải yêu Cha chúng ta ở trên trời và phải lập đi lập lại:
Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha là Đấng tràn đầy trời đấtBằng hữu thể vô cùng của Cha.Cha hiện diện khắp mọi nơi -Cha ở trong các thánh nhânVới vinh quang của Cha,Cha ở trong kẻ bị án trầm luâ<179>n, Với chính trực của Cha, Cha ở trong các kẻ lànhVới ân sủng của Cha -Cha cũng ở ngay trong tội nhân Với sự nhẫn nại Mà Cha khoan dung cho họ -Xin cho chúng con biết kêu cầu Cha Cho chúng con hằng nhớ rằng Chúng con từ Cha mà đến;
Xin cho chúng con biết sống Như con cái đích thực của Cha -Xin cho chúng con biết hướng đời của chúng con. Về ChaĐừng bao giờ trở mặt -Xin cho chúng con biết sử dụng Mọi khả năng của chúng con, Tâm trí, hồn thiêng và sức lực của chúng con Qui hướng về ChaChỉ một mình Cha mà thôi.
DANH CHA CẢ SÁNG
Vua Đavít là một tiên tri đã nói Tên của Chúa là thánh và uy linh, và tiên tri Isaia thì viết, các tầng trời luôn vang vọng những lời chúc tụng của các thiên thần Seraphim không ngừng tôn vinh sự thánh thiện của Chúa là Thiên Chúa các đạo binh.
Ở đây, chúng ta xin cho tất cả thế gian nhận biết và tôn thờ chững ưu phẩm của Thiên Chúa là Đấng rất ư cao cả và thánh hảo. Chúng ta xin cho Ngài được nhận biết, yêu mến và tôn thờ nơi dân ngoại, nơi dân Thổ Nhĩ Kỳ, nơi dân Do Thái, nơi dân man rợ và nơi tất cả những kẻ bất trung – để tất cả mọi người biết phụng sự và tôn vinh Ngài bằng một đức tin sống động, một đức cậy vững vàng, một đức mến bừng cháy, và bằng việc từ bỏ tất cả những tin tưởng sai lầm. Tóm lại, chúng ta nguyện cầu cho tất cả mọi người nên thánh vì Thiên Chúa của chúng ta là Đấng Toàn Thiện.
NƯỚC CHA TRỊ ĐẾN
Xin Cha cai trị linh hồn chúng con. Bằng ân sủng của Cha Để sau khi chết Chúng con được xứng đáng Cai trị với Cha Trong vương quốc của ChaTrong vĩnh phúc tuyệt vời. Ôi lạy Chúa, chúng con vững tin Vĩnh phúc này sẽ đến;
Chúng con hy vọng và trông đợi vĩnh phúc ấy, Vì Chúa là Cha Đã hứa ban cho Theo lòng nhân lành cao cả của Cha; Vĩnh phúc đã được trao đổi cho chúng con Bằng công nghiệp của Thiên Chúa Ngôi Con Và Chúa Thánh Linh Đấng là Ánh Sáng Đã tỏ vĩnh phúc ấy cho chúng con.
Ý CHA THỂ HIỆN DƯỚI ĐẤT CŨNG NHƯ TRÊN TRỜI
Như ông Tertullianô nói, câu này không có nghĩa là chúng ta sợ rằng người ta làm sai lệch đi những định liệu của Thiên Chúa, vì không có một sự gì xẩy ra ngoài sự quan phòng thần linh, sự quan phòng đã biết trước điều xẩy ra và làm cho điều ấy xẩy ra đúng như dự định trước của mình. Không có một trở ngại nào trên đời này có thể cản trở được ý muốn của Thiên Chúa khi đến thời điểm phải xẩy ra.
Khi chúng ta đọc “ý Cha thể hiện” là chúng ta xin Thiên Chúa cho chúng ta hạ mình xuống chấp nhận tất cả hững
gì Ngài thấy đáng gửi đến cho chúng ta ở đời này. Chúng ta cũng xin Ngài giúp cho chúng ta thực hiện, trong mọi sự và mọi lúc, Thánh Ý Ngài được tỏ ra cho chúng ta qua các giới răn, một cách mau mắn, thiết tha và bền vững, như các thần thánh ở trên trời.
XIN CHO CHÚNG CON LƯƠNG THỰC HẰNG NGÀY
Chúa dạy chúng ta xin Thiên Chúa tất cả mọi sự chúng ta cần, cả về tinh thần lẫn vật chất. Khi xin “lương thực hằng ngày” cho mình, chúng ta khiêm tốn chấp nhận sự nghèo khổ lẫn thiếu thốn của mình trước nhan Thiên Chúa, nhận biết rằng tất cả mọi vật dụng ở đời tạm này đều từ sự quan phòng thần linh của Ngài mà có.
Khi chúng ta đọc “lương thực” là chúng ta xin điều cần đủ để sống thôi, chứ không bao gồm cả những điều sang trọng.
Chúng ta xin lương thực cho “hôm nay” là chúng ta chỉ để ý đến hiện tại thôi, còn ngày mai thì phó trong sự quan phòng của Chúa.
Và khi chúng ta xin “lương thực hằng ngày” là chúng ta chân nhận rằng chúng ta cần Thiên Chúa nâng đỡ hằng ngày, chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào việc Ngài giúp đỡ và phù trì chúng ta.
THA NỢ CHÚNG CON NHƯ CHÚNG CON CŨNG THA NHỮNG KẺ NỢ CHÚNG CON
Thánh Augustinô và ông Tertullianô nói, mỗi tội là một món nợ chúng ta mắc với Thiên Chúa Toàn Năng, và sự Công Chính của Ngài buộc chúng ta phải đền trả cho đến tận cùng. Bất hạnh thay, tất cả chúng ta đều mắc với Chúa những món nợ tệ hại này.
Bất kể chúng là bao nhiêu đi nữa, chúng ta cũng phải đến với Thiên Chúa, bằng tất cả cậy trông và với niềm buồn đau thật sự về tội lỗi của chúng ta đã phạm, thưa với Ngài rằng:
“Lạy Cha ở trên trời của chúng con ơi, xin Cha tha cho chúng con, những tội trong tư tưởng và lời nói, tha cho chúng con những tội cố tình và vô ý đã làm cho chúng con đời đời nhơ nhớp trước ánh nhìn thần linh công chính của Cha.
Chúng con dám xin điều này vì Cha là Cha xót thương và yêu thương của chúng con, và vì chúng con tha cho hững
kẻ phạm đến chúng con, do chúng con vâng lời Cha dạy theo đức bác ái.
Xin đừng để chúng con, cho dù có bất trung với ân sủng của Cha, đầu hàng sự cám dỗ của thế gian, ma qủi và xác thịt.”
NHƯNG CỨU CHÚNG CON CHO KHỎI SỰ DỮ
Sự dữ là tội lỗi, cũng là hình phạt đời này và đời sau, mà chúng ta biết rằng chúng ta xứng đáng phải chịu.
AMEN
(Chớ Gì Được Như vậy)
Chữ này ở chỗ kết thúc kinh Lạy Cha thật là một điều an ủi. Thánh Giêrônimô nói rằng, đây là một loại ấn tín ưng thuận mà Thiên Chúa Toàn Năng đặt ở cuối những điều khẩn nguyện của chúng ta, để bảo đảm với chúng ta rằng
Ngài sẽ ban cho chúng ta điều chúng ta xin – Chẳng khác gì như chính Ngài đang trả lời cho chúng ta rằng:
“Amen!
Các con xin thì được, vì thật sự các con đã được điều các con xin.”
Chữ “Amen” có nghĩa là như vậy.
Bông Hồng 13
Kinh Lạy Cha (tiếp)
Mỗi lời của kinh Lạy Cha là một lời chúng ta tuyên tụng Thiên Chúa Thiện Hảo. Chúng ta tôn vinh sự viên mãn của Ngài nơi danh xưng Cha:
Cha, Đấng màTừ đời đời đến đời đời Đã nhiệm sinh Ngôi Con Cũng là Thiên Chúa như Cha -Hằng có, đồng bản thể với Cha Cùng một bản tính Như Cha; Cùng quyền năng Cùng thiện hảo Cùng khôn ngoan Như Cha …Cha và Con. Bởi yêu mến nhau Nhiệm xuất Thánh Linh Cũng là Thiên Chúa như Cha và Con; Ba Ngôi Nhưng một Thiên Chúa duy nhất.
Cha chúng con – tức Ngài là Cha của nhân loại vì Ngài đã dựng nên chúng ta và tiếp tục bảo toàn chúng ta, cũng như vì Ngài đã cứu chuộc chúng ta. Ngài cũng là Cha xót thương của các tội nhân, là bạn hữu của người công hính và là Cha vinh hiển các thánh trên trời.
Khi chúng ta đọc “Đấng ở”, là chúng ta tuyên tụng sự vô cùng, vĩ đại và viên mãn của bản tính Thiên Chúa. Chúa đúng là “Đấng Có” (Xuất Ai Cập 3:14); tức là, Ngài tự hiện hữu, cách toàn vẹn và đời đời, vì Ngài là hữu thể của mọi hữu thể và là nguyên lý của mọi hữu thể. Nơi Ngài, ở một mức độ siêu việt, là sự toàn thiện của mọi hữu thể, và Ngài ở trong tất cả mọi hữu thể bằng bản tính của Ngài, bằng sự hiện diện của Ngài và bằng quyền năng của Ngài, mà không bị ràng buộc bởi những giới hạn của chúng. Chúng ta tôn vinh sự vĩ đại, vinh hiển và uy nghi của Ngài bằng những lời “Ở trên trời”, như thể chúng ta nói “Đấng ngự trên thiên tòa, thống trị mọi người bằng sự công chính của Ngài.”
Khi chúng ta đọc “Danh Cha cả sáng”, chúng ta tôn thờ sự thánh thiện của Thiên Chúa. Chúng ta cúi mình trước vương quốc của Ngài và sự công chính nơi lề luật của Ngài, khi đọc lời “Nước Cha trị đến”, ước nguyện cho loài người tuân phục Ngài trên thế gian cũng như các thiên thần ở trên trời vậy.
Chúng ta tỏ ra tin tưởng vào sự quan phòng của Ngài khi xin cho chúng ta “lương thực hằng ngày”, và chúng ta khấn xin tình thương của Ngài khi chúng ta xin Ngài tha thứ tội lỗi cho chúng ta.
Chúng ta nhắm đến quyền năng vĩ đại của Ngài khi chúng ta xin Ngài “chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, và chúng ta tỏ đức tin vào sự thiện hảo của Ngài bằng sự hy vọng Ngài sẽ “cứu chúng con cho khỏi sự dữ.”
Con Thiên Chúa luôn tôn vinh Cha Ngài bằng việc làm của Người và Người đến thế gian để dạy cho con người tôn vinh Cha. Người tỏ cho con người biết cách chúc tụng Cha bằng kinh nguyện mà Người dạy chúng ta bởi miệng lưỡi của Người. Vì thế, phận sự của chúng ta phải năng đọc kinh này – chúng ta phải đọc kinh này một cách kính cẩn và chuyên cần, và trong chính tinh thần mà Chúa đã dạy kinh đó cho chúng ta.
Bông Hồng 14
Kinh Lạy Cha
(tiếp)
Chúng ta thực hiện nhiều tác động nhân đức cao trọng của Kitô giáo, khi chúng ta công bố những lời kinh thần linh này một cách chuyên chú bằng miệng lưỡi của mình.
Khi đọc “Lạy Cha chúng con ở trên trời”, chúng ta thực hiện các tác động của đức tin, đức thờ phượng và đức khiêm nhượng.
Khi chúng ta xin cho “Danh Cha cả sáng”, chúng ta bày tỏ lòng nhiệt thành bừng cháy cho vinh quang của Ngài.
Khi chúng ta xin cho Nước Ngài rộng lan, chúng ta thực hiện tác động của đức cậy; với ước mong cho “Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”, chúng ta tỏ ra tinh thần vâng phục trọn hảo.
Khi xin cho mình “lương thực hằng ngày”, chúng ta thực hiện sự nghèo khó trong tinh thần và thoát ly khỏi các sự vật trần thế.
Khi chúng ta xin Ngài “tha nợ chúng con”, là chúng ta thực hiện tác động ăn năn đau đớn tội lỗi.
Khi “tha cho kẻ có nợ chúng con”, chúng ta chứng tỏ nhân đức xót thương ở một mức độ cao cả nhất.
Khi xin Thiên Chuía trợ giuíp ta trong “mọi chơíc caím dỗ”, chuíng ta thc hiện nhng taíc động khiêm nhợng, khôn ngoan vaì mạnh me.
Khi chúng ta trông đợi ngài “cứu chúng con cho khỏi sự dữ” là chúng ta thực hiện đức nhẫn nại.
Sau hết, khi chúng ta xin tất cả những điều này – không phải chỉ cho một mình chúng ta mà thôi, nhưng còn cho cả tha nhân và mọi chi thể của Giáo Hội – là chúng ta đang thi hành bổn phận làm con cái thực sự của Thiên Chúa, là chúng ta đang bắt chước tình yêu của Ngài bao gồm tất cả mọi người, và chúng ta đang tuân giữ giới răn yêu thương nhau vậy.
Nếu chúng ta thật lòng muốn như điều chúng ta đọc nơi môi miệng, và nếu ý hướng của chúng ta không chênh lệch với những điều diễn đạt nơi kinh Lạy Cha, thì, nhờ đọc kinh này, chúng ta sẽ ghét mọi tội lỗi và sẽ giữ tất cả mọi lề luật của Chúa. Bởi vì, bất cứ khi nào chúng ta nghĩ đến Thiên Chúa đang ở trên trời – cách biệt chúng ta bởi sự cao cả vô cùng của Ngài – là chúng ta đặt mình trước nhan Ngài, chúng ta sẽ được bao phủ trong sự uy linh tràn dầy. Bấy giờ sự kính sợ Chúa sẽ làm tiêu tán mọi kiêu căng, và chúng ta sẽ sấp mình trước Thiên Chúa trong sự hư vô tuyệt đối của chúng ta.
Khi chúng ta đọc danh xưng “Cha”, và nhớ rằng chúng ta hiện hữu là do Chúa qua cha mẹ của chúng ta, kể cả những sự hiểu biết qua các thày dạy của chúng ta; các vị ấy là những người thay Thiên Chúa và là hình ảnh sống động của Thiên Chúa, mà chúng ta không thể nào không tôn kính và trọng kính, hay, nói cho đúng hơn, tôn kính Thiên Chúa nơi các vị ấy. Bởi đó, ngay cả trong tư tưởng của chúng ta cũng không được bất kính hay làm phiền khổ các vị ấy.
Chuíng ta không thể naìo lộng ngôn khi chuíng ta nguyện cho “Danh Cha cả sáng”. Nếu chúng ta thực sự coi Nước Thiên Chuía nh gia nghiệp cua mình, chúng ta không thể nào lại dính bén vơí những sự vật trần gian.
Nếu chúng ta chân thành xin Thiên Chúa cho anh em mình có cùng một ơn phúc như chúng ta cần, tự nhiên chúng ta sẽ bỏ qua hết những thù ghét, cãi lẫy và hờn giận. Dĩ nhiên, nếu chúng ta xin Thiên Chúa mỗi ngày cho chúng ta “lương thực hằng ngày”, chúng ta sẽ gớm ghét sự tham lam và nhục dục đầy dẫy vây bọc cuộc sống của chúng ta.
Khi thành khẩn xin Thiên Chúa “tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”, chúng ta không để cho sự giận dữ và những tư tưởng thù hận xẩy ra – Chúng ta lấy ơn báo oán và thực sự yêu các kẻ thù của mình.
Khi xin Thiên Chúa cứu chúng con cho khỏi tội lỗi lúc bị cám dỗ, là chúng ta tỏ ra đang chiến đấu với sự lười biếng và đang hết sức tìm cách tiêu trừ những thói hư để tiến đến với ơn cứu độ của mình.
Khi cầu xin Thiên Chúa “cứu chúng con cho khỏi sự dữ”, là chúng ta tỏ ra kính sợ sự công chính của Ngài, và nhờ đó, chúng ta sẽ được hạnh phúc thật. Bởi vì, kính sợ Thiên Chúa là đầu mối sự khôn ngoan, và nhờ nhân đức kính sợ Thiên Chúa mà con người xa lánh tội lỗi.
Bông Hồng 15
Kinh Kính Mừng
Chân phước Alan de la Roche cho rằng, Lời Thiên Thần Chào Kính Đức Mẹ có một ý nghĩa siêu việt đến nỗi, không một tạo vật thuần túy nào có thể hiểu thấu, mà chỉ có Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng sinh bởi Rất Thánh Trinh Nữ Maria mới có thể cắt nghĩa cho chúng ta mà thôi.
Giá trị lớn lao của Lời Chào Kính này, trước hết, ở nơi Đức Mẹ là Đấng mà Lời Chào nhắm tới, sau nữa, ở nơi mầu nhiệm nhập thể mà kinh nguyện này được trời cao sáng tạo, và sau hết, ở nơi tổng thần Gabriel là vị đầu tiên xướng lên.
Lời Chào Kính của Thiên Thần này là bản tóm lược ngắn gọn nhất về tất cả những gì mà nền thần học Công giáo nói đến Rất Thánh Trinh Nữ Maria. Lời này được chia ra làm hai phần: phần đầu diễn tả tất cả những gì làm nên sự cao cả của Đức Maria, và phần tiếp theo diễn tả tất cả những gì chúng ta cần xin với Người cũng như mong nhận được từ lòng từ mẫu của Người.
Thiên Chúa Ba Ngôi Rất Thánh đã mạc khải phần nhất của Lời Chào này cho chúng ta, và phần sau được bà thánh Isave thêm vào theo ơn linh ứng của Thánh Linh. Mẹ thánh Giáo Hội đã ban cho chúng ta phần kết vào năm 430, khi lên án bè rối Nestoriô ở Công Đồng Chung Êphêsô, bằng định tín Rất Thánh Trinh Nữ Maria thực sự là Mẹ Thiên Chúa. Từ thời đó, Giáo Hội đã truyền cho chúng ta cầu nguyện với Đức Mẹ dưới tước hiệu này khi đọc:
“Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử.”
Biến cố cả thể nhất trong lịch sử nhân loại là việc nhập thể của Ngôi Lời vĩnh cửu, Đấng nhờ Người mà thế gian được giải cứu và trời đất được giải hòa. Đức Mẹ đã được Thiên Chúa chọn làm phương tiện cho biến cố trọng đại này, bắt đầu từ lúc Người được Thiên Thần chào kính. Tổng thần Gabriel là một trong các vị thủ lãnh thiên binh trên trời, đã được đặc tuyển làm khâm sai loan báo tin mừng này.
Trong Lời Thiên Thần Chào kính này, chứa đựng cả đức tin và đức cậy của các tổ phụ, tiên tri và tông đồ. Hơn thế nữa, Lời này còn ban cho các vị tử đạo lòng kiên trì và dũng mãnh, còn là sự khôn ngoan của các vị tiến sĩ trong Giáo Hội, và còn là sự trung kiên cho các vị giải tội thánh đức cũng như cho đời sống của các linh hồn tận hiến. (Chân phước Alan de la Roche).
Lời này cũng là bản tân ca của lề luật ân sủng, là niềm vui của Thiên Thần và loài người, và là bài thánh ca làm cho qủi ma khiếp đảm lẫn hổ thẹn nhất.
Bằng Lời Thiên Thần Chào Kính, Thiên Chúa hóa thành người trần, vị Trinh Nữ trở nên Mẹ Thiên Chúa, các linh hồn kẻ lành được giải cứu khỏi Lâm Bô, các ngai toà trống chỗ trên trời được điền khuyết. Chưa hết, tội lỗi còn được thứ tha, chúng ta nhận lãnh ân sủng, người lưu đầy được hồi cư, cơn thịnh nộ của Ba Ngôi Chí Thánh nguôi ngoai và loài người được sự sống đời đời.
Sau hết, Lời Thiên Thần Chào kính là cầu vồng ở trên trời, là dấu hiệu tình thương và ân sủng Thiên Chúa ban cho thế gian. (Chân phước Alan de la Roche).
Bông Hồng 16
Kinh Kính Mừng: Tuyệt Diệu
Cho dù không có gì cao cả hơn sự uy nghi của Thiên Chúa và không gì thấp hèn hơn loài người trong tư thế là một tội nhân, Thiên Chúa Toàn Năng vẫn không khinh chê lời cầu nguyện tầm thường của chúng ta. Ngược lại, Ngài hài lòng khi chúng ta chúc tụng Ngài.
Lời tổng thần Gabriel chào kính Đức Mẹ là một trong những lời ca tuyệt diệu nhất mà chúng ta có thể chúc tụng vinh quang Đấng Tối Cao. “Con sẽ chúc tụng Chúa một bài ca mới” (Thánh Vịnh 143:9). Bài ca mới này thánh vương Đavít đã nói tiên tri, được xướng lên khi Đấng Cứu Thế đến không là gì khác ngoài Lời Thiên Thần Chào Kính này.
Có một bài ca cũ và một bài ca mới: Bài ca cũ là bài dân Do Thái hát tạ ơn Thiên Chúa đã tạo dựng nên họ và bảo tồn họ hiện hữu, đã giải thoát họ khỏi làm nô lệ và dẫn họ qua Biển Đỏ, đã cho họ Manna và tất cả các ơn lành khác.
Bài ca mới là bài Kitô hữu hát tri ân vầ các ân huệ của việc nhập thể và cứu thế. Vì những sự kỳ diệu này được hàm chứa nơi Lời Thiên Thần Chào Kính mà chúng ta cần phải lập lại để tạ ơn Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh về sự thiện hảo vô biên của Ngài đối với chúng ta.
Chúng ta chúc tụng Thiên Chúa là Cha vì Ngài quá yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài cho chúng ta, làm Chúa Cứu Thế của chúng ta. Chúng ta chúc tụng Chúa Con vì Người đã tự ý rời bỏ trời cao xuống thế làm người để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta tôn vinh Thánh Linh vì Ngài đã hình thành Thánh Thể vẹn tuyền của Chúa Kitô trong cung lòng Đức Mẹ, Thánh Thể này là Của Lễ Hy Sinh v tội lỗi của chuíng ta. Trong tinh thần cảm tạ sâu xa như thế mà chúng ta phải luôn luôn đọc kinh Kinh Mừng, đọc với những tác động tin tửơng, cậy trông, kính mến và tri ân các ân huệ vô giá của ơn cíu độ.
Mặc dù bài ca mới này chúc tụng Mẹ Thiên Chúa và trực tiếp hướng về Người, nó cũng tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi một cách cao cả, vì mọi sự kính tôn chúng ta dâng cho Đức Mẹ tự động sẽ qui về Thiên Chúa là Đấng thực hiện mọi nhân đức và trọn lành nơi Người.
Khi chúng ta tôn kính Đức Mẹ: Thiên Chúa Cha được vinh hiển, vì chúng ta kính tôn Tạo Vật Tuyệt Hảo Nhất của Ngài; Thiên Chúa Con cũng được hiển vinh, vì chúng ta chúc tụng Người Mẹ Tuyệt Vẹn Tuyền của Người; và Chúa Thánh Linh được vinh quang, vì chúng ta chúc tụng các ân phúc Ngài tuôn tràn xuống cho Bạn Tình của Ngài.
Khi chúng ta tôn vinh và chúc tụng Đức Mẹ bằng Lời Thiên Thần Chào Kính thì Đức Mẹ luôn luôn chuyển những lời chúc tụng này lên Thiên Chúa Toàn Năng, với cùng một cách thế như Người đã làm lúc được bà thánh Isave khen tặng. Bà thánh Isave đã khen tặng tước vị cao cả nhất của Người là Mẹ Thiên Chúa, và Đức Mẹ lập tức đã dâng những lời khen tặng này lên Chúa, bằng bài ca vịnh “Ngượi Khen” của Người.
Nếu Lời Thiên Thần Chào Kính tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi thế nào, lời này cũng là lời chúc tụng Đức Mẹ hơn hết mà chúng ta có thể dâng lên Người.
Một ngày kia, thánh Méttiđê đang cầu nguyện, và cố nghĩ ra cách nào để có thể diễn tả lòng yêu của mình đối với Thánh Mẫu Maria hơn cách mà ngài vẫn làm, thì ngài ngất trí đi. Đức Mẹ đã hiện ra với thánh nữ, trên bụng người có những chữ vàng hồng đang hừng cháy là Lời Thiên Thần Chào Kính Mẹ, mà nói:
“Hỡi con gái của Mẹ, Mẹ muốn cho con biết rằng, không ai có thể làm hài lòng Mẹ hơn khi họ đọc Lời Chào mà Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Tôn đã ngỏ lời với Mẹ, nhờ đó, Mẹ được nâng lên địa vị làm Mẹ Thiên Chúa.”
“Với chữ ‘Ave’ (tức là tên Eve, Evà), Mẹ hiểu rằng Thiên Chúa đã dùng quyền năng vô biên của Ngài để gìn giữ Mẹ khỏi mọi tội lỗi và bất hạnh của tội mà người nữ đầu tiên đã phải chịu.
“Tên ‘Maria’, tức là ‘Nữ Ánh Sáng’, diễn tả việc Thiên Chúa đã ban cho Mẹ đầy tràn khôn ngoan, sáng suốt, như một Minh Tinh, để chiếu soi đất trời.“Những chữ ‘Đầy Ơn Phúc’ nhắc cho Mẹ là Thánh Linh đã đổ xuống trên Mẹ muôn vàn ơn phúc, đến nỗi, Mẹ có thể ban ơn phúc dư tràn này cho những ai nhờ Me, như vị Trung Gian, cầu xin ơn phúc ấy.
“Khi người ta đọc lời ‘Thiên Chúa ở cùng Bà’ là họ làm sống lại niềm vui khôn tả của Mẹ khi Ngôi Lời Hằng Hữu nhập thể trong lòng Mẹ.
“Khi con nói Mẹ ‘có phúc hơn mọi người nữ’ là Mẹ chúc tụng tình thương thần linh của Thiên Chúa Toàn Năng đã nâng Mẹ lên một mức độ hạnh phúc như vậy.
“Và với lời ‘Giêsu, Con lòng Bà gồm phúc lạ’, cả thiên đình cùng với Mẹ hân hoan khi thấy Chúa Giêsu Kitô, Con Mẹ, được thờ kính và tôn vinh vì đã cứu chuộc loài người.”
Bông Hồng 17
Kinh Kính Mừng: Hoa Trái
Chân Phước Alan de la Roche, vị đã hết lòng sùng kính Rất Thánh Trinh Nữ Maria, đã được Đức Mẹ mạc khải cho biết nhiều điều, mà, như chúng ta biết, ngài đã xác nhận về sự chân thực của những mạc khải này bằng lời thề. Có ba điều mạc khải được nhấn mạnh nhất là:
Thứ nhất, nếu ai bỏ đọc kinh Kính Mừng (là Lời Thiên Thần Chào đã cứu độ thế gian), vì bất cần, hay vì ương ương dở dở, hoặc vì khinh ghét kinh này, đó là dấu hiệu có thể và thực sự chẳng mấy chốc họ sẽ bị đời đời luận phạt.
Thứ hai là ai yêu mến Lời Chào kính thần linh này sẽ được đặc biệt mang dấu ấn cứu rỗi.
Thứ ba là những ai Thiên Chúa đã ban cho ơn yêu mến và phụng sự Đức Mẹ phải cẩn trọng tiếp tục mến yêu và phụng sự Người, cho đến khi Người đưa họ về trời ở bên Con Thần Linh của Người, tùy theo mức độ vinh quang mà họ lập được. (Chân phước Alan, chương XI, đoạn 2).
Những kẻ lạc đạo, tất cả đều là con caí của ma quỉ và mang một dấu hiệu hư đi rõ ràng, rất khiếp sợ kinh Kính Mừng. Họ vẫn có thể đọc kinh Lạy Cha, nhưng không bao giờ đọc kinh Kính Mừng; họ thà bị đeo rắn độc quanh cổ, còn hơn đeo áo Đức Bà hay đeo tràng hạt Mân Côi.
Trong số các người Công giáo, những ai mang dấu hiệu hư đi ít để ý đến kinh Mân Côi, (hoặc 50 hay 150 kinh).
Một là họ không đọc, hai là họ đọc rất nhanh, chẳng ra làm sao.
Cho dù tôi không tin vào điều đã được tỏ cho chân phước Alan de la Roche như thế, thì kinh nghiệm bản thân của tôi cũng đủ buộc tôi phải tin sự thật kinh hoàng song lại rất an ủi đó. Tôi không hiểu được và cũng không thấy được làm thế nào mà một việc sùng kính nhỏ nhoi đối với tôi như vậy, lại có thể là một dấu hiệu không thể sai lầm về on cứu rỗi đời đời, và làm sao mà, nếu không có nó, sẽ là dấu hiệu hư đi đời đời; tuy nhiên, vẫn không còn điều nào chân thực hơn điều này.
Trong đời sống của mình, chúng ta thấy rằng, các người chủ trương những giáo lý mới lạ bị Giáo hội lên án, bề ngoài, cũng có vẻ phần nào đạo đức, nhưng họ vẫn khinh miệt kinh Mân Côi, và thường chán nản với thói quen đọc kinh này, qua việc hủy hoại đi lòng yêu mến và sự tin tưởng ở kinh này. Làm như vậy, họ đã sử dụng đến những biện minh theo như thế gian chủ trương. Họ cẩn trọng không lên án kinh Mân Côi và áo Đức Bà như nhóm Calvin đã làm, nhưng cách thức họ đặt ra để tấn công kinh Mân Côi lại rất tinh quái chứa đầy những tử khí. Tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.
Kinh Kính Mừng, kinh Mân Côi, đọc cả tràng 15 hay chỉ một chuỗi 50, là kinh nguyện và là tiêu chuẩn không sai lầm mà căn cứ vào đó, tôi có thể nói rằng, ai là người được Thần Linh Thiên Chúa hướng dẫn và ai là kẻ bị qủi ma lừa đảo. Tôi biết có những linh hồn bay bổng giống như những con phượng hoàng ở một mức độ cao ngất trong việc chiêm niệm, mà vẫn bị ma qủi đánh lừa một cách tội nghiệp. Tôi chỉ khám phá ra sự lầm lạc của họ khi thấy rằng họ đã coi thường kinh Kính Mừng và tràng hạt Mân Côi mà họ cho là quá thấp đối với họ.
