Kitô giáo: “cuộc cách mạng” cho người dân tộc ở Thái Lan và Thông điệp hòa bình tại Lễ hội thánh nhạc ở Indonesia

Kitô giáo: “cuộc cách mạng” cho người dân tộc ở Thái Lan

Tại Ban Thoet Thai, cha Ribolini, thừa sai thuộc Hội Giáo hoàng truyền giáo hải ngoại (Pime) làm việc cho các bộ lạc của dân tộc Akhà. Tại vùng đất này, mối tương quan trong các gia đình không bền vững; nguyên dân do nghiện ma túy, nghiện rượu, trẻ em không được giáo dục, bạo lực, chia rẽ trong các gia đình. Trong hoàn cảnh này Tin Mừng đã đem lại một sức sống mới cho người dân ở đây.

“Từ việc loan báo Tin Mừng đến việc trở lại của các bộ lạc là một quá trình dài các thế hệ. Các giá trị Kitô thực sự có tính cách mạng không những về khía cạnh tôn giáo mà còn về mặt xã hội”. Cha Marco Ribolini, linh mục thuộc Hội Giáo hoàng truyền giáo hải ngoại (Pime) và là cha sở của giáo xứ Ban Thoet Thai đã cho biết như trên. Giáo xứ do cha coi sóc thuộc Giáo phận Chiang Rai, ở một vị trí rất xa thành phố. Người Công giáo của vùng đất này là các dân tộc thiểu số. Họ sống giữa núi non hiểm trở của vùng nông thôn. Họ là những người rất nghèo cả về mặt xã hội và địa lý. Bốn nhà truyền giáo thuộc Hội Giáo hoàng truyền giáo hải ngoại đã xây dựng các ký túc xá để đón tiếp và giáo dục các bạn trẻ đến từ các gia đình nghèo.

Cha Ribolini bày tỏ: “Giáo hội của chúng tôi vẫn đang trong giai đoạn “dự tòng”. Địa lý ở đây rất phức tạp: các Kitô hữu sống trong những ngôi làng ở trong rừng và họ sống cách xa nhau”. Hoạt động mục vục của các thừa sai là coi sóc 27 khu định cư và dành ưu tiên các hoạt động giải trí khác nhau cho các bạn trẻ, cùng với những giây phút cầu nguyện và học giáo lý. Các buổi học này diễn ra trong 4 ngày, có khoảng 70 em khoảng độ 7 đến 12 tuổi đến học. Qua sáng kiến này các linh mục chuẩn bị cho các em lãnh nhận các Bí tích khai tâm Kitô giáo.

Cha Ribolini nói. “Trong các ký túc xá giờ cầu nguyện không bao giờ thiếu”. Không chỉ quan tâm đến đời sống thiêng liêng nhà truyền giáo còn quan tâm đến đời sống của các gia đình, tìm cách tiếp xúc với họ. Trong các buổi gặp gỡ này là dịp để cha giúp họ giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống gia đình.

Theo cha Ribolini Kitô giáo đang thay đổi mọi sự. Nhưng nơi đây có một vấn đề cần phải kiên nhẫn đó là có những tập tục đã ăn sâu trong cuộc sống của họ từ khi họ chưa là Kitô hữu. Ví dụ các các thanh niên đã quen trao đổi tình dục trước hôn nhân và ngay cả sau khi tạo lập gia đình họ cũng trao đổi vấn đề này giữa các gia đình với nhau. Họ không có khái niệm “mãi mãi”. Chính vì thế có nhiều cuộc chia tay, nhiều trẻ em không được đón nhận, bị bỏ rơi, không được giáo dục. Tất cả điều này dẫn đến tệ nạn xã hội hiện diện trong các bộ tộc.

Cha Ribolini kết luận: “Từ việc loan báo Tin Mừng đến việc trở lại của người dân thực sự là một quá trình dài. Hiện tượng thất nghiệp, đô thị hóa và di dân có thể đe dọa các giá trị mà chưa được định hình này. Những người trẻ của chúng tôi rời làng để tìm kiếm tương lai nơi thành phố hoặc ở nước ngoài. Điều này đòi hỏi chi phí xã hội rất cao”.

Thông điệp hòa bình tại Lễ hội thánh nhạc ở Indonesia

Âm nhạc là một phương tiện để nâng tâm hồn con người hướng về Thiên Chúa. Đây là một ngôn ngữ phổ quát và một phương tiện được các tín đồ của các tôn giáo ở Indonesia gửi đến mọi người.

Đây là một sứ điệp hòa giải và hòa bình: với tinh thần và mục đích này từ ngày 27 tháng 10 đến mồng 2 tháng 11, tại thành phố Ambon của Indonesia sẽ đón tiếp 8.000 các tín hữu Công giáo đến từ 34 tỉnh thành trên khắp đất nước tham gia Liên hoan thánh nhạc quốc gia lần đầu tiên. Tổng thống Indonesia, ông Joko Widodo và một số các Giám mục sẽ tham dự lễ khai mạc, và sau đó phó tổng thống Jusuf Jalla sẽ có mặt tại lễ bế mạc.

Lễ hội thánh nhạc này mang lại một ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì thành phố Ambon trong giai đoạn 1999-2001 là tâm điểm của một cuộc xung đột xã hội và tôn giáo. Một làn sóng bạo lực đã nổ ra, hậu quả là có 4.000 nạn nhân, bao gồm tìn đồ Hồi giáo, Kitô hữu, Tin lành. Hậu quả của cuộc xung đột cũng đã làm cho hơn nửa triệu người phải di tản. Bạo lực chỉ kết thúc khi hiệp ước hòa bình Malino được ký kết vào ngày 13/02/2002.

“Chọn Ambon là nơi tổ chức Lễ hội thánh nhạc quốc gia đầu tiên nhằm tạo ấn tượng rằng bạo lực gây ra từ chủ nghĩa tôn giáo không tồn tại ở Indonesia”. Đây là điều mà Trưởng ban tôn giáo Lukman Hakim Saifuddin đã giải thích trong buổi hội thảo chuẩn bị Lễ hội. Lễ hội có chủ đề “Xây dựng hòa hợp dân tộc và bảo vệ Cộng hòa Indonesia qua nghệ thuật biểu diễn: từ Jakarta đến Ambon”.

Giáo sư Adrianus Meliala, một trong các nhà tổ chức sự kiện nói rằng Lễ hội ở Ambon nhằm thúc đẩy sự đa nguyên trong toàn bộ xã hội Indonesia. Và Putut Prabantoro, một người Công giáo và là thành viên của ban tổ chức cũng nhắc lại lời của thánh Augustinô “Hát là cầu nguyện hai lần”.

Trong dịp này sẽ có một số buổi hòa tấu thánh ca do các ca đoàn của người lớn, thanh niên, trẻ em Gandung Suhardono của Giáo phận Bogor đảm trách. Sự kiện này được mọi người đánh giá cao và được cho rằng đây là cơ hội để thúc đẩy lòng khoan dung xã hội và ý nghĩa tình huynh đệ giữa người dân Indonesia.

Ngọc Yến – Vatican

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *