Tổng hợp thông tin chuyến tông du Đức Thánh Cha tại Ai Cập ngày 28-29.04.2017 – P.2

6. Đức Thánh Cha quay về Rome, kết thúc chuyến tông du Ai Cập

Lúc 14 giờ 45 giờ địa phương ĐTC đã đi xe đến đại chủng viện công giáo copte cách đó 17 cây số để chủ sự buổi cầu nguyện có sự tham dự của hàng giáo sĩ, tu sĩ và các chủng sinh. Đại chủng viện thánh Lêo Cả của Toà Thượng Phụ công giáo Copte nằm trong khu phố Maadi ở ngoại ô mạn nam thủ đô Cairô. Đây là nơi đa số các ứng viên linh mục tương lai được đào tạo.

ĐTC đã được  Đức Thượng Phụ , Linh Mục Giám đốc và phó giám đốc đại chủng viện, tiếp đón tại cửa chính đại chủng viện. Có 10 tu sĩ nam nữ Bề trên giám tỉnh các dòng hiện diện tại Ai Cập chào mừng ĐTC. Sau đó ĐTC đã chụp hình lưu niệm với các linh mục và 30 chủng sinh và trao đổi quà tặng. Tiếp đến mọi người tiến ra sân thể thao, nơi có 1.500 người gồm các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh hiện diện.

Ngỏ lời chào mừng ĐTC Linh Mục Toma Adly, giám đốc đại chủng viện, nói biến cố ĐTC thăm đại chủng viện biểu tượng cho sự thánh hiến giống như biến cố Chúa Giêsu đã hiện ra với hai tông đồ trên đường về làng Emmaus. Ngài xin ĐTC cầu nguyện cho các chủng sinh các tu sĩ và cho các vị có trách nhiệm đào tạo họ.

Sau đó mọi ngươi hát thánh vịnh 121: “Tôi ngước mắt nhìn lên rặng núi, ơn phù hộ tôi đến tự nơi nao? Ơn phù hộ tôi đến từ Giavê, là Đấng đựng nên cả đất trời…”. Tiếp đến mọi người nghe tuyên đọc Phúc Âm thánh Mátthêu chương 5 ghi lại giáo huấn của Chúa Giêsu: “Các con là ánh sáng thế gian…”

7 cám dỗ người sống đồi thánh hiến cần mạnh mẽ chống trả

Ngỏ lời với các linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh ĐTC cám ơn họ về chứng tá, và tất cả những điều thiện ích họ thực hiện mỗi ngày trong các hoàn cảnh khó khăn. ĐTC khích lệ mọi người tin tưởng, làm chứng tá cho sự thật, gieo vãi và vun trồng mà không chờ đợi được gặt hái. Giữa biết bao nhiêu lý do khiến nản lòng và biết bao ngôn sứ của tàn phá kết án, giữa biết bao tiếng nói tiêu cực và tuyệt vọng các linh mục tu sĩ nam nữ và chủng sinh là một sức mạnh tích cực, là ánh sáng và muối của xã hội Ai Cập, là đầu máy kéo con tầu đi tới đích. Họ là những người gieo vãi hy vọng, xây dựng các cây cầu, và là những người làm việc cho đối thoại và hoà hợp.

Nhưng điều này chỉ có thể nếu họ không nhượng bộ 7 loại cám đỗ sau đây: Thứ nhất, đừng để cho mình bị sự tuyệt vọng và bi quan yếm thế lôi cuốn, nhưng biết noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Nhân lành hướng dẫn đoàn chiên tới đồng cỏ xanh tươi và suối nưóc mát, luôn tràn đầy sáng kiến và óc sáng tạo, biết ủi an ngay cả khi con tim mình bị thương tích, khổ đau vì con cái vô ơn. Lòng trung thành của chúng ta với Chúa không bào giò được tuỳ thuộc lòng biết ơn của con người.

Thứ hai, đừng liên tục than van, đổ lỗi cho người khác, cho các thiếu sót của các bề trên, cho các điều kiện của giáo hội hay xã hội, và thiếu tinh thần trách nhiệm. Trái lại, phải biết biến đổi mọi chướng ngại thành cơ may, chứ không phải biến mỗi khó khăn thành lời tố cáo. Ai lúc nào cũng than và là người không muốn làm việc.

Thứ ba, đừng bép xép và ganh tỵ gây thương tích cho người khác, thay vì trợ giúp người bé nhỏ lớn lên và vui mừng vì các thành công của các anh chị em khác. Ganh tỵ là một bệnh ung thư dần mòn giết chết cơ thể.

** Thứ bốn, đừng so sánh mình với người khác. Khác biệt diễn tả sự phong phú. Mỗi người là  duy nhất. So sánh khiến ta rơi vào thù hận hay kiêu căng, lười biếng và bị tê liệt. Phải biết tập sống sự khác biệt tình tình, các đặc sủng và ý kiến, trong lắng nghe và ngoan ngoãn đối với Chúa Thánh Thần.

Thư năm là cám dỗ của “chủ trương Pharaô”, nghiã là cứng lòng và khép kín đối với Chúa, cảm thấy mình cao hơn người khác, vênh vang đòi được phục vụ thay vì phục vụ.

Thư sáu là cám dỗ của cá nhân chủ nghĩa, như ngạn ngữ Ai cập có nói: “Tôi, và sau tôi là lụt hồng thuỷ”, chỉ biết nghĩ đến mình thay vì nghĩ tới tha nhân, và không hề xấu hổ. Giáo Hội là cộng đoàn và ơn cứu rỗi của một chi thể gắn liền với sự thánh thiện của tất cả mọi người.

Cám dỗ thứ bẩy là bước đi mà không có địa bàn và mục đích. Đánh mất đi căn tính của mình, “không là thịt cũng không là cá”. Sống với con tim chia rẽ và tinh thần thế tục, quên đi tình yêu đầu đời của mình. Không có căn tính rõ ràng người sống đời thánh hiến bước đi mà không có định hướng, thay vì hướng dẫn người khác thì bị lạc đường. Căn tính thật của các linh mục tu sĩ nam nữ và chủng sinh là con cái Giáo Hội Ai Cập, có các gốc rễ cao quý cổ xưa, thành phần của Giáo Hội hoàn vũ, như một cây đâm rễ sâu duới đất và lớn lên trời.