Kinh Kính Mừng là giọt sương ân sủng từ trời rơi xuống trên các linh hồn được ơn tiền định. Giọt sương ân sủng này làm trổ sinh nơi họ một mùa trăm hoa nhân đức tuyệt vời đua nở. Vườn linh hồn càng được tưới gội bằng kinh nguyện này, lý trí của linh hồn càng thông tri, tâm hồn càng nhiệt thành, và khí giới chống địch thù của linh hồn càng sắc bén hơn.
Kinh Kính Mừng là lưỡi giáo bằng lửa nhọn hoắt, cùng với Lời Chúa, tăng sức cho nhà giảng thuyết đâm thấu, lay động và lôi kéo những tâm hồn cứng lòng nhất, cho dù vị giảng thuyết có ít hay chẳng có tài hùng biện gì cả.
Như tôi đã nói, đây là một bí mật trọng đại mà Đức Mẹ đã dạy cho thánh Đaminh và cho chân phước Alan để các ngài dùng trong việc hoán cải các kẻ lạc giáo hay các tội nhân.
Thánh Antôniô nói với chúng ta rằng đó là lý do tại sao nhiều linh mục có thói quen đọc một kinh Kính Mừng trước khi bắt đầu giảng.
Bông Hồng 18
Kinh Kính Mừng: Ơn Phúc
Lời Chào Thiên Quốc kéo xuống cho chúng ta muôn vàn ơn phúc từ Chúa Giêsu và Mẹ Maria, vì, đây là một sự thật không thể sai lầm, đó là Chúa Giêsu và Mẹ Maria ban thưởng cách kỳ diệu cho những ai tôn vinh các Ngài.
Các Ngài trả lại cho chúng ta gấp trăm lần những lời chúc tụng chúng ta dâng lên cho các Ngài. “Ta yêu kẻ yêu Ta… Ta làm cho kẻ yêu Ta thăng tiến và đổ đầy kho tàng của họ” (Cách Ngôn 8:17,21). Chúa Giêsu và Mẹ Maria như luôn nói là: “Chúng Ta yêu những kẻ yêu Chúng Ta; Chúng Ta làm cho họ thăng tiến và làm cho kho tàng của họ tràn đầy.” “Ai gieo nhiều sẽ gặt nhiều” (2Côrintô 9:6).
Thế thì, khi chúng ta đọc kinh Kính Mừng một cách xứng đáng, lại không phải là cách chúng ta yêu mến, chúc tụng và tôn vinh Chúa Giêsu và Mẹ Maria hay sao?
Mỗi kinh Kính Mừng chúng ta đọc là chúng ta chúc tụng cả Chúa Giêsu và Mẹ Maria: “Bà có phúc hơn mọi người nữ và Giêsu Con Lòng Bà gồm phúc lạ.”
Với mỗi kinh Kính Mừng chúng ta dâng lên cho Đức Bà là chúng ta dâng lên Người cùng một niềm tôn vinh mà Thiên Chúa đã tỏ ra đối với Người khi Ngài sai tổng thần Gabriel chào Người thay cho Ngài. Làm sao người ta có thể nghĩ được rằng Chúa Giêsu và Mẹ Maria, các Đấng thường làm ơn cho những kẻ nguyền rủa các Ngài, lại có thể chúc dữ cho những ai chúc tụng và tôn vinh các Ngài bằng kinh Kính Mừng hay sao?
Cả hai thánh Bênađô và Bônaventura đều nói rằng Nữ Vương Thiên Đàng chắc chắn sẽ không thể nào lại ít biết ơn và ít ý tứ hơn những người tốt lành và tử tế trên thế gian này. Người trổi vượt trong tất cả mọi sự hoàn thiện khác thế nào, Người cũng vượt trên tất cả chúng ta ở nhân đức biết ơn.
Bơi thế, không bao giơì quên chúng ta laì ke yêu mến vaì tôn kiính Ngơìi, sao Ngơìi lại không buì đắp cho chúng ta gấp trăm. Thaính Bônaventura noíi rằng Mẹ Maria chaìo mìng chuíng ta bằng ơn phuíc khi chuíng ta chaìo knh gơìi
bằng kinh Knh Mìng.
Ai có thể hiểu biết hết các ân sủng và phúc lành mà lời chào êm aí của Đức Mẹ có sức tác dụng trong chúng ta? Từ giây phút bà thánh Isave vừa nghe thấy lời của Mẹ Thiên Chúa chào mình, bà đã được đầy Thánh Linh và con trong lòng bà nhẩy mừng hớn hở.
Nếu chúng ta làm cho mình xứng đáng với lời chào và ơn phúc của Đức Mẹ, chúng ta chắc chắn sẽ được đầy ân sủng và tràn ngợp an ủi thiêng liêng tràn lan trong linh hồn của chúng ta.
Bông Hồng 19
Một Trao Đổi Phúc Đức
Có lời viết là “Hãy cho đi, các ngươi sẽ được ban tặng lại” (Luca 6:38). Chân phước Alan đặt vấn đề như thế này:
“Giả sử mỗi ngày tôi cho qúi bạn 150 hạt ngọc, cho dù qúi bạn có là kẻ thù của tôi, thì chẳng lẽ qúi bạn không tha cho tôi hay sao? Chẳng lẽ qúi bạn lại không đối xử với tôi như một người bạn, và ban tặng cho tôi tất cả mọi ân huệ mà qúi bạn có thể cho tôi hay sao? Nếu qúi bạn muốn chiếm được dồi dào ân phúc và vinh quang, hãy chào
kính Thánh Nữ Đồng Trinh Maria, hãy tôn kính Người Mẹ từ ái của mình. ‘Ai tôn kính mẹ mình (Nữ Trinh Maria) là như kẻ đang bảo trì một kho báu vậy’ (Huấn Ca 3:4). Bởi thế, mỗi ngày hãy dâng lên Mẹ ít là 50 kinh Kính Mừng, vì mỗi viên đáng giá 15 viên qúi thạch, làm hài lòng Đức Mẹ hơn mọi thứ phú qúi trên đời này hợp lại.”
Qúi bạn có thể trông mong những điều cao trọng này từ lòng quảng đại của Đức Mẹ lắm chứ! Người là Mẹ và là Bạn của chúng ta. Người là Nữ Vương của hoàn vũ, yêu thương chúng ta hơn tất cả các bà mẹ và hơn mọi nữ hoàng trên thế gian thường yêu thương một người nào đó. Điều này đúng là như vậy, vì Đức Ái của Rất Thánh Trinh Nữ Maria vượt xa tình yêu tự nhiên của loài người, kể cả các thiên thần, như thánh Augustinô nói.
Một ngày kia, thánh nữ Giêtruđê được thị kiến thấy Chúa Giêsu đang đếm những đồng bạc cắc bằng vàng. Thánh nhân lấy can đảm hỏi Người xem Người đang làm gì thế. Người trả lời:
“Cha đang đếm các kinh Kính Mừng mà con đã đọc; đây là lộ phí con trả cho con đường về trời của con.”
Cha Suarez, một tu sĩ thánh thiện và học giả của dòng Tên, hiểu biết sâu xa về giá trị của Lời Thiên Thần Chào Kính Mẹ Maria, đến nỗi, đã nói rằng cha sẵn lòng đổi tất cả mọi hiểu biết của cha lấy một kinh Kính Mừng đọc một cách xứng đáng.
Chân phước Alan de la Roche nói: “Ôi Rất Thánh Maria, hãy để cho mọi người nghe thấy và hiểu được điều
này:
Khi nào con đọc Kính mừng Maria Triều thần thiên quốc hoan laic Và trái đất ngất ngây Phần con chê chán thế gian Lòng con chứa chan Tình yêu Thiên Chúa Khi con đọc Kính mừng Maria; Mọi sợ hãi của con Tan biến Đam mê của con bại liệt Khi con đọc Kính mừng Maria; Lòng sùng mộ tăng tiến Trong con Niềm sầu đau tội lỗi Bừng day Khi con đọc Kính mừng Maria. Hy vọng mãnh liệt Trong tim con Sương sa an ủi Rơi thấm hồn con Mãi mãi không thôi – Bởi vì con đọc Kính mừng Maria. Tâm thần của con Mừng rỡ Buồn khổ nguôi ngoai Khi con đọc
Kính mừng Maria…
Sự ngọt ngào của Lời Chào phúc ân này tuyệt vời đến nỗi không có một lời nào có thể thích đáng để giải thích cho được. Cả việc kể đến những kỳ công do lời này tạo nên, chúng ta cũng thấy đầy huyền bí và sâu nhiệm như không bao giờ có thể khám phá hết nổi. Chỉ vỏn vẹn có mấy chữ mà sâu nhiệm khôn lường, ngọt hơn mật và qúi hơn vàng. Chúng ta phải năng suy niệm lời ấy trong lòng và đọc nơi cửa miệng, khi lập đi lập lại một cách sốt sắng.”
Chân phước Alan kể rằng, có một nữ tu hết sức sùng kính kinh Mân Côi, sau khi chết, đã hiện ra với một nữ tu trong dòng mà nói:
“Nếu em được phép sống lại để chỉ đọc một kinh Kính Mừng mà thôi, cho dù em có đọc vội vàng và không mấy sốt sắng, em cũng sẵn sàng chịu đựng lại tất cả những đau đớn trong cơn bệnh cuối đời của em, để chiếm lấy công nghiệp của kinh này.” (Chân phước Alan de la Roche, De Dignitate Psalterii, chương LXIX).
Câu chuyện này càng cảm động hơn nữa, ở chỗ, chị nữ tu qua đời này đã bị liệt giường và trải qua những đau đớn ê chề cả bao nhiêu năm trước khi chết.
Michel de Lisle, vị giám mục ở Salubre, vừa là môn đệ vừa là đồng chí của chân phước Alan trong việc tái lập kinh Mân Côi, nói rằng, Lời Thiên Thần Chào Kính Mẹ Maria là phương thuốc chữa trị mọi bệnh tật mà chúng ta phải chịu, bao lâu chúng ta đọc một cách sốt sắng để tôn kính Mẹ Maria
Bông Hồng 20
Kinh Kính Mừng: Diễn Nghĩa
Qúi bạn đang ở trong tình trạng tội lỗi khốn khổ ư? Hãy kêu cầu Mẹ Maria Thần Linh, thân thưa với Người: “Ave”, nghĩa là “Với lòng trọng kính sâu xa, con chào mừng Mẹ là Đấng không nhiễm vương tội lỗi”, Người sẽ giải cứu qúi bạn khỏi sự dữ là tội lỗi của qúi bạn.
Qúi bạn đang lần mò trong bóng tối vô tri và lầm lạc ư? Hãy chạy đến với Mẹ Maria, thân thưa với Người: “Kính mừng Maria”, nghĩa là “Kính mừng Mẹ là Đấng ngụp lặn trong ánh sáng của Mặt Trời Công Chính”, Người sẽ chiếu ánh sáng của Người trên qúi bạn.
Qúi bạn đã lạc lối về trời ư? Hãy kêu cầu Mẹ Maria, vì tên của Người là “Sao Biển, là Bắc Tinh soi hướng những con tầu của các linh hồn đang lênh đênh trên đời này”, Người sẽ soi dẫn qúi bạn tới bến bờ cứu rỗi đời đời.
Qúi bạn sầu thương ư? Hãy hướng lên Mẹ Maria, vì tên của Người cũng có nghĩa là “Biển Đắng chứa đầy thương đau trong đời này, nhưng đã trở thành Biển Hoan Lạc tinh tuyền nhất trên trời”, Người sẽ biến sầu đau của qúi bạn thành niềm vui và muộn phiền của qúi bạn thành niềm an ủi.
Qúi bạn đã làm mất đi Thánh Sủng ư? Hãy chúc tụng và tôn vinh muôn vàn ơn phúc Thiên Chúa đã đổ đầy trên Rất Thánh Trinh Nữ Maria, thân thưa với Người: Mẹ “đầy ơn phúc”, đầy những tặng ân của Chúa Thánh Linh, Người sẽ ban cho qúi bạn một ít những ân phúc này của Người.
Qúi bạn cô đơn vì thiếu ơn phù trợ của Thiên Chúa ư? Hãy cầu khẩn với Mẹ Maria rằng: “’Thiên Chúa ở cùng Mẹ’, một sự nối kết cao cả và thân mật hơn là Thiên Chuía ở cùng các thánh và các kẻ lành, vì Mẹ nên một với Ngài. Ngài là Con Mẹ và xác thể của Ngài là của Mẹ. Mẹ được hiệp nhất với Chúa, bởi Mẹ hoàn toàn giống Ngài, cũng như bởi tình Mẹ yêu Ngài, vì Mẹ là Mẹ của Ngài.” Và hãy thưa với Mẹ: “Ba Ngôi Thiên Chúa ở cùng Mẹ, vì Mẹ là Đền Thờ của Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh”, Người sẽ đem ơn phù trợ và sự chăm sóc của Thiên Chúa Toàn Năng đến cho qúi bạn.
Qúi bạn đã trở thành một kẻ bị khai trừ và đã bị Thiên Chúa lên án ư? Hãy thưa cùng Đức Mẹ: “’Mẹ có phúc hơn mọi người nữ’ và mọi dân nước, vì sự tinh tuyền và sinh sản phong phú của Mẹ; Mẹ là Đấng đã biến những án lệnh của Thiên Chúa thành phúc ân cho chúng con”, Người sẽ chúc phúc cho qúi bạn.
Qúi bạn đói khát bánh ân sủng và bánh sự sống ư? Hãy đến gần Người là Đấng cưu mang Bánh Hằng Sống từ trời xuống, thân thưa với Người: “’Phúc thay Quả Phúc của lòng Mẹ’, Đấng Mẹ đã thụ thai mà không hề bị hư hại một chút nào đến sự trinh nguyên của Mẹ, Đấng Mẹ cưu mang mà không nặng nề và sinh hạ không đớn đau. Chúc tụng Chúa Giêsu là Đấng đã cứu thế gian đau thương của chúng con, khi chúng con còn bị tội lỗi cầm buộc, Đấng đã chữa lành thế gian cho khỏi các tật nguyền của nó, Đấng đã làm cho kẻ chết sống lại, hồi cư kẻ bị lưu đầy, phục hồi tội nhân trong đời sống ân sủng, và là Đấng đã cứu con người khỏi hư đi đời đời.” Chắc chắn, linh hồn quí bạn sẽ được thấy những bánh ân sủng ở đời này và vinh hiển trường sinh ở đời sau. Amen.
Thế rồi, vào cuối kinh nguyện, qúi bạn hãy cùng với Mẹ Thánh Giáo Hội cầu khẩn:
“’Thánh Maria’ Thánh nơi thể xác cũng như trong tâm hồn Thánh bởi lòng mến yêu Khôn sánh và muôn đời của Mẹ Trong việc phụng sự Thiên Chúa
-Thánh ở phẩm trật cao cả Làm Mẹ Thiên Chúa Đấng đã tô điểm cho Mẹ,
Một sự thiện hảo tuyệt vời, Là ưu phẩm tương xứng Với thân phận cao trọng này.“’Đức Mẹ Chúa Trời’ –
Cũng là Mẹ của chúng con -Là đấng Bầu Cử và Trung Gian Là kho tàng ân phúc của Thiên Chúa Đấng ban phát ân sủng tùy theo ý mình -Ôi, chúng con khẩn nài Mẹ Xin cho chúng con Mau chóng Ơn thứ tha tội lỗi – Và biết làm hòa cùng Thiên Chúa vô cùng uy nghi. “’Cầu cho chúng con là kẻ có tội’ – Mẹ là Đấng đầy tình thong Đối với những ai cần đến Mẹ – Mẹ là Đấng không khi nào khinh chê tội nhân Không bao giờ chối từ họ Nhưng vì cho họ Mẹ luôn mãi làMẹ Đấng Cứu Thế, Cầu cho chúng con. “’Khi nay’ Trong cuộc đời ngắn ngủi này Đầy những sầu đau và giả tạo. Cầu cho chúng con khi nay, Khi nay – vì chúng con chẳng chắc được điều gì cả Ngoại trừ giây phút hiện tại.
Cầu cho chúng con khi nay Lúc mà ngày đêm chúng con bị tấn công Bởi những kẻ thù hiểm ác hung tàn…
Cầu cho chúng con khi nay “’Và trong giờ lâm tử’ Thật kinh hoàng và đầy hiểm nguy, Khi mà sức chúng con kiệt que ảTâm thần chìm đắm Cả hồn lẫn xác Đớn đau sợ hãi rã rời Cầu cho chúng con Trong giờ lâm tử Khi mà qủi ma ra tay Dốc toàn lực Chụp bắt và ném chúng con vào chốn trầm luân đời đời. Cầu cho chúng con Vào lúc dứt điểm
Khi mà sự chết mãi mãi bị loại trừ Và thân phận của chúng con đời đời kiếp kiếp Sẽ ở trên trời -Hay trong hỏa ngục. Hãy đến cứu giúp con cái đáng thương của Mẹ, Hỡi Mẹ dịu hiền của tình thương: Ôi, sự bầu chữa và nơi nương náu của tội nhân, Xin bảo hộ chúng con Trong giờ lâm tử Loại trừ cho xa khỏi chúng con Những kẻ thù hờn căm chúng con, Là ma qủi, thành phần cáo tội chúng con, Mà sự hiện diện rùng rợn của chúng Làm chúng con kinh hãi Hãy chiếu soi đường nẻo chúng con đi Cho qua thung lũng tối tăm sự cheat Xin laìm ơn, lạy Mẹ Hướng dẫn chúng con Đến tòa phán xét của Con Mẹ Và đừng bỏ rơi chúng con ở đó. Hãy can thiệp cho chúng con Xin Con Mẹ tha cho chúng con Cho chúng con vào thành phần chân phước Thành phần Mẹ tuyển chọn Trong cõi đời đời vinh phúc Amen.
Chớ gì được như vậy.”
Ai có thể không ngợi khen vẻ đẹp của kinh Mân Côi, một kinh được tạo nên bởi hai điều thuộc về trời cao, điều thứ nhất là kinh Lạy Cha, điều thứ hai là Lời Chào Thiên Thần. Còn một kinh nào có thể làm đẹp lòng Thiên Chúa Toàn Năng và Thánh Nữ Đồng Trinh hơn, dễ đọc hơn, qúi báu hơn, ích lợi hơn hai kinh này? Chúng ta phải luôn ôm ấp hai kinh này trong lòng và bộc phát nơi môi miệng của mình, để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh, Chúa Giêsu Kitô, Chúa Cứu Thế và Mẹ Rất Thánh của Ngài.
Thêm vào đó, ở cuối mỗi chục kinh, thật là đẹp khi được kết thúc bằng một kinh “Sáng Danh”… với câu “Sáng Danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con, và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng, và bây giờ, và hằng có, và đời đời chẳng cùng. Amen.”
Chục Thứ Ba:
CÁC MẦU NHIỆM
Bông Hồng 21
15 Mầu Nhiệm
Mầu nhiệm là một điều thiện hảo khó triệt thấu. Các việc làm của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, hoàn toàn thánh hảo và linh thiêng, vì Ngài một lúc vừa là Chúa vừa là Người. Những việc làm của Rất Thánh Trinh Nữ Maria cũng rất thánh hảo, vì Người là tạo vật toàn hảo và tinh tuyền nhất của Thiên Chúa. Các việc làm của Chúa Giêsu và Người Mẹ phúc đức của Ngài có thể gọi đúng nghĩa là mầu nhiệm, vì công việc của các Đấng đầy huyền diệu, trọn hảo mọi bề và hết sức chân thực, là tất cả những gì Thánh Linh tỏ ra cho các linh hồn đơn thành bé mọn tôn kính các mầu nhiệm này.
Các việc làm của Chúa Giêsu và Mẹ Maria cũng có thể được gọi là những bông hoa tuyệt vời; những hương sắc của những bông hoa này chỉ có kẻ nào chú ý đến mới có thể thưởng thức được mà thôi, và kẻ nào thật tình hứng thú nghiền gẫm cũng vậy.
Thánh Đaminh đã chia cuộc đời của Chúa Giêsu và Đức Mẹ ra làm 15 mầu nhiệm biểu hiệu cho các nhân đức và những hành động quan trọng nhất của các Đấng. Đây là 15 biểu đồ hay 15 bức họa với những chi tiết chỉ dẫn và phấn khích cuộc đời của chúng ta. Chúng là 15 bó đuốc sáng soi bước đường đời của chúng ta.
Chúng là 15 bức gương soi, giúp chúng ta hiểu biết Chúa Giêsu, Mẹ Maria và cả chính mình chúng ta nữa. Chúng cũng sẽ làm bùng cháy lên ngọn lửa yêu thương trong lòng của chúng ta.
Đức Mẹ dạy cho thánh Đaminh phương pháp cầu nguyện tuyệt hảo này, và truyền ngài phải rao giảng cho rộng rãi, để thức tỉnh lòng đạo đức của các giáo hữu và hồi phục tình yêu Chúa Giêsu trong lòng họ.
Đức Mẹ cũng dạy cho chân phước Alan de la Roche, nói với ngài trong một thị kiến là:
“Khi người ta đọc 150 Lời Chào Kính Thiên Thần, thì kinh nguyện này vốn đã bổ ích cho họ và rất hài lòng Mẹ rồi. Thế nhưng, lợi cho họ hơn nữa cũng như làm đẹp lòng Mẹ hơn nữa, nếu họ vừa đọc vừa suy niệm về cuộc đời và cuộc tử nạn của Chúa Giêsu Kitô – vì sự suy niệm ấy là linh hồn của kinh nguyện này.”
Thực thế, đọc kinh Mân Côi mà không suy gẫm các mầu nhiệm cứu rỗi thánh hảo thì không khác gì cá xác mà không có hồn: Chất thể tuyệt hao mà thiếu mất mô thức là sự suy gẫm, một việc suy gẫm vốn trổi vợt hơn tất cả mọi việc tôn sùng khác.
Phần nhất của kinh Mân Côi gồm có 5 mầu nhiệm: Thứ nhất, Tổng Thần Gabriel truyền tin cho Đức Mẹ; thứ hai, Đức Mẹ viếng thăm chị họ mình là Isave; thứ ba, Chúa Giêsu giáng sinh; thứ bốn, Đức Mẹ thanh tẩy và dâng Chúa Giêsu trong đền thánh; và thứ năm, tìm được Chúa Giêsu trong đền thánh đang ở giữa các vị luật sĩ.
Các mầu nhiệm này được gọi là các mầu nhiệm hoan lạc, vì niềm hoan lạc do các mầu nhiệm này mang lại cho hoàn vũ. Đức Mẹ và các thiên thần tràn ngập hân hoan khi Con Thiên Chúa nhập thể. Bà thánh Isave và thánh nhi Gioan Tẩy Giả tràn đầy hân hoan, vì được Chúa Giêsu và Mẹ Maria thăm viếng. Trời đất hoan lạc khi Chúa Cứu Thế Giáng Sinh. Ông già Simeon thánh đức hết sức được an ủi và tràn đầy hân hoan khi ông ẵm Trẻ Thánh trong tay mình. Các luật sĩ lạ lùng bỡ ngỡ trước những đối đáp của Chúa Giêsu, và ai có thể diễn tả được nỗi vui mừng của Mẹ Maria và thánh Giuse khi các Ngài gặp được Con Trẻ Giêsu sau ba ngày lạc mất?
Phần thứ hai của kinh Mân Côi cũng được làm nên bởi 5 mầu nhiệm gọi là 5 mầu nhiệm thương đau, vì các mầu nhiệm này diễn thuật lại cho chúng ta về trường hợp Chúa Giêsu nặng sầu muộn, đẫm vết thương, đầy nhục nhã, đớn đau và khổ hình.
Mầu nhiệm thứ nhất, Chúa Giêsu cầu nguyện và hấp hối trong vườn cây dầu; mầu nhiệm thứ hai, Người chịu đánh đòn; mầu nhiệm thứ ba, Người chịu đội mạo gai; mầu nhiệm thứ bốn, Chúa Giêsu vác cây thập giá; và mầu nhiệm thứ năm, Người tử giá trên đồi Canvê.
Phần thứ ba của kinh Mân Côi gồm 5 mầu nhiệm được gọi là 5 mầu nhiệm vinh hiển, vì khi chúng ta ngắm đến các mầu nhiệm này, chúng ta suy niệm đến cuộc vinh thắng của Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Thứ nhất là mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô phục sinh; thứ hai là mầu nhiệm Ngài thăng thiên; thứ ba là mầu nhiệm Thánh Linh hiện xuống trên các thánh Tông Đồ; mầu nhiệm thứ bốn là mầu nhiệm Đức Bà mông triệu; và mầu nhiệm thứ năm là mầu nhiệm Đức Mẹ được tôn làm nữ vương ở trên trời.
Đây là 15 bó hoa thơm ngát của Cây Hồng Huyền Nhiệm mà những linh hòn sốt sắng như những con ong khôn lanh bay đến để hút nhụy hoa làm mật cho việc thành thực sùng kính của mình.
Bông Hồng 22
Nên Giống Chúa Kitô
Sự quan tâm chính yếu của một người Kitô hữu là phải nhắm trở nên toàn thiện. Thánh Phaolô bảo chúng ta: “Anh em hãy là những người bắt chước Thiên Chúa như những đứa con mến thương nhất của Ngài” (Êphêsô 5:1). Phận sự này nằm trong ơn tiền định đời đời của chúng ta, như phương thế duy nhất Thiên Chúa ấn định để đạt đến vinh phúc đời đời.
Thánh Giêrônimô Nisia cho chúng ta một so sánh đẹp đẽ khi nói rằng chúng ta tất cả là những họa sĩ và linh hồn của chúng ta là những bức phông còn nguyên mà chúng ta phải vẻ lên. Mầu sắc chúng ta phải dùng là các nhân đức Kitô giáo, và người mẫu là Chúa Giêsu Kitô, hình ảnh sống động toàn thiện của Thiên Chúa Ngôi Cha. Như một họa sĩ vẽ truyền thần muốn thực hiện bức tranh hết xẩy, đặt mình trước mẫu vẽ, ngắm nghía cẩn thận trước mỗi nét vẽ thế nào, cũng vậy, người Kitô hữu phải luôn luôn đặt cuộc đời và các nhân đức của Chúa Giêsu Kitô trước mắt, để không bao giờ họ nói năng, nghĩ tưởng hay hành động một sự gì, dù nhỏ mọn nhất, mà không hòa
hợp với mẫu thức của mình.
Vì Đức Mẹ muốn giúp chúng ta trong công cuộc cứu rỗi trọng đại của chúng ta mà Người đã truyền cho thánh Đaminh dạy cho các giáo hữu suy niệm các mầu nhiệm thánh đức của cuôc đời Chúa Giêsu Kitô. Đức Mẹ làm như vậy là để họ, chẳng những tôn thờ và tôn vinh Ngài, mà còn, chính yếu hơn, rập khuôn mẫu cuộc đời và tác hành
của họ theo các nhân đức của Ngài.
Con cái bắt chước cha mẹ bằng cách nhìn vào các ngài và nói với các ngài; chúng biết nói tiếng của chúng là nhờ nghe cha mẹ chúng nói. Một người làm thủ công nghệ học nghề qua việc quan sát việc làm của người dạy việc cho họ; cũng vậy, những phần tử trung kiên của Hiệp Hội Kinh Mân Côi có thể trở nên giống như vị Thày Thần Linh của mình, nếu họ cung kính học theo gương các nhân đức của Chúa Giêsu Kitô được tỏ ra qua 15 mầu nhiệm cuộc đời của Người. Họ có thể thực hiện được điều này với ơn trợ giúp của Người và nhờ lời cầu khẩn của Mẹ Thánh Người.
Xưa kia, ông Moisen, được Thiên Chúa soi sáng, đã truyền cho dân Do Thái không bao giờ được quên các ân phúc mà họ đã nhận lãnh. Con Thiên Chúa lại càng có lý do bảo chúng ta khắc sâu vào tâm khảm của chúng ta và đặt trước mắt chúng ta các mầu nhiệm về cuộc sống và tử nạn của Người, vì mỗi mầu nhiệm đều nhắc cho chúng ta, một cách nào đó, sự tốt lành của Người, và qua những mầu nhiệm này, Người cũng cho chúng ta thấy tình yêu và ước vọng hết mình của Người muốn cứu rỗi chúng ta. Chúa Giêsu như muốn nói với chúng ta rằng:
“Ôi, tất cả các con qua đường, hãy dừng lại một chút mà xem, còn sầu khổ nào như khổ sầu mà Cha hằng chịu vì yêu các con chăng. Hãy nghĩ đến sự bần cùng của Cha, sự khiêm hạ của Cha; hãy nghĩ đến rượu pha mật đắng mà Cha đã uống vì các con trong cuộc tử nạn đắng cay của Cha.”
Những lời này và nhiều lời khác có thể phát biểu ở đây đã quá đủ để thúc giục chúng ta không được đọc kinh Mân Côi chỉ bằng miệng lưỡi trong việc tôn kính Chúa Giêsu và Đức Mẹ, mà còn phải suy ngắm các mầu nhiệm thánh
hảo đang khi đọc kinh này nữa.
Bông Hồng 23
Một Việc Tưởng Niệm
Chúa Giêsu Kitô, Bạn Tình Thần Linh của linh hồn chúng ta và là Bạn Rất Thân của chúng ta, ước mong chúng ta nhớ đến lòng nhân lành của Người đối với chúng ta, cũng như đến tất cả ân huệ của Người, và muốn chúng ta đề cao những điều ấy trên hết mọi sự. Khi nào chúng ta suy niệm một cách sốt sắng và thiết tha những mầu nhiệm thánh hảo của kinh Mân Côi, bấy giờ chúng ta làm cho Chúa Giêsu, Đức Mẹ và các thánh ở trên trời hân hoan.
