ĐTC Phanxicô đã đến Bulgari, gặp gỡ chính quyền và Chính Thống Bulgari

ĐTC cử hành thánh lễ đầu tiên tại Bulgari, chủ sự thánh lễ tại Bulgari, cho 245 em được rước lễ lần đầu, và viếng thăm trại tị nạn tại Bulgari

2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557041355705.JPG

Chuyến bay Airbus A321 của hãng Alitalia chở ĐTC đã hạ cánh xuống phi trường thủ đô Sofia của Bulgari lúc 9 giờ 50 phút giờ địa phương.

2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557041357079.JPG

Sáng Chúa nhật 05.05, ĐTC đã rời nhà trọ thánh Marta, đi xe hơi ra phi trường Fiumicino của Roma, bắt đầu chuyến viếng thăm thứ 29 tại nước ngoài từ ngày 05-07.05.2019:  thăm Bulgari và Bắc Macedonia..

Trước khi lên máy bay, ĐTC đã bắt tay chào hai cảnh sát trong đồng phục đang đứng chào. Lên đến đầu cầu thang, trước khi bước vào máy bay, ĐTC quay lại vẫy tay chào những người hiện diện đang chào tiễn ngài.

Bắt đầu chuyến đi, ĐTC cũng đã gửi điện tín cho Tổng thống Sergio Mattarella của Ý, trong đó ngài khẳng định chuyến viếng thăm của ngài là “để gặp gỡ các anh em trong đức tin và người dân các quốc gia này”.

Máy bay chở ĐTC cất cánh từ phi trường quốc tế Fiumicino lúc 7 giờ 10 phút. Sau khi vượt qua gần 900 cây số, máy bay đã đáp xuống phi trường Sofia lúc 9 giờ 50  phút giờ địa phương. Từ trên máy bay bước xuống, ĐTC được Thủ tướng Bulgari, ông  Bojko Metodiev Borisov, tiếp đón tại chân thang máy bay. 4 thiếu nhi nam nữ, trong y phục truyền thống, đã tặng hoa cho ĐTC. Tiếp đó, ĐTC đã được thủ tướng mời vào phòng khánh tiết để hội kiến riêng.

Hồng Thủy – Vatican

2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557041359836.JPG2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557041354849.JPG2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557041349036.JPG

Nghi thức đón tiếp ĐTC tại phủ Tổng Thống Bulgari

Sáng Chúa nhật 05.05, sau cuộc hội kiến với Thủ tướng Bulgari, lúc 10 giờ 40, ĐTC Phanxicô đã tới phủ tổng thống cách đó 10 cây số để dự lễ nghi đón tiếp chính thức lúc, với tất cả các nghi thức ngoại giao.

2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557043443068.JPG

ĐTC và tổng thống Rumen Radev tiến ra giữa sân trong tiếng kèn chào mừng của đoàn quân nhạc. Sau đó, đoàn quân nhạc lần lượt trỗi quốc thiều của Vatican và Bulgari.

Hiện diện trong nghi thức tiếp đón này có các đại diện của chính phủ Bulgari và phái đoàn của Tòa Thánh cũng như các lãnh đạo Giáo hội tại Bulgari.

2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557043436910.JPG

Sau nghi thức chào cờ, ĐTC và Tổng thống Bulgari đi qua hàng quân danh dự. Sau đó Tổng thống giới thiệu phái đoàn chính phủ Bulgari. Tiếp đó là phái đoàn của Vatican, gồm có ĐHY Quốc vụ khanh Pietro Parolin và vị phụ tá là Đức TGM Edgar Pena Parra, người Venezuela, còn có ĐHY Leonardo Sandri, Tổng trưởng Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương, ĐHY Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Đại kết của Tòa Thánh, và một số Giám mục địa phương.

Sau lễ nghi đón tiếp chính thức, ĐTC và Tổng thống Bulgari đi lên tầng hai của phủ Tổng thống để hội kiến riêng.