Chống lại các cám dỗ này không dễ. Nhưng nếu đâm rễ sâu, ở lại trong Chúa Giêsu thì có thể chiến thắng chúng. Càng đâm rễ sâu trong Chúa, chúng ta càng sống động và phong phú. ĐTC đặc biệt đề cao cuộc sống đan tu, là kho tàng vô giá mà Giáo Hội Ai Cập đã cống hiến cho Giáo Hội. Ngài khích lệ các đan sĩ kín múc từ gương của thánh Phaolô ẩn tu, thánh Antonio và các Thánh Giáo Phụ sa mạc và các đan sĩ. ĐTC xin Thánh Gia che chở và chúc lành cho hàng giáo sĩ tu sĩ và chủng sinh và tín hữu toàn Giáo Hội tại Ai Cập, giúp họ chu toàn sứ mệnh là ánh sáng và muối men tại đây. Ngài xin Chúa ban cho họ nhiều hoa trái của Thánh Linh

Sau khi ban phép lành ĐTC từ giã mọi người để đi xe ra phi trường quốc tế Cairo cách đó 40 cây số đáp máy bay trở về Roma.

Lễ nghi giã biệt đã diễn ra tại phi trường lúc 16 giờ 45 giờ địa phương. Tổng thống Al Sisi đã tiếp đón ĐTC tại cửa vào khu vực dành cho thượng khách và vào phòng danh dự đàm đạo với ngài một lúc. ĐTC đã duyệt qua hàng chào danh dự, rồi chào từ biệt tổng thống trước khi lên thang máy bay.

Máy bay đã cất cách rời phi trường thủ đô Cairô của Ai Cập lúc sau 17 giờ và về tới Roma sau 3 giờ 30 phút bay. Từ phi trường Ciampino ĐTC đã đi xe về Vaticăng, kết thúc chuyến viếng thăm mục vụ Ai Cập hai ngày.

 

5. Video: Thánh lễ sáng thứ Bẩy 29/04- Đức Thánh Cha chào thăm các tín hữu bất chấp lo âu khủng bố

Sáng thứ Bẩy 29 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ cho các tín hữu Công Giáo Ai Cập tại một sân vận động của lực lượng phòng không Ai Cập.

Theo tường trình của tờ Los Angeles Time, Đức Thánh Cha đã tiến vào sân vận động lúc 9:30 sáng trong khi vô số những chiếc bong bóng màu vàng trắng là màu cờ của Vatican được thả lên trời và một dàn hợp xướng đang hát bài “Gloria”.

Nhiều người tham dự cho biết lần cuối cùng họ nhìn thấy một vị giáo hoàng cử hành Thánh Lễ ở sân vận động này là cách đây 17 năm, đó là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Cảnh sát và lính nhảy dù Ai Cập đi lại đầy đường trong khi các máy bay trực thăng quân sự lượn đầy trên bầu trời, nhưng không khí tại sân vận động này vẫn là một bầu khí lễ hội với những bong bóng đầy đường và âm nhạc vang lừng cả một góc trời tràn ngập niềm vui.

Cha Raymond Tumba, một linh mục Nigeria đang học tiếng Ả Rập ở Cairo, nói: “Chưa bước vào, nghe những âm thanh của âm nhạc, bạn cũng có thể cảm nhận được niềm vui của cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng.”

Đức Thánh Cha Phanxicô vẫy tay chào đám đông khi ngoài lượn vòng quanh sân vận động trong một chiếc xe golf. Một số nữ tu giơ cao các bích chương “Đức Giáo Hoàng của Hòa Bình”, trong khi những người xem khác vẫy cờ Vatican và Ai Cập. Một lá cờ Ai Cập to lớn được treo một bên sân vận động.

Mặc dù có các mối quan ngại về an ninh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tỏ ra không chút e sợ, ngài di chuyển trên một chiếc xe golf lượn quanh sân vận động thể hiện lòng mong muốn được gần gũi với đàn chiên của mình bằng mọi giá. Đám đông reo vui cuồng nhiệt, và lắc lư theo những bài hát do dàn hợp xướng trình tấu.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:

As-salamu alaykum! Bình an ở cùng anh chị em!

Bài Phúc Âm của Chúa Nhật Thứ Ba Phục Sinh hôm nay nói với chúng ta về cuộc hành trình đến Emmaus của hai môn đệ đã rời khỏi Giêrusalem. Bài Tin Mừng này có thể được tóm lược trong ba chữ: cái chết, sự phục sinh và sự sống.

Cái chết.

Hai môn đệ đang trở lại với cuộc sống thường nhật với đầy những chán chường và thất vọng. Thầy đã chết và thế là chẳng còn gì để hy vọng. Họ cảm thấy chán chường và thất vọng. Cuộc hành trình của họ là một cuộc hành trình quay lại, khi họ để lại sau lưng những kinh nghiệm đau đớn về việc Chúa bị đóng đinh. Khủng hoảng của thập giá, thực sự là một “vụ tai tiếng” và một điều “điền rồ” (xem 1Cor 1:18, 2: 2) dường như đã vùi chôn mọi hy vọng của họ. Đấng mà họ đã dựa vào để xây dựng cuộc sống mình giờ đã chết; với thất bại của mình, Ngài đã mang xuống tuyền đài tất cả các ước mơ của họ.

Họ không thể tin rằng vị Thầy và Đấng Cứu Rỗi của họ, Đấng đã cho kẻ chết sống lại và chữa lành những người đau ốm, lại có thể bị treo trên thập giá một cách nhục nhã như thế. Họ không thể hiểu tại sao Thiên Chúa Toàn Năng đã không cứu Người khỏi cái chết đáng hổ thẹn đó. Thập giá Chúa Kitô là thập giá cho những ý tưởng của họ về Thiên Chúa; cái chết của Chúa Kitô là cái chết của những ý tưởng họ nghĩ về Thiên Chúa. Trên thực tế, chính họ đã chết, và được mai táng trong nấm mồ những hiểu biết hạn hẹp của mình.

Quá thường khi chúng ta làm tê liệt chính mình bằng cách từ chối vượt qua những ý tưởng của chúng ta về Thiên Chúa, trong đó chúng ta xem Ngài như một vị thần được tạo ra theo hình ảnh con người và giống như con người? Chúng ta tuyệt vọng đến mức nào khi từ chối tin rằng quyền năng vô biên của Thiên Chúa không phải là sức mạnh và uy quyền, nhưng là quyền năng của tình yêu, sự tha thứ và sự sống!

Các môn đệ đã nhận ra Chúa Giêsu khi Ngài “bẻ bánh”, nghĩa là trong Bí Tích Thánh Thể. Trừ khi chúng ta xé toạc bức màn che khuất tầm nhìn của chúng ta và phá vỡ sự cứng rắn trong trái tim chúng ta và những định kiến của mình, chúng ta sẽ không bao giờ có thể nhận ra thiên nhan Chúa.

Sự Phục Sinh.

Trong mịt mù của đêm tăm tối nhất của họ, vào thời điểm tuyệt vọng nhất của họ, Chúa Giêsu tiếp cận hai môn đệ và bước đi bên cạnh họ, để làm cho họ thấy rằng Ngài là “Đường, là Chân lý và là Sự sống” (Ga 14: 6 ). Chúa Giêsu biến sự thất vọng của họ thành sự sống, vì khi niềm hy vọng phàm trần biến mất, niềm hy vọng thánh thiêng bắt đầu tỏa sáng. “Những gì không thể được đối với loài người, thì đều có thể được đối với Thiên Chúa.” (Lc 18:27, xem 1:37). Khi chúng ta rơi đến tận vực sâu của sự thất bại và bất lực, khi chúng ta thoát ra khỏi cái ảo tưởng rằng chúng ta là giỏi nhất, có thể tự túc tự cường, và là trung tâm của thế giới chúng ta, thì lúc đó Thiên Chúa vươn đến chúng ta để biến đêm của chúng ta thành rạng đông, biến cái chết của chúng ta thành sự phục sinh. Ngài quay bước chúng ta trở lại Giêrusalem, trở lại với sự sống và với chiến thắng của Thập giá (xem Dt 11:34).

Sau khi gặp Chúa Phục Sinh, hai môn đệ trở lại lòng tràn đầy niềm vui, tự tin và nhiệt tình, sẵn sàng làm chứng. Đấng Phục Sinh đã làm cho họ trỗi dậy từ ngôi mộ của sự bất tín và nỗi buồn của họ. Khi gặp gỡ Chúa, Đấng đã chịu đóng đinh và sống lại, họ khám phá ra ý nghĩa và sự viên mãn của toàn bộ Kinh Thánh, Lề Luật và các Tiên Tri. Họ khám phá ra ý nghĩa của điều xem ra là một sự thất bại của thập giá.

Những ai không vượt qua được kinh nghiệm của thập giá để đến với chân lý phục sinh thì tự mình lên án mình trong tuyệt vọng! Chúng ta không thể gặp gỡ Thiên Chúa nếu trước hết chúng ta không đóng đinh những khái niệm hẹp hòi của chúng ta về một vị thần chỉ phản ảnh những hiểu biết của chính chúng ta về sức mạnh và quyền lực.

Sự sống.

Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Phục Sinh đã làm thay đổi cuộc sống của hai môn đệ này vì cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh biến đổi mọi sự sống và làm cho những gì là sa mạc khô cằn trở nên xum xuê hoa trái (xem Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Buổi Tiếp Kiến Chung, ngày 11 tháng 4 năm 2007). Đức tin nơi sự phục sinh không phải là sản phẩm của Giáo Hội, nhưng chính Giáo Hội được sinh ra bởi đức tin nơi sự phục sinh. Như Thánh Phaolô nói: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng.” (1Cor 15:14).

Chúa Phục Sinh đã biến mất trước mắt các môn đệ để dạy chúng ta rằng chúng ta không thể giữ được Chúa Giêsu như Người đã xuất hiện trong lịch sử: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 21:29, xem 20: 17). Giáo Hội cần biết và tin rằng Chúa Giêsu sống trong Giáo Hội và trao ban sự sống của Ngài trong Bí Tích Thánh Thể, trong Kinh Thánh và trong các bí tích. Các môn đệ trên đường Emmaus nhận ra điều này, và trở lại Giêrusalem để chia sẻ kinh nghiệm của họ với những người khác: “Chúng tôi đã thấy Đấng Phục Sinh… Đúng vậy, Ngài thật sự đã sống lại!” (Lc 24:32).

Kinh nghiệm của các môn đệ trên đường Emmaus dạy chúng ta rằng thật là vô dụng khi lấp đầy những nơi thờ phượng của chúng ta nếu trái tim chúng ta trống rỗng vì sợ Thiên Chúa và sự hiện diện của Ngài. Thật là vô dụng khi cầu nguyện nếu lời cầu nguyện của chúng ta với Thiên Chúa không trở thành tình yêu đối với anh chị em mình. Tất cả các việc đạo đức của chúng ta đều là vô nghĩa trừ phi nó được linh hứng từ đức tin sâu xa và lòng bác ái. Thật là vô dụng khi chăm chuốt diện mạo của chúng ta, vì Thiên Chúa chỉ nhìn vào linh hồn và trái tim (xem 1 Sa-mu-ên 16: 7) và ghét sự giả hình (xem Lc 11: 37-54, Công-vụ 5: 3, 4 ) [1]. Đối với Thiên Chúa, thà đừng tin còn hơn là một tín hữu giả, một kẻ giả hình!

Đức tin chân thật là đức tin khiến chúng ta bác ái hơn, thương xót hơn, trung thực và nhân đạo hơn. Đức tin ấy làm rung động con tim của chúng ta để yêu thương mọi người mà không so đo tính toán hơn thiệt, không phân biệt và không chuộng người này bỏ người kia. Đức tin ấy làm cho chúng ta thấy tha nhân không phải là kẻ thù cần phải vượt qua, nhưng là anh chị em với mình để yêu thương, phục vụ và giúp đỡ. Đức tin ấy thúc đẩy chúng ta truyền bá, bảo vệ và sống một nền văn hoá gặp gỡ, đối thoại, tôn trọng và huynh đệ. Đức tin ấy cho chúng ta lòng dũng cảm để tha thứ cho những người đã làm khốn mình, để giang tay cho kẻ sa ngã, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho kẻ đói ăn, viếng kẻ tù rạc, giúp trẻ mồ côi, cho kẻ khát uống, giúp đỡ những người cao niên và những ai gặp khó khăn (xem Mt 25). Đức tin chân thật dẫn chúng ta đến việc bảo vệ quyền của người khác với cùng một nhiệt tình như khi chúng ta bảo vệ cho chính mình vậy. Thật thế, chúng ta càng tăng trưởng trong đức tin và tri thức, chúng ta càng lớn lên trong sự khiêm tốn và trong nhận thức về sự mọn hèn của chúng ta.

Anh chị em thân mến,

Thiên Chúa chỉ vui trước một đức tin được loan báo bằng chính đời sống chúng ta, vì sự cuồng tín duy nhất các tín hữu có thể có là lòng bác ái! Bất kỳ thứ cuồng tín nào khác đều không đến từ Thiên Chúa và không làm hài lòng Người!

Vậy giờ đây, giống như các môn đệ trên đường Emmaus, lòng tràn ngập niềm vui, can đảm và đức tin, chúng ta hãy trở lại Giêrusalem của mình, nghĩa là trở lại với cuộc sống hàng ngày của anh chị em, gia đình, công việc và đất nước yêu dấu của anh chị em. Đừng sợ mở lòng mình ra với ánh sáng của Chúa Phục Sinh, và để cho Người biến đổi sự bất định của anh chị em thành một sức mạnh tích cực cho chính mình và cho người khác. Đừng ngại yêu mọi người, bạn bè và kẻ thù bởi vì sức mạnh và kho báu của người tín hữu chính là trong một cuộc sống yêu thương!

Nguyện xin Đức Mẹ và Thánh Gia, đã ngự đến vùng đất đáng kính này của anh chị em, soi sáng tâm hồn chúng ta và ban phước cho anh chị em và đất nước yêu quý Ai Cập này, là đất nước mà trong buổi bình minh của Kitô giáo đã chào mừng việc rao giảng của Thánh Máccô, và trong lịch sử của nó đã đưa ra rất nhiều các vị tử đạo và vô số những người nam nữ thánh thiện.

Al Masih qam! Bi-l-haqiqa qam!

Chúa Kitô đã sống lại! Ngài thật sự đã sống lại

 

Theo lịch trình ngày làm việc thứ 2 tại Ai Cập, Đức Thánh Cha dâng thánh lễ tại Sân Vân Động Cairo Ai Cập vào lúc 10h ngày 29.04.2015 (sau đó Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa với cộng đồng tín hữu Công Giáo Ai Cập và sẽ lên phi trường về lại Rome vào lúc 17h cùng ngày). Có khoảng 25 ngàn tín hữu Công Giáo cùng hiệp dâng thánh lễ với Đức Thánh Cha.

Theo các nguồn tin trong ban tổ chức sự kiện, thì có 25.000 lá cờ Ai cập và Vatican đã được in ra để chuẩn bị cho sự kiện này, cũng như 25.000 mũ đội để che nắng.

An ninh được thắt chặt, có các máy bay quân sự tuần tra trên bầu trời để giữ an toàn cho ĐTC, sau khi có những lời đe dọa từ nhóm khủng bố Hồi Giáo.

4. Bài giảng của Đức Thánh Cha trong thánh lễ tại Cairo sáng Thứ Bẩy 29 tháng Tư, 2017

Sáng Thứ Bẩy 29 tháng Tư, 2017, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho anh chị em tín hữu Công Giáo Ai Cập.

Giảng trong thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:

As-salamu alaykum! Bình an ở cùng anh chị em!

Bài Phúc Âm của Chúa Nhật Thứ Ba Phục Sinh hôm nay nói với chúng ta về cuộc hành trình đến Emmaus của hai môn đệ đã rời khỏi Giêrusalem. Bài Tin Mừng này có thể được tóm lược trong ba chữ: cái chết, sự phục sinh và sự sống.

Cái chết.

Hai môn đệ đang trở lại với cuộc sống thường nhật với đầy những chán chường và thất vọng. Thầy đã chết và thế là chẳng còn gì để hy vọng. Họ cảm thấy chán chường và thất vọng. Cuộc hành trình của họ là một cuộc hành trình quay lại, khi họ để lại sau lưng những kinh nghiệm đau đớn về việc Chúa bị đóng đinh. Khủng hoảng của thập giá, thực sự là một “vụ tai tiếng” và một điều “điền rồ” (xem 1Cor 1:18, 2: 2) dường như đã vùi chôn mọi hy vọng của họ. Đấng mà họ đã dựa vào để xây dựng cuộc sống mình giờ đã chết; với thất bại của mình, Ngài đã mang xuống tuyền đài tất cả các ước mơ của họ.

Họ không thể tin rằng vị Thầy và Đấng Cứu Rỗi của họ, Đấng đã cho kẻ chết sống lại và chữa lành những người đau ốm, lại có thể bị treo trên thập giá một cách nhục nhã như thế. Họ không thể hiểu tại sao Thiên Chúa Toàn Năng đã không cứu Người khỏi cái chết đáng hổ thẹn đó. Thập giá Chúa Kitô là thập giá cho những ý tưởng của họ về Thiên Chúa; cái chết của Chúa Kitô là cái chết của những ý tưởng họ nghĩ về Thiên Chúa. Trên thực tế, chính họ đã chết, và được mai táng trong nấm mồ những hiểu biết hạn hẹp của mình.

Quá thường khi chúng ta làm tê liệt chính mình bằng cách từ chối vượt qua những ý tưởng của chúng ta về Thiên Chúa, trong đó chúng ta xem Ngài như một vị thần được tạo ra theo hình ảnh con người và giống như con người? Chúng ta tuyệt vọng đến mức nào khi từ chối tin rằng quyền năng vô biên của Thiên Chúa không phải là sức mạnh và uy quyền, nhưng là quyền năng của tình yêu, sự tha thứ và sự sống!

Các môn đệ đã nhận ra Chúa Giêsu khi Ngài “bẻ bánh”, nghĩa là trong Bí Tích Thánh Thể. Trừ khi chúng ta xé toạc bức màn che khuất tầm nhìn của chúng ta và phá vỡ sự cứng rắn trong trái tim chúng ta và những định kiến của mình, chúng ta sẽ không bao giờ có thể nhận ra thiên nhan Chúa.

Sự Phục Sinh.

Trong mịt mù của đêm tăm tối nhất của họ, vào thời điểm tuyệt vọng nhất của họ, Chúa Giêsu tiếp cận hai môn đệ và bước đi bên cạnh họ, để làm cho họ thấy rằng Ngài là “Đường, là Chân lý và là Sự sống” (Ga 14: 6 ). Chúa Giêsu biến sự thất vọng của họ thành sự sống, vì khi niềm hy vọng phàm trần biến mất, niềm hy vọng thánh thiêng bắt đầu tỏa sáng. “Những gì không thể được đối với loài người, thì đều có thể được đối với Thiên Chúa.” (Lc 18:27, xem 1:37). Khi chúng ta rơi đến tận vực sâu của sự thất bại và bất lực, khi chúng ta thoát ra khỏi cái ảo tưởng rằng chúng ta là giỏi nhất, có thể tự túc tự cường, và là trung tâm của thế giới chúng ta, thì lúc đó Thiên Chúa vươn đến chúng ta để biến đêm của chúng ta thành rạng đông, biến cái chết của chúng ta thành sự phục sinh. Ngài quay bước chúng ta trở lại Giêrusalem, trở lại với sự sống và với chiến thắng của Thập giá (xem Dt 11:34).

Sau khi gặp Chúa Phục Sinh, hai môn đệ trở lại lòng tràn đầy niềm vui, tự tin và nhiệt tình, sẵn sàng làm chứng. Đấng Phục Sinh đã làm cho họ trỗi dậy từ ngôi mộ của sự bất tín và nỗi buồn của họ. Khi gặp gỡ Chúa, Đấng đã chịu đóng đinh và sống lại, họ khám phá ra ý nghĩa và sự viên mãn của toàn bộ Kinh Thánh, Lề Luật và các Tiên Tri. Họ khám phá ra ý nghĩa của điều xem ra là một sự thất bại của thập giá.

Những ai không vượt qua được kinh nghiệm của thập giá để đến với chân lý phục sinh thì tự mình lên án mình trong tuyệt vọng! Chúng ta không thể gặp gỡ Thiên Chúa nếu trước hết chúng ta không đóng đinh những khái niệm hẹp hòi của chúng ta về một vị thần chỉ phản ảnh những hiểu biết của chính chúng ta về sức mạnh và quyền lực.

Sự sống.

Cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu Phục Sinh đã làm thay đổi cuộc sống của hai môn đệ này vì cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh biến đổi mọi sự sống và làm cho những gì là sa mạc khô cằn trở nên xum xuê hoa trái (xem Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Buổi Tiếp Kiến Chung, ngày 11 tháng 4 năm 2007). Đức tin nơi sự phục sinh không phải là sản phẩm của Giáo Hội, nhưng chính Giáo Hội được sinh ra bởi đức tin nơi sự phục sinh. Như Thánh Phaolô nói: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng.” (1Cor 15:14).

Chúa Phục Sinh đã biến mất trước mắt các môn đệ để dạy chúng ta rằng chúng ta không thể giữ được Chúa Giêsu như Người đã xuất hiện trong lịch sử: “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 21:29, xem 20: 17). Giáo Hội cần biết và tin rằng Chúa Giêsu sống trong Giáo Hội và trao ban sự sống của Ngài trong Bí Tích Thánh Thể, trong Kinh Thánh và trong các bí tích. Các môn đệ trên đường Emmaus nhận ra điều này, và trở lại Giêrusalem để chia sẻ kinh nghiệm của họ với những người khác: “Chúng tôi đã thấy Đấng Phục Sinh… Đúng vậy, Ngài thật sự đã sống lại!” (Lc 24:32).

Kinh nghiệm của các môn đệ trên đường Emmaus dạy chúng ta rằng thật là vô dụng khi lấp đầy những nơi thờ phượng của chúng ta nếu trái tim chúng ta trống rỗng vì sợ Thiên Chúa và sự hiện diện của Ngài. Thật là vô dụng khi cầu nguyện nếu lời cầu nguyện của chúng ta với Thiên Chúa không trở thành tình yêu đối với anh chị em mình. Tất cả các việc đạo đức của chúng ta đều là vô nghĩa trừ phi nó được linh hứng từ đức tin sâu xa và lòng bác ái. Thật là vô dụng khi chăm chuốt diện mạo của chúng ta, vì Thiên Chúa chỉ nhìn vào linh hồn và trái tim (xem 1 Sa-mu-ên 16: 7) và ghét sự giả hình (xem Lc 11: 37-54, Công-vụ 5: 3, 4 ) [1]. Đối với Thiên Chúa, thà đừng tin còn hơn là một tín hữu giả, một kẻ giả hình!

Đức tin chân thật là đức tin khiến chúng ta bác ái hơn, thương xót hơn, trung thực và nhân đạo hơn. Đức tin ấy làm rung động con tim của chúng ta để yêu thương mọi người mà không so đo tính toán hơn thiệt, không phân biệt và không chuộng người này bỏ người kia. Đức tin ấy làm cho chúng ta thấy tha nhân không phải là kẻ thù cần phải vượt qua, nhưng là anh chị em với mình để yêu thương, phục vụ và giúp đỡ. Đức tin ấy thúc đẩy chúng ta truyền bá, bảo vệ và sống một nền văn hoá gặp gỡ, đối thoại, tôn trọng và huynh đệ. Đức tin ấy cho chúng ta lòng dũng cảm để tha thứ cho những người đã làm khốn mình, để giang tay cho kẻ sa ngã, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho kẻ đói ăn, viếng kẻ tù rạc, giúp trẻ mồ côi, cho kẻ khát uống, giúp đỡ những người cao niên và những ai gặp khó khăn (xem Mt 25). Đức tin chân thật dẫn chúng ta đến việc bảo vệ quyền của người khác với cùng một nhiệt tình như khi chúng ta bảo vệ cho chính mình vậy. Thật thế, chúng ta càng tăng trưởng trong đức tin và tri thức, chúng ta càng lớn lên trong sự khiêm tốn và trong nhận thức về sự mọn hèn của chúng ta.

Anh chị em thân mến,

Thiên Chúa chỉ vui trước một đức tin được loan báo bằng chính đời sống chúng ta, vì sự cuồng tín duy nhất các tín hữu có thể có là lòng bác ái! Bất kỳ thứ cuồng tín nào khác đều không đến từ Thiên Chúa và không làm hài lòng Người!

Vậy giờ đây, giống như các môn đệ trên đường Emmaus, lòng tràn ngập niềm vui, can đảm và đức tin, chúng ta hãy trở lại Giêrusalem của mình, nghĩa là trở lại với cuộc sống hàng ngày của anh chị em, gia đình, công việc và đất nước yêu dấu của anh chị em. Đừng sợ mở lòng mình ra với ánh sáng của Chúa Phục Sinh, và để cho Người biến đổi sự bất định của anh chị em thành một sức mạnh tích cực cho chính mình và cho người khác. Đừng ngại yêu mọi người, bạn bè và kẻ thù bởi vì sức mạnh và kho báu của người tín hữu chính là trong một cuộc sống yêu thương!

Nguyện xin Đức Mẹ và Thánh Gia, đã ngự đến vùng đất đáng kính này của anh chị em, soi sáng tâm hồn chúng ta và ban phước cho anh chị em và đất nước yêu quý Ai Cập này, là đất nước mà trong buổi bình minh của Kitô giáo đã chào mừng việc rao giảng của Thánh Máccô, và trong lịch sử của nó đã đưa ra rất nhiều các vị tử đạo và vô số những người nam nữ thánh thiện.

Al Masih qam! Bi-l-haqiqa qam!

Chúa Kitô đã sống lại! Ngài thật sự đã sống lại!

****

Sau 3h bay vượt qua 2130 km, Đức Thánh Cha đã đáp xuống phi trường quốc tế Cairo của Ai Cập, lúc 14h giờ địa phương.

Lễ nghi chào đón Đức Thánh Cha đã được tổ chức tại dinh tổng thống tại Heliopolis. Tại đây, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ riêng với tổng thống el Sisi và hai vị đã trao đổi quà tặng. Đức Thánh Cha đã tặng tổng thống một huy chương kỷ niệm chuyến viếng thăm này của ngài, trong đó mô tả cuộc chạy trốn sang Ai Cập của Thánh Gia. Huy chương này đã được thiết kế bởi nữ nghệ nhân Daniela Longo.

Sau cuộc viếng thăm xã giao tại dinh tổng thống, Đức Thánh Cha đã đến nói chuyện tại Đại Học Hồi Giáo Al-Azhar trong khuôn khổ của một hội nghị hòa bình do giáo sĩ Hồi Giáo Ahmed el-Tayeb tổ chức quy tụ 300 nhân vật chủ yếu là từ thế giới Hồi Giáo.

 

1. Đức Thánh Cha gặp gỡ các giới chức chính quyền Ai Cập

CAIRO. Trong buổi gặp gỡ chính quyền Ai Cập chiều ngày 28-4-2017, ĐTC cổ võ sự dấn thân của nước này cho nền hòa bình trong vùng.

Sau khi phát biểu tại Hội nghị quốc tế về hòa bình do viện Đại học Al Azhar tổ chức, ĐTC tiếp tục hành trình, đến khách sạn Al-Màsah, lúc qua 5 giờ chiều, để gặp gỡ 800 người gồm Tổng thống Al Sisi, các quan chức chính quyền, các đại diện các tầng lớp xã hội Ai Cập và ngoại giao đoàn.

Khách sạn 5 sao này là một khu vực rộng 75 ngàn mét vuông, được xây cất hồi năm 2006 và nới rộng vào năm 2014, hiện do Bộ quốc phòng Ai Cập trực tiếp quản lý.

Diễn văn của ĐTC

Lên tiếng sau lời chào mừng của Tổng thống Al Sisi, ĐTC nhắc đến vai trò quan trọng của Ai Cập trong lịch sử và cả tương quan với truyền thống của Giáo Hội Kitô. Ai Cập cũng quảng đại tiếp đón hàng triệu người tị nạn từ Sudan, Eritrea, Siria và Irak. ĐTC cũng nói rằng:

”Do lịch sử và vị trí địa lý đặc biệt của mình, Ai Cập có một vai trò không thể thay thế được ở Trung Đông và trong bối cảnh những người đang tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề cam go và phức tạp đòi phải được giải quyết ngay bây giờ, để tránh những bạo lực trầm trọng hơn nữa. Tôi muốn nói đến bạo lực mù quáng và vô nhân đạo do nhiều nhân tố gây ra: do ước muốn đen tối đạt được quyền lực, nạn buôn bán võ khí, những vấn đề xã hội trầm trọng, và nạn tôn giáo cực đoan lạm dụng Danh Thánh Thiên Chúa để thực hiện những vụ tàn sát kinh khủng và những bất công.

”Vận mệnh và nghĩa vụ đó của Ai Cập là lý do khiến dân chúng mong muốn một nước Ai Cập trong đó không một ai bị thiếu bánh, tự do và công bằng xã hội. Chắc chắn mục tiêu này sẽ trở thành thực tại nếu tất cả cùng ý chí biến lời nói thành hành động, biến những khát vọng giá trị thành sự dấn thân, biến những luật lệ trên bản văn thành những luật được áp dụng, đề cao giá trị thiên tài bẩm sinh của dân tộc này.

ĐTC cũng nhắc nhở rằng Ai Cập có một nghĩa vụ đặc biệt là củng cố hòa bình trong vùng, dù rằng trên lãnh thổ mình cũng bị thương tổn vì bạo lực mù quáng, làm cho bao nhiêu gia đình phải chịu đau khổ bất công.

ĐTC cổ võ những sáng kiến của Ai Cập nhắm đạt tới sự tôn trọng vô điều kiện các quyền bất khả nhượng của con người, như sự bình đẳng giữa mọi công dân, tự do tôn giáo và ngôn luận, không phân biệt ai. Những mục tiêu ấy cũng đòi phải đặc biệt quan tâm đến vai trò phụ nữ, người trẻ, những người nghèo và các bệnh nhân.

ĐTC nói thêm rằng: ”Chúng ta có nghĩa vụ phải cùng nhau khẳng định rõ lịch sử không tha thứ cho những kẻ công bố công lý nhưng lại thực hành bất công; những kẻ nói về sự bình đẳng nhưng lại loại trừ những người khác biệt. Chúng ta có nhiệm vụ vạch mặt những kẻ bán ảo tưởng về đời sau, rao giảng oán thù để cướp mạng sống hiện tại của những người đơn sơ, và quyền của họ được sống trong phẩm giá, biển họ thành những khúc củi để đốt và tước đoạt của họ khả năng tự do chọn lựa và tin tưởng với tinh thần trách nhiệm. Chúng ta có nghĩa vụ phải phá vỡ những ý tưởng giết người và những ý thức hệ cực đoan, bằng cách khẳng định sự không thể dung hợp giữa đức tin chân chính và bạo lực, giữa Thiên Chúa và những hành vi chết chóc..”

2. Đức Thánh Cha viếng thăm Tòa Thượng Phụ Chính Thống Copte

CAIRO. Trong cuộc gặp gỡ Đức Thượng Phụ Tawadros II, Giáo Chủ Chính Thống Copte Ai Cập, chiều ngày 28-4-2017 tại Cairo, ĐTC bày tỏ tình liên đới sâu đậm với Giáo Hội này đã chịu nhiều đau khổ.

Hoạt động cuối cùng của ĐTC trong ngày đầu tiên tại Ai Cập là cuộc viếng thăm tại Tòa Thượng Phụ Chính Thống Copte, cách khách sạn Al-Màsah 6 cây số và tọa lạc tại khu vực Kitô ở cổ thành Cairo trong đó có Nhà thờ chính tòa thánh Marco được khánh thành hồi năm 1968.

Khu thánh đường này đã bị khủng bố ngày 11 tháng 12 năm 2016: một quả bom đã nổ trong nhà nguyện thánh Phêrô, không xa văn phòng của Đức Thượng Phụ Tawadros II, làm cho 29 người chết và 31 người bị thương. Vụ khủng bố này xảy ra đúng ngày lễ Mawlid, tức là kỷ niệm sinh nhật của Mohammed.

Đến tòa Thượng Phụ vào lúc quá 6 giờ chiều, ĐTC cùng với phái đoàn của ngài đã được Đức Thượng Phụ Tawadros II tiếp đón, và hội kiến riêng.

Ngài năm nay 65 tuổi (1952), làm GM từ 20 năm nay (1997), và được chọn lên kế nhiệm Đức Shenuda III vào tháng 11 năm 2012, trở thành người kế vị thứ 118 của thánh Marco thánh sử. Ngài đã được ĐTC Phanxicô tiếp kiến hồi tháng 5 năm 2013 tại Vatican, đúng 40 năm sau cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ĐGH Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Shenuda III, mở đầu cho cuộc đối thoại thần học giữa hai Giáo Hội. Trong dịp đó, Đức Thượng Phụ Tawadros đã mời ĐTC đến viéng thăm Ai Cập.

Diễn văn của ĐTC

Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức Thượng Phụ Tawadros II, ĐTC nhắc đến cuộc viếng thăm của Đức Thượng Phụ tại Vatican ngày 10-5 năm 2013, ngày đó trở thành ngày thân hữu giữa Copte và Công Giáo, ngài cũng nói đến quá trình đối thoại đại kết từ sau tuyên ngôn chung giữa Đức Phaolô 6 và Đức Thượng Phụ Shenuda III hồi năm 1973, đồng thời nhấn mạnh đến hành trình hiệp thông cần được đào sâu thêm. Trong tiến trình này, các thánh và các vị Tử đạo thúc đẩy chúng ta trở thành một hình ảnh sống động của Jerusalem thiên quốc (Gl 4,26). ĐTC nói:

”Cùng nhau chúng ta được kêu gọi làm chứng về Chúa Giêsu, mang niềm tin của chúng ta cho thế giới, trước tiên bằng cách sống đức tin, vì sự hiện diện của Chúa Giêsu được thông truyền bằng cuộc sống và nói bằng ngôn ngữ tình thương nhưng không và cụ thể. Các tín hữu Chính Thống Copte và Công Giáo, chúng ta ngày càng có thể nói bằng thứ ngôn ngữ chung là ngôn ngữ bác ái: trước khi khởi sự một sáng kiến làm điều thiện, thật là đẹp nếu chúng ta tự hỏi xem chúng ta có thể thi hành sáng kiến ấy với các anh chị em chúng ta, những người cùng chia sẻ niềm tin nơi Chúa Kitô. Như thế chúng ta kiến tạo tình hiệp thông trong cuộc sống cụ thể hằng ngày bằng chứng tá sống thực, và Chúa Thánh Linh sẽ mở ra những con đường hiệp nhất mà chúng ta không nghĩ tới.”

ĐTC cũng ca ngợi tinh thần tông đồ xây dựng mà Đức Thượng Phụ Tawadros dành cho Giáo Hội Công Giáo Copte: một sự gần gũi mà ngài biết ơn và biểu lộ qua sáng kiến rất đáng khen là Hội Đồng quốc gia các Giáo Hội Kitô, mà Đức Thượng Phụ đã khai sáng để các tín hữu của Cháu Kitô có thể ngày càng hoạt động với nhau để mưu ích cho xã hội Ai Cập.

Cũng trong diễn văn, ĐTC nhắc đến phong trào đại kết bằng máu. Ngài nói: ”Bao nhiêu vị tử đạo tại phần đất này, từ những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, đã sống đức tin một cách anh dũng cho đến độ đổ máu đào chứ không chối Chúa và không chiều theo những lời dua nịnh của thần dữ, và không chiều theo cám dỗ lấy sự ác đáp trả sự ác. Tử đạo thư của Giáo Hội Copte chứng tỏ điều đó. Rất tiếc là ngày nay máu vô tội của những tín hữu vô phương thế tự vệ tiếp tực phải đổ ra.

”Cũng như chỉ có một thành Jerusalem thiên quốc duy nhất, tử đạo thư của chúng ta cũng là duy nhất, và những đau khổ của anh chị em cũng là đau khổ của chúng tôi. Máu vô tội của các vị tử đạo liên kết chúng ta với nhau. Được củng cố nhờ chứng tá của anh em, chúng ta cố gắng chống lại bạo lực bằng cách rao giảng và gieo vãi điều thiện, làm gia tăng sự hòa hợp và duy trì sự hiệp nhất, cầu nguyện để bao nhiêu hy sinh mở ra con đường dẫn đến tương lai hiệp thông trọn vẹn giữa chúng ta và an bình cho tất cả mọi người.

Sau diễn văn, DTC và Đức Thượng Phụ còn ký vào một tuyên chung nhấn mạnh đến bí tích rửa tội chung và quyết tâm dấn thân đại kết của hai Giáo Hội.

