Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia thì các khía cạnh của đất nước Chi-lê được biết đến như sau:
Tên nước: Cộng hoà Chi-lê (Republic of Chi-lê)
Thủ đô: Santiago (Santiago de Chi-lê)
Ngày quốc khánh: 18/09/1810
Vị trí địa lý: Nằm ở phía Nam Nam Mỹ, giáp giới nam Thái bình dương giữa Ác- hen-ti-na và Pe-ru.
Diện tích: 950 km2 (diện tích đất: 748.800 km2, diện tích mặt nước: 8.150 km2)
Dân số: 980.000 người, trong đó người châu Âu và lai da đỏ chiếm tới 95%, da đỏ 3%, các nhóm khác 2% (theo ước tính 2005).
Ðịa hình: Có núi thấp ở ven biển; thung lũng màu mỡ ở trung tâm, dãy Andes nhấp nhô ở phía Đông.
Tài nguyên thiên nhiên: những cánh đồng, rừng gỗ, quặng mỏ sắt, nitrát, kim loại quý, mô líp đen, thuỷ điện…
Ngôn ngữ: Tiếng Tây Ban Nha
Đơn vị tiền tệ: Pê-sô Chi-lê (CLP)
Bản đồ nước Chi-lê & người dân Chi-lê
Chi-lê tên chính thức là Cộng hòa Chi-lê, là một quốc gia tại Nam Mỹ, có giải bờ biển dài và hẹp xen vào giữa dãy núi Andes và biển Thái Bình Dương. Với biển Thái Bình Dương về phía Tây, Chi-lê giáp Peru phía bắc, giáp Bolivia phía đông-bắc và giáp Argentina phía đông. Phía cực nam Chi-lê là Eo biển Drake. Cùng với Ecuador, đây là một trong hai quốc gia ở Nam Mỹ không có biên giới tiếp giáp với Brazil. Chiều dài bờ biển là 6.435 kilometres. Lãnh thổ của Chi-lê còn bao gồm các hòn đảo Juan Fernández, Salas y Gómez, Desventuradas và đảo Phục Sinh ở Thái Bình Dương.
Chi-lê còn tuyên bố chủ quyền trên 1.250.000 km² lãnh thổ châu Nam Cực.
Đây là quốc gia có khí hậu đa dạng, từ sa mạc khô căn nhất trên thế giới – sa mạc Atacama – tới khí hậu Địa Trung Hải ở miền trung, và khí hậu ôn đới mưa ở miền nam. Khu vực sa mạc phía bắc có trữ lượng khoáng sản lớn – chủ yếu là đồng đỏ. Dân số và tài nguyên nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở miền trung Chi-lê, đây cũng là trung tâm văn hóa chính trị mà từ đó Chi-lê mở rộng lãnh thổ vào cuối thế kỷ 19 khi sáp nhập 2 miền bắc và nam của đất nước. Khu vực phía nam Chi-lê rất phong phú về tài nguyên rừng và đồng cỏ chăn nuôi gia súc với một chuỗi các núi lửa và hồ nước.
Dân tộc bản địa Mapuche
Trước khi người Tây Ban Nha di dân tới đây vào thế kỷ 16, phần phía bắc Chi-lê nằm dưới sự thống trị của đế chế Inca trong khi người bản địa Mapuche sinh sống ở khu vực miền trung và nam Chi-lê. Chi-lê tuyên bố độc lập khỏi quyền cai trị của Tây Ban Nha từ ngày 12 tháng 2 năm 1818. Trong cuộc chiến Thái Bình Dương (1879–83), Chi-lê đánh bại Peru và Bolivia và giành được lãnh thổ phía bắc như hiện nay. Trong thập niên 1880 người Mapuche bị chinh phục hoàn toàn. Dù không bị ảnh hưởng bởi những cuộc đảo chính và các chính phủ chuyên quyền như các nước Nam Mỹ khác nhưng Chi-lê phải trải qua giai đoạn 17 năm dưới quyền cai trị của một tướng độc tài (1973–1990) trong đó đã giết hại hơn 3000 người chết và mất tích.