2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557043451218.JPGbulgaria-vatican-religion-christianity-pope-d-1557044035547.jpg

ĐTC gặp gỡ chính quyền và các đại diện xã hội Bulgari

ĐTC kêu gọi chính quyền và nhân dân Bulgari thăng tiến các giá trị hòa bình và tạo điều kiện để chống lại hiện tượng ”mùa đông dân số” và tình trạng nhiều người phải xuất cư, đi tìm công ăn việc làm.

 ĐTC đưa ra lời kêu gọi trên đây trong cuộc gặp gỡ lúc 11 giờ sáng chúa nhật 5-5-2019 tại Quảng trường Atans Burov ở thủ đô Sofia của Bulgari với Tổng thống, thủ tướng và hàng trăm nhân vật gồm các quan chức chính quyền, các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn đã có mặt để gặp gỡ vị quốc khách vào lúc 11 giờ rưỡi.

bulgaria-vatican-religion-christianity-pope-d-1557045536386.jpg

Ca ngợi Bulgari như nơi gặp gỡ giữa các nền văn minh

Lên tiếng sau lời chào mừng của Tổng thống Radev, ĐTC bày tỏ vui mừng được đến quốc gia này, là nơi gặp gỡ giữa các nền văn hóa và văn minh, là cây cầu nối liền giữa Đông và Nam Âu, một cánh cửa mở hướng về Trung Đông và là lãnh thổ có những cội rễ Kitô lâu đời, nuôi dưỡng ơn gọi của Bulgari là thăng tiến cuộc gặp gỡ trong vùng cũng như giữa cộng đồng quốc tế. Tại đây, sự khác biệt, đi kèm với lòng tôn trọng những căn tính khác nhau, là nguồn phong phú, chứ không phải là nguồn mạch gây ra xung đột.

Mời gọi các tôn giáo thăng tiến hòa hợp

Sau khi chào thăm chính quyền Bulgari và mọi người hiện diện, cũng như đại diện các cộng đồng tôn giáo khác, ĐTC tái khẳng định xác tín mạnh mẽ theo đó những giáo huấn chân chính của các tôn giáo mời gọi chúng ta tiếp tục bám rễ sâu trong các giá trị hòa bình, bảo vệ các giá trị cảm thông nhau, tình huynh đệ giữa con người và sự sống chung hòa bình. Ngài nói:

”Chúng ta hãy tận dụng lòng hiếu khách của nhân dân Bulgari, để mỗi tôn giáo, vốn được kêu gọi thăng tiến hòa hợp và đồng thuận, có thể góp phần làm tăng trưởng một nền văn hóa và một môi trường hoàn toàn tôn trọng con người với phẩm giá của họ, bằng cách thiết lập những mối liên kết sinh tử giữa các nền văn minh, những nhạy cảm và truyền thống, và bằng cách loại bỏ mọi hình thức bạo lực và cưỡng bách. Như thế, những người tìm mọi cách lèo lái và khai thác tôn giáo sẽ bị đánh bại”.

 Đề cao sự nghiệp của Đức Gioan 23 khi là Khâm Sứ tại Bulgari

ĐTC cũng nhắc đến cuộc viếng thăm của thánh Gioan Phaolô 2 Giáo Hoàng tại Bulgari hồi tháng 5 năm 2002 và gợi lại những ký ức thật đẹp của Đức TGM Angelo Giuseppe Roncalli, Khâm sứ Tòa Thánh tại thành Sofia này. Người không ngừng bày tỏ lòng biết ơn và quí chuộng đối với đất nước của quí vị, đến độ có lần ngài đã nói, dù điều gì xảy ra địa nước, nhà của Người luôn mở rộng đối với mọi người, Công Giáo cũng như Chính Thống, đến từ Bulgari như một người anh, chị, em (Bài giảng 25-12-1934).

Sự nghiệp của hai thánh anh em Cirillo và Metodio

Cũng trong bài diễn văn đầu tiên, ĐTC đề cao sự nghiệp của hai thánh Cirillo và Metodio đã rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc Slave và giúp phát triển ngôn ngữ, văn hóa và nhất là những thành quả dồi dào và lâu bền của việc làm chứng tá và sự thánh thiện Kitô giáo.

Hiện tượng xuất cư từ Bulgari và mùa đông dân số

ĐTC nhắc đến kỷ niệm 30 năm Bulgari được giải thoát khỏi chế độ độc tài, kìm kẹp tự do và các sáng kiến. Nhưng ngày nay, Bulgari đang phải đương đầu với hậu quả của tình trạng xuất cư trong những thập niên gần đây làm cho 2 triệu người dân nước này phải đi nơi khác để tìm công ăn việc làm. Đồng thời, hiện thời cũng như nhiều nước Âu Châu khác, Bulgari đang phải đương đầu với điều gọi là ”mùa đông dân số”, như bức màn băng giá phủ xuống trên phần lớn Âu Châu, với hậu quả là người ta giảm lòng tín thác nơi tương lai. Sự giảm sút số sinh cùng với làn sóng xuất cư ồ ạt đã làm cho nhiều làng mạc và thành thị không còn dân chúng và bị bỏ hoang.

Thảm trạng người di dân và tị nạn

Ngoài ra Bulgari cũng phải đương đầu với hiện tượng những người vượt biên vì chiến tranh, xung đột và nghèo đói trầm trọng, trong toan tính tìm tới những vùng giàu có nhất Âu Châu, để tìm công ăn việc làm và nơi sinh sống an toàn.

Nâng đỡ người trẻ và chống nạn buộc lòng xuất cư

Trước những tình trạng tên đây, ĐTC khuyến khích nhân dân Bulgari tiếp tục những cố gắng từ nhiều năm nay, làm sao để người dân không cảm thấy phải xuất cư. Ngài nói: ”Tôi khích lệ quí vị kiên trì trên con đường này, nỗ lực kiến tạo những điều kiện để người trẻ đầu tư những năng lực trẻ trung và hoạch định tương lai, trong tư cách cá nhân cũng như gia đình, vì biết rằng tại quê hương, họ có thể có được một cuộc sống xứng đáng”.

2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557046449240.JPG2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557046433651.JPGbulgaria-vatican-religion-christianity-pope-d-1557048834303.jpgpope-francis-visits-bulgaria-1557047627665.jpg2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557046440420.JPG2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557046454972.JPG

ĐTC cổ võ Chính Thống Bulgari cởi mở và đề cao đại kết bằng máu

Trong cuộc viếng thăm Đức Thượng Phụ và Thánh Hội đồng của Chính thống Bulgari, ĐTC kín đáo bày tỏ mong ước Giáo Hội này cởi mở và ngài đề cao phong trào đại kết bằng máu các vị tử đạo.

Cuộc gặp gỡ diễn ra trưa ngày 5-5-2019 và là hoạt động thứ hai của ĐTC Phanxicô trong cuộc viếng thăm hai ngài tại Bulgari.

Gặp Đức Thượng Phụ và Thánh Hội đồng

Giã từ các quan chức chính quyền, ngoại giao đoàn và các đại diện xã hội Bulgari, ĐTC đã đến thăm Đức Thượng Phụ Neofito và Thánh Hội đồng Chính Thống Bulgari lúc 12 giờ trưa tại trụ sở chỉ cách đó 1 cây số, quen gọi là Tòa ”Thánh Hội Đồng”.

Tình hình Chính Thống Bulgari

pope-francis-visits-bulgaria-1557052746725.JPG

Hiện nay Giáo Hội này có 6 triệu rưỡi tín hữu ở quốc nội và hơn 1 triệu rưỡi ở các nước Âu Châu, Mỹ châu và Australia. Giáo Hội Chính Thống Bulgari đứng hàng thứ 8 trong số các Giáo Hội Chính Thống tự quản độc lập và vị đứng đầu hiện thời là Đức Thượng Phụ Neofito năm nay 74 tuổi (1945) và từ 6 năm nay (2013) là thủ lãnh của Giáo Hội Chính thống tại nước này, đồng thời là TGM giáo phận thủ đô Sofia. Ngài nguyên là một chuyên gia phụng vụ và là giáo sư thánh nhạc, rồi làm viện trưởng thần học viện Sofia.

Tại cổng chính của tòa nhà Thánh Hội Đồng, ĐTC được Đức TGM Antonio, đặc trách Chính Thống Bulgari tại Tây và Trung Âu chào đón và hướng dẫn lên lầu 1 để gặp Đức Thượng Phụ và các thành viên của Thánh Hội đồng.

Khác với Công Giáo do 1 mình ĐGH đứng đầu và có quyền quyết định, mỗi Giáo Hội Chính Thống do một thánh Hội đồng cai quản và quyết định về những vấn đề quan trọng, nhưng trong đó Đức Thượng Phụ cũng chỉ có 1 phiếu như các thành viên khác trong Hội đồng.

Diễn văn của ĐTC

Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức Thượng Phụ Neofito, ĐTC nhắc đến “Những vết thương bị mở ra qua dòng lịch sử giữa các tín hữu Kitô vẫn còn là những vết bầm đau đớn trên Thân Mình Chúa Kitô là Giáo Hội”. Ngài nhận xét rằng: ”Cả ngày nay, hậu quả của các vết thương ấy vẫn còn hiển hiện tỏ tường và chúng ta có thể động chạm đến bằng tay… Có lẽ cùng nhau chúng ta có thể nhìn nhận những sai lỗi của mình và dìm mình vào trong những vết thương tình yêu của Chúa. Qua đó, chúng ta có thể khám phá niềm vui nhờ sự tha thứ và nếm hưởng trước hương vị của ngày mà, nhờ ơn Chúa, chúng ta có thể cùng nhau cử hành Mầu Nhiệm Vượt qua trên cùng một bàn thờ”.

Hành trình đại kết được nâng đỡ bằng máu các chứng nhân

”Trong hành trình này, chúng ta được rất nhiều anh chị em nâng đỡ: Bao nhiêu anh chị em tại đất nước này đã chịu đau khổ vì danh Chúa Giêsu trong cuộc bách hại hồi thế kỷ vừa qua! Đó là phong trào đại kết bằng máu. Họ đã làm lan tỏa hương thơm dịu dàng trên ”Phần đất của các Hoa Hồng” này… Họ đã triển nở tại một phần đất màu mỡ và được chuẩn bị kỹ lưỡng, như thành phần của một dân tộc phong phú về đức tin và tình người chân thực, mang lại cho họ những cội rễ vững chắc.”

Đừng khép kín, nhưng hãy cởi mở

ĐTC bày tỏ xác tín rằng ”Trong khi rất nhiều anh chị em chúng ta ở các nơi trên thế giới tiếp tục chịu đau khổ vì đức tin, họ yêu cầu chúng ta đừng khép kín, nhưng hãy cởi mở, vì chỉ có cách thế đó, những hạt giống chứng tá đức tin mới có thể mang lại hoa trái… Chúng ta được kêu gọi đồng hành và làm việc chung với nhau đề làm chứng cho Chúa, đặc biệt qua việc phục vụ những anh chị em nghèo khổ và bị bỏ rơi của chúng ta.. Đó là Phong trào đại kết người nghèo”.

 Sự nghiệp của hai thánh Cirillo và Metodio

Tiếp tục diễn văn tại Thánh Hội đồng Chính Thống Bulgari, ĐTC cũng nhận xét rằng:

Hai thánh Cirillo và Metodio vẫn còn nhiều điều để nói với chúng ta về tương lai của xã hội Âu Châu. Theo một nghĩa nào đó, có thể nói ”Hai thánh cũng là những người cổ võ một Âu Châu hiệp nhất, và một nền hòa bình sâu đậm giữa tất cả những người dân thuộc đại lục này, khi hai thánh tỏ cho thấy căn bản của một nghệ thuật mới, sống chung với nhau, trong niềm tôn trọng những dị biệt, những điều này không hề là một chướng ngại cản trở hiệp nhất”.

ĐTC cũng không quên nhắc đến nhiều hệ phái Kitô khác ở Bulgari, từ các tín hữu Armeni tới những người Tin Lành, và các truyền thống tôn giáo khác, từ Do thái đến Hồi giáo, họ được chào đón ở Bulgari này.

ĐTC cám ơn Đức Thượng Phụ và Thánh Hội đồng đã đón tiếp ngài và nói thêm rằng “Trong các quan hệ giữa chúng ta, thánh Cirillo và Metodio nhắc nhở chúng ta rằng ”sự khác biệt phong tục và lối sống không phải là chướng ngại cản trở sự hiệp nhất của Giáo Hội, nhưng còn gia tăng vẻ đẹp của Giáo Hội, các lối diễn tả khác nhau về thần học giữa Đông và Tây thường được coi bổ túc cho nhau, hơn là gây xung đột” (UR 16-17)

Cuộc gặp gỡ được tiếp nối với phần trao đổi quà tặng và giới thiệu thành phần của hai phái đoàn, cũng như chụp hình lưu niệm.

Viếng nhà thờ chính tòa Chính Thống Bulgari

Tiếp đến, ĐTC được Đức TGM Antonio hướng dẫn đến viếng Nhà thờ chính tòa chỉ cách đó 100 mét, dâng kính thánh Alexander Nevsky của Tòa Thượng Phụ Chính Thống. Nhà Thờ được kiến thiết trong 8 năm, từ 1904 đến 1912, để tưởng niệm 200 ngàn binh sĩ Nga tử trận trong thời kỳ chiến tranh giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ 1877-78. Sau cuộc chiến đó, Bulgari đã được độc lập.

Đây là Thánh Đường lớn nhất tại Bulgari và đứng thứ hai trên toàn bán đảo Balcan, chỉ sau Đền thờ thánh Sava của Chính Thống Serbi ở thủ đô Belgrade. Thánh đường hùng vĩ này cao 45 mét và nếu kể cả tháp chuông thì lên tới 50 mét rưỡi. Nhà thờ có thể chứa được 5 ngàn người.

Vào bên trong thánh đường hùng vĩ này, ĐTC đã dừng lại cầu nguyện trong thinh lặng trước ngai của thánh Cirillo (827) và anh là Metodio (815) là bổn mạng của các dân tộc Slave, vì đã mang Tin Mừng đến cho các dân tộc này hồi thế kỷ thứ 9 và đã sáng tác mẫu tự Cirillico để dịch Kinh Thánh và dùng trong phụng vụ.

ĐTC đã cầu nguyện một mình trong thinh lặng, vì Chính Thống Bulgari, giống như Chính Thống Georgia, thuộc khuynh hướng bảo thủ và không cầu nguyện chung với Công Giáo hoặc các tín hữu Kitô khác, dù là đọc chung một kinh Lạy Cha.

pope-francis-visits-bulgaria-1557052745493.JPGpope-francis-s-trip-in-bulgaria-and-northern--1557048229175.jpg050519_81.jpg2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557050063379.jpgbulgaria-vatican-religion-1557056637648.jpg2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557050065361.jpg2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557050043324.jpg

pope-francis--trip-in-bulgaria-and-northern-m-1557059332904.jpg

ĐTC chủ sự kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng ở Sofia

Trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với các tín hữu Kitô và dân chúng tại thủ đô Sofia của Bulgari, ĐTC Phanxicô nhắc nhớ tấm gương của Thánh Gioan 23 và cổ võ một nền văn hóa liên đới và đối thoại.

Buổi đọc kinh diễn ra ở quảng trường bên ngoài Nhà Thờ Chính tòa của Chính Thống Bulgari mà ngài vừa viếng thăm trước đó. Hiện diện tại đây có khoảng 800 tín hữu và dân chúng.

Bài huấn dụ ngắn

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC đề cao sự kiện trong lịch sử Giáo Hội, cả tại Bulgari này, có nhiều vị mục tử nổi bật về đời sống thánh thiện, trong đó có ĐGH Gioan 23 mà dân chúng tại nước này gọi là ”Vị Thánh Bulgari”. Người là một mục tử thánh thiện, sống tại đây từ năm 1925 đến 1934 và vẫn được dân chúng kính nhớ đặc biệt. Tại đây, thánh nhân đã học cách quí chuộng những truyền thống của Giáo Hội Đông Phương và kiến tạo những tương quan thân hữu với các tôn giáo khác.

 Cổ võ hành trình đối thoại

ĐTC cho biết tiếp tục hành trình đại kết, sau buổi đọc kinh này, ngài sắp chào thăm đại diện của các tôn giáo ở Bulgari, một quốc gia như một ngã tư đường nơi các tôn giáo gặp gỡ nhau và dấn thân đối thoại, trong một quốc gia Chính Thống giáo. Chính sự hiện diện chào đón của các đại diện các cộng đồng tôn giáo khác nhau trong cuộc gặp gỡ này là một dấu chỉ nói lên ước muốn của tất cả mọi người tiếp tục theo đuổi hành trình ngày càng cần thiết để tiến tới ”một nền văn hóa đối thoại như con đường, cộng tác với nhau như một qui luật hành xử, cảm thông với nhau như một phương pháp và tiêu chuẩn” (Tuyên ngôn Abu Dhabi 4-2-2019).

Cầu xin Đức Mẹ để Bulgari trở thành một quốc gia gặp gỡ

Rồi ĐTC mời gọi tất cả mọi người hướng về Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương Trời Đất, xin Mẹ chuyển cầu với Chúa Phục Sinh, để cho đất nước Bulgari yêu quí này được động lực cần thiết thúc đây để luôn là một quốc gia gặp gỡ, một lãnh thổ trong đó, khi vượt lên trên những dị biệt về văn hóa tôn giáo và khác biệt chủng tộc, “anh chị em có thể tiếp tục nhìn nhận và quí chuộng nhau như con cái của cùng Một Cha Trên Trời.

Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC còn chào thăm 10 vị lãnh đạo các tôn giáo khác tại Bulgari, rồi về tòa Sứ Thần Tòa Thánh để dùng bữa và nghỉ trưa.

Tòa Sứ Thần Tòa Thánh tại Bulgari

Tòa Sứ Thần này được Đức TGM Angelo Giuseppe Roncalli, sau này là Thánh Giáo Hoàng Gioan 23, mậu mãi hồi năm 1929 khi ngài là Khâm Sứ Tòa Thánh tại Bulgari. Trong thời cộng sản, tòa nhà này bị nhà nước tịch thu và biến thành tòa soạn báo cộng sản Pogled. Sau khi tái lập quan hệ ngoại giao giữa Bulgari và Tòa Thánh ngày 6-12 năm 1990, tòa Khâm Sứ được trả lại cho Giáo Hội và trở thành Tòa Sứ Thần Tòa Thánh như hiện nay.

Hoạt động cuối cùng của ĐTC trong ngày đầu tiên viếng thăm Bulgari là thánh lễ ĐTC cử hành chiều chúa nhật, 5-5 tại Quảng trường Knayaz Alexandar I ở trung tâm thủ đô Sofia. Alexandar và vua đầu tiên của Bulgari tân thời từ năm 1879.

 

pope-francis--trip-in-bulgaria-and-northern-m-1557059328078.jpg

pope-francis-visits-bulgaria-1557052499548.JPGbulgaria-vatican-religion-christianity-pope-d-1557054543183.jpg2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557056344383.JPG2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557052437113.jpgbulgaria-vatican-religion-christianity-pope-d-1557052733373.jpg2019-05-05-viaggio-apostolico-bulgaria-macedo-1557052441329.jpg

Tổng hợp từ Vatican

ĐTC cử hành thánh lễ đầu tiên tại Bulgari, chủ sự thánh lễ tại Bulgari, cho 245 em được rước lễ lần đầu, và viếng thăm trại tị nạn tại Bulgari

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *