17h00, chiều tối thứ Ba, 19.6.2018, Giáo Phận Đà Nẵng đã khai mạc Năm Thánh Tôn vinh các vị Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Bài chia sẻ của Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân trong Thánh Lễ :
Hôm nay toàn thể Hội Thánh Việt Nam cùng vui mừng bước vào Năm Thánh tôn vinh các vị tử đạo Việt Nam. Trong các giáo tỉnh, giáo phận, giáo xứ cùng mừng Lễ tôn vinh các bậc tử đạo là cha ông chúng ta đã thể hiện tình yêu và đức tin kiên trung vào Chúa Giêsu Kitô.
Tòa Ân Giải tối cao của Tòa Thánh đã chấp thuận để Hội Thánh Việt Nam mừng năm Thánh kỷ niệm 30 năm ngày Tòa Thánh nâng 117 vị lên hàng tử đạo lên hàng hiển thánh : 19.6.1988.
Năm Thánh giúp chúng ta nhìn lại Giáo Hội Công Giáo Việt Nam trải dài trong suốt bề dày lịch sử truyền bá đức tin để lại một dấu son trong lịch sử và là niềm tự hào của Giáo Hội Việt Nam.
Chúng ta hãy tạ ơn Chúa đã ban cho Giáo Hội những chứng nhân anh dũng dám sống mầu nhiệm của hạt lúa được gieo vào lòng đất chấp nhận chết đi để mang lại nhiều hoa trái. Chúng ta biết từ khi đạo Chúa chính thức bắt rễ vào đất nước chúng ta cho đến cuối thế kỷ 19, nghĩa là từ 1638-1886 tức gần 300 năm, lịch sử Giáo Hội Việt Nam là cả một cuộc tử đạo kéo dài gần như liên tục năm này qua năm khác.
Trong suốt 3 thế kỷ bị bách hại, tính ra có 130 ngàn anh hùng tử đạo và như thế Nước Việt nam chúng ta tuy nhỏ hẹp nhưng rất hào hùng. Chúng ta đã đóng góp cho gia sản của Giáo Hội một sự nghiệp đức tin to lớn.
Tuy nhiên, trong số đó mới chỉ có 117 vị được phong hiển thánh. Và chúng ta thật vui mừng ngày 19.6.1988, 117 chân phúc đã được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn hiển thánh. Các Ngài được suy tôn hiển thánh để cho toàn thể thế giới tôn kính và noi gương anh dũng các ngài. Đồng thời để chúng ta là những người Công Giáo Việt Nam là con cháu của các ngài biết nối gót cha ông dù sống trong hoàn cảnh nào bằng cuộc sống chứng tá của mình.
Người ta thường nói ăn quả nhớ kẻ trồng cây hay uống nước nhớ nguồn. Chúng ta là con cháu của các vị anh hùng tử đạo, chúng ta thừa hưởng di sản đức tin phong phú, được chiêm ngưỡng một Giáo Hội phát triển tốt đẹp như ngày nay. Chúng ta không thể quên đó là kết quả của những dòng máu của cha ông đã đổ ra. Bởi vậy, khi tưởng niệm đến công lao to lớn của tiền nhân mà đáp đền cho xứng đáng và phát huy gia sản quý báu cha ông tổ tiên đã để lại. Nhưng nếu chỉ có những cảm tình hân hoan phấn khởi và biết ơn mà thôi thì chưa đủ. Chúng ta cần phải chú ý lắng nghe tiếng gọi tha thiết của dòng máu tử đạo và khám phá ra những bài học cao quý để áp dụng trong đời sống của mình.
Chúng ta cùng lắng nghe tâm tình của chính các vị thánh tử đạo.
Thánh nữ Anê Lê Thị Thành, một người mẹ của 6 người con. Trong cơn đau đớn vì bị tra tấn đã nhắn nhủ với cô con gái đến thăm mình trong tù rằng : Con hãy truyền lời Mẹ cho các anh chị em của con hãy coi sóc việc nhà, giữ đạo sốt sắng, đọc sinh sáng tối, dâng lễ mỗi ngày, cầu nguyện cho Mẹ vác thánh giá Chúa đến cùng. Chẳng bao lâu, Mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên Nước Thiên Đàng.
Thánh Giuse Lựu, trùm họ Mặc Bắc ở Vĩnh Long, đã tâm sự với một linh mục bạn tù rằng : Xin Cha cầu Chúa ban sức mạnh và lòng can đảm cho con, con sắp phải đi đây. Con bằng lòng dâng cho Người. Hy sinh lớn lao hết là vợ con, gia đình của con.
Thánh Matthêu Gẫm 34 tuổi, một thương gia giàu có, dù bị hành hạ, dù bị gông cùm nhưng bình tĩnh vui tươi, Ngài nói : Tôi có ăn trộm ăn cướp gì đâu mà buồn ! Được chết vì đạo là điều tốt lắm !
Thánh Laurenso Ngôn, 22 tuổi, một nông dân đã trả lời cho các quan khi bắt ngài khi bị bắt bước qua Thánh Giá, Ngài nói : Tôi giữ đạo tôn thờ Chúa Tể Trời Đất ! Thánh giá là phương thế cứu độ nhân loại. Tôi tôn kính chứ không chà đạp. Tôi sẵn lòng chịu chết vì đức tin vào Thiên Chúa của tôi.
Các vị tử đạo đã từ bỏ tất cả. Nhận lấy cái chết không oán hận, chấp nhận cái chết. Minh chứng cho mọi người biết đạo Chúa Kito là đạo thật.
Các ngài đã trình bày niềm tin mãnh liệt lÒng trung tín sâu xa vào đối với đạo thánh Chúa. Đức tin thấm nhập vào. Không sức mạnh trần gian nào lay chuyển được. Đối với các vị tử đạo, đức tin là kho tàng cao quý phải bảo vệ bằng mọi giá. Dầu bị đe dọa, tra tấn đổ đến giọt máu cuối cùng, các ngài cũng cam chịu miễn sao bảo tồn được đức tin nguyên vẹn.
Hơn nữa, các ngài bày tỏ đức tin phi thường. Người ta ai mà không sợ đau khổ, ai mà không tham tranh lợi, ai mà không tham sống sợ chết nhưng với ơn Chúa, các vị tử đạo đã dù khó khăn đên đâu cũng duy trì đức tin của mình. Ai kể các khổ hình dã man các ngài phải chịu : Kiềm kẹp, voi dầy, trầm hà, bá đao, lăng trì nhưng các ngài chịu đựng. Các ngài thắng tất cả, thắng vũ lực, thắng vụ lực, thắng ma quỷ vua chúa trần gian và chính mình.
Trong bài giảng tôn phong 117 vị chân phước tử đạo Việt nam tại Roma : “Các vị Tử Đạo Việt Nam “gieo trong lệ sầu” đã khởi sự giữa lớp người đồng hương và giữa nền văn hóa dân tộc một cuộc đối thoại sâu rộng và cởi mở, bằng cách công bố trước tiên sự thật và niềm tin vào Thiên Chúa là sự kiện phổ cập tất cả hoàn cầu. Ngoài ra, các góp phần vào việc nhận định các giá trị và nghĩa vụ thích hợp với nền văn hóa tôn giáo trong thế giới Đông Phương.
Dưới sự hướng dẫn của cuốn giáo lý đầu tiên bằng tiếng Việt đầu tiên, họ đã quả quyết mình có tự do để tin bằng cách Chúa Trời là đạo duy nhất. Ngoài ra các ngài đã dạy phải tôn trọng là thờ kính tổ tiên trong vùng đất của mình dưới ánh sáng mầu nhiệm Phục Sinh. Do đó, với sự dấn thân và hành động chứng nhân của các vị Tự Đạo, Giáo Hội Việt Nam hiên ngang nói lên sự quyết tâm và tha thiết của mình, không chối bỏ truyền thống văn hóa và các định chế pháp lý của xứ sở, Giáo Hội tuyên xưng và chứng minh rằng : nếu mình nhập thể vào đó cuộc trong truyền thống và văn hóa dân tộc là vì có góp phần vào việc xây dựng quốc gia một cách trung thực hơn. Đức Thánh Giáo Hoàng cũng mời gọi hàng ngàn, hàng vạn tín hữu trong thế kỷ trước đã bước chân theo Đức Kitô. Ngày hôm nay còn có những người đang làm việc. Đôi khi khắc khoải duy nhất là bền gan làm trong vườn nho nhà Chúa như những tôi trung nắm của cải Nước Trời.
Họ là tất cả những người chúng ta, họ là tất cả những người vì chính nghĩa Thiên chúa đang cố gắng tìm hiểu Tin Mừng và thập giá của Người. Với bổn phận bao hàm cầu nguyện và làm việc cho Nước Cha trị đến trong mọi tâm hồn và đặc biệt trong xứ sở nơi mà họ sinh sống..
Chúng ta đều nhớ rằng, tử đạo là ân huệ mà Chúa ban cho ai tùy ý. Nhưng nổ lực làm chứng cho Chúa là không dành riêng cho bất kỳ ai. Kito hữu với nhiệm vụ làm chứng bằng lời nói, bằng hành động. Cách làm chứng tốt nhất cho Chúa, cho đạo là sống bác ái yêu thương. Bằng cách sống trọn vẹn, bác ái yêu thương đối với nhau và đối với những người chung quanh. Khi chúng ta kín múc từ ngữ của Hội Thánh, cũng như nhìn vào gương sáng của các vị tử đạo. Ngày hôm nay, mỗi người chúng ta làm gì cho Chúa, cho đạo của mình giữa lòng đời hôm nay.
Các vị tử đạo của chúng ta đã chết vì tình yêu, chết vì đạo. Còn ngày hôm nay các Ki tô hữu sống đạo giữa lòng cuộc sống hôm nay để chứng minh chứng cho một giá trị tình yêu nơi bổn phận ơn gọi, bổn phận, trách vụ của mình giữa dòng đời hôm nay.
Để kết thúc bài chia sẻ, chúng ta nghe lời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nhắn nhủ chúng ta trong ngày 19.6.1988: “Hỡi các Kitô hữu Việt Nam, chúng tôi có thể nói rằng máu Các Thánh Tử Đạo là cho anh chị em, là nguồn ân sủng để tăng trưởng đức tin. Nơi anh chị em, đức tin của cha ông chúng ta tiếp tục được thông truyền cho những thế hệ mới. Đức tin này là nền tảng giúp cho anh chị em, vừa trung thành với quê hương Việt Nam, vừa tiếp tục là những môn đệ đích thực của Đức Kitô” .