Ngày nay, Chi-lê là một trong những quốc gia ổn định và thịnh vượng nhất Nam
Mỹ. Đây là quốc gia dẫn đầu châu Mỹ La tinh về chỉ số phát triển về dân số, sự cạnh tranh, chất lượng cuộc sống, sự ổn định chính trị, thu nhập bình quân đầu người, toàn cầu hóa, tự do kinh tế, chỉ số nhận thức tham nhũng và tỉ lệ hộ nghèo thấp. Quốc gia này cũng chiếm địa vị cao trong các bảng xếp hạng về tự do báo chí và phát triển dân chủ.
Bích chương quảng cáo về Expo năm 2017 của Chi-lê
Chính trị Chi-lê
Sau khi giải thể chính phủ quân sự của Pinochet, bản Hiến pháp 1980 được tu chính mấy lần như giảm nhiệm kỳ của tổng thống từ sáu năm thành bốn năm; bỏ chức nghị sĩ trọn đời; và đặt quyền bổ nhiệm vị tướng chỉ huy quân đội dưới quyền của tổng thống.
Quốc hội Chi-lê gồm lưỡng viện: Thượng viện có 38 ghế, nhiệm kỳ 8 năm và Hạ viện có 120 ghế, nhiệm kỳ 4 năm.
Địa lý Chi-lê
Là một nước vừa dài, vừa hẹp ở sườn tây rặng Andes, Chi-lê bao gồm nhiều vùng địa thế. Từ bắc đến nam, Chi-lê có chiều dài 4.630 km nhưng bề ngang đông-tây điểm rộng nhất chỉ có 430 km. Tổng diện tích là 756.950 km², là quốc gia có diện tích lớn thứ 38 trong các nước trên thế giới.
Vùng sa mạc Atacama phía bắc là vùng giàu tài nguyên địa khoáng. Thung lũng miền Trung, tuy nhỏ nhưng là cái nôi lịch sử cùng là trung tâm kinh tế và dân cư của cả nước.
Sa mạc Atacama ở Chi-lê & Núi Cuernos del Paine cao 2.500 mét ở miền nam Chi-lê Miền nam Chi-lê có nhiều tài nguyên lâm sản. Đây cũng là nơi tập trung sông hồ và núi lửa. Ven biển miền nam dày đặc những vịnh hẹp, vàm sông, kênh rạch và hải đảo.
Ở châu Nam Cực, Chi-lê tuyên bố chủ quyền trên 1.250.000 km², nhưng chiếu theo Hiệp ước châu Nam Cực mà Chi-lê đã ký kết năm 1959 thì các nước không thừa nhận chủ quyền này.
Ngoài khơi Thái Bình Dương Chi-lê kiểm soát đảo Sala y Gómez, quần đảo Juan Fernández và đảo Phục Sinh, cách đất liền 3.600 km. Đảo Phục Sinh là miền cực đông nhóm đa đảo của châu Đại Dương.
Cực Nam bán cầu của Chi-lê và Đoàn thám hiểm Nam cực
Nhà thờ San Francisco tại Castro Chi-lê và Thủ đô Santiago ngày nay
Tôn giáo tại Chi-lê
Theo cuộc kiểm tra dân số gần đây (2002), 70% dân số được xác định là Công giáo La Mã và 15,1% là Tin Lành và một số giáo phái nhỏ như Chính Thống giáo, Mặc Môn, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, và Nhân chứng Giê-hô-va và các giáo phái khác như Phong trào Ngũ Tuần, Giáo hội Luther, Kháng Cách, Trưởng Lão, Anh giáo, Baptist và Methodist. Khoảng 8% dân số tuyên bố không tôn giáo, vô thần, hoặc theo thuyết bất khả tri.
Hiến pháp Chi-lê đã quy định về tự do tôn giáo. Pháp luật và các chính sách khác góp phần vào việc thực hành tự do tín ngưỡng. Giáo hội và Thế quyền được phân biệt rõ ràng tại Chi-lê.
Giáo hội Công giáo La Mã tại Chi-lê được đặt dưới quyền của Đức Thánh Cha, Giáo hội Chi-lê gồm có 5 Tổng Giáo phận, 18 Giáo phận, 2 Giáo tỉnh, một Giám quản Tông tòa và 1 Giáo phận Quân sự. Dòng Đaminh và Phanxicô đã đem Tin mừng vào đất nước này khi các ngài theo dấu chân của quân đội Tây Ban Nha khám phá và chiếm các lãnh thổ tại Châu Mỹ này hồi thế kỷ thư 16. Giáo xứ tiên khởi được thành lập vào năm 1547 và năm 1561 giáo phận tiên khỏi được Tòa thánh thiết lập. Cho đến năm 1650 hầu hết các dân bản làng được đón nhận Tin mừng. Việc rao giảng Tin mừng cho dân chúng sinh sống ở miền nam thì gặp nhiều khó khăn.
Giáo hội phát triển và được chính quyền nâng đỡ để thực hiện nhiều công cuộc bác ái từ thiện cho đến năm 1925 khi Hiến pháp phân biệt rõ Giáo quyền và thế quyền… Rồi dưới thể chế Chủ nghĩa Xã hội thời Tổng thống Salvador Allende và nhất là dưới thời nhà độc tài quân sự của tướng Augusto Pinochet, Giáo hội bị nhiều áp chế… Dưới chế độ quân phệt Đức Hồng Y Raúl Silva Henríquez, Tổng Giám mục Santiago đã phải thành lập một “Hiệp Hội Tương Trợ” (Vicaria de la Solidaridad) để tranh đấu cho quyền con người mà chính quyền thường xuyên xâm phạm.
Có sáu Đại học Công giáo tại Chi-lê và rất nhiều trường trung tiểu học do các dòng tu và giáo hội điều hành, nói một các chung thì Giáo hội có một ảnh hưởng rất lớn trên đất nước Chi-lê.
Một số thánh, những người con ưu tú của Chi-lê
Thánh Alberto Hurtado Cruchaga
Alberto Hurtado sinh ra chào đời ngày 22/1/1901 tại Vina del Mar, Chi-lê. Lúc lên 4 tuổi thì ba qua đời, nên cậu lớn lên trong cảnh túng nghèo, phải sống nay đây mai đó với những người thân quen trong họ hàng. Theo học tại trường của các cha dòng Tên tại Santiago. Ngài sớm nhận ra tiếng Chúa kêu gọi, tận hiến đời mình để làm việc cho những người nghèo khổ như chính mình. Ngài xin gia nhập dòng Tên năm 1923, và được chịu chức linh mục năm 1933. Ngài dạy môn tôn giáo tại Học viện Thánh Ignatio, phụ trách đào tạo các giáo chức tại Đại học Công giáo Santiago, làm linh hướng cho giới trẻ và làm việc cho các khu ổ chuột của thành phố… Năm 1941 Cha xuất bản cuốn sách mang tựa đề “Có phải Đất nước Chi-lê là một quốc gia Công giáo?” Và ngài được mời gọi giữ chức vụ Tuyên úy cho Phong trào Thanh Sinh Công Công giáo. Trong một kỳ tĩnh tâm năm 1944, cha Alberto quyết định thành lập Nhà Tình Thương Chúa Kitô (El Hagar de Cristo) cho những người vô gia cư và trẻ em bơ vơ, tương tự như những Ký túc xá (Boys Town) ở Hoa Kỳ. Năm 1947, Cha Hurtado thành lập Công Đoàn Chi-lê (ASICH) để phát huy tinh thần Kitô hữu. Ngài sáng lập và phát hành tạp chí Sứ Điệp (Mensaje) năm 1951 nhằm truyền đạt giáo huấn Giáo hội. Vào cuối đời Ngài viết nhiều tác phẩm về công đoàn, chủ thuyết nhân bản xã hội và trật tự xã hội Kitô giáo.
Cha đã qua đời ngày 18/8/1952 vì chứng bệnh ung thư.
Ngày 21/12/1991 Ngài được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo tôn vinh lên bậc Anh hùng và ngày 16/10/1994 lên bậc Đáng kính. Ngày 23/10/2005 Ngài được Đức Benedict XVI tôn phong hiển thánh tại Roma.
Chân Phước Laura Vicuña
Laura sinh ra chào đời ngày 5/4/1891 tại Santiago, Chi-lê. Sau cái chết bất ngờ của người cha, mẹ của Laura cùng với 2 con gái nhỏ dọn về Achentina. Năm 1900, các sơ Sa-lê-diêng nhận Laura vào trường của dòng tại Junin de los Andes. Năm sau đó, Laura được Rước lễ lần đầu, noi gương vị thánh trẻ Đaminh Saviô, Laura cũng đã làm những quyết định “yêu mến Chúa với tất cả tâm hồn, hy sinh và sẵn sàng thà chết chứ không phạm tội, ước muốn làm cho mọi người nhận biết Chúa Giêsu và đền bù những đau khổ mà Ngài đã chịu”. Khi biết mẹ mình đang sống trong tình trạng tội lỗi, Laura đã nguyện dâng hiến đời mình cho Chúa để xin Chúa thương cho mẹ được ơn hoán cải.
Cha Crestanello, người viết sử đầu tiên về cuộc đời của Laura kể lại: “Laura chịu đau khổ cách thầm lặng trong tâm hồn… Một ngày nọ, cô quyết định dâng hiến cuộc đời và chấp nhận chịu chết để xin ơn cứu rỗi cho mẹ. Laura đã xin tôi chúc lành cho ước muốn mãnh liệt này, một quyết định khiến tôi lưỡng lự trong một thời gian…”
Laura thực hiện thêm hy sinh, khổ chế và với sự chấp thuận của cha giải tội Laura đã khấn giữ các lời khuyên Phúc âm. Với những hy sinh và khổ đau bệnh tật, Laura đã qua đời tại Junin de los Andes (Achentina) ngày 22/1/1904. Trước giờ hấp hối, cô đã nói riêng với mẹ: “Mẹ ơi, con sắp chết! Con đã cầu xin với Chúa Giêsu điều này lâu rồi và con đã dâng hiến cuộc đời con cho Chúa để xin cho mẹ được trở về với Chúa…
Mẹ ơi, trước khi chết, con có được hạnh phúc nhìn thấy mẹ ăn năn trở về không?”
Vào ngày an táng Laura, mẹ của cô đã xưng tội rước lễ và bắt đầu một đời sống mới. Thi hài của Laura được an táng trong nhà nguyện của Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ tại Bahia Blanca (Achentina).
Cô được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phalo II tuyên dương là Tôi Tớ Chúa vào ngày 5/6/1986 và ngày 3/9/1988, trên “Núi Tám Mối Phúc Thật của giới trẻ” tại đồi Don Bosco (Colle Don Bosco) tại Becchi, trước sự hiện diện của hàng trăm ngàn giới trẻ quy tụ trong Đại hội năm 1988, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã phong Chân phước cho Laura. Ngài công bố Laura là một tấm gương của lối sống Tin Mừng hy sinh mạng sống vì sứ mệnh cứu độ. Lễ mừng kính Chân phước Laura vào cử hành hàng năm vào ngày 22/1.
Nữ thánh Têrêsa de Los Andes (Vùng núi Andes)
Nữ thánh Têrêsa của vùng núi Andes, được sinh trưởng trong một gia đình quyền quí ngày 13/7/1900 tại Santiago với tên là Juanita Fernandez Solar. Ngay từ niên thiếu nữ thánh đã có một lòng sùng mộ yêu mến Chúa và bị cuốn hút bởi đời sống đan tu của Nữ thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, nên Ngài đã xin nhập Tu viện Carmelite ở chân núi Los Andes ngày 7/5/1919, và được mang tên là sơ Têrêsa của Chúa Giêsu. Sơ qua đời vào ngày 12/41920 sau khi khấn lời khấn dòng. Sơ được coi là mẫu gương cho giới trẻ.
Ngày 22/3/1986 sơ được Đức Thánh giáo Hoàng Gioan Phaolo II tuyên dương Tôi tớ Chúa và ngày 3/4/1987 được tuyên phong Chân phước tại Santiago và ngày 21/3/1993 sơ được Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II nâng lên hàng hiển thánh.
Logo Chuyến Tông Du của ĐTC tới Chi-lê từ ngày 15-18/1/2018
Đức Thánh Cha “muốn gặp gỡ cách thiết thực với dân chúng bản địa. Araucania là vùng đất mà sắc dân Mapuches tuyên bố chủ quyền, họ đã chiến đấu với Tây Ban Nha, những người xâm lăng chiếm đất làm thuộc địa từ thế kỷ thứ XVI, và ngày nay họ lại bị xung khắc với chính phủ Chi-lê, những xung đột này vẫn chưa được giải quyết.
Thanh Quảng sdb
(Tổng hợp theo nhiều tài liệu)