Những mầu nhiệm này là những hoa trái cụ thể nhất của tình Chúa Giêsu yêu thương chúng ta, và là những quà tặng cao qúi nhất Người có thể ban cho chúng ta, vì nhờ những quà tặng này, mà chính Rất Thánh Trinh Nữ Maria và tất cả các thánh được hưởng vinh phúc trên trời.
Một ngày kia, chân phước Angela Foligno xin Chúa Giêsu cho mình biết việc đạo đức nào giúp cho chân phước có thể tôn vinh Người nhất. Người đã hiện ra với chân phước, giang tay bị đóng đanh trên thập giá mà phán:
“Hơi con của Cha, hãy nhìn vào các vết thương cua Cha đây.”
Bấy giờ chân phước nhận ra rằng không gì làm đẹp lòng Chúa Giêsu yêu dấu cho bằng suy gẫm về sự thương khó của Người. Rồi Người tỏ cho chân phước những vết thương trên đầu Người cùng với các vết thương khác mà nói với chân phước:
“Cha đã chịu tất cả những khổ đau này vì phần rỗi của con. Con đã làm gì để đền đáp lại lòng Cha yêu con?”
Hy tế Thánh lễ dâng lên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh sự tôn vinh khôn cùng, vì Hy tế Thánh lễ tái diễn cuộc tử nạn của Chúa Giêsu Kitô, và vì nhờ Thánh lễ, chúng ta dâng lên Thiên Chúa công nghiệp do đức tuân phục của Chúa Giêsu, cùng với sự khổ đau và Máu Thánh châu báu của Người. Toàn thể triều thần thiên quốc cũng hân hoan khác thường mỗi khi có một Thánh lễ dâng lên. Một số vị tiến sĩ Giáo hội, cùng với thánh Tôma Aquinô, nói với chúng ta rằng, với cùng một lý do, tất cả các chân phước ở trên trời hân hoan thông công cùng các tín hữu, vì Bí Tích Thánh là sự tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa Giêsu Kitô, nhờ đó, loài người được thông hưởng hoa trái của Bí Tích Thánh để nhận lãnh ơn cứu độ.
Kinh Mân Côi, khi được đọc chung, kèm theo sự suy niệm các mầu nhiệm thánh hảo, cũng là một hiến tế chúc tụng Thiên Chúa để cảm tạ Ngài vì ơn cứu độ cao cả Ngài ban cho chúng ta. Kinh Mân Côi còn là một tưởng nhớ thánh về những đau khổ, tử nạn và vinh quang của Chúa Giêsu Kitô. Do đó, kinh Mân Côi thật sự tôn vinh và làm cho Chúa Giêsu, Đức Mẹ và tất cả các chân phước trên trời hoan lạc, vì các Ngài không còn mong gì hơn hay đóng góp gì hơn cho vĩnh phúc của chúng ta, bằng thấy chúng ta gắn bó với việc hết sức làm vinh danh Chúa Giêsu mà lại cũng rất bổ ích cho chính chúng ta nữa.
Phúc Âm dạy chúng ta rằng, một tội nhân trở lại và người thật lòng thống hối làm cho tất cả các thiên thần mừng vui hoan hỉ. Nếu sự thống hối và cải thiện của một tội nhân đủ làm cho các thiên thần mừng vui như thế, thử hỏi, toàn thể triều thần thiên quốc còn sung sướng hoan hỉ và Chúa Giêsu rạng danh đến thế nào, khi thấy chúng ta ở thế gian sốt sắng và thiết tha suy ngắm về sự khiêm hạ, cực hình của Người cũng như về cái chết rùng rợn đầy nhục nhã của Người! Còn gì đánh động lòng chúng ta chắc chắn hơn điều này, và còn gì thôi thúc chúng ta tự thống hối một cách chân thành hơn điều này.
Một người Kitô hữu không suy gẫm các mầu nhiệm kinh Mân Côi thì thật là vô ơn đối với Chúa Giêsu và tỏ ra họ ít chú ý đến tất cả những gì Chúa Cứu Thế đã phải chịu để cứu chuộc thế gian. Thái độ này chứng tỏ họ biết ít hay chẳng biết gì về cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô, và họ không bao giờ chịu khó để tìm hiểu Người, về những gì Người làm và chịu để cứu chuộc chúng ta.
Một người Kitô hữu như vậy đáng phải lo sợ, vì chưa bao giờ biết Chúa Giêsu Kitô hay vì loại Người ra khỏi tâm trí mình, Người sẽ chê chối họ trong ngày phán xét với câu nói lạnh lùng: “Thật thế, Ta cho ngươi hay, Ta không hề biết ngươi” (Mathêu 25:12).
Vậy, chúng ta hãy suy niệm về cuộc đời và những đau khổ của Chúa Giêsu bằng kinh Mân Côi; chúng ta hãy học biết Người cho rõ và hãy biết ơn tất cả những ơn phúc của Người, để trong ngày chung thẩm, Người cho chúng ta vào thành phần con cái và bạn hữu của Người
Bông Hồng 24
Phương Thế Nên Trọn Lành
Các thánh luôn lấy đời sống của Chúa Giêsu làm mục tiêu học hỏi chính yếu của mình; các ngài dùng việc suy ngắm các nhân đức và đau khổ của Người làm cách thức giúp các ngài đạt đến mức toàn thiện Kitô giáo.
Khi thánh Bênađô bắt đầu suy gẫm các nhân đức và đau khổ của Chúa Giêsu, ngài tiếp tục giữ mãi việc suy gẫm này. Ngài nói:
“Hồi tôi mới trở lại, tôi làm một bó mộc dược để kính nhớ những thương khó của Chúa Cứu Thế. Tôi đặt bó mộc dược này trên ngực của tôi, khi nghĩ đến những đòn vọt, gai góc và đinh nhọn trong cuộc khổ nạn của Người. Tôi vận dụng hết tâm thần để hằng ngày suy ngắm các mầu nhiệm này.”
Đây cũng là một việc thực hành của các thánh tử đạo nữa. Chúng ta biết việc các ngài chiến thắng những đau đớn rùng rợn nhất đáng ca ngợi là chừng nào. Thánh Bênađô nói rằng lòng kiên trung lạ lùng của các vị tử đạo chỉ có thể phát xuất từ một nguồn mạch là sự liên lỉ suy ngắm các vết tích của Chúa Giêsu Kitô. Các vị tử đạo là các nhà lực sĩ của Chúa Kitô, các tay vô địch của Người. Trong khi máu các ngài vọt lên, xác thể các ngài bị tan thành mảnh, thì linh hồn đại lượng của các ngài ẩn náu trong các dấu tích của Chúa Giêsu. Những dấu tích này làm cho các ngài tất thắng bất bại.
Trong cả cuộc đời trần thế, mối quan tâm chính yếu của Đức Mẹ là suy ngắm các nhân đức và đau đớn của Con Mẹ. Khi nghe thiên thần hân hoan mừng hát vào lúc Người giáng sinh và khi thấy mục đồng đến thờ lạy Người trong máng cỏ, lòng trí Mẹ đầy ngỡ ngàng và Mẹ đã ngẫm nghĩ tất cả những sự diệu kỳ này. Mẹ so sánh giữa sự cao cả của Lời nhập thể với sự khiêm hạ sâu xa của Người qua cách Người hạ mình xuống; Mẹ nghĩ đến Người trong máng cỏ đầy rơm rác với thiên ngai của Người trong cung lòng Ngôi Cha Hằng Hữu của Người. Mẹ so sánh quyền năng của Thiên Chúa với sự yếu đuối của một con trẻ, sự khôn ngoan của Người với sự ngây thơ của Người.
Một lần kia, Đức Mẹ nói với thánh nữ Brigitta: “Khi nào Mẹ suy ngắm về sự đẹp đẽ, cao sang và khôn ngoan của Con Mẹ, lòng Mẹ tràn ngập vui mừng; khi nào Mẹ nghĩ đến tay chân của Người bị đanh nhọn thâu qua, Mẹ khóc lóc thảm thiết và lòng Mẹ rách nát vì sầu thương đau đớn.”
Sau khi Chúa Giêsu lên trời, Đức Mẹ sống những ngày còn lại của mình bằng việc thăm viếng những nơi thánh mà Chúa đã sống và chịu đau khổ. Khi ở những nơi này, Mẹ suy gẫm về tình yêu vô biên của Chúa và về cuộc khổ nạn khủng khiếp của Chúa.
Thánh Maria Mai-đệ-Liên không làm gì hơn ngoài những thực hành đạo đức như vậy trong 30 năm sau hết của thánh nữ, khi thánh nữ sống tĩnh mạc nguyện cầu ở Sainte Baume.
Thánh Giêrônimô nói rằng việc tôn sùng các nơi thánh được lan rộng trong tầng lớp giáo hữu từ các thế kỷ đầu của Giáo Hội. Họ đến thánh địa từ khắp chốn trên thế giới Kitô giáo, để cảm nhận sâu xa hơn một tình yêu vĩ đại và tưởng niệm đến Chúa Cứu Thế xác tín hơn trong lòng, khi thấy những nơi và việc Người thánh hóa, qua cuộc sinh hạ của Người, bằng hoạt động của Người, bằng cuộc thương khó và tử nạn của Người.
Tất cả các Kitô hữu có cùng một đức tin và cùng tôn thờ một Chúa, cùng hy vọng vào một vinh phúc trên trời. Họ có cùng một Đấng Trung Gian duy nhất là Chúa Giêsu Kitô, do đó, họ tất cả phải bắt chước Mô Phạm Thần Linh của mình, bằng việc suy ngắm các mầu nhiệm về đời sống, nhân đức và vinh quang của Người.
Thật là lầm to khi cho rằng chỉ có linh mục, tu sĩ và những ai xa lánh sự nhộn nhạo thế gian mới cần phải suy ngắm các chân lý đức tin và các mầu nhiệm về đời sống của Chúa Giêsu Kitô. Nếu các linh mục và tu sĩ có bổn phận suy ngắm về các chân lý của đạo thánh để sống xứng đáng cho đến cùng ơn gọi của mình, thì giáo dân cũng có cùng một bổn phận như vậy. Vì hằng ngày họ phải đương đầu với những hiểm nguy thiêng liêng có thể làm họ mất linh hồn. Vì vậy, họ phải trang bị cho chính mình những việc suy niệm thường xuyên về cuộc đời, về các nhân đức và đau thương của Chúa Giêsu, là những gì tuyệt vời được cô đọng trong 15 mầu nhiệm Mân Côi
Bông Hồng 25
Sung Mãn Thánh Thiện
Sẽ chẳng bao giờ có ai hiểu được sự sung mãn thánh thiện lạ lùng được chất chứa trong các kinh và các mầu nhiệm Mân Côi. Việc suy niệm các mầu nhiệm về sự sống và chết của Chúa Giêsu Kitô Cứu Thế là nguồn mạch trổ sinh những hoa trái kỳ diệu nhất cho những ai thực hành việc này.
Ngày nay, người ta muốn có những điều đánh động và gây cho linh hồn ấn tượng sâu đậm. Thế nhưng, trong lịch sử thế giới, sẽ không có điều gì cảm kích hơn kỳ tích về đời sống, sự chết và vinh hiển của Chúa Cứu The<160> được chứa đựng trong kinh Mân Côi. Qua 15 mầu nhiệm, các cảnh chính về đời sống của Người được phô diễn trước mắt chúng ta. Làm gì có những kinh nguyện tuyệt vời và cao trọng hơn kinh Chúa Dạy và Lời Chào Thiên Thần? Tất cả ước vọng và nhu cầu của chúng ta đều được thấy diễn tả trong hai kinh này.
Suy niệm về các mầu nhiệm và kinh nguyện Mân Côi là một việc dễ nhất trong các kinh nguyện, vì những nhân đức khác nhau của Chúa Giêsu Kitô và những giai đọan khác nhau của cuộc đời Người, khi suy niệm, làm tươi mát và củng cố tâm trí chúng ta cách lạ lùng, giúp chúng ta khỏi bị chia trí.
Những mầu nhiệm này, với người thông hiểu, là nguồn mạch của các tín điều căn bản nhất, với những kẻ đơn thành, là cách dẫn giải rõ ràng và dễ hiểu biết.
Chúng ta phải học suy niệm hình thức dễ dàng này trước khi tiến tới bậc chiêm niệm cao nhất. Đây là quan điểm của thánh Tôma Aquinô và cũng là lời ngài khuyên chúng ta khi nói rằng, trước hết, người ta phải cố gắng tranh đấu để chiếm lấy tất cả các nhân đức của kinh Mân Côi đã hiến cho chúng ta để cho chúng ta bắt chước. Học giả Cajetan nói rằng, đó là cách chúng ta thực sự tiến đến độ hiệp nhất với Thiên Chúa – vì không có sự chiêm niệm hiệp nhất này thì chỉ là ảo tưởng nguy hiểm, có thể làm linh hồn lạc hướng.
Nếu các người phái Minh Tri và Tĩnh Tịch ngày nay theo lời khuyên này thì họ đã không bao giờ sa ngã nặng nề hay gây ra những gương mù như vậy, và khó chịu với những việc tôn sùng của kẻ lành. Nếu ai cho là có thể đọc các kinh khác còn hay và tuyệt hơn kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng, thì họ đã rơi vào cạm bẫy ảo tưởng của ma qủi rồi đó.
Những kinh nguyện này là sự nâng đỡ, là sức mạnh và là bảo toàn cho linh hồn của chúng ta, nhưng tôi phải lưu ý là không cần phải luôn đọc các kinh này như khẩu nguyện. Đúng là như thế, về ý nghĩa, tâm nguyện vẫn hoàn hảo hơn khẩu nguyện, song, hãy tin tôi đi, thật là nguy hiểm, nếu không muốn nói là nguy tử, nếu tự ý bỏ đi việc đọc kinh Mân Côi, viện lý là tìm cầu một sự kết hợp mật thiết với Chúa hơn.
Đôi khi linh hồn tự mãn đi theo một đường lối khéo léo và có thể làm được mọi sự trong nội tâm để tiến tới tột đỉnh của mức chiêm niệm như các thánh, có thể bị ma qủi đánh lừa đến chỗ bỏ không thực hành những việc tôn sùng trước nữa, vì họ cho rằng họ đã tìm ra được một sự thiện cao hơn. Thế rồi họ coi các việc thực hành trước kia của mình là thấp kém, chỉ đáng dành cho các linh hồn tầm thường hay trung bình.
Linh hồn loại này đã tự ý làm như điếc trước các kinh nguyện và lời chào mà tổng thần dạy cho chúng ta, kể cả kinh Thiên Chúa đặt ra dạy cho chúng ta khi phán: “Các con hãy nguyện cầu như sau: ‘Lạy Cha chúng con…’“ (Mathêu 6:9). Lâm vào tình trạng này, một linh hồn như vậy sẽ rơi vào những mơ tưởng còn nguy hại hơn nữa, rồi rơi từ dốc núi này xuống sườn núi kia.
Hỡi qúi bạn thân ái của Hiệp Hội Kinh Mân Côi, cứ tin tôi đi, nếu qúi bạn thực sự muốn tiến đến độ cao của đời sống cầu nguyện một cách hoàn toàn nghiêm chỉnh mà không bị ma qủi lừa đảo, như hắn từng làm nơi những kẻ cầu nguyện, hãy đọc trọn một tràng Mân Côi mỗi ngày, hay ít là 50 kinh.
Nhờ ơn Chúa, qúi bạn đã tiến cao trong đời cầu nguyện, cứ giữ lấy việc đọc kinh Mân Côi, nếu muốn ở mãi mức độ này và nếu qúi bạn muốn nhờ kinh Mân Côi để càng ngày càng sống khiêm hạ hơn. Vì, chẳng có ai đọc kinh Mân Côi hằng ngày lại trở thành một kẻ lạc đạo chính hiệu hay bị ma qủi lừa đảo cả. Đây là lời phát biểu tôi sẵn sàng lấy máu mình mà ký để làm bảo chứng.
Mặt khác, nếu Thiên Chúa Toàn Năng, vì lòng thương vô biên của Ngài, kéo qúi bạn đến với Ngài, như Ngài đã làm nơi một số các thánh nhân trong khi các ngài đang lần hạt Mân Côi, qúi bạn hãy ngoan ngoãn phó mình trong tay Ngài, mặc cho Ngài lôi kéo qúi bạn. Hãy để cho Thiên Chúa hoạt động và nguyện cầu nơi qúi bạn, và hãy để cho Ngài đọc kinh Mân Côi theo kiểu cách của Ngài, thế là đủ cho một ngày.
Tuy nhiên, nếu qúi bạn đang ở trong tình trạng chiêm niệm chủ động hay tình trạng thâm trầm cầu nguyện, tức quí bạn đặt mình trước nhan Chúa và yêu mến Ngài, qúi bạn càng không có lý do để bỏ đọc kinh Mân Côi. Kinh Mân Côi sẽ là một trợ giúp tuyệt vời cho qúi bạn khỏi sợ mất mức độ tâm nguyện hay bị cản bước tiến thiêng liêng của qúi bạn.
Qúi bạn sẽ thấy rằng kinh Mân Côi đúng là chiếc Thang Giacóp với 15 bậc, nhờ đó, từng bậc một, qúi bạn sẽ đi từ nhân đức này đến nhân đức kia, từ ơn soi sáng này đến ơn soi sáng kia. Như thế, không sợ nguy hiểm bị lầm lạc, qúi bạn sẽ dễ dàng đạt đến tầm vóc viên mãn của Chúa Giêsu Kitô.
Bông Hồng 26
Kinh Nguyện Tuyệt Hảo
Bất cứ làm gì, qúi bạn đừng giống như người đàn bà ở Rôma kia đạo đức theo kiểu ý riêng, mà hễ nói đến kinh Mân Côi là lại nhắc tới bà. Bà sùng đạo và sốt sắng đến nỗi, đời sống thánh thiện của bà đã làm cho bà nhẹ hàng đối với những điều coi là ngặt nghèo nhất trong Giáo Hội.
Định tâm nhân thánh Đaminh hướng dẫn đời sống thiêng liêng cho mình, bà xin thánh nhân giải tội cho bà. Thánh nhân đã ra việc đền tội cho bà là đọc một tràng kinh Mân Côi, còn khuyên bà đọc như thế hằng ngày nữa. Bà nói rằng bà không có đủ giờ để đọc, lấy lý nào là phải đi kính viếng các đền thờ ở Rôma mỗi ngày, nào là đã phải mặc áo thô cùng với áo nhặm, nào là làm khốn mình mấy lần một tuần, nào là thực hành quá nhiều các việc đền tội và chay tịnh. Thánh Đaminh cứ thúc giục bà nghe theo lời khuyên của ngài đọc kinh Mân Côi, nhưng bà không chịu. Bà rời tòa giải tội mà rùng mình trước những mẹo mực của vị linh hướng cứ nhất định muốn bà làm một việc tôn sùng bà không thích một tí nào cả.
Sau này, vào một lúc đang cầu nguyện, bà ngất trí đi và được thị kiến thấy linh hồn của bà đến trước tòa Chúa phán xét. Thánh Micae đặt tất cả các việc hãm mình và cầu nguyện của bà lên một đia cân và tất cả các tội lỗi cùng với những bất toàn của bà lên đia cân còn lại. Đia cân việc lành phúc đức của bà lại nhẹ hẫng so với đia cân tội lỗi bất toàn của bà.
Đầy kinh hãi, bà kêu khẩn đến lòng thương xót, van xin Rất Thánh Trinh Nữ cứu giúp, vị Bầu Cử ân đức của bà, Đấng đã lấy tràng kinh Mân Côi duy nhất mà bà đã đọc để đền tội, đặt lên đia cân công phúc của bà. Tràng kinh Mân Côi này nặng hơn cả mọi tội lỗi lẫn việc lành của bà. Rồi Đức Mẹ trách bà đã không chịu nghe theo lời huyên của thánh Đaminh, đầy tớ của Người và không chịu đọc kinh Mân Côi hằng ngày.
Tỉnh trí lại, bà cấp tốc chạy đến sấp mình dưới chân thánh Đaminh, kể cho thánh nhân nghe tất cả những gì đã xẩy ra, xin thánh nhân tha cho sự bất tín cẩn của bà và hứa sẽ trung thành đọc kinh Mân Côi hằng ngày. Bà đã nhờ thế mà tiến tới sự trọn lành Kitô giáo và cuối cùng đến vinh quang đời đời.
Hỡi qúi bạn là những người cầu nguyện, từ câu truyện này qúi bạn thấy được mức độ phi thường là dường nào, nơi quyền năng, giá trị và tầm quan trọng của sự tôn sùng phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi, khi nó được đọc chung cùng với sự suy niệm các mầu nhiệm của nó.
Một ít thánh đã tiến tới cao điểm của sự cầu nguyện, như thánh Maria Mai-đệ-Liên, vị thánh đã được các thiên thần đưa lên trời mỗi ngày, và cũng là vị thánh đã được đặc ân ngồi học dưới chân Chúa và Mẹ Thánh của Người.
Thế mà, vào một ngày kia, khi chị thánh xin Thiên Chúa tỏ cho chị biết phải dùng cách nào chắc chắn để tấn tới trong tình yêu mến Ngài cũng như đạt được tuyệt đỉnh trọn lành, Ngài đã sai tổng thần Micae nhân danh Ngài tỏ cho chị thánh biết là không có một đường lối nào khác giúp chị thánh tiến tới trọn lành ngoài việc suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa. Rồi tổng thần đặt một cây thánh giá ở trước cửa động của chị thánh và bảo chị cầu nguyện trước cây thánh giá, chiêm ngắm các mầu nhiệm đau thương mà chính chị đã được chứng kiến tận mắt.
Gương của thánh Phanxicô Salêsiô, một vị đại linh hướng vào thời đại cua ngài, phải khuyến khích quí bạn gia nhập Hiệp Hội Kinh Mân Côi, vì, một vị thánh cao cả như ngài mà còn hứa buộc mình, bao lâu còn sống, mỗi ngày phải đọc đủ một tràng kinh Mân Côi.
Thánh Charles Borrômêô cũng đọc đủ một tràng kinh Mân Côi như vậy và hết sức khuyến giục làm việc tôn sùng này nơi các linh mục của ngài, nơi hàng giáo sĩ trong các chủng viện và cho tất cả mọi giáo hữu của ngài.
Thánh Piô V, một trong những vị đại giáo hoàng dẫn dắt Giáo Hội, đã đọc kinh Mân Côi mỗi ngày. Thánh Tôma Villanôva, tổng giám mục giáo phận Valencê, thánh Têrêsa và thánh Philiphê Nêri cũng như nhiều vĩ nhân khác mà tôi không kể đến tên hết lòng tôn sùng Kinh Mân Côi Thánh.
Theo gương các đấng; các vị linh hướng của qúi bạn sẽ lấy làm hài lòng, và nếu các ngài biết được lợi ích mà qúi bạn gặt hái được do việc tôn sùng này, điều trước hết mọi sự các ngài sẽ thúc giục qúi bạn là thực hành việc tôn sùng này
Bông Hồng 27
Các Lợi Ích
Tôi phải hiến cho qúi bạn thêm những lý do tại sao mà nhiều linh hồn cao cả đã thiết tha thực hành việc tôn sùng này; đó là vì kinh Mân Côi khi được đọc kèm theo sự suy gẫm các mầu nhiệm của nó sẽ mang lại những ích lợi sau đây:
1.- Nó dần dần làm cho chúng ta hoàn toàn hiểu biết Chúa Giêsu hơn;
2.- Nó thanh tẩy tội lỗi làm cho linh hồn chúng ta nên thanh sạch;
3.- Nó làm cho chúng ta chiến thắng tất cả mọi kẻ thù của chúng ta;
4.- Nó làm cho chúng ta dễ dàng thực hành nhân đức;
5.- Nó làm cho chúng ta nóng nẩy kính mến Chúa;
6.- Nó làm cho chúng ta tăng tiến trong ân sủng và công đức;
7.- Nó giúp cho chúng ta những gì cần thiết để trang trải tất cả nợ nần chúng ta mắc với Chúa và với anh em mình, và sau hết, nó làm cho chúng ta thêm đủ mọi ơn lành của Chúa Toàn Năng.
Sự hiểu biết Chúa Giêsu Kitô là khoa học của Kitô hữu và là khoa học cứu rỗi; thánh Phaolô nói rằng nó vượt trên mọi khoa học trần gian (xem Philiphê 3:8), về giá trị cũng như về sự trọn hảo. Điều này đúng là như thế:
1.- Vì phẩm vị của đối tượng mà nó hướng đến, đó là một Người- Thiên-Chúa, Đấng mà cả vũ trụ so với Người chỉ là một giọt sương hay một hạt cát;
2.- Vì ích lợi của nó đối với chúng ta; trong khi khoa học trần gian chỉ làm cho chúng ta tràn đầy những ám khói và kiêu kỳ ảo tưởng;
3.- Và sau hết, vì sự hết sức khẩn thiết của nó; ở chỗ, không ai có thể được cứu rỗi nếu không nhận biết Chúa Giêsu Kitô – thế mà, một người hoàn toàn không hề biết một tí nào về các khoa học khác lại được cứu rỗi khi họ thấu hiểu khoa học về Chúa Giêsu Kitô.
Phúc thay kinh Mân Côi là kinh ban cho chúng ta khoa học và sự hiểu biết về Chúa này, khi chúng ta suy niệm về đời sống, sự chết, cuộc thương khó và vinh hiển của Người.
Nữ hoàng xứ Saba hết lòng ca ngợi sự khôn ngoan của vua Salômôn đã kêu lên: “Phúc cho quần thần của vua và bầy tôi của vua là những người luôn hầu cận bên vua và nghe được sự khôn ngoan của vua.” (1 Chư Vương 10:8). Thế nhưng, còn phúc hơn thế nữa cho các tín hữu cẩn trọng suy niệm về đời sống, nhân đức, thương khó và vinh hiển của Chúa Cứu Thế, vì, nhờ đó, họ có thể đạt được trọn sự hiểu biết hàm chứa sự sống đời đời. “Đấy là sự sống đời đời.” (Gioan 17:3).
Đức Mẹ đã tỏ cho chân phước Alan biết rằng từ khi thánh Đaminh bắt đầu rao giảng kinh Mân Côi đã làm cho các tội nhân cứng lòng bị đánh động và đớn đau khóc lóc về tội lỗi nặng nề của mình. Đám tuổi trẻ thực thi những việc đền tội ngoài sức tưởng tượng, và ở các nơi thánh nhân rao giảng Phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi đều bừng lên lòng sùng mộ, đến nỗi, tội nhân đã cải hối và chính việc cải hối này của họ lại củng cố các người khác và làm thay đổi lòng người.
Vào một lúc nào đó, cảm thấy nặng nề tội lỗi trong lương tâm, qúi bạn hãy cầm lấy tràng hạt Mân Côi và đọc tối thiểu một ít nào đó, để tôn kính mầu nhiệm về đời sống, sự thương khó và vinh hiển của Chúa Giêsu Kitô, với lòng tin tưởng, khi qúi bạn suy niệm và tôn kính những mầu nhiệm này, Người sẽ trình lên Cha Người ở trên trời những thánh tích của Người, để cầu xin cho qúi bạn và ban cho qúi bạn lòng thống hối cùng ơn tha thứ mọi tội lỗi của qúi bạn.
Một ngày kia, Chúa nói với chân phước Alan là: “Nếu những kẻ tội lỗi bất hạnh đáng thương này đọc kinh Mân Côi của Ta, họ sẽ được thông phần với công ơn thương khó của Ta, và Ta sẽ là Đấng Bầu Cử cho họ trong việc đền bù lại sự công chính của Cha Ta.”
Cuộc đời này chẳng là gì khác ngoài việc tranh đấu với hết cám dỗ này đến cám dỗ khác; không phải chúng ta đối đầu với những kẻ thù có xương có thịt, mà là với chính quyền lực hỏa ngục. Do đó, còn khí giới nào sắc bén cho chúng ta dùng để chiến đấu với nó bằng kinh nguyện mà vị Đại Thủ Lãnh của chúng ta đã dạy cho chúng ta, và bằng Lời Chào Thiên Thần, những kinh nguyện xua tan ma qủi, diệt trừ tội lỗi và canh tân thế giới? Còn khí giới nào dũng mãnh để chúng ta có thể sử dụng hơn việc suy niệm về đời sống và sự thương khó của Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế? Như thánh Phêrô nói, biết thế, chúng ta phải trang bị cho mình để tự vệ khỏi chính những kẻ thù mà Người đã chiến thắng, cũng là kẻ thù hằng ngày ve vãn chúng ta (xem 1Phêrô 4:1).
Ngay từ khi ma qủi bị sự khiêm nhượng và thương khó của Chúa Giêsu Kitô đạp nát, thì hắn hầu như không còn có thể tấn công một linh hồn được trang bị bằng việc suy gẫm các mầu nhiệm về đời sống của Chúa, và nếu hắn có quấy nhiễu linh hồn này, chắc chắn hắn sẽ bị hổ bại mà thôi” (Đức Hồng Y Hugues).
“Hãy mặc lấy khí giới của Thiên Chúa” (Ephêsô 6:11). Cũng thế, qúi bạn hãy trang bị khí giới của Thiên Chúa là kinh Mân Côi, và qúi bạn sẽ đạp nát đầu ma qủi cũng như sẽ khắc phục được mọi chước cám dỗ của hắn. Đó là lý do tại sao ngay cả tràng hạt Mân Côi mà thôi cũng là điều dễ sợ đối với qủi ma rồi, và đó cũng là lý do tại sao các thánh đã dùng tràng hạt để trói buộc qủi ma cũng như để xua đuổi chúng ra khỏi thân thể của các kẻ bị chúng ám. Những sự việc này không phải được những sách vở đáng tin ghi nhận chỉ duy một lần.
Chân phước Alan kể rằng, có một người đàn ông ngài biết đã thử đủ thứ việc tôn sùng mà vẫn không làm sao thoát được các tà thần ám vào mình. Hết nước, ông ta mới nghĩ đến việc đeo tràng hạt Mân Côi vào cổ, điều này đã làm ông nguôi ngoai nhiều lắm. Ông ta khám phá ra rằng, mỗi lần ông bỏ tràng hạt ra là ma qủi lại hành hạ ông dữ dội. Thế là ông dứt khoát đeo tràng hạt cả ngày lẫn đêm. Từ đó ma qủi không bao giờ trở lại với ông nữa, vì hắn không thể nào chịu nổi sợi giây xích khủng khiếp này. Chân phước Alan cũng làm chứng là ngài đã giải cứu cho một số đông người bị quỉ ám bằng cách đeo tràng hạt quanh cổ của họ.
Cha Jean Amat, dòng Đaminh, vào một năm nọ, lúc đang giảng tuần đại phúc vào Mùa Chay ở nước Aragon thì có một em gái bị qủi ám được đem đến cho ngài. Sau khi làm phép trừ qủi cho em mấy lần mà không xong, ngài lấy cỗ tràng hạt đeo vào cổ của em. Ngài khó khăn lắm mới làm được như vậy xong thì em gái bắt đầu kêu gào dữ dội: “Hãy bỏ chúng ra! Hãy bỏ chúng ra! Những hạt này hành hạ tôi!” Thương hại em gái, cuối cùng, vị linh mục đành bỏ cỗ tràng hạt ra.
Ngay đêm hôm sau, khi cha Amat đang ở trên giường thì những tên qủi đã ám em gái điên cuồng giận dữ tìm cách tấn công cha. Thế nhưng, với cỗ tràng hạt cuốn trong bàn tay mà chúng không làm sao giựt nó khỏi cha được, cha đã dùng để quật chúng tơi bời và đánh chúng chạy mất, trong khi miệng cha kêu cứu: “Thánh Maria, Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi, xin đến cứu giúp con!”
Ngày hôm sau, khi đến nhà thờ, ngài gặp em gái đáng thương, vẫn còn bị qủi ám, và một trong những tên qủi đang ở trong em bắt đầu cười và nói diễu cợt rằng: “Này, đại ca, nếu đại ca dám bỏ cỗ tráng hạt đi thì tụi này sẽ cho đại ca biết tay!” Bấy giờ vị linh mục tốt lành không chần chờ quàng ngay cỗ tràng hạt vào cổ em gái mà nói: “Nhân danh Tên Thánh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, Mẹ Thánh của Người, và bằng quyền năng của Phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi, ta truyền cho ngươi, hỡi các tà thần, hãy ra khỏi thân thể của em gái này,” lập tức chúng bó buộc phải nghe theo và buông tha em gái.
Những câu truyện này chứng tỏ quyền phép của kinh Mân Côi đối với các chước cám dỗ do ma qủi có thể gây ra – đối với cả các giống tội lỗi nữa – vì các hạt kinh này đuổi ma qủi chạy mất.
Bông Hồng 28
Những Công Dụng Hữu Hiệu
Thánh Augustinô nhấn mạnh là không có một việc linh thao nào kết quả và ích lợi cho phần rỗi chúng ta hơn việc luôn luôn nghĩ về sự thương khó của Chúa Cứu Thế.
Chân phước Albêtô Cả, (phụ chú của người dịch bản Việt Ngữ: Albêtô Cả qua đời ngày 15/11/1280, nhưng mãi cho tới năm 1622 mới được phong chân phước, và mãi đến năm 1927 các giám mục Đức mới xin tòa thánh phong hiển thánh cho Ngài thành công, do đó, thánh tác giả ở đây gọi thánh Albêtô Cả bấy giờ là chân phước), mà thánh Tôma Aquina là môn đệ, trong một thị khải, được biết rằng chỉ cần nghĩ đến hay suy về sự thương khó của Chúa Giêsu Kitô, người Kitô hữu đủ chiếm được nhiều công nghiệp hơn là chay tịnh ăn bánh và uống nước cả năm trời, hay đánh tội đổ máu ra mỗi tuần một lần, hoặc đọc cả bộ Thánh Vịnh hằng ngày. Nếu là như vậy thì còn có công đến đâu khi đọc kinh Mân Côi theo sự tượng niệm cả cuộc đời cùng sự thương khó của Chúa Cứu Thế!
Một ngày kia, Đức Mẹ tỏ cho chân phước Alan biết rằng, sau Thánh Lễ là việc tưởng niệm cao trọng và sống động nhất về cuộc thương khó của Chúa Giêsu, thì không còn một việc tôn sùng nào khác tốt lành hơn và phúc đức hơn kinh Mân Côi, một tưởng niệm và biểu hiệu khác cho cuộc đời và cuộc thương khó của Chúa Giêsu Kitô.
Cha Dorland nói rằng, vào năm 1481, Đức Mẹ đã hiện ra với chân phước Đaminh dòng Cathusan, ở Teves, nói với ngài: “Khi nào một tín hữu đang có Ơn Nghĩa Chúa đọc kinh Mân Côi theo sự suy niệm các mầu nhiệm về đời sống và cuộc tử nạn của Chúa Giêsu Kitô, mọi tội lỗi của họ sẽ hoàn toàn và trọn vẹn được thứ tha.”
Đức Mẹ còn nói với chân phước Alan:
“Mẹ muốn cho con biết rằng, mặc dầu có nhiều ân xá đi theo với việc lần hạt Mân Côi của Mẹ, Mẹ sẽ ban thêm cho ai sạch tội trọng qùi lần 50 kinh Kính Mừng. Còn ai kiên trung trong việc sùng kính kinh Mân Côi, đọc và suy gẫm, sẽ được tưởng thưởng; Mẹ sẽ xin cho họ hoàn toàn được tha mọi đền trả và vết tích bởi tội lỗi của họ vào lúc họ lâm chung. Đừng ngờ vực gì nữa, cho dù nó xem như không thể nào xẩy ra. Nhưng đối với Mẹ lại dễ dàng vì Mẹ là Mẹ của Vua Trời, Đấng gọi Mẹ Đầy Ơn Phúc. Vì Mẹ đầy ơn phúc mà Mẹ có thể tự do phân chia ơn sủng cho các con cái dấu yêu của Mẹ.”
Thánh Đaminh thâm tín vào công hiệu và giá trị cao cả của kinh Mân Côi đến nỗi, khi giải tội, ngài khó lòng cho hối nhân một việc đền tội nào khác. Qúi bạn đã có một câu truyện điển hình mà tôi đã kể cho qúi bạn nghe về người đàn bà ở Rôma mà ngài bảo đọc một tràng Mân Côi đền tội. Thánh Đaminh là vị thánh cả, nên các vị giải tội cũng phải theo gương ngài xin hối nhân làm việc đền tội bằng việc đọc kinh Mân Côi theo sự suy gẫm về những mầu nhiệm thánh, hơn là bảo họ làm những việc đền tội khác, ít công đức hơn và ít đẹp lòng Thiên Chúa hơn, ít giúp họ tiến hơn trên đường nhân đức và không công hiệu bằng kinh Mân Côi trong việc giúp họ khỏi sa ngã phạm tội. Hơn nữa, trong khi đọc kinh Mân Côi, người ta sẽ kiếm được vô vàn ân xá không có nơi các việc tôn sùng khác.
Đức viện phụ Blosius nói rằng: “Kinh Mân Côi, khi được suy niệm về cuộc đời và cuộc thương khó của Chúa Giêsu Kitô, chắc chắn làm hài lòng Chúa và Mẹ Thánh của Người nhất và cũng là cách chiếm được tất cả mọi ơn hữu hiệu nhất; chúng ta có thể đọc kinh Mân Côi cho chính chúng ta cũng như cho những người mà chúng ta muốn cầu nguyện cho và cho cả và Hội Thánh. Vậy chúng ta hãy qui mọi nhu cầu của chúng ta về kinh Mân Côi, và chúng ta chắc chắn sẽ xin được các ơn chúng ta cầu cùng Thiên Chúa để cứu vớt linh hồn của chúng ta.”
Bông Hồng 29
Phương Thế Cứu Rỗi
Thánh Denis nói rằng không có gì cao đẹp hơn và làm hài lòng Thiên Chúa hơn là việc đồng công cứu các linh hồn và việc làm điêu đứng hủy hoại các mưu đồ của ma qủi. Con Thiên Chúa xuống thế gian không ngoài lý do là để cứu rỗi các linh hồn.
Người đã khống chế vương quốc Satan bằng việc thiết lập Giáo hội. Nhưng, chúng đã vùng dậy và nhào tới tấn công các linh hồn, bằng lạc thuyết Albigensê, bằng ghen hận, bằng nổi loạn và bằng những tội lỗi xấu xa mà chúng gieo rắc khắp thế giới, vào các thế kỷ 11, 12 và 13.
Chỉ có những biện pháp thẳng tay mới có thể chặn đứng được những băng hoại ghê gớm này và mới khắc phục được quyền lực của Satan. Rất Thánh Trinh Nữ là Nữ Hộ Thân của Giáo Hội đã ban cho chúng ta một phương thế thần hiệu nhất để ngăn cản cơn giận của Con Người, để tiêu diệt lạc thuyết và để cải tiến nền luân lý Kitô giáo, ở nơi Hiệp Hội Kinh Mân Côi. Phương thế này quả là thần hiệu khi nó hồi phục Đức Ái, hồi phục việc năng chịu các phép Bí Tích, các phép đã được sùng mộ từ những thế kỷ vàng son đầu tiên của Giáo hội, và nó cũng cải tiến cả nền luân lý Kitô giáo.
Đức giáo hoàng Lêô X đã nói trong tự sắc của ngài rằng Hiệp Hội này được thành lập để tôn vinh Thiên Chúa và Rất Thánh Trinh Nữ, như một bức tường ngăn chặn các sự dữ đang bùng nổ trong Giáo hội.
Đức giáo hoàng Gregory XIII nói rằng kinh Mân Côi từ trời ban cho chúng ta như những phương cách để ngăn cản cơn thịnh nộ của Thiên Chúa và để cầu khẩn sự can thiệp của Đức Mẹ.
Đức giáo hoàng Julêô III nói kinh Mân Côi được Thiên Chúa linh ứng để nhờ các ân huệ của Đức Mẹ mà Thiên đàng mở ra cho chúng ta một cách dễ dàng hơn.
Đức giáo hoàng Phaolô III và Thánh giáo hoàng Piô V nói rằng kinh Mân Côi được ban cho các tín hữu để họ có thể dễ dàng sống bằng an và ủi an trong tâm thần. Chắc hẳn ai cũng muốn gia nhập một Hiệp Hội được lập nên với những mục đích cao cả như vậy.
Cha Đaminh, một tu sĩ Cathusian, vị sùng kính kinh Mân Côi thật là sâu đậm, được thị kiến thấy Trời mở ra với tất cả triều thần Thiên quốc quây quần trong hào quang rực rỡ. Cha còn nghe thấy các ngài hát kinh Mân Côi nhịp nhàng, mỗi chục kinh đọc để kính nhớ một mầu nhiệm về cuộc đời, về sự thương khó hay vinh quang của Chúa Giêsu và Mẹ Thánh Người. Cha Đaminh nhận thấy rằng khi nào các ngài hát đến thánh danh Maria, các ngài liền cúi đầu xuống, và đến thánh danh Chúa Giêsu, các ngài qùi xuống tạ ơn Thiên Chúa về công cuộc lành thánh Người đã thực hiện trên trời dưới đất qua kinh Mân Côi mà các phần tử của Hiệp Hội Kinh Mân Côi đọc ở trên trái đất này. Cha cũng để ý thấy rằng các ngài đang cầu nguyện cho những ai thực hành việc tôn sùng này. Cha còn thấy những vòng vương miện không có số được làm bằng các loại hoa thơm ngát đang sẵn sàng để đội cho những kẻ lần hạt Mân Côi sốt sắng. Cha hiểu rằng mỗi một kinh Mân Côi họ đọc là họ làm cho họ một triều thiên mà họ sẽ đội trên Thiên đàng.
Việc thị kiến của vị tu sĩ thánh đức này rất giống với thị kiến của thánh Gioan, Người Môn Đệ được Chúa yêu. Ngài đã thấy một số lớn thần thánh liên lỉ chúc tụng và chúc tụng Chúa Giêsu Kitô Cứu Tinh của chúng ta, về tất cả những gì Người đã thực hiện và đã chịu đựng trên trần gian vì phần rỗi của chúng ta. Đây chính là điều mà các phần tử sốt sắng của Hiệp Hội Kinh Mân Côi làm.
Không được nghĩ rằng kinh Mân Côi chỉ dành cho đàn bà và cho thành phần đơn hèn, không biết gì, nó cũng cho đàn ông và những vĩ nhân. Ngay từ khi thánh Đaminh trình cho Đức giáo hoàng Innocentê III biết về sự việc thánh nhân nhận lệnh từ trời trong việc thành lập Hiệp Hội Kinh Rất Thánh Mân Côi, Đức thánh cha đã hoàn toàn ban phép cho ngài, còn thúc giục thánh nhân rao giảng về Hiệp Hội và còn tỏ ý muốn chính mình trở nên phần tử của Hiệp Hội nữa. Nhiều vị hồng y cũng gắn bó nhiệt liệt với việc tôn sùng này, làm cho Lopez phải thốt lên:
“Bất kể phái tính, tuổi tác, hay gì gì đi nữa cũng không có thể ngăn trở người ta tôn sùng kinh Mân Côi được.”
Các phần tử của Hiệp Hội Kinh Mân Côi đã từng là đủ mọi thành phần trong cuộc sống: nào là các lãnh chúa, các hoàng tộc, các vương gia, cũng như các vị khâm mạng, các vị hồng y, các vị giáo hoàng; nếu kê khai đủ tên tuổi của họ trong cuốn sách nhỏ bé này thì dài lắm, mà cũng mới chỉ là một bản tóm tắt thôi.
Qúi bạn đọc thân mến, nếu qúi bạn gia nhập Hiệp Hội, qúi bạn sẽ được chia sẻ việc tôn sùng này với các phần tử đồng hội của mình cũng như được chia sẻ với các ơn sủng mà họ lập được trên trần gian cùng với vinh quang của họ trên trời. “Bởi qúi bạn được hiệp nhất với họ ở việc tôn sùng của họ, qúi bạn cũng sẽ được thông phần phẩm tước ưu hạng của họ.”
Bông Hồng 30
Những Đặc Ân Của Hiệp Hội
Nếu trị giá của một hội đoàn và của việc khuyến khích gia nhập hội đoàn này được căn cứ vào các ân xá gắn liền với Hiệp Hội, thì phải nói rằng Hiệp Hội Rất Thánh Mân Côi là một tổ chức sáng giá nhất, đáng thôi thúc các tín hữu gia nhập. Là vì Hiệp Hội được ban cho nhiều ân xá hơn các hội đoàn khác trong Giáo hội, và ngay từ khi được thành lập hầu như Đức giáo hoàng nào cũng rộng mở kho tàng Giáo hội để ban cho Hiệp Hội thêm nhiều đặc ân
khác.
Biết rằng gương lành lôi kéo hơn là lời nói và hơn cả các ân huệ, các Đức giáo hoàng thấy rằng không còn cách nào tốt hơn để tỏ ra việc đề cao Hiệp Hội cho bằng chính các ngài gia nhập Hiệp Hội.
Sau đây là bản tóm tắt các ân xá mà các ngài hết lòng ban cho Hiệp Hội Rất Thánh Mân Côi, các ân xá được Đức thánh cha Innocentê XI tái xác nhận ngày 31/7/1679, và được Đức tổng giám mục Ba-Lê nhận lấy và công bố ngày 25/9 cùng năm:
1.- Các phần tử được một ơn đại xá trong ngày gia nhập hội;
2.- Được một ơn đại xá trong lúc lâm chung;
3.- Cứ mỗi ba nhóm phụ trách 5 mầu nhiệm (hợp thành một tràng) thì được hưởng ân xá 10 năm và 10 tiểu xá;
4.- Mỗi lần phần tử nào thành kính đọc đến thánh danh Giêsu và Maria thì được 7 ngày ân xá;
5.- Những ai sốt sắng tổ chức hay tham dự các cuộc Rước Mân Côi thì được hửơng ân xá 7 năm và 7 tiểu xá;
(xin xem thêm phụ chú về Ân Xá trang 231)
6.- Các phần tử xưng tội nên và những người thành tâm hối lỗi của mình, trong những ngày ấn định, khi kính viếng nguyện đường Rất Thánh Mân Côi ở giáo đường nơi Hiệp Hội được thành lập, thì được một ơn đại xá. Ơn đại xá này cũng có thể nhận được vào mỗi ngày Chúa nhật đầu tháng, và vào những ngày lễ của Chúa và Đức Mẹ;
7.- Khi dự vào việc nguyên kinh Lạy Nữ Vương thì được ân xá 100 ngày;
8.- Những ai sốt sắng đeo tràng hạt Mân Côi ra ngoài và để làm gương sáng thì được ân xá 100 ngày;
9.- Những phần tử bị yếu bệnh không thể đến nhà thờ vẫn có thể được một ơn đại xá bằng việc xưng tội, rước lễ và trong cùng ngày, nếu có thể, đọc trọn một tràng kinh Mân Côi, hay tối thiểu 50 kinh Mân Côi;
10- Các Đức Giáo Hoàng đã tỏ ra rộng rãi ban cho các phần tử Hiệp Hội Kinh Mân Côi các ân xá gắn liền với các Thánh Đường ở Rôma, khi họ đến kính viếng 5 bàn thờ trong ngôi Thánh đường nơi Hiệp Hội được thành lập, và đọc 5 lần kinh Lạy Cha, Kính Mừng ở mỗi bàn thờ, cầu cho bất động sản tốt lành của Thánh đường. Nếu chỉ có một hay hai bàn thờ trong ngôi Thánh đường của Hiệp hội, họ phải đọc 25 kinh Lạy Cha, Kính Mừng ở mỗi bàn thờ.
Đây là một ân huệ tuyệt vời dành cho các phần tử của Hiệp Hội, vì nơi các Thánh đường ở Rôma, họ có thể được hưởng các ơn đại xá, các linh hồn trong luyện ngục được giải thoát, và nhiều ân xá trọng đại khác mà các phần tử có thể nhận lãnh, với một chút gắng công, song không tốn phí, không cần phải đi đâu xa. Ngay cả ở những nơi phần tử sống mà Hiệp Hội không được thiết lập, họ cũng có thể được các ân xá giống như vậy, bằng cách kính viếng bất kỳ 5 nhà thờ nào. Đức giáo hoàng Lêô X đã ban phép chuẩn này.
Thánh bộ Ân xá đã ban bố một bản liệt kê về những ngày ấn định cho những người ở ngoài thành Rôma có thể lãnh nhận các ân xá của các Thánh đường ở Rôma. Đức Thánh Cha đã chuẩn nhận bản liệt kê này vào ngày 7/3/1678, và truyền phải giữ kỹ lưỡng. Những ân xá này có thể lãnh nhận vào các ngày sau đây:
Vào tất cả các Chuía nhật Mùa Vọng;
Vào mỗi ngày trong ba Ngày Chay Tịnh (phụ chú của người dịch bản Việt ngữ: Ember Days, theo niên lịch phụng vụ cũ, đó là các ngày Thứ Tư, Thứ Sáu và Thứ Bảy của 4 tuần lễ sau Chúa Nhật 1 Mùa Chay, ăn chay và kiêng thịt, để cầu nguyện cho nhu cầu mùa màng và lao công của dân và để tạ ơn Chúa);
Vào ngày lễ vọng Giáng Sinh, vào thánh lễ nửa đêm, thánh lễ Rạng Đông, và thánh lễ Thứ Ba (phụ chú của người dịch bản Việt ngữ: tức Thánh Lễ Ban Ngày);
Vào ngày lễ thánh Stêphanô; lễ thánh Gioan Thánh Sử; lễ các thánh Anh Hài; lễ Cắt Bì và Hiển Linh;
Vào Chúa Nhật Bảy Mươi Ngày (phụ chú của người dịch bản Việt Ngữ: Septuagesima, theo niên lịch phụng vụ cũ, tức là Chúa Nhật 70 ngày trước Phục Sinh, hay là Chúa Nhật thứ ba trước Mùa Chay cũng là ngày Chúa Nhật thứ chín trước Phục Sinh), Chúa Nhật Sáu Mươi (Sexagesima), Chúa Nhật Năm Mươi (Quinquagesima), và vào mỗi ngày trong Mùa Chay, kể từ Thứ Tư Lễ Tro đến Chúa Nhật sau lễ Phục Sinh;
Vào mỗi ngày trong các Ngày Chay Nguyện (phụ chú của người dịch bản Việt Ngữ: theo niên lịch phụng vụ cũ, đây là những ngày đặc biệt giống như những ngày Chay Tịnh, Ember Days; những Ngày Chay Nguyện “chính” như ngày 25/4, lễ thaính Marcô, hay “phụ” như các ngày Thứ Hai, Thứ Ba và Thứ Tư trong tuần, trước ngày Thứ Năm, lễ Chuía Giêsu Thăng Thiên).
Vào ngày lễ Thăng Thiên; vào lễ vọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống; vào từng ngày trong Tuần Bát Nhật; và vào mỗi ngày trong ba Ngày Chay Tịnh Tháng Chín.
Qúi Hội Viên Mân Côi thân mến, còn nhiều các ân xá khác qúi bạn có thể lãnh nhận. nếu qúi bạn muốn biết thêm về những ân xá này, xin hãy nhìn lên toàn bản ân xá ban cho các phần tử thuộc Hiệp Hội Kinh Mân Côi. Qúi bạn sẽ thấy tên của các vị Giáo hoàng, năm các ngài bắt đầu ban phép cho hưởng ân xá cùng nhiều điều đặc biệt khác nữa, mà tôi không thể bao gồm hết được trong một cuốn sách nhỏ này.
Chục Thứ Bốn:
CÁC CÔNG HIỆU DIỆU KỲ
Bông Hồng 31
Blancô Castillô – Alphongsô 8
Blancô Castillô, hoàng hậu Pháp quốc, rất là sầu thảm vì hai mươi năm sống trong son sẻ. Thánh Đaminh gặp hoàng hậu, khuyên hoàng hậu hãy đọc kinh Mân Côi hằng ngày để xin Chúa ban cho ơn được làm mẹ, và hoàng hậu đã trung thành nghe theo lời khuyên của thánh nhân. Vào năm 1213, bà đã cho ra đời đứa con đầu lòng là Philip, nhưng con trẻ lại chết yểu trong lúc tuổi thơ.
Lòng sùng mộ của hoàng hậu không vì thế mà tàn lụi, trái lại, hơn bao giờ hết, bà chạy đến kêu cầu Đức Mẹ cứu giúp. Bà phân phát nhiều xâu chuỗi Mân Côi cho các triều thần của mình cũng như cho dân chúng ở các tỉnh trong vương quốc của bà, xin họ cùng với bà cầu phước với Chúa cho lần này được hoàn toàn. Vậy, vào năm 1215, vua thánh Louis được hạ sinh, một vị vua đã trở thành vinh quang cho nước Pháp và mẫu mực cho các vua Kitô giáo.
Alphongsô VIII, vua nước Aragon và Castillô, đã sống một đời sống buông tuồng, do đó, đã bị Thiên Chúa dùng cách này cách nọ trừng phạt, mà một trong những cách ấy là vua bị bại trận và phải đến ẩn trốn ở một thành phố thuộc một trong những nước đồng minh của vua.
Xẩy ra là thánh Đaminh bấy giờ đang ở thành ấy vào ngày Giáng Sinh, rao giảng kinh Mân Côi như ngài vẫn thường làm, minh tỏ về các ơn ích mà kinh Mân Côi ban cho chúng ta. Một trong những điều ngài đề cập đến là ai thành khẩn đọc kinh Mân Côi sẽ chiến thắng địch thù và sẽ chiếm lại được những gì đã thất trận.
Vua chăm chú nghe và sai người đến với thánh Đaminh hỏi những điều ngài giảng có đúng thật như vậy không. Thánh Đaminh bảo đảm với vua là không còn gì chân thật hơn như vậy, nếu vua muốn biết thật hư ra sao, vua hãy thực hành việc tôn sùng này và gia nhập Hiệp Hội Mân Côi. Vua liền dứt khoát đọc kinh Mân Côi mỗi ngày suốt cả một năm trời. Ngay Giáng sinh năm kế tiếp, Đức Mẹ đã hiện ra với vua, lúc vua vừa chấm dứt kinh Mân Côi cuối cùng mà nói:
“Hỡi Anphongsô, con đã phụng sự Mẹ cả một năm vừa qua bằng cách sốt sắng đọc kinh Mân Côi hằng ngày, vậy Mẹ đến để thưởng cho con đây: Mẹ đã xin được Con Mẹ tha thứ tội lỗi cho con. Mẹ ban cho con xâu chuỗi Mân Côi này; con hãy đeo nó, Mẹ hứa với con là không một kẻ thù nào có thể hãm hại được con nữa.”Sau khi Đức Mẹ biến đi, vua mừng rỡ khôn tả và hết sức phấn khởi. Vua liền đi tìm hoàng hậu
để tỏ cho bà biết về các đặc ân cũng như lời hứa của Đức Mẹ. Vua cầm cỗ tràng hạt đưa lên trước mắt hoàng hậu (đã bị mù) và tức thì mắt hoàng hậu lại được nhìn thấy như thường.
Sau đó ít lâu, vua triệu tập binh lính, với sự liên kết của các đồng minh, đã tấn công địch quân một cách ác liệt. Vua bắt họ phải trả lại phần đất mà họ đã chiếm cứ, phải sửa lại những gì xúc phạm đến vua, và hoàn toàn triệt hạ họ. Thật ra, vua được may mắn đến nỗi binh lính tha hồ đánh đuổi từ mọi phía theo chiến thuật của vua, như thể hễ vua ra trận là phần thắng bao giờ cũng về tay vua.
Điều này không có gì là lạ bởi vì vua không bao giờ xuất trận mà không qùi gối sốt sắng đọc kinh Mân Côi. Vua cũng chủ trương cho tất cả mọi phần tử trong triều thần của vua gia nhập Hiệp Hội Rất Thánh Mân Côi, và cũng muốn thấy rằng các quan chức và tôi tớ của mình mộ mến Hiệp Hội.
Hoàng hậu gia nhập Hiệp Hội và cũng bắt đầu đọc kinh Mân Côi. Bà và chồng bà kiên trì phục vụ Đức Mẹ, sống một cuộc đời thật là thánh đức.
Bông Hồng 32
Don Perez
Thánh Đaminh có một người anh em họ tên là Don Perez, cũng gọi là Pedro, một con người
dẫn đầu về một cuộc sống vô luân nặng nề. Khi ông nghe thấy người anh em họ của mình đang rao giảng về những sự diệu kỳ của kinh Mân Côi, và thấy rằng có một số người vì thế đã trở lại và đã cải thiện đời sống, thì nói:
– “Tôi đã tuyệt vọng về ơn cứu rỗi của mình, nhưng bây giờ tôi phải nỗ lực trở lại. Tôi phải thực sự lắng nghe con người Chúa gửi đến đây.”
Thế là, một ngày nọ, ông đã đến nghe một bài giảng của thánh Đaminh. Khi thánh nhân nhìn thấy ông, ngài tấn công tội lỗi hơn bao giờ hết, và tận đáy lòng, ngài xin Thiên Chúa Toàn Năng soi động người anh em họ của ngài, để người anh em họ ấy thấy được thực trạng khốn nạn là dường nào của linh hồn ông ta.
Mới đầu, Don Perez cảm thấy hơi sao xuyến, nhưng ông ta không dứt khoát thay đổi đời sống. Ông lại đến nghe thánh Đaminh giảng một lần nữa, và người anh em họ của ngài, sau khi thấy rằng con tim chai đá như của
ông ta bị xúc động bởi một cái gì phi thường, liền la lớn lên rằng:
– “Ôi Chúa Giêsu, xin ban sự ấy cho toàn thể cử tọa để họ thực sự thấy được tình trạng của một người vừa mới trở về nhà của Chúa.”
Bấy giờ mọi người đột nhiên thấy Don Perez hoàn toàn bị bao vây bởi một băng qủi dưới hình thù những con thú dữ tợn đang cầm buộc ông ta bằng những sợi xích lớn. Dân chúng khiếp đảm đổ xô đi trốn làm cho chính Don Perez lại càng hoảng sợ hơn họ khi ông ta thấy sao mọi người lại bỏ ông chạy mất như vậy.
Thánh Đaminh nói với tất cả mọi người hãy đứng tại chỗ, rồi nói với người anh em họ của ngài là:
– “Vô phúc thay một con người như ngươi, hãy nhận thức tình trạng hư đốn của mình và hãy gieo mình xuống dưới chân Đức Mẹ. Hãy cầm lấy xâu chuỗi Mân Côi này; hãy sùng kính lần hạt và thật lòng thống hối về tất cả mọi tội lỗi của mình, và hãy nhất tâm cải thiện đời sống.”
Vậy Don Perez qùi gối xuống, đọc trọn một tràng hạt Mân Côi; đoạn ông ta xin xưng tội với hết lòng thống hối ăn năn. Thánh Đaminh truyền cho ông ta đọc kinh Mân Côi mỗi ngày; ông ta hứa làm theo như thế và đã
tự viết tên mình vào danh sách hội viên của Hiệp Hội Mân Côi.
Khi ông ra khỏi nhà thờ, mặt mũi của ông không còn kinh khiếp nữa, mà rực rỡ như các thiên thần. Sau này, ông đã kiên trì trong việc tôn sùng phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi, sống một đời sống Kitô hữu thật đàng hoàng và chết một cái chết thật tốt lành.
Bông Hồng 33
Một Cuộc Qủi Ám
Khi thánh Đaminh đang giảng về kinh Mân Côi gần Carcasssone thì người ta mang đến cho ngài một người theo bè rối Albigensê bị qủi ám. Thánh Đaminh làm phép trừ qủi trước mặt một đám rất đông dân chúng; có thể đến cả trên 12 ngàn người đến nghe ngài giảng. Ma qủi ám vào người đó đã bị thánh nhân bắt buộc phải ép mình trả lời những câu hỏi của ngài. Chúng nói rằng:
1.- Có 15 ngàn qủi trong thân xác của con người đáng thương này, vì người này đã chống đối 15 mầu nhiệm Mân Côi;
2.- Chúng tiếp tục chứng thực rằng việc rao giảng kinh Mân Côi làm chúng sợ hãi và khiếp đảm đến tận đáy hỏa ngục và thánh nhân là người chúng thù ghét nhất trên đời, vì các linh
hồn ngài đã giựt ra khỏi tay của chúng nhờ lòng tôn sùng phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi;
3.- Đoạn chúng tỏ ra cho biết thêm một số điều khác nữa.
Thánh Đaminh quàng cỗ tràng hạt của ngài chung quanh cổ của người lạc giáo Albigensê và bắt ma qủi phải nói cho ngài biết ai trong số các thánh ở trên trời làm chúng sợ nhất, và vì thế, ai là vị được người ta kính yêu nhất. Nghe thế, chúng kêu gào quái đản đến nỗi hầu như mọi người đều ngã xuống đất, hồn vía lên mây. Bấy giờ, với tất cả tinh quái của mình, để khỏi phải trả lời, ma qủi khóc lóc than van một cách thảm thiết đến nỗi nhiều người tự nhiên cũng khóc theo. Qua miệng lưỡi của người lạc giáo Albigensê ma qủi đã hết lòng van xin:
– “Đaminh, Đaimnh, xin thương đến tụi này – tụi này hứa với ngươi là tụi này sẽ không bao giờ làm hại đến ngươi đâu. Ngươi luôn luôn thương xót các tội nhân và những kẻ khốn khổ; hãy thương tụi này nữa, vì tụi này đang khốn khổ. Tụi này đã khổ cực nhiều rồi mà ngươi còn vui thú tăng thêm đau đớn cho tụi này hay sao? Ngươi không thỏa mãn về sự khốn khổ của tụi này đến phải làm thế hay sao? Hãy thương tuị này đi! thương tụi này đi mà!”
Thánh Đaminh không phải là người dễ bị lung lạc bởi những lời năn nỉ của bọn thần khốn khổ này, đã nói với chúng rằng ngài sẽ không buông tha chúng cho tới khi chúng trả lời câu hỏi của ngài. Bấy giờ chúng nói rằng chúng nói nhỏ vào tai thánh nhân cho một mình thánh nhân nghe thôi. Thánh nhân liền nhấn mạnh rằng chúng phải trả lời một cách r ràng và to tiếng. Thế là ma qủi câm lặng, không nói một tiếng nào, hoàn toàn không coi lệnh truyền của thánh Đaminh ra gì cả – vậy thánh nhân qùi xuống cầu cùng Đức Mẹ:
– “Ôi, Trinh Nữ Maria tuyệt vời và toàn năng, con khẩn cầu Mẹ, bằng quyền phép của phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi, hãy khiến cho bọn thù địch với loài người này trả lời cho con.”
Ngay sau khi thánh nhân chấm dứt lời nguyện cầu, một ngọn lửa chói sáng hoát ra từ lỗ tai, lỗ mũi và cửa miệng của người lạc giáo Albigensê. Mọi người sợ run người lên, song lửa không phương hại đến ai cả. Bấy giờ ma qủi mới kêu lên:
– “Đaminh, tụi này van xin ngươi, vì cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô, công nghiệp của Mẹ Thánh Ngài và của tất cả các Thánh, hãy để chúng tôi ra khỏi thân xác của người này mà không cần phải nói năng gì cả – vì các thiên thần sẽ trả lời cho ngươi câu ngươi hỏi bất cứ lúc nào ngươi muốn. Nhất nữa, tụi này chẳng phải là những tên nói khoét hay sao? Vậy mà ngươi cũng muốn tin tụi này ư? Thôi, xin đừng hành hạ tụi này nữa; hãy thương đến tụi này đi mà.”
– “Khốn cho các ngươi là các thần vô phúc, đúng các ngươi là thành phần không đáng nghe,”
Thánh Đaminh nói, rồi qùi xuống cầu nguyện với Đức Mẹ:
– “Ôi Mẹ của Sự Khôn Ngoan xứng danh nhất, con cầu cho dân chúng đang tụ họp ở đây là những người đã biết đọc Lời Chào Thiên Thần một cách xứng hợp. Con van xin Mẹ hãy bắt bọn kẻ thù của Mẹ phải công bố tất cả sự thật, không dối trá điêu ngoa, bây giờ và tại đây, trước mặt đám đông này.”
Thánh Đaminh cố kết thúc lời nguyện này khi ngài thấy Rất Thánh Trinh Nữ đứng gần đấy, chung quanh có các thiên thần. Đức Mẹ đập người bị qủi ám bằng chiếc gậy vàng Người cầm trong tay và nói:
– “Hãy lập tức trả lời cho đầy tớ Đaminh của Ta.” (Hãy nhớ rằng, dân chúng không hề trông thấy hay nghe
thấy Đức Mẹ, mà chỉ có một mình thánh Đaminh).
Bấy giờ ma qủi bắt đầu rên lên:
– “Ôi, bà là kẻ thù của tụi tôi, là tai họa cùng là sự hủy diệt của tụi tôi, sao bà lại từ trời xuống để hành hạ tụi tôi quá sức như vậy? Ôi Đấng Bầu Cử của các tội nhân, bà là đấng đã giựt họ ra khỏi cửa hỏa ngục, bà là đường vững chắc đưa về trời, chẳng nhẽ chúng tôi phải bỏ mình đến nỗi nói ra tất cả sự thật và tự thú trước mọi người ai là người làm cho tụi tôi bị hổ ngươi và hư mất? Ôi, khốn cho tụi tôi là chúa của sự tối tăm:
“Hỡi các ngươi là Kitô hữu, hãy nghe cho kỹ đây: Mẹ của Chúa Giêsu Kitô toàn năng là Người có thể cứu các tôi tớ của Người cho khỏi sa hỏa ngục. Người là Mặt Trời phá tan bóng tối gian ác và tinh quái của tụi tao. Chính Người điểm mặt chỉ tên những mưu đồ của tụi tao, phá tan những cạm bẫy và vô hiệu hóa các chước cám dỗ của tụi tao.
“Dầu lưỡng lự, tụi tao cũng phải nói rằng, không một linh hồn nào thành thực làm tôi Người lại bị hư trầm như tụi tao; một ánh mắt của Người ngước lên nhìn Chúa Ba Ngôi cũng đủ vượt trên tất cả mọi lời cầu nguyện, mọi ước vọng và mọi hứng khởi của tất cả các thần thánh.
“Tụi tao sợ Người hơn tất cả các thánh ở trên trời hợp lại, và tụi tao hoàn toàn chào thua trước những tôi trung của Người. Nhiều Kitô hữu, đáng lẽ bị trầm luân theo tụi tao nghĩ, nhờ kêu cầu Người trong giờ lâm tử của họ, đã được cứu bởi sự can thiệp của Người.
“Ôi, nếu Maria (đó là cách mà chúng gọi Người trong cơn giận dữ của chúng) không dùng quyền năng của Người chống lại tụi tao và phá đổ các mưu đồ của tụi tao, tụi tao chắc chắn sẽ chiến thắng Giáo hội và tiêu diệt nó từ lâu rồi; và tụi tao đã làm cho các dòng tu trong Giáo hội lầm lạc và băng hoại rồi.
“Giờ đây tụi tao cũng bị buộc phải nói ra cho các ngươi biết điều này nữa là: không ai kiên trì đọc kinh Mân Côi mà bị hư đi, vì Người xin cho các tôi tớ của Người ơn thực lòng ăn năn thống hối các tội lỗi của họ, nhờ đó, họ được hưởng ơn tha thứ và tình thương của Thiên Chúa.”
Bấy giờ thánh Đaminh bảo tất cả mọi người đọc kinh Mân Côi thật chậm và thật sốt sắng, bởi đó, một sự lạ đã xẩy ra là mỗi một kinh Kính Mừng mà thánh nhân và dân chúng đọc chung với nhau thì một nhóm ma qủi xuất ra từ thân xác khốn khổ của người đó, dưới hình dạng những cục than đỏ lòm. Khi bọn qủi ám đã xuất ra hết và người lạc giáo cuối cùng đã hoàn toàn trở lại bình thường, thì Đức Mẹ (vẫn còn hiện diện ở đấy) ban phép lành cho đám đông làm cho họ cảm thấy hân hoan vui sướng.
Một số lớn các người lạc giáo đã trở lại khi thấy phép lạ này và gia nhập Hiệp Hội Rất Thánh Mân Côi.
Bông Hồng 34
Simon de Monfort, Alan de Lanvallay and Othère
Hầu như không thể kể hết các chiến thắng mà nhà trưởng giả Simon de Monfort nhờ sự phù hộ của Đức Mẹ Mân Côi đã chiến thắng các người lạc giáo Albigensê. Những chiến thắng này thế giới chưa hề được chứng kiến một sự gì có thể so sánh với chúng. Một ngày kia, ông đã thắng được 10 ngàn người lạc giáo chỉ vơí một lực lượng 500 người của ông, rồi vào một trừơng hợp khác, vơí 30 người ông đã thắng đợc 500 người.
Sau hết, với 800 kị binh và 100 bộ binh, ông đã hoàn toàn đánh đuổi cả một đạo quân của vua Aragon mạnh gấp trăm lần, trong khi bên ông chỉ thiệt hại có 1 kị binh và 8 bộ binh!
Đức Mẹ cũng đã phù hộ cho Alan de Lanvallay, một hiệp sĩ người Breton, khỏi những cơn đại nguy biến. Ông cũng chiến đấu cho đức tin chống lại các người lạc giáo Albigensê. Một ngày kia, ông bị kẻ thù bao vây tứ bề, Đức Mẹ đã làm cho 150 tảng đá rơi xuống trên quân thù của ông, cứu ông thoát nạn. Một lần khác, khi tầu của ông bị ngấm nước gần chìm, Đíc Mẹ liền cho hiện ra một cách lạ lùng 150 ngọn đồi nhỏ trên mặt nước, nhờ đó, họ đã đến Đại Anh quốc cách bình an.
Ông xây một đan viện ở Dinan cho dòng thánh Đaminh, để tạ ơn Đức Mẹ về tất cả các phép lạ Người đã làm cho ông để đáp lại kinh Mân Côi ông đọc hằng ngày. Sau khi trở nên một thày dòng ông đã chết thánh thiện ở Orleans.
Othère cũng là một binh sĩ người Breton, ở Vancouleurs, và ông thường đơn thân độc mã chiến đấu với cả đám người lạc giáo hay trộm cướp, mà chỉ bằng cách đeo tràng hạt trên cánh tay hay đeo tràng hạt trên cán gươm của mình. Một lần kia, ông đánh đuổi quân thù, và quân thù của ông khẳng định là họ thấy lưỡi gươm của ông sáng quắc, lần khác họ thấy cái thuẫn trên tay ông có hình Chúa, Đức Mẹ và các thánh. Chiếc thuẫn này làm ông trở nên vô hình và tăng sức tấn công dữ dội cho ông.
Một lần khác, ông chiến thắng 20 ngàn người lạc giáo với một lực lượng là 10 người mà không bị thiệt mạng một ai. Điều này đã làm cho vị tướng của đạo quân lạc giáo cảm phục đến nỗi sau đó ông ta đã đến gặp Othère, từ bỏ lạc thuyết và công bố rằng ông ta đã thấy Othère được vây bọc bởi những lưỡi gươm lửa trong lúc chiến đấu.
Bông Hồng 35
Đức Hồng Y Phêrô
Chân phước Alan nói rằng có đức hồng y tên là Phêrô kia, mà giáo phận trống ngôi của người là giáo phận thánh Maria-bên-sông-Tibê, một đại thân hữu của thánh Đaminh và đã học nơi thánh nhân lòng tôn sùng phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi. Kết quả từ lòng yêu mến này là vị hồng y không bao giờ ngừng ngợi khen chúc tụng phép lần hạt và khuyến khích mọi người ngài gặp gắn bó với phép lần hạt này.
Sau này, ngài được sai đi Đất Thánh như một đại biểu của Tòa Thánh với những Kitô hữu đang tham dự cuộc Thánh Chiến. Ngài đã thành công trong việc chinh phục được đạo binh Kitô hữu tin vào quyền phép của kinh Mân Côi, đến nỗi, họ bắt đầu đọc kinh này, mỗi người cũng như tất cả mọi người, để đánh động ơn trợ giúp của trời cao cho cuộc chiến mà lực lượng của họ thật là đáng thương. Kết quả là chiến thắng đã về tay họ, ba ngàn Kitô hữu chiến thắng 100 ngàn địch quân.
Như chúng ta đã thấy, qủi ma hằng sợ kinh Mân Côi khủng khiếp. Thánh Bênađô nói rằng, Lời Chào Thiên Thần đánh đuổi chúng và làm cho hỏa ngục phải náo động.
Chân phước Alan nói rằng ngài đã từng thấy một số người được giải cứu khỏi gông cùm của Satan sau khi họ gắn bó với kinh Mân Côi, cho dù trước đó họ đã bán linh hồn choma qủi cả hồn lẫn xác, bằng việc từ bỏ lời hứa Rửa Tội và trung thành với Chúa Giêsu Kitô.
Bông Hồng 36
Được Thoát Khỏi Satan
Vào năm 1578, có một người đàn bà ở Anvers đã bán mình cho ma qủi bằng một giao kèo được ký bằng máu của bà. Sau đó ít lâu, bà hối hân đến tân đáy lòng, hết sức muốn sửa đổi lại việc làm khủng khiếp này của mình. Thế là bà đi tìm một vị giải tội tốt lành và khôn ngoan, người đã khuyên bà đi gặp cha Henry, một trong các cha dòng thánh Đaminh, giám đốc của Hiệp Hội Kinh Mân Côi ở tỉnh đó, để xin ngài ghi danh bà vào hội và xưng tội với ngài.
Theo lời hướng dẫn, bà đến xin gặp vị linh mục, nhưng lại không gặp chính cha Henry, mà là gặp ma qủi giả dạng làm một cha dòng Đaminh. Ma qủi đã mắng chửi bà thậm tệ và nói rằng bà đừng hòng mà hy vọng gì Chúa ban ơn cho bà nữa bao lâu bà còn sống, bà nhất định không còn cách nào khác để có thể lấy lại bản giao kèo của bà.
Việc này làm cho bà rất buồn khổ, song bà vẫn chưa hoàn toàn mất lòng trông cậy vào lòng thương xót của Chúa và lại đến tìm với cha Henry một lần nữa, song bà cũng chỉ gặp lại ma qủi với cùng một thái độ thậm tệ như lần trrước.
Bà cố đến lần thứ ba và cũng là lần chót, thì, theo sự quan phòng thần linh, bà gặp được cha Henry, vị linh mục mà bà tìm kiếm, và ngài đã đối xử với bà hết sức nhân hậu, thôi thúc bà hãy mau sấp mình xuống trước lòng nhân từ của Thiên Chúa Toàn Năng để thực lòng xưng thú tội lỗi của mình. Đoạn ngài nhận bà vào Hiệp Hội Kinh Mân Côi và bảo bà năng đọc kinh Mân Côi.
Một ngày kia, cha Henry đang dâng lễ cho bà thì Đức Mẹ buộc ma qủi phải trả lại bản giao kèo cho bà. Như thế là bà đã được cứu khỏi ma qủi, bởi quyền phép của Mẹ Maria và nhờ lòng tôn sùng phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi của bà.
Bông Hồng 37
Canh Tân Một Đan Viện
Một người sang trọng kia đã cho một trong mấy người con gái của mình vào tu ở một đan viện lỏng lẻo đời sống tu trì, với những nữ tu kiêu sa, chỉ chuyên chú tìm kiếm những vui thú trần tục. Trái lại, vị giải tội của chị nữ tu này lại là một linh mục sốt sắng, hết sức sùng mộ phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi. Vì muốn hướng dẫn chị nữ tu này đi vào con đường nhân đức cao hơn, ngài truyền cho chị hằng ngày phải lần hạt Mân Côi để tôn kính Rất Thánh Trinh Nữ, cùng với việc suy gẫm về đời sống, cuộc thương khó và vinh hiển của Chúa Giêsu Kitô.
Chị nữ tu sung sướng thực thi việc đọc kinh Mân Côi, rồi dần dần chị trở nên “chướng” đối vơí những thói buông tuồng của các chị nữ tu trong tu viện. Chị tăng tiến lòng yêu thinh lặng và cầu nguyện, mặc kệ sự khinh khi, nhạo báng của các chị em và bị gọi là một kẻ cuồng loạn.
Vào lúc ấy có một vị linh mục thánh thiện ghé thăm tu viện, được một thị kiến lạ đang khi ngài suy ngắm: ngài thấy một nữ tu đang ở trong phòng của chị, ngất ngây nguyện cầu, qùi trước một Bà đẹp được vây quanh bởi các thiên thần. Các thiên thần mang những ngọn giáo bằng lửa để đánh đuổi đám đông ma qủi đang muốn đột nhập vào phòng chị. Những thần dữ này liền chuồn sang các phòng của các chị nữ tu khác dưới hình thù thú vật rất hung dữ.
Qua thị kiến này, vị linh mục hiểu được tình trạng tệ hại đang xẩy ra nơi tu viện ấy, ngài buồn phiền tưởng chết đi được vì thương đau. Lập tức ngài gọi chị nữ tu trẻ ấy đến, khuyến dụ chị hãy kiên tâm.
Vì qúi trọng giá trị của kinh Mân Côi, ngài quyết định dùng kinh Mân Côi để canh tân lại các chị dòng này. Ngài mua các cỗ tràng hạt thật đẹp và trao cho mỗi chị một cỗ, van xin các chị hãy lần hạt Mân Côi hằng ngày, thêm vào đó còn hứa với các chị rằng, các chị chỉ cần chuyên chú đọc kinh Mân Côi thôi, ngài sẽ không buộc các chị phải thay đổi đời sống của các chị. Lạ lùng và kỳ diệu thay các chị dòng lại đồng ý với chiến dịch này, hân hạnh nhận lấy cỗ tràng hạt và hứa sẽ đọc kinh Mân Côi.
Dấn dần, các chị đã từ bỏ những theo đuổi trần tục hư ảo của mình, và sống một đời sống thầm lặng suy tư. Trong vòng chưa đầy một năm, tất cả chị em trong dòng đều yêu cầu đan viện phải được canh tân lại.
Kinh Mân Côi làm thay đổi con tim của các chị nữ tu này còn hơn một vị linh mục cố gắng thúc đẩy và bắt buộc các chị là như vậy.
Bông Hồng 38
Lòng Sùng Kính của một Vị Giám Mục
Có một bà góa sang trọng người Tây Ban Nha, người đã được thánh Đaminh dạy cho đọc kinh Mân Côi, thường trung thành đọc kinh mỗi ngày, nhờ đó, bà đã đạt được một bước tiến khá trên đường nhân đức. Vì chỉ muốn làm sao có thể đạt được sự trọn lành, bà đã hỏi một vị giám mục là một nhà giảng thuyết danh tiếng chỉ cho bà một thực hành nào đó giúp cho bà có thể trở nên trọn lành.Vị giám mục bảo bà rằng, trước khi ngài chỉ cho bà điều đó, bà phải cho ngài biết về tình trạng tâm hồn của bà cũng như về những việc linh thao của bà. Bà trả lời việc linh thao quan trọng nhất của bà là phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi mà bà đọc hằng ngày, với sự suy ngắm các mầu nhiệm vui, thương, mừng, một việc làm ích cho tâm hồn bà rất nhiều.
Vị giám mục hết sức vui mừng nghe bà cắt nghĩa về những bài học vô giá được chất chứa nơi các mầu nhiệm. Ngài kêu lên: “Cha là tiến sĩ thần học đã hai mươi năm nay. Cha cũng đã đọc biết bao nhiêu là sách vở tuyệt vời về các việc tôn sùng. Thế mà cha chưa từng được thưởng thức một việc tôn sùng nào hay như vậy – vì nó là bản chất của Kitô giáo và là một việc tôn sùng không thể nào không sinh hoa kết trái. Cha sẽ theo gương con, và từ nay trở đi, cha sẽ rao giảng kinh Mân Côi.”
Việc rao giảng của vị giám mục gặt hái được kết quả lớn lao, vì chẳng bao lâu giáo phận của ngài đã cải đổi khá hơn trước. Đã có một sự thoái lui về đủ mọi sự vô luân, tục hóa, cờ bạc. Có một số trường hợp người ta quay trở về với Đức tin một cách cảm động, hay các tội nhân thực hiện việc lánh xa tội lỗi của mình và các kẻ khác dứt khoát từ bỏ cuộc sống xấu xa. Lòng sùng mộ đạo đức và đức bác ái Kitô giáo bắt đầu triển nở. Tất cả những việc đổi thay này lại càng đáng chú ý hơn nữa, vì có một thời vị giám mục đã cố gắng cánh tân lại giáo phận của ngài mà vẫn không có kết quả gì cả.
Để tăng tiến việc tôn sùng kinh Mân Côi hơn nữa, vị giám mục còn đeo cỗ tràng hạt đẹp ở bên hông của mình và mỗi khi giảng ngài luôn luôn giơ nó ra trước mắt mọi người. Ngài thường hay nói:
“Qúi anh chị em thân mến trong Chúa Kitô, cha là một tiến sĩ thần học và là một tiến sĩ giáo luật cũng như dân luật, nhưng cha cho các con biết, là một giám mục như cha, cha lại lấy làm vinh dự đeo tràng hạt Mân Côi của Đức Mẹ còn hơn huy hiệu thuộc hàng giáo phẩm của cha hay y phục thuộc cấp bậc học thức.”
Bông Hồng 39
Biến Cải Một Giáo Xứ
Có một linh mục người Danish thường thích kể lại câu truyện về một sự cải tiến, giống hệt như của vị Giám mục Tây Ban Nha kia đã nhận thấy xẩy ra trong địa phận của ngài. Cha luôn luôn hớn hở kể lại câu chuyện này vì nó đã mang lại biết bao vinh quang cho Thiên Chúa. Cha nói:“Tôi đã gắng sức mình rao giảng những vấn đề
liên quan đến Đíc tin Thaính thiện, cung đang gắng dùng mọi biện luận có thể nghĩ ra để làm cho dân chúng ăn năn cải thiện đời sống của họ. Thế nhưng, bất chấp mọi nỗ lực của tôi, họ vẫn cứ thản nhiên với cuộc sống của họ; bởi thế, tôi đã quyết định rao giảng về kinh Mân Côi.
Tôi nói với cộng đoàn kinh Mân Côi qúi trọng biết bao và tôi chỉ cho họ lần hạt. Tôi cứ tiếp tục giảng về kinh Mân Côi, nhờ đó, sự tôn sùng bắt đầu đâm rễ trong giáo xứ. Sáu tháng sau, tôi vui mừng quá sức khi thấy dân chúng đã thực sự trở nên khá hơn. Quả là loại kinh nguyện do Chúa ban cho này có một quyền năng linh thiêng, quyền năng đánh động được lòng của chúng tôi, làm chúng tôi ghê sợ tội lỗi và yêu mến nhân đức!”
Ngày kia Đức Mẹ nói với chân phước Alan: “Thiên Chúa Toàn Năng đã chọn Lời Chào Thiên Thần để thực hiện việc nhập thể của Ngôi Lời và việc cứu rỗi loài người thế nào, cũng vậy, những kẻ muốn thực thi việc cải thiện và muốn người ta được tái sinh trong Chúa Giêsu Kitô phải tôn kính Mẹ bằng cùng một lời chào kính.
Mẹ là đường lối để Thiên Chúa đến với con người thế nào, cũng vậy, để đến với Giêsu Kitô Con Mẹ, con người phải qua Mẹ mới được ơn sủng và nhân đức.”
Tôi là người viết những giòng chữ này, với kinh nghiệm bản thân, thấy rằng kinh Mân Côi có quyền phép cải hối cả những tấm lòng chai cứng nhất. Tôi biết có những người đi dự các tuần phòng, nghe giảng về các đề tài khiếp đảm nhất mà vẫn không mảy may động lòng; thế mà, sau khi họ nghe lời khuyên của tôi bắt đầu lần hạt Mân Côi hằng ngày, họ lại dần dần ăn năn trở lại và hoàn toàn hiến thân cho Thiên Chúa.
Khi trở lại thăm các giáo xứ mà tôi giảng phòng tôi thấy họ khác hẳn xưa; nơi các giáo xứ mà dân chúng đã bỏ bê kinh Mân Côi họ thường quay trở lại đời sống tội lỗi trước kia, trong khi ở các nơi không bỏ đọc kinh Mân Côi, tôi thấy dân chúng kiên trì với ơn Chúa và mỗi ngày mỗi tiến hơn trên đường nhân đức.
Bông Hồng 40
Các Công Hiệu Đáng Kể
Chân phước Alan de la Roche, cha Gioan Dumont, cha Tôma, các nhà chép sử của thánh Đaminh và caíc cây buít khaíc đa tìng đợc chíng kiến nhng cuộc trở lại lạ lùng nhờ kinh Mân Côi. Những đại tội nhân, cả đàn ông lẫn đàn bà, đã trở lại sau 20, 30, ngay cả 40 năm sống trong tội lỗi và hư đôn xấu xa không thể nói ra được, là nhờ họ kiên trì đọc kinh Mân Côi. Những người này là những người, trước đó, đã từng điếc lác trước mọi khắc phục! Tôi sẽ không kể cho qúi vị nghe các cuộc trở lại kỳ diệu ở đây vì tôi không muốn làm cho cuốn sách này dài dòng. Ngay cả việc chỉ cho qúi vị biết đến những người mà chính mắt tôi đã chứng kiến tôi cũng không làm: mấy lý do mà tôi không kể về họ.
Qúi độc giả thân mến, tôi hứa với qúi v là nếu qúi v thực thi việc sùng kính này và quảng bá nó, qúi vị sẽ nhờ kinh Mân Côi mà hiểu biết hơn là nhờ ở các sách thiêng liêng đạo đức. Thêm vào đó, qúi bạn sẽ vui sướng được Đức Mẹ thưởng cho như lời Người hứa với thánh Đaminh, với chân phước Alan de la Roche và cho tất cả những kẻ thực hành cũng như khuyến giục việc tôn sùng rất đáng yêu đối với Đức Mẹ này.
Vì phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi dạy cho dân chúng về các nhân đức của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đem họ đến đời sống tâm nguyện và nên giống Chúa Giêsu Kitô. Nó dạy cho họ thường xuyên đến với các Bí Tích, thực tâm tập tành các nhân đức Kitô giáo và thực hành tất cả các việc lành phúc đức; nó cũng phấn khởi họ trong việc lãnh nhận các ân xá nhờ việc đọc kinh Mân Côi.
Dân chúng thường không biết gì về các ân xá dồi dào của kinh Mân Côi. Điều này là vì có nhiều linh mục, khi giảng về kinh Mân Côi, khó lòng đề cập đến các ân xá, mà là giảng cách bay bướm và theo tâm lý của quần chúng để lấy tiếng khen, chẳng đem lại lợi ích gì.
Bởi thế, để qúi vị an tâm, tôi sẽ không nói gì hơn là dùng lời của chân phước Alan de la Roche nói rằng phép lần hạt Rất Thánh Mân Côi là gốc và kho của vô số ơn phúc. Vì, nhờ phép lần hạt Rất Thánh Mân Côi:
1.- Các tội nhân được thứ tha;
2.- Các linh hồn khát khao được giãn khát;
3.- Những ai bị gông cùm được tháo gỡ;
4.- Những ai khóc lóc được phúc đức;
5.- Những ai bị cám dỗ được bằng an;
6.- Kẻ nghèo hèn tìm được trợ giúp;
7.- Đạo giaío đợc canh tân;
8.- Những ai vô tri được dẫn dắt;
9.- Kẻ sống biết đàng chế ngự sự kiêu căng;
10- Kẻ chết (linh hồn người lành) được giảm đớn đau.Ngày kia Đức Mẹ nói với chân phước Alan:
“Mẹ muốn người ta tôn sùng kinh Mân Côi của Mẹ để nhận được ơn và phúc của Con Mẹ trong cuộc đời cũng như trong giờ lâm chung của họ, và sau khi họ chết, Mẹ muốn họ thoát khỏi các sự ràng buộc để họ giống như vua chúa đội triều thiên, cầm vương trượng, vui hưởng vinh quang đời đời.”
Amen. Chớ gì được như vậy.
Chục Thứ Năm:
CÁC ĐIỀU KIỆN, ƠN ÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP
Bông Hồng 41
Thanh Tẩy Ý Hướng
Không phải dài dòng kinh kệ, mà là nguyện cầu một cách nhiệt tâm mới là điều làm đẹp lòng Thiên Chúa và đánh động được lòng của Ngài. Chỉ cần đọc một kinh Kính Mừng cách xứng đáng mà thôi thì còn hơn là đọc chẳng ra làm sao cả một tràng 15 chục kinh. Hầu hết người Công giáo đọc kinh Mân Côi hoặc đủ 15 ngắm hay 5 ngắm, ít nhất là mấy chục kinh. Thế mà tại sao lại có ít người bỏ đàng tội lỗi để đi đường nhân đức trọn lành? Chắc hẳn là vì họ đã không đọc kinh Mân Côi cách xứng đáng. Đây cũng là một dịp tốt để chúng ta nghĩ lại cách chúng ta cầu nguyện, nếu chúng ta thực sự muốn làm hài lòng Thiên Chúa và trở nên thánh thiện hơn.
Để có lợi khi đọc kinh Mân Côi, người ta cần phải ở trong Ơn Nghĩa Chúa, hay tối thiểu cũng phải có lòng
hoàn toàn muốn từ bỏ mọi tội trọng. Chúng ta biết được điều này là vì, theo thần học, tất cả mọi việc lành phúc đức và kinh nguyện của chúng ta chỉ là những việc chết, nếu chúng ta đang vướng mắc tội trọng. Bởi đó, những việc đó không thể nào làm đẹp lòng Chúa hay làm cho chúng ta lấy lại được sự sống đời đời. Đó là lý do tại sao sách Huấn Ca viết: “Bất xứng cho lời chúc tụng phát xuất từ miệng lưỡi của tội nhân.” (15:9). Lời chúc tụng Thiên Chúa, Lời Chào Thiên Thần và kinh Chúa Giêsu Kitô dạy không làm hài lòng Thiên Chúa khi chúng được các tội nhân bất hối xướng lên.
Chúa Giêsu nói: “Dân này tôn kính Ta bằng môi mép, nhưng lòng chúng thì xa Ta” (Marcô 7:6). Nói thế là như thể Ngài muốn nói rằng: “Những ai muốn gia nhập Hiệp Hội Kinh Mân Côi của Ta và đọc kinh Mân Côi hằng ngày (ngay cả đọc nguyên một tràng 15 chục đi nữa), mà không chịu ăn năn hối lỗi mình thì chỉ là những kẻ nói mép, lòng chúng chẳng gắn bó gì với Ta cả.”
Tôi vừa mới nói rằng để có ích lợi trong việc đọc kinh Mân Côi, người ta phải ở trong tình trạng có Ơn Nghĩa với Chúa “hay tối thiểu cũng phải có lòng hoàn toàn từ bỏ mọi tội trọng”, trước hết là vì, nếu thực sự Thiên Chúa chỉ nghe lời cầu của những kẻ ở trong Ơn Nghĩa Chúa, thì những ai ở trong tình trạng đang mắc tội trọng không cần cầu nguyện nữa. Đây là một thuyết sai lầm đã bị Mẹ Thánh Giáo Hội lên án, bởi vì, dĩ nhiên là các tội nhân không cần cầu nguyện nhiều như các kẻ lành rồi. Nếu điều này đúng như vậy thì quả là vô bổ để nói với một người tội lỗi đọc cả hay một phần kinh Mân Côi, vì kinh Mân Côi đâu có lợi gì cho họ nữa đâu.
Sau nữa, là vì nếu họ gia nhập một trong những hội đoàn của Đức Mẹ, đọc kinh Mân Côi hay một kinh nguyện nào đó, mà không có một chút xíu chủ ý từ bỏ tội lỗi nào, thì kể như họ đã thuộc về thành phần sùng kính sai lạc. Những kẻ sùng kính giả tạo và bất hối này, một đáng thì đến ẩn nấp dưới áo Mẹ, đeo Áo Đức Bà, tay cầm cỗ tràng hạt, miệng thì kêu lên: “Ôi Rất Thánh Trinh Nữ, Mẹ nhân lành – Kính mừng Maria!…” Thế mà, đồng thời, họ lại dùng tội lỗi của mình để tái diễn việc đóng đanh Chúa Giêsu Kitô và xâu xé thân xác của Người. Đây là một thảm kịch lớn mà ngay ở trong các hội đoàn thánh hảo nhất của Đức Mẹ cũng có những linh hồn đang sa chìm vào lửa hỏa ngục.
Chúng tôi khẩn nài mọi người đọc kinh Mân Côi: kẻ lành thì được kiên trì và lớn lên trong Ơn Nghĩa Chúa; tội nhân thì được bỏ đàng tội lỗi mà trở về. Thế nhưng, Chúa cấm chúng ta không được bao giờ khuyên bảo tội nhân nghĩ rằng Đức Mẹ sẽ bảo bọc họ trong áo của Người dù họ có cố lỳ trong tội lỗi, vì chiếc áo choàng này sẽ trở nên chiếc áo luận phạt mà họ đã lợi dụng để che đậy tội lỗi của mình trước con mắt thế gian. Kinh Mân Côi là kinh chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền của chúng ta bấy giờ sẽ trở nên chất độc tử vong. “Việc hủy hoại điều tốt nhất là việc xấu nhất.”
Đức hồng y lỗi lạc Huge nói rằng: “Người ta phải thực sự tinh tuyền như các thiên thần khi tiến đến với Rất Thánh Trinh Nữ và khi đọc Lời Chào Thiên Thần.” Một ngày kia, Đức Mẹ hiện ra với một người hư đốn vốn luôn luôn đọc kinh Mân Côi hằng ngày. Người cho người đó thấy một bát trái cây ngon lành, song chính cái bát lại dính đầy nhơ nhớp. Người đó run sợ khi nhìn thấy như vậy, Đức Mẹ liền nói:
“Đây là cách mà con đang tôn kính Mẹ! Con đang dâng cho Mẹ những bông hồng tuyệt vời được chứa đựng trong một cái bát bẩn thỉu. Con có nghĩ là Mẹ có thể nào chấp nhận một tặng vật nào như vậy không?”
Bông Hồng 42
Chuyên Chú Lần Hạt
Để cầu nguyện nên, bày tỏ những lời van xin bằng kinh nguyện tuyệt hảo nhất trong các kinh nguyện là kinh Mân Côi thì chưa đủ, chúng ta còn phải thật chú tâm đe^? Chúa có thể nghe được tiếng lòng của chúng ta hơn là tiếng nói phát ra từ cửa miệng của chúng ta. Phạm lỗi khi chủ ý chia lòng chia trí trong lúc cầu nguyện
thì tỏ ra thật là thiếu kính trọng và nghiêm trang, sẽ làm cho kinh Mân Côi trở nên vô hiệu hóa và làm cho chúng ta thêm tội.
Chúng ta có thể nào muốn Chúa lắng nghe chúng ta nếu chính chúng ta lại chẳng chú ý gì đến điều chúng ta đang đọc? Sao chúng ta có thể nào làm đẹp lòng Chúa, trong khi ở trước sự hiện diện uy nghi cao cả của Ngài, chúng ta lại lang thang với những chia lòng chia trí như những đứa nhỏ đang chạy theo những con bươm bướm vậy? Người nào làm theo những điều như vậy phải trả lẽ cho những ơn phúc của Thiên Chúa Toàn Năng, những ơn phúc biến thành những sự chúc dữ cho việc cầu nguyện bất kính của họ. “Khốn cho kẻ nào
làm việc Chúa cách gian ngoa” (Giêrêmia 28:10).
Dĩ nhiên, qúi bạn không thể nào đọc kinh Mân Côi mà không có những chia lòng chia trí cách vô tình. Khó lòng đọc dù chỉ một kinh Kính Mừng mà qúi bạn không bị trí tưởng tượng khuấy động (vì trí tưỏng tượng của chúng ta, than ôi, có bao giờ cùng). Tuy nhiên, điều mà qúi bạn có thể làm là giữ không cố ý chia trí khi đọc kinh Mân Côi, với tất cả ý tứ để giảm thiểu những lo ra vô tình cũng như để chế ngự trí tưởng tượng của mình. Cứ thế, qúi bạn đặt mình trước nhan Chúa, và hãy tưởng tượng là Thiên Chúa Toàn Năng và MẹThánh của Người đang nhìn qúi bạn, thiên thần bản mệnh của qúi bạn đang đứng bên phải qúi bạn, nhận lấy các kinh Kính Mừng được đọc một cách đàng hoàng, để làm triều thiên đội lên đầu cho Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Nhưng, hãy nhớ rằng, ở bên trái của qúi bạn, ma qủi cũng đang rình rập để chộp lấy từng kinh Kính Mừng lệch sang bên của hắn mà viết vào sổ tử vong của hắn. Cứ nắm chắc rằng hắn sẽ vồ ngay lấy mỗi một kinh Kính Mừng mà qúi bạn không đọc một cách chuyên chú, sốt sắng và trang nghiêm.
Nhất là, cũng đừng quên rằng khi dâng mỗi chục kinh tôn kính một mầu nhiệm bằng việc lần hạt là qúi
bạn đang cố gắng hình thành trong tâm trí của qúi bạn hình ảnh Chúa Giêsu và Mẹ Maria liên quan đến mầu nhiệm ấy.
Đời sống của chân phước Hermann thuộc các cha dòng Premonstatensian, (phụ chú của người dịch bản Việt
ngữ: dòng này cũng gọi là dòng thánh Nobêtô được thánh nhân lập năm 1120 ở Prémontré nước Pháp) nói với chúng ta rằng vào một lần kia, khi ngài đọc kinh Mân Côi theo thường lệ một cách chuyên chú và sốt sắng suy gẫm về những mầu nhiệm, thì Đức Mẹ cũng rực rỡ hiện ra với ngài hết sức uy linh và đẹp đẽ. Thế nhưng, đến khi lòng sốt sắng nguội dần, ngài đã đọc kinh một cách vội vàng, chẳng để hết tâm ý gì nữa. Thế
là, một lần kia, Đức Mẹ lại hiện ra với ngài – lần này thì vẻ đẹp của Người thua xa với bộ mặt thảm não. Chân phước Hermann kinh ngạc về sự thay đổi của Người, bấy giờ Đức Mẹ mới cắt nghĩa cho ngài nghe:
“Với con Mẹ là như thế đó, Hermann à, bởi vì, trong tâm hồn của con, con đã đối xử với Mẹ như vậy mà, như một con đàn bà đáng khinh và chẳng có giá tí nào. Tại sao con lại không còn tôn nghiêm và chuyên chú chào kính Mẹ khi suy niệm về các mầu nhiệm của Mẹ và các đặc ân của Mẹ?”
Bông Hồng 43
Chống Trả Chia Trí.
Khi đọc kinh Mân Côi đàng hoàng sẽ tôn vinh Chúa Giêsu và Mẹ Maria hơn và lập được thêm công nghiệp cho các linh hồn hơn các kinh nguyện khác. Tuy nhiên, kinh Mân Côi cũng là kinh nguyện khó đọc hẳn hoi và chuyên chú nhất, ở chỗ không thể nào tránh được hết những lo ra, khi lập đi lập lại cùng một lời kinh như nhau.
Khi chúng ta đọc Tiểu Kinh Nguyện Giờ về Đức Mẹ, (phụ chú của người dịch bản Việt ngữ: đây là một trong những hình thức của Kinh Nguyện Giờ như các vị linh mục và tu sĩ vốn đọc hằng ngày, nhưng giản dị hơn, được dọn ra để biệt tôn Đức Mẹ, thịnh hành trong giới giáo dân vào thời trung cổ. Một số cộng đồng đan viện đã đọc vào các ngày thứ bảy hằng tuần. Sau cuộc Cách Mạng Pháp 1789, Tiểu Kinh Nguyện Giờ này đã trở thành phổ thông nơi các dòng nữ, khi phong trào thành lập các dòng nữ bắt đầu phát triển), hay đọc bảy Thánh Vịnh Thống Hối (phụ chú của người dịch bản Việt ngữ: đặc biệt là các Thánh Vịnh 6, 32, 38, 51, 102, 130 và 143, được sử dụng trong phụng vụ từ thế kỷ thứ bảy), hay bất cứ một kinh nguyện nào khác ngoài kinh Mân Côi, thì lời kinh và cách diễn đạt đổi thay làm cho chúng ta ý tứ, ngăn chặn trí tưởng tượng của chúng ta đi lang thang, do đó, giúp chúng ta dễ đọc tử tế hơn. Trái lại, vì cứ lập đi lập lại cùng một kinh
Lạy Cha và Kính Mừng theo cùng một thể thức, nên khi lần hạt Mân Côi, khó lòng mà không chán ngán và
buồn ngủ, muốn quay sang đọc các kinh nguyện khác cho có vẻ đổi mới hơn và đỡ chán hơn. Điều này chứng tỏ là người ta cần phải có một lòng sùng mộ cao cả mới có thể kiên trì đọc kinh Mân Côi hơn đọc các kinh nguyện khác, kể cả các thánh vịnh Đavít.
Trí tưởng tượng của chúng ta, khó lòng mà yên được một phút với nó, càng gây thêm khó khăn cho việc làm của chúng ta, dĩ nhiên, phải kể đến cả ma qủi là tên không bao giờ chịu ngừng làm cho chúng ta lo ra để ngăn cản việc cầu nguyện của chúng ta nữa. Không có lý do nào mà ma qủi lại không tấn công chúng ta khi chúng ta tha thiết đọc kinh Mân Côi chống lại hắn.
Là con người, chúng ta dễ dàng trở nên mệt mỏi và cẩu thả – nhưng khi chúng ta đọc kinh Mân Côi, ma qủi còn làm cho những trở ngại này nên tệ hơn nữa. Ngay cả trước khi chúng ta bắt đầu, hắn đã làm cho chúng ta cảm thấy chán ngán, lo ra hay bải hoải rồi, và khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện thì hắn tấn công chúng ta tư bề. Rồi, sau khi chúng ta hoàn tất với bao khó nhọc và chia trí, hắn rỉ tai chúng ta rằng:
“Các ngươi vừa đọc kinh một cách vô ích. Đọc kinh Mân Côi đâu có lợi gì. Tốt hơn các ngươi đi làm các việc khác. Đọc kinh mà không chú ý gì đến lời kinh thì chỉ mất giờ, thà dùng nửa tiếng ấy để suy gẫm hay đọc sách thiêng liêng còn có lợi hơn nhiều. Ngày mai, khi cảm thấy bớt chán ngán, các ngươi sẽ cầu nguyện sốt sắng hơn; thôi không cần đọc kinh Mân Côi cho xong hôm nay mà làm gì, để đến ngày mai cũng được.”
Ma qủi sẽ đánh lừa chúng ta như thế để chúng ta bỏ hết kinh Mân Côi hay không đọc tí nào, và cứ như thế hay đổi sang một việc tôn sùng khác.
Qúi hội viên Hiệp Hội Kinh Mân Côi thân mến, đừng nghe theo ma qủi, chỉ cần có thiện chí, ngay cả khi trí tưỏng tượng của qúi bạn quấy phá qúi bạn suốt cả buổi đọc kinh Mân Côi, bằng đủ mọi thứ lo ra đầy trong
tâm trí qúi bạn, miễn là bao lâu qúi bạn hết sức cố gắng loại trừ chúng khi chúng mới chớm hiện. Hãy luôn luôn nhớ rằng kinh Mân Côi tốt đẹp nhất là kinh Mân Côi lập nhiều công nghiệp nhất, và càng có công khi cầu nguyện cách khó khăn hơn là lúc cầu nguyện một cách dễ dàng. Cầu nguyện bao giờ cũng khó hơn, nói theo tự nhiên, khi nó không gây hứng thú gì cho linh hồn, thêm vào đó, lại còn đầy những con kiến, con ruồi lít nhít lăng quăng trong trí tưởng tượng của qúi bạn, trái với ý muốn của qúi bạn, không để qúi bạn có giờ
hưởng một chút yên hàn và thưởng thức được vẻ mỹ miều hay ho của điều mà qúi bạn đang đọc.
Ngay cả khi qúi bạn chống trả với những lo ra chia trí trong suốt cả buổi lần hạt Mân Côi đi nữa, qúi bạn cũng phải làm sao chống trả cho khéo, với khí giới trong tay: nghĩa là, đừng ngừng đọc kinh Mân Côi, mặc dù cố mà đọc và chẳng cảm thấy gì cả. Tôi biết đây là một trận chiến gay go, nhưng cũng là một trận chiến có lợi cho các linh hồn kiên trung. Nếu bạn bỏ khí giới xuống, đó là, nếu bạn bỏ đọc kinh Mân Côi là qúi bạn đầu hàng, bấy giờ, sau khi thắng trận, ma qủi sẽ bỏ mặc qúi bạn.
Thế nhưng, trong ngày Chung Thẩm, hắn sẽ nhạo baíng quíi bạn về bất trung va` thiếu can đa?m cu?a qúi
bạn. “Kẻ nào trung thành trong những sự nhỏ mọn thì cũng trung thành trong những sự lớn lao” (Luca 16:10).
Người nào kiên trì chống trả với những chia trí nhỏ nhặt nhất khi đọc một kinh ngắn gọn nhất, người đó cũng sẽ trung thành trong những điều to lớn. Chúng ta có thể tuyệt đối tin như thế vì Chúa Thánh Linh đã dạy chúng ta như vậy.
Vậy, hỡi tất cả qúi bạn là các tôi nam tớ nữ của Chúa Giêsu Kitô và của Rất Thánh Trinh Nữ Maria, những người đã quyết định đọc kinh Mân Côi hằng ngày, hãy yên tâm. Đừng để cho những con ruồi, (tôi gọi những chia lòng chia trí gây chiến trong khi qúi bạn đọc kinh là như thế), làm cho qúi bạn nản chí bỏ mất mối liên kết với Chúa Giêsu và Mẹ Maria là các Đấng mà qúi bạn luôn đọc kinh Mân Côi trước sự hiện diện của các
Ngài. Sau đây tôi sẽ đề nghị với qúi bạn những cách thức loại trừ đi những lo ra chia trí này.
Bông Hồng 44:
Một Phương Pháp Tốt Đẹp
Khi qúi bạn xin Chúa Thánh Linh giúp qúi bạn cầu nguyện cho nên, qúi bạn hãy tự đặt mình trước sự hiện diện của Chúa trong chốc lát, rồi hãy dâng những chục kinh theo cách thức mà tôi sẽ chỉ cho qúi bạn say này.
Trước khi bắt đầu mỗi chục kinh, hãy thinh lặng đôi chút, và hãy chiêm ngắm mầu nhiệm mà qúi bạn sắp sửa kính nhớ trong chục kinh đó. Hãy luôn luôn nhớ xin Chúa Toàn Năng, vì mầu nhiệm này và nhờ lời cầu bầu của Thánh Mẫu, một trong những nhân đức nổi bật nhất của mầu nhiệm ấy hay một trong những nhân đức mà qúi bạn cần đặc biệt.
Cẩn thận tránh hai điều nguy hiểm mà hầu hết người ta gặp phải khi đọc kinh Mân Côi. Điều thứ nhất là không cầu xin ơn gì ca, do đó, khi có được hỏi về ý chỉ kinh Mân Côi họ không biết đằng nào trả lời. Bởi thế, khi đọc kinh Mân Côi, hãy nhớ xin một ơn đặc biệt nào đó. Hãy xin Thiên Chúa giúp mình vun trồng một trong những nhân đức lớn của Kitô giáo hay khắc chế được một trong những tội lỗi của mình.
Điều lầm lạc lớn thứ hai mà nhiều người mắc phải khi đọc kinh Mân Côi, đó là không có chủ ý gì hơn ngoài chủ ý đọc cho xong nhanh bao nhiêu có thể! Điều này xẩy ra là vì nhiều người trong chúng ta coi kinh Mân Côi như một gánh nặng, mà nếu không đọc thì càng nặng nề hơn, đặc biệt là nó đè nặng lên lương tâm của chúng ta, vì chúng ta đã hứa đọc thường xuyên hay đã được dạy đọc như một việc thống hối, ngược lại với ý muốn của chúng ta một cách nào đó.
Thật là thê thảm khi thấy cách mà hầu hết người ta đọc kinh Mân Côi Thánh. Họ đọc nhanh kinh khủng, đến nỗi nghe chẳng còn ra cả những lời kinh họ đọc nữa. Chúng ta đừng mong bất kỳ một ai, kể cả một người tầm thường nhất, nghĩ rằng cách đọc kinh sai lầm như thế lại là một việc tôn vinh chúc tụng, và do đó, chúng ta nghĩ rằng Chúa Giêsu và Mẹ Maria sẽ hài lòng với nó! Chẳng lạ gì mà các kinh nguyện rất thiện hảo của đạo thánh chúng ta hình như không mang lại kết quả gì, và sau khi đọc cả ngàn kinh Mân Côi, chúng ta vẫn chẳng khá hơn trước gì cả! Hỡi qúi hội viên Hiệp Hội Mân Côi, tôi xin qúi bạn hãy điều chỉnh tốc độ rất dễ xẩy ra khi đọc kinh, bằng cách đôi khi ngưng lại một chút khi qúi bạn đọc kinh Lạy Cha và kinh Kính
Mừng. Vào mỗi lần ngưng lại như thế, tôi đều đánh dấu thập (làm dấu Thánh giá), như qúi bạn sẽ thấy: Lạy Cha chúng con ở trên trời, + chúng con nguyện Danh Cha cả sáng, + Nước Cha trị đến, + Ý Cha thể hiện + dưới đất cũng như trên trời, + Xin Cha cho chúng con hôm nay + lương thực hằng ngày + và tha nợ chúng con + như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con, + xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ + nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.
Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, + Đức Chúa Trời ở cùng Bà, + Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ + và Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ.
Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, + cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay + và trong giờ lâm tử. Amen.
Thoạt tiên, qúi bạn sẽ thấy khó thực hiện những chỗ ngắt này vì thói quen đọc hấp tấp vội vã của mình; thế nhưng, một chục kinh mà qúi bạn đọc một cách chăm chú theo thể thức kia còn qúi hơn cả ngàn kinh Mân Côi được đọc một cách hoàn toàn cẩu thả, chẳng có ngắt nghỉ hay suy nghĩ ráo trọi.
Chân phước Alan de la Roche và các tay viết khác (trong đó có thánh Robêtô Bêlaminô) kể một câu truyện về một cha giải tội khuyên ba hối nhân của mình đều là chị em với nhau, đọc kinh Mân Côi hằng ngày không được bỏ trong đủ một năm trời. Làm như thế là để họ có thể may những bộ áo vinh quang tuyệt mỹ cho Đức Mẹ từ những tràng kinh Mân Côi của họ. Đây là một bí mật mà vị linh mục đã lĩnh hội từ trời.
Thế là ba chị em đã trung thành đọc kinh Mân Côi cả một năm trời, và vào ngày lễ Thanh Tẩy, Rất Thánh Trinh Nữ đã hiện ra với họ khi họ đã đi nghỉ đêm. Thánh Catarina và Agnê cũng đến với Người và Người mặc những chiếc áo khoác đẹp đẽ óng ánh, có những chữ bằng vàng “Kính mừng Maria đầy ơn phúc”. Thánh Mẫu tiến đến với người chị lớn nhất, nói:
– “Mẹ chào con, hỡi con gái của Mẹ, vì con đã thường xuyên chào Mẹ một cách tốt lành. Mẹ muốn cám ơn con về những chiếc áo khoác mà con đã làm cho Mẹ đây.”
Hai vị thánh trinh nữ cùng đi theo với Người cũng cám ơn cô ta nữa rồi cả ba biến mất.
Một giờ sau, Đức Mẹ cùng với hai vị thánh đó lại hiện ra với họ một lần nữa, nhưng, lần này, Người mặc mầu xanh lá cây không có những chữ bằng vàng và không có những vệt sáng. Người đến với người chị thứ hai, cám ơn cô ta đã làm cho Người chiếc áo bằng kinh Mân Côi mà cô đã đọc. Vì cô này đã thấy Đức Mẹ hiện ra với người chị cả trong bộ y phục rực rỡ hơn nhiều, mới hỏi Người lý do tại sao có sự thay đổi như vậy. Thánh Mẫu liền trả lời:
– “Chị của con làm cho Mẹ những bộ y phục đẹp hơn là vì nó đọc kinh Mân Côi sốt sắng hơn con.”
Cũng khoảng một giờ sau, Đức Mẹ lại hiện ra với người em trẻ nhất, trên mình mặc những mảnh vải rách rưới bẩn thỉu. Người nói:
– “Hỡi con gái của Mẹ, Mẹ muốn cám ơn con về những bộ y phục mà con đã làm cho Mẹ đây.”
Người em trẻ nhất xấu hổ quá kêu lên:
– “Ôi, Nữ Vương của con, sao con lại có thể trưng diện cho Mẹ quá tệ như vậy được! Xin Mẹ tha thứ cho con. Xin cho con thêm ít lâu nữa để làm cho Mẹ những chiếc áo đẹp hơn bằng những kinh Mân Côi sốt sắng hơn.”
Đức Mẹ và hai vị thánh biến đi, bỏ người em ở lại với ci lòng tan nát. Cô ta kể lại cho vị giải tội mọi sự đã xẩy ra cho cô và ngài thúc giục cô đọc kinh Mân Côi thêm một năm nữa, và đọc một cách sốt sắng hơn bao giờ hết.
Đến cuối năm thứ hai, cũng vào cùng một ngày lễ Thanh Tẩy, cùng với hai thánh Catarina và Agnê, Đức Mẹ, mình mặc chiếc áo rực rỡ, đầu đội triều thiên, lại hiện ra với họ vào buổi tối. Người nói với họ:
– “Hỡi các con gái của Mẹ, Mẹ đến để cho chúng con biết rằng cuối cùng các con đã chiếm được nước trời, và ngày mai các con sẽ rất vui sướng khi lên đó.”
Cả ba cô kêu lên:
– “Lòng chúng con sẵn sàng, ôi Nữ Vương yêu dấu của chúng con; lòng chúng con tất cả sẵn sàng.”
Thế rồi thị kiến chấm dứt. Ngay trong đêm đó, họ đều ngã bệnh và vị giải tội của họ được mời đến cho họ chịu các Phép Bí Tích sau hết, và cũng để cám ơn ngài đã chỉ cho họ một việc thực hành thánh đức. Sau giờ Kinh Đêm, cùng với đám đông trinh nữ, Đức Mẹ hiện ra với ba chị em và cho họ mặc chiếc áo choàng trắng. Trong khi, các thiên thần hát “Hãy đến, hỡi các bạn tình của Chúa Giêsu, hãy nhận lấy triều thiên đã được sắm sẵn cho qúi bạn từ thuở đời đời,” thì họ từ giã trần gian này.
Một số điều rất chân thật có thể rút ra từ câu chuyện này là:
1.- Quan trọng biết bao cần phải có một vị linh hướng để chỉ dẫn cho những điều thực hành lành thánh, nhất là việc thực hành phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi;
2.- Quan trọng biết bao cần phải lần hạt một cách ý thức và sốt sắng;
3.- Thánh Mẫu đã từ bi và nhân lành biết bao đối với những ai hối hận quá khứ của mình và mạnh mẽ dứt khoát sống tốt lành hơn;
4.- Sau cùng, Người rộng lượng biết bao trong việc thưởng cho chúng ta ở đời này, ở lúc lâm chung và ở đời sau vô cùng, về những việc nhỏ mọn mà chúng ta kiên tâm dâng lên cho Người.
Bông Hồng 45
Một Cách Cung Kính
Tôi xin thêm là kinh Mân Côi phải được đọc một cách cung kính nữa. Như thế có nghĩa là kinh Mân Côi phải được đọc, cung kính bao nhiêu có thể, bằng cách qùi gối, hai tay chắp lại lần chuỗi Mân Côi. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân, dĩ nhiên nằm đọc ở trên giường hay nếu đang di chuyển, họ có thể vừa đi vừa đọc, và nếu cơn bệnh không cho phép qùi gối, họ có thể ngồi hay đứng mà đọc. Cũng có thể đọc Kinh Mân Côi ngay khi làm việc, nếu phận sự hằng ngày giữ chân người ta ở tại công việc, vì công việc tay chân không luôn luôn gây trở ngại cho khẩu nguyện.
Dĩ nhiên, vì linh hồn có giới hạn của nó và chỉ có thể làm được bấy nhiêu đó, khi chúng ta để ý đến việc chân tay, chúng ta không thế nào chỉ chuyên chú vào những sự thiêng liêng, chẳng hạn như cầu nguyện. Nhưng, nếu chúng ta không còn cách nào khác, thì cầu nguyện như vậy cũng không phải là không có giá trị trước mặt Đức Mẹ và Người sẽ thưởng cho thiện chí của chúng ta hơn là những tác động bề ngoài.
Tôi nghĩ rằng qúi bạn nên chia kinh Mân Côi của qúi bạn ra làm 3 phần và đọc mỗi một nhóm mầu nhiệm (là 5 chục kinh) vào một lúc khác nhau trong ngày. Làm như vậy sẽ tốt hơn là đọc cả một tràng 15 chục luôn một lúc.
Nếu qúi bạn không thể có giờ đọc trọn phần thứ ba của kinh Mân Côi trong cùng một lúc, hãy đọc từ từ, một chục lúc này, một chục lúc kia. Tôi dám chắc là qúi bạn có thể sắp xếp được như thế; để, bất chấp công việc của qúi bạn và tất cả những đòi hỏi về giờ giấc của mình, qúi bạn vẫn có thể đọc đủ một tràng kinh Mân Côi trước khi đi lên giường ngủ đêm.
Thánh Phanxicô Salêsiô đã để lại cho chúng ta một gương sáng về việc trung thành trong phương diện này: khi mà ngài hoàn toàn mệt mỏi bởi những cuộc thăm viếng ban ngày, và về đêm nhớ ra rằng mình còn mấy chục kinh Mân Côi chưa đọc, ngài sẽ không đi ngủ cho đến khi qùi đọc cho đầy đủ, bất chấp lời khuyên can hết sức của người thư ký thấy ngài mệt mỏi đã xin ngài để những kinh nguyện chưa xong sang ngày hôm sau hãy làm.
Vậy xin hãy cho tôi nhắc nhở qúi bạn một lần nữa trong việc bắt chước sự trung thành, cung
kính và mộ mến của người anh em thánh thiện được kể đến trong truyện thánh Phanxicô, vị tu sĩ đã luôn luôn đọc kinh Mân Côi rất sốt sắng và trang nghiêm trước bữa tối. (Tôi đã kể câu truyện này trong sách). (Phụ chú của người dịch bản Việt ngữ: ở Bông Hồng Thứ Bảy, trang 46-47).
Bông Hồng 46
Lần Hạt Chung
Có mấy cách lần hạt Mân Côi, nhưng cách tôn vinh Thiên Chúa Toàn Năng nhất, ích lợi cho linh hồn của chúng ta nhất và làm cho ma qủi sợ hơn bất cứ một sự gì khác, đó là chia ra làm hai bè để đọc hay hát kinh Mân Côi.
Thiên Chúa Toàn Năng rất hài lòng khi thấy người ta họp nhau cầu nguyện; các thiên thần và các thánh không
ngừng hiệp nhau chúc tụng Ngài. Trên thế gian, các kẻ tốt lành, ở một số tổ chức, thường hợp nhau cầu nguyện ngày đêm. Chúa tỏ ý khuyến dụ các tông đồ và các môn đệ của Người cầu nguyện chung với nhau, và hứa là ở đâu có hai ba hợp nhau nhân danh Ngài, Ngài sẽ ở giữa họ (xem Mathêu 18:20).
Tuyệt vời làm sao khi có Chúa Giêsu Kitô ở giữa chúng ta! Và điều duy nhất chúng ta cần làm để Người đến giữa chúng ta là đọc kinh Mân Côi theo nhóm. Đó là lý do tại sao những Kitô hữu thuở ban đầu thường hợp nhau cầu
nguyện, bất chấp mọi bắt bớ của đế quốc Rôma và lệnh cấm tụ họp. Họ sẵn lòng liều chết hơn là mất dịp tụ họp nhau có Chúa ở cùng. Kiểu cầu nguyện này mang lại lợi ích lớn lao nhất cho linh hồn chúng ta, là vì:
1.- Bình thường, trí khôn chúng ta dễ tỉnh táo trong khi cầu nguyện chung hơn là cầu nguyện riêng tư một mình.
2.- Khi chúng ta cầu nguyện chung, kinh nguyện của mỗi một người thuộc về tất cả chúng ta và làm nên một kinh nguyện chung cao cả, nhờ đó, nếu người nào không cầu nguyện nên, người khác cầu nguyện sốt sắng trong nhóm sẽ bù đắp cho sự thiếu sót của họ. Như thế, kẻ mạnh nâng đỡ kẻ yếu, kẻ sốt sắng hâm nóng cho
kẻ ương ương dở dở, kẻ dồi dào làm giầu cho kẻ thiếu thốn, kẻ xấu được kẻ lành bù trừ.
3.- Ai đọc kinh Mân Côi một mình thì chỉ lập công được có một tràng kinh Mân Côi, bằng lần hạt chung với 30 người khác thì lập công những 30 tràng kinh Mân Côi. Luật của việc cầu nguyện chung là như thế. Phúc
lợi biết bao, tiện ích biết mấy!
4.- Đức Urbanô VIII, khi thấy việc tôn sùng kinh Mân Côi lan rộng ở Rôma và được chia ra làm hai nhóm hay bè mà lần, nhất là ở tu viện Santa Maria Sopra Minerva, rất lấy làm hài lòng, đã ban thêm ân xá 100 ngày, khi hội đủ các điều kiện ấn định để lĩnh ơn đại xá, cho việc lần hạt Mân Côi chung hai bè. Điều này được ngài vạch định trong văn thư ngắn gọn “Ad Perpetuam Rei Memoriam” ban hành vào năm 1626.
5.- Cầu nguyện chung có mãnh lực hơn cầu nguyện riêng nhiều trong việc ngăn cơn giận của Thiên Chúa và kêu xin Tình Thương của Ngài; Mẹ Thánh Giáo Hội, theo ơn hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, luôn luôn kêu gọi cầu nguyện chung trong những thời điểm chung Giáo hội phải chịu những tai ương và đau thương thử thách.
Trong sắc lệnh về kinh Mân Côi, Đức giáo hoàng Gregory XIII nói rất r ràng là chúng ta phải tin, (ở mức độ của đức tin đạo hạnh), (phụ chú của người dịch bản Việt ngữ: nghĩa là, không buộc phải tin ở mức độ của đức tin như tin vào các tín điều, không tin là rối đạo), những lời cầu nguyện và kiệu rước chung của các hội viên Hiệp Hội Kinh Mân Côi đã góp phần rất lớn cho cuộc chiến thắng cả thể mà Thiên Chúa đã ban cho đạo quân Kitô giáo, trong trận hải chiến với quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Lêpantô, vào ngày Chúa Nhật đầu tháng 10 năm 1571.
Nghĩ đến tưởng niệm ơn phúc này, vua Louis Công Chính, đang bị nhóm lạc giáo cách mạng hùng hậu vây hãm ở La Rochelle, đã viết thư cho mẹ của mình để xin tổ chức những buổi cầu nguyện chung cầu cho được ơn chiến thắng. Hoàng thái hậu liền quyết định tổ chức lần hạt chung ở Balê trong nhà thờ của dòng thánh Đaminh thuộc miền Faubourg thánh Hônôrê, do tổng giám mục Balê chủ sự, bắt đầu vào ngày 20 tháng Năm 1628.
Cả hoàng thái hậu và hoàng hậu, cùng với ông hoàng ở Orleans, các đức hồng y ở La Rochefoucault và Berulle, cũng như các đại diện cao cấp khác, đều đến tham dự cuộc lần hạt Mân Côi chung này. Triều đình vận dụng toàn lực lượng cùng với phần lớn đại dân chúng. Đức tổng giám mục đọc lên những lời suy niệm về các mầu nhiệm, rồi bắt kinh Lạy Cha và Kính Mừng cho từng chục kinh, và cả cộng đồng tham dự gồm cả giới tu sĩ cũng như giáo dân thưa lại. Kết mỗi một tràng kinh Mân Côi là một cuộc rước kiệu Đức Mẹ, vừa kiệu vừa hát kinh cầu Đức Bà.
Việc tôn sùng này được giữ một cách hết sức sốt sắng vào mỗi thứ Bảy đã mang lại ơn phúc tỏ tường từ trời: đó là, vào ngày lễ Chư Thánh cùng năm đó, vua đã chiến thắng quân Anh ở đảo Rê, khải hoàn tiến vào thành
La Rochelle. Điều này đã chứng tỏ sức mạnh vĩ đại của việc cầu nguyện chung.
Sau hết, khi dân chúng đọc kinh Mân Côi chung với nhau sẽ làm cho ma qủi khiếp đảm hơn là đọc kinh riêng một mình, bởi vì, kinh nguyện chung này là một đạo quân tấn công hắn. Hắn thường co’ thể thắng được kinh nguyện riêng của một cá nhân nào đó, nhưng nếu kinh nguyện riêng này được hợp với kinh nguyện của các Kitô hữu khác, ma qủi sẽ khó có thể kiếm được lợi lộc gì. Bẻ một chiếc que thì dễ, nhưng nó sẽ không bị bẻ gẫy nếu nó được bó chung với các que khác. “Hợp quần gây sức mạnh.” Các binh sĩ hợp nhau làm thành một đạo quân để chiến thắng địch thù của mình; các kẻ dữ thường hợp nhau thành các nhóm trụy lạc để nhảy nhót; và các thần dữ họp thành những lực lượng để làm hư mất linh hồn của chúng ta. Thế thì tại sao Kitô hữu không liên kết lực lượng với nhau để Chúa Giêsu Kitô ở giữa họ khi họ cầu nguyện chung, hầu ngăn cơn nghĩa nộ của Thiên Chúa Toàn Năng, kéo ơn phúc và tình thương của Ngài xuống trên chúng ta, cũng như để tăng cường việc ngăn cản và chiến thắng ma qủi với lại đồng bọn của hắn?
Qúi bạn phần tử của Hiệp Hội Kinh Mân Côi thân mến, qúi bạn sống ở tỉnh thành hay ở thôn quê, gần nhà thờ giáo xứ hay gần nguyện đường nào đó, ít là mỗi tối qúi bạn hãy đến đó một lần (tất nhiên với sự đồng ý của linh mục sở tại), hợp với tất cả những ai muốn chia bè lần hạt Mân Côi chung. Nếu nhà thờ hay nhà nguyện không tiện thì hãy đọc kinh Mân Côi chung với nhau ở nhà của qúi bạn hay nhà của một người hàng xóm nào đó. Đây là một việc lành thánh mà Thiên Chúa Toàn Năng, theo tình thương của Ngài, đã sắp xếp ở những nơi mà tôi đến giảng phòng, để bảo đảm và tăng tiến cho các việc lành do việc giảng phòng mang lại cũng như để phòng ngừa tội lỗi trong tương lai.
Trước khi phép lần hạt Rất Thánh Mân Côi bắt đầu đâm rễ ở những tỉnh lỵ và thôn làng nhỏ bé này, thì nào là nhảy nhót, tiệc tùng trụy lạc không ngừng diễn tiến, cùng với sự phát triển của buông tuồng, mất nết, lộng ngôn, cãi lẫy, bè đảng. Người ta chỉ nghe được những bản nhạc tội lỗi và những lời nói mỉa mai nhau. Nhưng bây giờ thì toàn là những bản tụng ca và hoan ca Lạy Cha, Kính Mừng. Người ta chỉ còn thấy những nhóm hai mươi, ba mươi hay cả trăm hoặc hơn nữa tụ họp nhau, vào giờ giấc nhất định, để chúc tụng Thiên Chúa Toàn Năng như giới tu trì vẫn làm. Lại còn có những nơi người ta lần hạt Mân Côi chung, cứ 5 mầu nhiệm một lần, ba lần như vậy mỗi ngày. Đó thật là một ơn phúc trời cao ban cho!
Vì đâu cũng có kẻ dữ, qúi bạn đừng nghĩ rằng nơi qúi bạn đang ở không có họ. Thế nào cũng có một số nhất định trốn tránh việc đến nhà thờ lần hạt Mân Côi, lại còn chế nhạo, còn dùng hết cách ngăn trở qúi bạn tham gia, bằng cách gây ra các gương xấu và lời nói xấu xa. Nhưng đừng bỏ cuộc. Những linh hồn khốn nạn này sẽ bị đời đời xa cách Thiên Chúa và thiên đàng, vì nơi họ ở là trong hỏa ngục; ngay trên trần gian này họ đã bị tách biệt khỏi đoàn thể của Chúa Kitô và các tôi nam tớ nữ của Người.
Bông Hồng 47
Những Điều Kiện Thích Đáng
Hỡi các linh hồn được tiền định, qúi bạn là của Thiên Chúa, hãy dứt khoát tách mình ra khỏi các kẻ đang hư đi theo đời sống vô đạo, lười biếng và lạnh nhạt của họ, mà lập tức hãy lần hạt Mân Côi với cả đức tin, lòng khiêm nhượng, sự cậy trông và kiên trì của mình.
Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã dạy chúng ta theo gương của Ngài và hãy cầu nguyện luôn, vì nhu cầu của chúng ta phải cầu nguyện liên lỉ, vì trí khôn chúng ta mù tối, vô tri, yếu nhược, và vì sức mạnh cũng như lực lượng bên đối thủ của chúng ta. Ai thật tình lắng nghe lệnh truyền này của Thày chúng ta chắc chắn sẽ không thể nào mãn nguyện với việc lần hạt mỗi năm một tràng kinh Mân Côi (như những Vĩnh Viên của Hiệp Hội Kinh Mân Côi thi hành), hay mỗi tuần một tràng (như các Thường Viên), mà là mỗi ngày một tràng (như những Nhật Viên) và sẽ không bao giờ bỏ làm như vậy, dù chỉ có một mục đích duy nhất là cứu rỗi linh hồn của mình thôi.
1.- “Phải cầu nguyện luôn, đừng ngã lòng” (Luca 18:1). Đây là lời hằng sống của chính Chúa chúng ta. Chúng ta phải tin vào lời của Người và phải đem ra thực thi nếu chúng ta không muốn bị hư đi. Qúi bạn có thể hiểu thế nào tùy qúi bạn, miễn là qúi bạn đừng cắt nghĩa những lời này theo kiểu cách thế gian và áp dụng nó theo đường lối thế gian.
Chúa chúng ta đã ban cho chúng ta lời cắt nghĩa chân thực những lời của Người, bằng chính gương sáng Người để lại cho chúng ta. “Thày làm gương cho chúng con để các con làm như Thày đã làm” (Gioan 13:15). Và “Người đã cầu nguyện cả đêm với Thiên Chúa” (Luca 6:12). Ngày giờ ban ngày của Người hầu như không đủ, Người thường dùng ban đêm để cầu nguyện. Người đã lập đi lập lại với các thánh Tông Đồ: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện” (Mathêu 26:41), xác thịt thì yếu đuối, cám dỗ thì ở khắp nơi và bao vây các con. Nếu các con không liên lỉ cầu nguyện, các con sẽ sa ngã… Và vì có một số trong các ngài r ràng nghĩ rằng những lời này của Chúa chỉ là những lời khuyên mà thôi, do đó, các ngài đã hoàn toàn lạc hướng. Đó là lý do tại sao các ngài bị sa chước cám dỗ và sa ngã phạm tội, cho dù các ngài thuộc về nhóm của Chúa Giêsu Kitô.
Hỡi các phần tử Hiệp Hội Kinh Mân Côi, nếu qúi bạn muốn sống theo đời sống thời trang và thuộc về thế gian này – tôi có ý nói, nếu qúi bạn không sợ sa ngã phạm tội trọng hết lần này đến lần khác rồi đi xưng tội, và nếu bạn tránh khỏi những tội lỗi theo đam mê mà thế gian coi nhẹ song lại là những tội đáng kể – thì, dĩ nhiên, qúi bạn không cần nhiều lời kinh kệ và tràng kinh Mân Côi. Qúi bạn chỉ cần làm một việc nho nhỏ mỗi ngày gọi là “đáng kể” thôi: một kinh nguyện nhỏ ban đêm và ban sáng, một kinh Mân Côi vào một lúc nào đó để thống hối, một vài chục kinh Kính Mừng lần bằng chuỗi Mân Côi (một cách ngẫu nhiên, chẳng có chú ý gì) khi hứng lên – cũng đủ lắm rồi. Nếu qúi bạn sống không đến nỗi như vậy, qúi bạn có thể được ghép vào nhóm người cấp tiến hay cực đoan; nếu qúi bạn sống còn tệ hơn thế nữa, qúi bạn đúng là một kẻ lệch lạc và cuồng loạn. Nhưng, nếu qúi bạn muốn sống một đời Kitô hữu đích thực và muốn thực lòng cứu rỗi linh hồn mình, muốn bước theo đường lối của các thánh, muốn không bao giờ và không khi nào sa ngã phạm tội trọng, muốn phá hủy những cạm bẫy của Satan và làm đảo lộn các kế hoạch hung tàn của hắn, qúi bạn phải luôn luôn cầu nguyện như Chúa đã dạy và truyền phải thi hành.
Nếu qúi bạn luôn ôm ấp điều này trong lòng, tối thiểu qúi bạn phải đọc kinh Mân Côi hay đọc tương tự như vậy mỗi ngày. Tôi nói “tối thiểu”, bởi vì có lẽ tất cả những gì qúi bạn đạt được bằng kinh Mân Côi, sẽ là để tránh được tội trọng và thắng được các chước cám dỗ. Qúi bạn thật sự tỏ ra đã bị cuốn hút bởi giòng cuồng lưu tội lỗi thế tục mà những linh hồn mạnh mẽ cũng đã bị chìm đắm; qúi bạn đang ở giữa một bóng tối dầy đặc, kín mít có thể làm cho các linh hồn được ơn soi sáng nhất trở nên mù quáng; qúi bạn bị vây hãm bởi các thần dữ kinh nghiệm hơn bao giờ hết, biết rằng thời gian chẳng còn bao lâu, nên càng tìm cách khôn khéo và hiệu nghiệm hơn để cám dỗ qúi bạn.
Thật là một kỳ công của ơn sủng do phép lần hạt Rất Thánh Mân Côi nếu qúi bạn làm chủ được mình khỏi vướng mắc với thế gian, với ma qủi, xác thịt, tránh khỏi tội trọng và chiếm được thiên đàng! Nếu không chịu tin tôi, qúi bạn ít ra cũng rút được kinh nghiệm bản thân. Cho phép tôi hỏi qúi bạn, nếu qúi bạn có thói quen đọc kinh tương đương với số lượng như các người khác đọc ở đời này, và đọc giống như cách họ vẫn thường đọc, qúi bạn có tránh được các lầm lỗi và tội lỗi trầm trọng hay chăng, những điều mà theo sự mù quáng của mình qúi bạn coi như không, song thật sự là nặng. Vậy thì qúi bạn phải chỗi dậy đi thôi, và nếu qúi bạn muốn sống chết cách vô tội, ít là tội trọng, hãy cầu nguyện không ngừng; hãy đọc kinh Mân Côi theo phận sự mỗi ngày, như các phần tử của Hiệp Hội Kinh Mân Côi vẫn làm vào những ngày ban đầu.
Khi Đức Mẹ ban phép lần hạt Rất Thánh Mân Côi cho thánh Đaminh, Người truyền thánh nhân đọc kinh này mỗi ngày và làm cho người khác đọc kinh ấy mỗi ngày nữa. Thánh Đaminh không để cho ai gia nhập Hiệp Hội nếu họ không hoàn toàn xác quyết đọc kinh Mân Côi mỗi ngày. Ngày nay, nếu người ta được phép trở thành Thường Viên của Hiệp Hội bằng việc đọc một tràng kinh duy nhất mỗi tuần, là vì sự sắng đã ngàn và đức ái đã ra nguội lạnh. Qúi bạn thấy được điều qúi bạn có thể thấy nơi một người ít cầu nguyện. “Ban đầu thì không có như vậy đâu” (Mathêu 19:8).
Có ba điều cần phải nhấn mạnh ở đây. Thứ nhất, nếu qúi bạn muốn gia nhập Hiệp Hội Kinh Mân Côi Thường Nhật và tham phần kinh nguyện cũng như công phúc của mọi phần tử của hội, thì ghi danh làm Thường Viên chưa đủ hay chỉ quyết chí đọc kinh Mân Côi mỗi ngày cũng vậy; qúi bạn phải đưa tên mình cho một người có uy tín để ghi danh vào hội. Một việc làm rất tốt nữa là đi xưng tội và rước lễ cho ý chỉ đặc biệt này. Lý do để làm như vậy là vì Thường Viên của Hiệp Hội không buộc làm như các Nhật Viên, song Nhật Viên phải làm bao gồm cả việc của Thường Viên.
Điểm thứ hai tôi muốn đề cập tới là, dù không đọc kinh Mân Côi mỗi ngày, một tháng hay cả một năm đi nữa, tuyệt đối không có lỗi gì cả, dù là nhỏ mọn.
Điểm thứ ba đó là, khi bị yếu bệnh, hay làm việc vì đức vâng lời theo lệnh bề trên hợp lệ hay phải làm một việc khẩn cấp nào đó, ngay cả cố tình quên sót, đã làm ngăn trở qúi bạn đọc kinh Mân Côi theo phận sự của mình, qúi bạn cũng không thiệt mất phần của mình trong việc thông công với các công đức và các kinh Mân Côi của các phần tử khác. Như thế, nói cách tuyệt đối, qúi bạn vẫn không bị bắt buộc hôm sau phải đọc hai tràng kinh Mân Côi bù lại việc thiếu sót của mình, miễn là, theo tôi hiểu, không phải do lỗi của qúi bạn. Tuy nhiên, trong trường hợp qúi bạn bị bệnh mà qúi bạn vẫn còn có thể đọc kinh Mân Côi theo phận sự của mình, qúi bạn vẫn phải đọc như thường.
“Phúc cho ai luôn đứng trước mặt ngài” (1Chư Vương 10:8). “Phúc cho ai ở trong nhà Chúa! Họ sẽ liên lỉ chúc tụng Người” (Thánh Vịnh 83:5). “Ôi, Chúa Giêsu yêu dấu, phúc cho anh chị em của Hiệp Hội Kinh Mân Côi Thường Nhật ở trước nhan Chúa mỗi ngày – trong ngôi nhà nhỏ bé của Chúa ở Nazarét, dưới chân cây thập giá của Chúa trên đồi Canvê, và xum vầy chung quanh ngai tòa Chúa trên trời, để suy gẫm và chiêm ngưỡng các mầu nhiệm vui mừng, thương đau và vinh hiển của Chúa. Hạnh phúc thay cho họ ở trên đời vì những ơn tuyệt diệu Chúa đã ban cho họ cách nhân ái, và phúc thay cho họ ở trên trời nơi mà họ sẽ đời đời chúc tụng Chúa cách hết sức đặc biệt!”
2.- Kinh Mân Côi phải được đọc bằng đức tin – vì Chúa đã phán: “Hãy tin các con sẽ nhận được; và chúng sẽ được ban cho các con” (Marcô 11:24). Nếu qúi bạn tin rằng qúi bạn sẽ nhận được điều qúi bạn xin từ tay Thiên Chúa Toàn Năng, Ngài sẽ ban như lời cầu xin của qúi bạn. Ngài sẽ nói cũng qúi bạn rằng: “Bởi các con tin, các con được như vậy” (Mathêu 8:13). “Nếu ai trong các ngươi muốn xin ơn khôn ngoan, hãy xin cùng Chúa, nhưng hãy tin mà xin, đừng ngờ vực gì cả” (Giacôbê 1:5,6). Nếu ai cần đức khôn ngoan, hãy tin mà xin cùng Chúa, đừng do dự gì cả, và với kinh Mân Côi, điều họ xin họ sẽ nhận được.
3.- Thứ ba, chúng ta phải cầu nguyện với lòng khiêm nhượng, giống như người thu thuế, qùi gối xuống đất, cả hai chân, không phải bằng một chân như kẻ kiêu kỳ và phàm tục vẫn làm, hay bằng một đầu gối trên bàn qùi ở trước mặt. Người thu thuế ở phía cuối nhà thờ, không phải ở trên cung thánh như người Pharisiêu kia; mắt người ấy cúi xuống, không dám ngước lên trời; người ấy không vênh mặt lên nhìn chung quanh như người Pharisiêu. Người ấy đấm ngực, xưng thú lỗi lầm và xin ơn tha thứ: “Xin thương xót tôi là kẻ có tội.” (Luca 18:13), và người đó không giống người Pharisiêu một tí nào trong việc tuyên dương việc lành phúc đức của mình và khinh miệt kẻ khác trong lời nguyện cầu của mình. Đừng bắt chước sự kiêu căng của người Pharisiêu với lời kinh nguyện chỉ làm chai lòng cứng dạ và tăng thêm tội lỗi; trái lại, hãy bắt chước người thu thuế với lời cầu mang lại ơn thứ tha tội lỗi.
Qúi bạn phải rất thận trọng đừng làm bất cứ một việc gì khác thường hay ngay cả ước muốn được hiểu biết những điều phi thường, những thị kiến, mạc khải hay những ơn lạ mà Thiên Chúa thỉnh thoảng ban cho một ít thánh nhân khi các ngài đọc kinh Mân Côi. “Một mình đức tin là đủ rồi”: Một mình đức tin đã quá đủ để lúc này đây chúng ta đi sâu vào các Phúc Âm, tất cả những việc tôn sùng và những việc đạo đức.
Ngay cả khi qúi bạn chịu cảnh khô khan trong tâm hồn, buồn phiền và chán nản nội tâm, cũng đừng bao giờ bỏ một chút xíu nào phận sự đọc kinh Mân Côi của mình – bằng không, đó là dấu hiệu của sự kiêu căng và bất tín. Ngược lại, như một chiến sĩ đích thực của Chúa Giêsu và Mẹ Maria, qúi bạn phải đọc các kinh lạy Cha và Kính Mừng khô khẳng, nếu có của mình, mà không cần được nghe hay cảm được bất cứ một niềm ủi an nào, bằng cách hết sức mình chăm chú vào các mầu nhiệm.
Qúi bạn không được tìm kiếm kẹo ngọt hay kẹo dẻo để ăn với bánh hằng ngày của mình như trẻ con, mà phải đọc kinh Mân Côi theo phận sự của mình một cách kỹ lưỡng hơn, nhất là khi cảm thấy khó đọc.
Hãy làm như vậy để bắt chước Chúa cách hoàn hảo hơn trong cơn hấp hối của Người ở vườn cây dầu: “Trong con sầu não, Người cầu nguyện lâu hơn” (Luca 22:44), để điều nói về Chúa (khi Người cầu nguyện trong cơn sầu muộn) cũng có thể nói về qúi bạn nữa: Người còn cầu nguyện lâu hơn thế nữa.
4.- Cầu nguyện với một lòng cậy trông vĩ đại, một lòng cậy trông dựa vào lòng nhân lành và sự rộng lượng vô biên của Thiên Chúa và vào lời hứa của Chúa Giêsu Kitô.
Thiên Chúa là mạch nước hằng sống không ngừng chảy vào tâm hồn của các kẻ cầu nguyện. Chúa Cha Hằng Hữu không mong gì hơn là trào đổ những giòng nước ban sự sống từ ân sủng và tình thương của Người cho chúng ta. Người đang kêu mời chúng ta: “Tất cả các ngươi khát khao, hãy đến với các giòng nước…” (Isaia 51:4). Nghĩa là “Hãy đến mà uống suối nước của Ta bằng lời cầu nguyện,” và khi chúng ta không cầu nguyện với Người, Người buồn rầu nói rằng chúng ta đã từ bỏ Người: “Họ đã bỏ mất Ta, suối nước sự sống.” (Giêrêmia 2:13).
Chúng ta làm cho Chúa vui lòng khi chúng ta xin ơn Chúa, bằng nếu chúng ta không xin gì, Người sẽ trách yêu chúng ta: “Cho đến nay, các con chưa từng xin gì hết… hãy xin các con sẽ nhận được… hãy tìm các con sẽ thấy, hãy g cửa sẽ mở ra cho các con.” (Giaon 16:24; Mathêu 7:7).
Hơn nữa, để ban cho chúng ta thêm tin tưởng cầu xin với mình, Người đã đoan quyết với chúng ta bằng lời hứa, đó là Cha Người sẽ ban cho chúng ta tất cả những gì chúng ta xin nhân danh Người.
Bông Hồng 48
Kiên Tâm Cầu Nguyện
- Ðiểm thứ năm tôi phải thêm vào trong việc cầu nguyện là sự kiên tâm.
Chỉ có ai kiên tâm kêu xin, tìm kiếm và gõ cửa mới nhận được, thấy được và vào được mà thôi. Dùng một tháng, một năm, mười năm hay ngay cả hai mươi năm, cũng không đủ để xin Thiên Chúa Toàn Năng các ơn nào đó; chúng ta không bao giờ được chán nản trong việc kêu xin Thiên Chúa. Chúng ta cứ kêu xin cho đến chết, và ngay trong việc cầu xin chứng tỏ lòng tin tưởng của chúng ta nơi Thiên Chúa này, chúng ta cũng phải gắn liền ý nghĩ về sự chết với ý nghĩ kiên tâm: “Cho dù Người có giết tôi, tôn vẫn tin cậy nơi Người” (Gióp 13:15) và tin cậy Người sẽ ban cho tôi tất cả những gì tôi cần.
Thành phần tiến tăm và giầu có ở thế gina này tỏ ra lòng quảng đại của mình bằng việc tiên liệu được những nhu cầu của người ta mà đáp ứng trước khi người ta kêu xin họ điều gì. Ðối với Thiên Chúa, lòng rộng lượng của Người được tỏ ra trong việc Người làm cho chúng ta tìm kiếm và kêu xin với một thời gian dài, ơn mà Người muốn ban cho chúng ta, ơn càng qúi thì thường càng lâu Người mới ban cho chúng ta. Có ba lý do khiến Người làm như vậy:
- 1. Ðể tăng the9m ơn này hơn nữa;
Ðể làm cho kẻ lãnh nhận biết ơn Người sâu xa hơn;
3. Ðể làm cho các linh hồn lãnh nhận ơn phải rất cẩn thận kẻo làm mất ơn đi – người ta không biết qúi những gì họ chiếm được cách nhanh chóng mà lại ít gặp khó khăn.
Bởi vậy, hỡi các phần tử của Hiệp Hội Kinh Mân Côi thân mến, hãy kiên tâm cầu xin cùng Thiên Chúa Toàn Năng về tất cả những gì qúi bận cần, cả tinh thần lẫn vật chất, bằng phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi. Nhất là qúi bạn phải xin ơn Khôn Ngoan Thần Linh là một Kho Tàng vô cùng bất tận: “(Khôn Ngoan) là một kho tàng vô cùng bất tận” (Khôn Ngoan 7:14), và không sớm thì muộn, chắc chắn qúi bạn sẽ nhận được ơn này – miễn là qúi bạn không ngường xin ơn này và dud82ng nản lòng bỏ cuộc giữa đường. “Ngươi còn một con đường dài phải đi” (1Chư Vương 19:7). Ðiều này có nghĩa là đường đi của qúi bạn còn dài, sẽ còn những lúc thời tiết xấu, còn nhiều khó khăn phải vượt qua, nhiều kẻ thù phải chiến thắng trước khi qúy bạn tích luỹ đầy đủ kho tàng đời đời, đầy đủ những kinh Lạy Cha, Kính Mừng để mua vé thông hành về trời và để chiếm được triều thiên tuyệt mỹ được dành cho mỗi một phần tử của Hiệp Hội Kinh Mân Côi.
“Ðừng để ai lấy mấy triều thiên của ngươi” (Khải Huyền 3:11): Hãy giữ lấy triều thiên của qúi bạn, để nó khỏi bị đánh cắp mất bởi những người trung tín đọc kinh Mân Côi hơn qúi bạn. Ðó là “triều thiên” của qúi bạn – Thiên Chúa Toàn Năng đã chọn nó cho qúi bạn và qúi bạn đã chiếm được nó phân nửa rồi, bằng những kinh Mân Côi mà qúi bạn đọc tử tế. Rủi thay một người nào đó đã qua mặt qúi bạn trong cuộc thi đua – người đã nỗ lực hơn và trung thành hơn có thể sẽ chiếm được triều thiên dành cho qúy bạn, bằng những kinh Mân Côi và việc lành phúc đức. Tất cả những việc này đều có thể thực sự xẩy ra nếu qúi bạn cứ đứng yên một chỗi, đứng ở tại con đường đẹp đẽ, con đường mà qúi bạn đã từng chạy ngon trớn: “Anh em đã chạy khá lắm” (Galata 5:7). “Ai đã cản trở anh em?” (Galata 5:7), ai là người đã ngăn trở anh em trong việc thực hiện triều thiên kinh Mân Côi? Còn ai nữa ngoài các kẻ thù đầy dẫy của kinh Mân Côi.
Hãy tin tôi đi, chỉ “kẻ mạnh mới chiếm được nó” (Mathêu 11:12). Những triều thiên này không dành để cho những tâm hồn yếu nhược, sợ những chê bai và đe dọa của thế gian, chúng cũng không dành để cho kẻ biếng nhác và ngại ngùng, kẻ chỉ đọc kinh Mân Côi một cách vô ý vô tức, cẩu thả, cốt cho chóng xong. Thành phần đọc kinh Mân Côi theo hứng, lúc đọc, lúc không, cũng thế. Những triều thiên này không dành cho những kẻ thất đảm, nản chí và buông khí giới khi vừa trông thấy hỏa ngục ra tay chống đối kinh Mân Côi.
Qúa phần tử Hiệp Hội Kinh Mân Côi thân mến: nếu qúi bạn muốn phụng sự Chúa Giêsu và Mẹ Maria bằng cách lần hạt Mân Côi mỗi ngày, qúi bạn phải sẵn sàng chịu cám dỗ: “Khi các người phụng sự Thiên Chúa… linh hồn hãy sẵn sàng chịu thử thánh.” (Huấn Ca 2:1). Các kẻ lạc giáo và vô luân, kẻ “đáng gờm” trên thế gian, những người chỉ đạo đức bề mặt cũng những những tiên tri giả lừa đảo bản tính băng hoại của qúi bạn, bằng hết sức cố gắng làm sao cho qúi bạn bỏ việc thực hành thánh thiện này.
Ðể giúp qúi bạn võ trang cẩn thận hơn trong việc chống lại cuộc tấn công dữ tợn của các kẻ địch trên, tôi sẽ vạch cho qúi bạn thấy một số điều mà thành phần này luôn nghĩ tưởng và nói ra. Làm như vậy là để qúi bạn phòng thủ mình cho khỏi tất cả bọn chúng, không phải chỉ chú ý đến những kẻ lại giáo và những kẻ hoàn toàn buông thả, mà còn đặc biệt chú ý đến những kẻ “đáng gờm” trước con mắt thế gian, cũng như những kẻ sốt sắng (có vẻ là lạ) mà không thực hành phép lần hạt Rất Thánh Mân Côi.
– “Người tung ra những lời noày muốn nói gì vậy?” (Tông Ðồ Công Vụ 17:18). “Nào chúng ta hãy đến đàn áp họ vì họ chống lại chúng ta”. Những lời nói này có nghĩa là: “Họ làm gì mà đọc nhiều kinh Mân thế? Họ luôn luôn lảm nhảm gì vậy? Sao mà biếng nhác như thế! Phí giờ qúa đi, cứ ngồi đó mà lần chuỗi – đi làm việc có phải là tốt hơn không, luẩn quẩn với những thức cuồng si này mà làm gì. Ðiều tôi nói tôi phải biết chứ,…
– “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì các anh phải làm là lần hạt Mân Côi, rồi ơn trời tự nhiên sẽ như sung rụng vào miệng các anh! Kinh Mân Côi sẽ ban cho các anh tất cả những gì các anh cần, không đòi hỏi các anh phải cố gắng gì cả! Không phải đã có lời rằng: “Chúa giúp kẻ biết giúp mình” hay sao? Thế thì cần gì phải bận tâm với qúa nhiều kinh nguyện. “Thiên đàng lắng nghe một kinh nguyện ngắn”, kinh Lạy Cha và Kính Mừng là đủ nếu đọc đàng hoàng.
– “Thiên Chúa có bao giờ bảo chúng ta lần hạt Mân Côi đâu – dĩ nhiên là tốt rồi, nếu có giờ làm thì việc tôn sùng này đâu có gì là xấu. Nhưng đừng nghĩ rằng dùng một phút để đọc kinh Mân Côi thì được lên Thiên Ðàng chắc hơn tụi này. Cứ nhìn vào một số các vị thánh không đọc kinh Mân Côi bao giờ thì đủ rõ! Có qúa nhiều người muốn làm cho ai cũng cảm thấy như họ: họ là những người làm việc gì cũng thái qúa, những người ngặt nghèo thì nhìn thấy đâu cũng tội là tội, với những câu phát biểu thẳng thừng rằng tất cả những ai không đọc kinh Mân Côi sẽ sa hỏa ngục.
– “Phải đấy, kinh Mân Côi đúng là chỉ dành cho các bà già không biết đọc. Chẳng nhẽ Tiểu Kinh Nguyện Giờ kính Ðức Bà (nhu người dịch bản Việt Ngữ đã phụ chú ở Bông Hồng 43, trang 189) không có giá trị hơn kinh Mân Côi hay sao? Bảy Thánh Vịnh Thống Hối thì sao? Còn gì hay hơn những Thánh Vịnh được Chúa Thánh Thần linh ứng? Các anh nói rằng các anh hứa đọc kinh Mân Côi hằng ngày; việc này chẳng khác gì như ngọn lửa của một các que, mà các anh qúa rõ là nó sẽ không kéo dài! Thế thì lần hạt ít đi hay cứ tiếp tục lần hạt đằng nào tốt hơn?
– “Thôi mà các bạn, nghe tôi đi, hãy đọc các kinh nguyện sáng tối, ban ngày chịu khó làm việc và dâng việc làm cho Chúa – Chúa không đòi hỏi qúi bạn làm gì hơn thế nữa đâu. Dĩ nhiên, các bạn còn phải làm ăn sinh sống nữa; trường hợp các bạn rỗi rãi thì không nói làm gì, các bạn đọc nhiều kinh Mân Côi bao nhiêu tuỳ ý. Nhưng từ đây về sau, nếu thực sự các bạn phải đọc kinh Mân Côi thì hãy đọc theo phận sự của mình và các Chúa Nhật và các Ngày Lễ là lúc các bạn có nhiều giờ thôi.
– “Nếu đúng thật là các anh đang sử dụng cỗ hạt hộp bự thì các anh giống như một bà già hơn là một người đàn ông! Tôi thấy có một cỗ tràng hạt nhỏ chỉ có mười hột – nó cũng tốt như cỗ tràng hạt 15 chục vậy. Trên đời này mà còn đeo tràng hạt ở thắt lưng của mình thì các anh không phải là kẻ cuồng tín hay sao? Tại sao các anh không đeo tràng hạt cả chung quang cổ nữa, như những người Tây Ban Nha đó? Tay nào thì họ cầm trạng hạt bự còn tay kia họ thủ dao găm.
– “Tốt hơn hết là hãy bỏ những việc tôn sùng có tích cách hình thức ấy đi; việc tôn sùng thật sự ở trong lòng mình v.v.”
Tương tự như vậy, sẽ không phải có ít kẻ xảo quyệt và thức giả mới thỉnh thoảng ra sức chinh phục qúi bạn bỏ việc lần hạt Mân Côi (dĩ nhiên là họ kiêu căng và tự phụ). Họ thường khuyến giục qúi bạn đọc 7 Thánh Vịnh Thống Hối hay các kinh nguyện khác. (Họ còn khuyên qúi bạn rằng) nếu gặp vị giải tội tốt lành nào ra việc đền tội cho các anh một tràng kinh Mân Côi và bảo các anh lần hạt hằng ngày trong một thời gian hai tuần hay một tháng, thì tất cả những gì các anh phải làm để đổi việc đền tội này lấy các việc đọc kinh cầu nguyện, chay tịnh lễ lậy hay làm phúc bố thí, là hãy đến xưng tội với một vị giải tội khác.
Nếu qúi bạn đến bàn hỏi với một người nào đó ở thế gian này vố có tiếng sống đời cầu nguyện song không hề đọc kinh Mân Côi, họ chẳng những sẽ không khuyến khích đọc kinh Mân Côi, mà còn lôi kép người ta bỏ lần hạt Mân Côi để học theo kiểu cầu nguyện chiêm niệm – như thế kinh Mân Côi và chiêm niệm xung khắc với nhau, và như thế tất cả các vị thánh tôn sùng kinh Mân Côi không được hưởng tuyệt đỉnh chiêm niệm.
Kẻ thù gần nhất của qúi bạn sẽ tấn công tất cả qúi bạn còn dữ dằn hơn vì qúy bạn gần gũi với chúng. Tôi có ý nói về các tài năng của linh hồn qúi bạn và các giác quan của qúi bạn – như những lo ra của trí khôn, buồn chán và mông lung của lòng muốn, khôn khan của cõi lòng, mệt nhược của và bệnh tật của thân xác – sẽ hợp với ma qủi để nói với qúi bạn rằng:
– “Thôi đừng đọc kinh Mân Côi nữa; nó là việc làm cho ngươi nhức đầu đó! Bỏ nó đi là xong; không buộc thành tội đâu mà sợ. Nếu ngươi phải lần hạt thì lần một phần nào thôi; các khó khăn ngươi phải gặp phải, chính là những dấu hiệu Thiên Chúa không muốn ngươi lần hạt Mân Côi nữa. Ngày mai dễ chịu hơn ngươi vẫn có thể lần hạt cho xong cũng được cơ mà v.v.”
Sau hết, hỡi qúy phụ huynh thân mến của tôi, Nhận Viên kinh Mân Côi có rất nhiều địch thù đến nỗi tôi phải cậy dựa vào ơn Chúa để kiên tâm lần hạt cho đến chết, như là một đặc ân vĩ đại nhất mà Thiên Chúa Toàn Năng có thể ban cho chúng ta.
Hãy kiên tâm lần hạt. Nếu qúi bạn turng tín, qúi bạn dần dần sẽ chiếm được triều thiên tuyệt vời đang chờ đợi qúi bạn ở trên trời: “Hỡi các ngươi là kẻ trung tín đến cùng: Ta sẽ ban cho các ngươi triều thiên sự sống” (Khải Huyền 2:10).
Bông Hồng 49
Các Ân Xá
Tới đây là lúc để nói một chút đến những ân xá đã được ban cho các phần tử của Hiệp Hội Kinh Mân Côi, để 1úi bạn có thể lãnh nhận nhiều bao nhiêu có thể.
Nói vắn tắt, ân xá là một sự xóa bỏ hay giảm bớt hình phạt tạm thời gây ra bởi các tội phạm, nhờ việc ứng dụng muôn vàn công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, của Ðức Trinh Nữ Maria và của các Thánh, được tích chứa trong Kho Tàng của Giáo Hội.
Ðại Xá là một sự xóa bỏ hình phạt nặng tuỳ theo tội; Tiểu xá, thí dụ, một trăm năn hay một ngàn năm, có thể hiệu là sự xóa bỏ hình phạt đáng lẽ một người phải đền tội, theo các khoản Giáo luật cũ của Giáo Hội tương đương với cả trăm năm hay cả ngàn năm.
Ngày nay (phụ chú của người dịch bản Việt Ngữ: “ngày này” ở đây là thời cuốn sách này được viết, chứ không phải thời sau Công Ðồng Vaticanô II từ năm 1965 trở đi, nhất là sau ngày 25/1/1983 là ngày Ðức Gioan-Phaolô II ban sắc lệnh phát hành bộ tân Giáo Luật như hiện hành), những khoản Giáo Luật xác định 7 năm hay đôi khi 10 năm hoặc 15 năm để đền một tội trọng duy nhất, thì người sa ngã phạm 20 tội trọng chẳng hạn phải làm việc đền tội 7 năm, ít nhất 20 lần, vân vân.
Các phần tử của Hiệp Hội Kinh Mân Côi muốn nhận lãnh ân xá phải:
- Thật lòng thống hối, phải đi xưng tội và rước lễ, theo như Sác Chỉ về Ân Xá dạy;
- Họ phải sạch hết hòan toàn tì tích của tội nhẹ, vì một khi tì tích tội còn thì vết nhơ của tội cũng còn, và, vì vết nhơ của tội vẫn còn, hình phạt vẫn cần phải giải quyết cho xong;
- Họ phải đọc cách kinh nguyện và làm việc lành phúc đức như Sắc Chỉ ấn định. Nếu, theo như điều các Ðức Thánh Cha nói, một người có thể nhận một tiểu xá (chẳng hạn, một trăm năm) mà không được đại xá, thì, để lãnh nhận tiểu xá này, không cần phải đi xưng tội và rước lễ. Những tiểu xá như vậy thì nhiều trong số các tiểu xá gắn liền với kinh Mân Côi (hoặc 5 hay 15 chục), khi lần hạt lúc đi kiệu, hay lần hạt bằng các chuỗi đã được làm phép v.v.
Hãy coi chừng đừng coi thường những ân xá này. Flammin và một số đông các người viết khác kể câu chuyện về một thiếu nữ trẻ qúi phái tên là A-Lịch-Sơn, một người đã trở lại như một phép lạ và đã được thánh Ðaminh cho ghi tên gia nhập Hiệp Hội Rất Thánh Mân Côi. Sau khi chết, cô đã hiện ra với thánh nhân và nói với ngài rằng cô đã bị phạt 700 năm trong luyện ngục, vì tội riêng của cô và tội mà cô đã làm cho kẻ khác vấp phạm bởi lối sống theo thế gian của cô. Vậy cô xin thánh nhân giảm bớt những đớn đau của cô bằng các kinh nguyện của ngài và xin các phần tử của Hiệp Hội cũng cầu cho cô nữa. Thánh Ðaminh đã làm theo như lời cô xin.
Hai tuần sau, cô lại hiện ra với thánh nhân, sáng láng hơn mặt trời, sau khi được giải thoát mau chóng khỏi luyện tội nhờ những kinh nguyệm của các phầnt ử Hiệp Hội đã đọc cho cô. Cô cũng nói với thánh Ðaminh rằng Các Ðẳng trong luyện ngục nhờ cô chuyển lờn xin thánh nhân hãy tiếp tục rao giảng kinh Mân Côi và xin các thân nhân của họ dâng kinh Mân Côi cầu cho họ, họ sẽ trả ơn bội hậu cho những người ấy sau khi họ được vinh quang.
Phụ chú thêm của bản dịch Việt Ngử về Ân Xá (theo GL khoản 992-994,996):
– Mục đích: Ân Xá được Giáo Hội lập ra để tha các hình phạt thạm do tôi gây nên, nhờ đó làm vui lòng Chúa là Ðấng đã bị tội lỗi xúc phạm.
– Ðiều kiện: Ân Xá được ban cho các tí hữa có chủ ý làm việc đạo đức mà Giáo Hội ấn định ban ân xá, theo đúng như điều lệ của Giáo Hội đặt ra.
– Phân loại: Ân Xá được chia làm hai, giồm có Ðại Xá và Tiểu Xá. Ðại Xá: tha hết mọi hình phạ, muốn được cần phải sạch cả tội nhẹ. Tiểu Xá: tha một phần hình phạt tạm (GL 993), và không đòi phải sạch tội nhẹ.
– Tác dụng: Ân Xá lập được chỉ áp dụng cho các linh hồn trong luyện ngục hay cho chính mình, chứ kh6ng cho người còn sống khác.
– Nguồn gốc: Ân Xá Giáo Hội ban cho các tín hữu muốn đặc biệt lãnh nhận là từ kho tàng công nghiệp của Chúa Kitô, Mẹ Maria và các Thánh.
Bông Hồng 50
Một Vài Phương Pháp
Ðể việc lần hạt Mân Côi dễ dàng hơn cho qúi bạn, đây lá một vài phương pháp sẽ giúp qúi bạn lần hạt cách tốt lành thánh thiện, cùng với việc suy gẫm về các mầu nhiệm Hân Hoan, Ðau Thương và Vinh Hiển của Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Hãy chọn lấy phương pháp nào qúi bạn thích nhất và ích cho qúi bạn nhất: nếu muôn, qúi bạn cũng có thể tìm ra một phương pháp cho chính mình, như một vài người thánh thiện đã từng làm trước đây.
Những phương pháp
đọc kinh Mân Côi Rất Thánh để các linh hồn nhận lãnh ơn của các mầu nhiệm đời sống,
tử nạn và vinh hiển của Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Phương Pháp Thứ Nhất
Trước tiên, hãy đọc:
“Xin hãy đến, Lạy Chúa Thánh Thần”…
Rồi thực hiện tác động hiến dâng việc lần hạt Mân Côi:
Con xin hiệp chính mình con với các thánh trên trời,
và với tất cả các người lành dưới thế;
con xin hiệp chính mình con với Chúa,
lạy Chúa Giêsu của con,
để chúc tụng Thánh Mẫu của Chúa cách xứng đáng
và để chúc tụng Chúa trong Người và bởi Người.
Con xin từ bỏ tất cả những lo ra chia trí
có thể quấy rối con
đang khi con lần hạt Mân Côi đây.
Ôi, lạy Ðức Trinh Nữ Maria,
chúng con dâng lên Mẹ kinh Tin Kính này
để tôn kính đức tin
mà Mẹ đã sống trên thế gian
và xin Mẹ cho chúng con
được chia sẻ với đức tin của Mẹ.
Ôi Chúa,
chúng ocn xin dâng lên Chúa kinh Lạy Cha
để thờ lạy Chúa
trong sự Duy Nhất của Chúa
và để nhận biết Chúa
như khởi nguyên và cùng đích mọi sự.
Lạy Chúa Ba Ngôi Chí Thánh,
chúng con xin dâng lên Chúa 3 kinh Kính Mừng
để cám ơn Chúa về tất cả những ơn Chúa
đã ban cho Mẹ Maria
cũng như những ơn Chúa
đã ban cho chúng con nhờ lời cầu bầu của Mẹ.
1 kinh Lạy Cha, 3 kinh Kính Mừng, Sáng Danh …
CÁCH DÂNG MỖI CHỤC KINH
Năm Mầu Nhiệm Vui Mừng
Chục thứ nhất:
* Ôi Chúa Giêsu,
chúng con xin dâng Chúa chục kinh thứ nhất này
để tôn kính việc Nhập Thể của Chúa;
vì mầu nhiệm này và nhờ Thánh Mẫu Chúa cầu bầu,
xin ban cho chúng con ơn khiêm nhượng thẳm sâu,
– 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Sáng Danh …
* Xin ơn Mầu Nhiệm Nhập Thể đổ xuống hồn con để làm cho nó sống thật khiêm nhượng.
(Phụ chú của người dịch bản Việt ngữ: ở đây thánh tác giả không đề cập đến lời nguyện: “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con…” sau mỗi kinh Sáng Danh, là vì, vào thời ngài viết cuốn sách này, đầu thế kỷ 18, chưa có lời nguyện như vậy, lời nguyện mà, vào lần hiện ra thứ ba ở Fatima ngày 13/7/1917, Ðức Mẹ đã dạy cho 3 Thiếu nhi Fatima đọc thêm vào sau mỗi chục kinh để đặc biệt cầu cho các linh hồn tội nhân. Còn việc lời nguyện này bắt đầu được hưởng ứng và trở thành phổ thông như hiện hành, từ lúc nào và như thế nào, thì không thấy có sử liệu nào đề cập đến, hay đã được đề cập đến mà người dịch không biết).
Chục Thứ hai:
* Ôi Chúa Giêsu,
chúng con xin dâng Chúa chục kinh thứ hai này
để tôn kính việc Thăm Viếng chị họ Isave của Thánh Mẫu Chúa;
vì mầu nhiệm này và nhờ Mẹ Maria cầu bầu,
xin Chúa ban cho chúng con một Ðức Ái Trọn Hảo
đối với tha nhân của chúng con.
– 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Sáng Danh …
* Xin ơn Mầu Nhiệm Thăm Viếng đổ xuống hồn con
để làm cho nó sống thật bác ái.
Chục Thứ Ba:
* Ôi Con Trẻ Giêsu,
chúng con dâng Chúa chục kinh thứ ba này
để tôn kính việc Giáng Sinh Thánh Hảo của Chúa;
vì mầu nhiệm này và nhờ Thánh Mẫu Chúa cầu bầu,
xin ban cho chúng con thoát khỏi dính bén
với những sự ở đời này,
cho được lòng yêu thanh bần và yêu kẻ nghèo khổ.
– 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Sáng Danh …
* Xin ơn Mầu Nhiệm Giáng Sinh đổ xuống hồn con
để làm cho con sống thật khó nghèo trong tinh thần.
Chục thứ bốn:
* Ôi Chúa Giêsu,
Chúng con dâng Chúa chục kinh thứ bốn này
để tôn kính việc Mẹ Maria Dâng Chúa trong đền thờ;
vì mầu nhiệm này và nhờ Thánh Mẫu Chúa cầu bầu,
xin ban cho chúng con ơn khôn ngoan
và ơn tinh sạch hồn xác.
– 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Sáng Danh …
* Xin ơn Mầu Nhiệm Thanh Tẩy đổ xuống hồn con
để làm cho nó thật sự sống khôn ngoan và tinh sạch.
Chục thứ năm:
* Ôi Chúa Giêsu,
chúng con dâng Chúa chục kinh thứ năm này
để tôn kính việc Ðức Mẹ sau ba ngày lạc mất
đã Tìm Thấy Chúa trong đền thánh
đang ở giữa các nhà thông luật;
vì mầu nhiệm này và nhờ Thánh Mẫu Chúa cầu bầu,
xin ban cho chúng con ơn ăn năn trở lại
và cải thiện đời sống,
cũng như ơn ăn năn trở lại cho tất cả mọi tội nhân,
mọi kẻ lạc đạo, mọi kẻ ly khai
và mọi kẻ tôn thờ tà thần,
– Lạy Cha…
* Xin ơn Mầu Nhiệm Tìm Ðược Con Trẻ Giêsu
trong đền thờ đổ xuống hồn con
để làm cho con thực sự ăn năn trở về cùng Chúa.
Năm Mầu Nhiệm Thương Khó
Chục thứ sáu:
* Ôi Chúa Giêsu,
chúng con dâng Chúa chục kinh thứ sáu này
để tôn kính cuộc Hấp Hối Tử Nạn của Chúa
trong vườn cây dầu;
vì mầu nhiệm này và nhờ Thánh Mẫu Chúa cầu bầu,
xin ban cho chúng con ơn hết lòng đau đớn tội lỗi
vì ơn biết vâng theo Thánh Ý Chúa cách trọn hảo.
– 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Sáng Danh …
* Xin ơn việc Chúa Hấp Hối Tử Nạn
trong vườn cây dầu đổ xuống hồn con
để làm cho con thật lòng thống hối
và hoàn toàn vâng theo Ý Chúa.
Chục thứ bảy:
* Ôi Chúa Giêsu,
chúng con dâng Chúa chục kinh thứ bảy này
để tôn kính cuộc Tra Tấn Ðẫm Máu của Chúa;
vì mầu nhiệm này và nhờ Thánh Mẫu Chúa cầu bầu,
xin ban cho chúng con ơn
biết hoàn toàn hãm dẹp giác quan của chúng con.
– 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Sáng Danh …
* Xin ơn việc Chúa bị Hành Hạ đổ xuống hồn con
để làm cho con thực sự chết đi cho chính mình.
Chục thứ tám:
* Ôi Chúa Giêsu,
chúng con dâng Chúa chục kinh thứ tám này
để tôn kính việc Chúa chịu Ðội Mão Gai;
vì mầu nhiệm này và nhờ Thánh Mẫu Chúa cầu bầu,
xin ban cho chúng con biết hết sứ khinh chê trần gian.
– 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Sáng Danh …
* Xin ơn Mầu Nhiệm Chúa chịu Ðội Mạo Gai
đổ xuống hồn con
và làm cho con biết khinh chê thế gian.
Chục thứ chín:
* Ôi Chúa Giêsu,
chúng con dâng Chúa mầu nhiệm thứ chín này
để tôn kính việc Chúa Vác Thập Giá;
vì mầu nhiệm này và nhờ Thánh Mẫu Chúa cầu bầu,
xin ban cho chúng con hết sức nhẫn nại vác thập giá
theo chân Chúa mọi ngày trong đời sống của mình.
-1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Sáng Danh …
* Xin ơn Mầu Nhiệm Chúa vác Thập Giá
đổ xuống hồn con
để làm cho con biết thật lòng nhẫn nại.
Chục thứ mười:
* Ôi Chúa Giêsu,
chúng con dâng Chúa chục kinh thứ mười này
để tôn kính việc Chúa bị Ðóng Ðanh trên núi Canvê;
vì mầu nhiệm này và nhờ Thánh Mẫu Chúa cầu bầu,
xin ban cho chúng con biết hết lòng sợ tội,
biết yêu Thánh Giá và được ơn chết lành,
ơn chết lành cho cả các người
đang lâm cơn thử thách, cuối cùng của cuộc đời họ.
– 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Sáng Danh …
* Xin ơn Mầu Nhiệm Nhiệm Tử Nạn và Thương Khó
của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con,
đổ xuống hồn con
để làm cho con thực sự nên thánh.
Năm Mầu Nhiệm Vinh Hiển
Chục kinh mười một:
* Ôi Chúa Giêsu,
chúng con dâng Chúa chục kinh mười một này
để dâng kính việc Chúa Phục Sinh Khải Hoàn;
vì mầu nhiệm này và nhờ Thánh Mẫu Chúa cầu bầu,
xin ban cho chúng con một đức tin sống động.
– 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Sáng Danh …
* Xin ơn Phục Sinh dổ xuống hồn con
đề làm con thật lòng trung tín.
Chục kinh mười hai:
* Ôi Chúa Giêsu,
chúng con dâng Chúa chục kinh mười hai này
để tôn kính việc Chúa Thân Thiên Vinh Hiển;
vì mầu nhiệm này và nhờ Thánh Mẫu Chúa cầu bầu,
xin ban cho chúng con một đức cậy vững mạnh
và hết lòng mong đợi Nưới Trời.
– 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Sáng Danh …
* Xin ơn Mầu Nhiệm Thăng Thiên của Chúa
đổ xuống hồn con
để làm cho con sẵn sàng về quê trời.
Chục kinh mười ba:
* Ôi Thánh Linh, chúng con dâng Chúa chục kinh mười ba này
để tôn kính Mầu Nhiệm Hiện Xuống;
vì mầu nhiệm này và nhờ sự cầu bầu của Ðức Maria,
Bạn Tình tín trung nhất của Chúa,
xin ban cho chúng con
ơn khôn ngoan thiện hảo của Chúa
để chúng con biết thực sự yêu mến
và thực hiện Sự Thật của Chúa,
cũng như để làm cho tất cả những người khác
được thông phần với Sự Thật này.
– 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Sáng Danh …
* Xin ơn Hiện Xuống đổ xuống hồn con
để làm cho con thực sự khôn ngoan
trước mặt Thiên Chúa Toàn Năng.
Chục kinh mười bốn:
* Ôi Chúa Giêsu,
chúng con dâng Chúa chục kinh mười bốn này
để tôn kính việc Ðầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội
và Mông Triệu về trời cả hồn lẫn xác
của Ðức Thánh Mẫu Chúa;
vì mầu nhiệm này và nhờ Mẹ cầu bầu,
xin Chúa ban cho chúng con
được ơn thành thực sùng kính Người,
để chúng con sống chết một cách thánh thiện.
– 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Sáng Danh …
* Xin ơn Ðầu Thai Vô Nhiễm Nguyên Tội
và Mông Triệu của Mẹ Maria
đổ xuống hồn con
để làm cho con thực tâm tôn sùng Mẹ.
Chục kinh mười lăm:
* Ôi Chúa Giêsu,
chúng con dâng Chúa chục kinh mười lăm này
để tôn kính việc Thánh Mẫu
được Ðội Triều Thiên Vinh Quang trên thiên đàng;
vì mầu nhệm này và nhờ Người cầu bầu,
xin Chúa ban cho chúng con
ơn kiên trung và tăng tiến
trên đường nhân đức cho tới giây phút lâm chung,
sau đó được đội triều thiên đời đời
đã sắm sẵn cho chúng con.
Xin Chúa cũng ban những ơn này
cho tất cả những người công chính
và cho tất cả mọi qúi vị ân nhân của chúng con.
– 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, Sáng Danh …
* Chúng con nài xin Chúa,
hỡi Chúa Giêsu dấu ái,
vì 15 mầu nhiệm
Sống, Chết và Khổ Nạn của Chúa,
vì vinh danh Chúa
và vì công nghiệp của Thánh Mẫu Chúa,
hãy làm cho các tội nhân ăn năn hối cải,
phú giúp cho các kẻ đang sinh thì,
giải cứu Các Ðẳng Linh Hồn cho khỏi luyện ngục,
và ban cho chúng con tất cả các ơn của Chúa,
để chúng con được sống chết cách tốt lành –
đời sau cũng xin ban cho chúng con
Ánh Sáng hiện vinh của Chúa
để chúng con được chiêm ngưỡng Thánh Nhan Chúa
và kính mến Chúa đời đời chẳng cùng.
Amen.
Chới gì được như vậy.
Chỉ một mình Thiên Chúa.
Phương Pháp Thứ Hai
Phương Pháp ngắn hơn
để tưởng nhớ đến đời sống, cuộc tử nạn và vinh hiển
của Chúa Giêsu và Mẹ Maria
trong phép Lần Hạt Rất Thánh Mân Côi,
cũng là phương phám
cầm hãm trí tưởng tượng
và giảm thiểu những phân tâm.
Ðể được như vậy, chúng ta phải thêm một hay vài lời vào mỗi kinh Kính Mừng (tuỳ theo mỗi chục kinh), và điều này sẽ giúp nhắc cho chúng ta về mầu nhiệm chúng ta đang tưởng nhớ. Một hay hai lời này phải được thêm vào sau chữ “Giêsu… Con lòng Bà gồm phúc lạ”:
– Chục 1: “Giêsu nhập thể”:
– Chục 2: “Giêsu thánh hóa”;
– Chục 3: “Giêsu giáng sinh nghèo hèn”;
– Chục 4: “Giêsu được thánh hiến”;
– Chục 5: “Giêsu, Thánh trên hết các Thánh”;
– Chục 6: “Giêsu trong cơn sầu thảm”;
– Chục 7: “Giêsu bị tra tấn”;
– Chục 8: “Giêsu đội triều thiên gai”;
– Chục 9: “Giêsu vác Thánh Giá”;
– Chục 10: “Giêsu chết trên thập giá”;
– Chục 11: “Giêsu sống lại từ trong kẻ chết”;
– Chục 12: “Giêsu lên trời”;
– Chục 13: “Giêsu làm Mẹ tràn đầy Thánh Linh”;
– Chục 14: “Giêsu đưa Mẹ lên trời”;
– Chục 15: “Giêsu đội triều thiên cho Mẹ”;
Kết 5 mầu nhiệm thứ nhất, chúng ta hãy đọc:
“Xin ơn năm Mầu Nhiệm Vui Mừng
đổ xuống linh hồn chúng con
để làm cho chúng con thực sự nên thánh”;
Kết 5 mầu nhiệm thứ hai, chúng ta hãy đọc:
“Xin ơn năm Mầu Nhiệm Thương Khó
đổ xuống linh hồn chúng con
để làm cho chúng con thực sự nhẫn nại”;
Kết 5 mầu nhiệm thứ ba, chúng ta hãy đọc:
“Xin ơn năm Mầu Nhiệm Vinh Hiển
đổ xuống linh hồn chúng con
để làm cho chúng con đời đời hạnh phúc.
Amen.”
————–