Tưởng niệm các vị tử đạo

Sau diễn văn của ĐTC, hai phái đoàn đã trao đổi quà tặng: ngài tặng Đức Thượng Phụ bức ảnh Mẹ Thiên Chúa dịu hiền, vẽ trên gỗ và tượng thánh Phanxicô đang giơ hai tay lên trời, trong cử chỉ chúc tụng công trình của Đấng Tạo Hóa.

Rồi ĐTC cùng với Đức Thượng Phụ, và các vị lãnh đạo các Giáo Hội Kitô khác, trong đó có Anh giáo, đi rước đến Nhà thờ Thánh Phêrô chỉ cách đó 100 mét để tham dự buổi cầu nguyện đại kết với sự hiện diện của các vị thủ lãnh các Giáo Hội Kitô khác, đặc biệt là Đức Thượng Phụ Chính Thống Bartolomaios, Giáo chủ Chính Thống Constantinople ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong buổi cầu nguyện, mọi người đã nghe đọc bài Tin Mừng về các mối phúc thật, trong đó nổi bật lời Chúa Giêsu dạy: Phúc cho những ai xây dựng hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa (Mt 5,9). ĐTC và Đức Thượng Phụ Tawadros II lần lượt xướng lên những lời cầu nguyện và mọi người chúc bình an cho nhau, và cùng đọc kinh Lạy Cha, trước khi đặt vòng hoa tưởng niệm gần 30 tín hữu bị thiệt mạng trong vụ khủng bố ngày 11-12 năm ngoái trong nhà nguyện thánh Phêrô.

Kết thúc cuộc viếng thăm và cầu nguyện, ĐTC đã về tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Cairo, cách tòa Thượng Phụ 10 cây số để dùng bữa tối. Sau đó từ bao lơn tòa Sứ Thần, ĐTC đã chào thăm và chúc lành cho 300 bạn trẻ Công Giáo Ai Cập tụ tập tại cổng vào tòa Sứ Thần. Họ thuộc số 3 ngàn bạn trẻ tham dự cuộc lữ hành từ miền bắc và miền nam về Thủ đô Cairo nhân cuộc viếng thăm của ĐTC.

3. Video: Đức Thánh Cha ngỏ lời với thế giới Hồi Giáo tại Đại Học Al-Azhar

Trong diễn từ của ngài, Đức Thánh Cha nói:

As-salamu alaykum! Cầu mong hòa bình ở cùng các bạn!

Tôi xem là một ân sủng tuyệt vời để có thể bắt đầu chuyến thăm của tôi tại Ai Cập ở đây và được nói chuyện với các bạn trong bối cảnh Hội nghị Hòa bình Quốc tế này. Tôi cảm ơn vị Đại Imam vì đã hoạch định và tổ chức Hội nghị này, và thân ái mời tôi tham dự. Tôi muốn đưa ra với các bạn một vài suy nghĩ, dựa trên lịch sử vẻ vang của vùng đất này, mà qua nhiều thời đại đã xuất hiện trước thế giới như một vùng đất của các nền văn minh và một vùng đất của các giao ước.

Một vùng đất của các nền văn minh

Từ thời cổ đại, nền văn hoá nảy sinh dọc theo các bờ sông Nile này đã đồng nghĩa với nền văn minh. Ai Cập nâng cao ngọn đèn kiến thức, khai sáng ra một di sản văn hoá vô giá, bao gồm sự khôn ngoan và sự khéo léo, những khám phá toán học và thiên văn học, và các hình thức kiến trúc và nghệ thuật nổi bật. Việc tìm kiếm kiến thức và giá trị thông qua nền giáo dục là kết quả của những quyết định sáng suốt từ những cư dân cổ xưa của vùng đất này và đã mang lại nhiều hoa trái cho tương lai. Những quyết định tương tự là cần thiết cho tương lai của chúng ta, những quyết định về hòa bình và cho hòa bình, vì sẽ không có hòa bình nếu không có một nền giáo dục thích hợp cho các thế hệ trẻ. Những người trẻ tuổi ngày nay không thể được giáo dục đúng đắn trừ khi việc đào tạo mà họ nhận được phù hợp với bản tính con người là cởi mở và tương tác với người xung quanh.

Giáo dục thực sự trở thành sự khôn ngoan cho cuộc sống nếu nó có khả năng “đưa ra” được những gì là tốt nhất của những người nam nữ, trong sự tiếp xúc với Đấng siêu việt hóa họ và với thế giới xung quanh, nuôi dưỡng một ý thức cởi mở về bản sắc và không đóng kín chính mình. Sự khôn ngoan tìm kiếm tha nhân, vượt qua những cám dỗ có một thái độ khăng khăng và một tư duy hẹp hòi; nó cởi mở và chuyển động, nhưng đồng thời khiêm tốn và tìm kiếm; nó có khả năng đánh giá cao quá khứ và đặt quá khứ trong cuộc đối thoại với hiện tại, với một sự biện phân phù hợp. Sự khôn ngoan chuẩn bị một tương lai, trong đó người ta không cố áp đặt chương trình nghị sự của riêng mình, nhưng trái lại bao gồm những người khác như một phần không thể tách rời của chính họ. Sự khôn ngoan không ngừng tìm kiếm, ngay cả trong hiện tại, để xác định những cơ hội gặp gỡ và chia sẻ; và trong quá khứ, để học được rằng điều ác chỉ làm gia tăng thêm những tà ác, và bạo lực chỉ gây thêm càng nhiều bạo lực, trong một vòng xoáy mà kết cục là giam hãm tất cả mọi người. Sự khôn ngoan, khi chối bỏ sự gian dối và lạm dụng quyền lực, tập trung vào phẩm giá con người, một phẩm giá quý báu trong mắt Thiên Chúa, và vào một nền luân lý xứng đáng với con người, một nền luân lý không e ngại người khác và không hề sợ hãi khi sử dụng những phương tiện tri thức đã được Đấng Tạo Hóa ban cho chúng ta.1

Chính trong lĩnh vực đối thoại, đặc biệt là đối thoại liên tôn, chúng ta thường xuyên kêu gọi đồng hành cùng nhau, trong niềm xác tín rằng tương lai cũng phụ thuộc vào sự gặp gỡ của các tôn giáo và các nền văn hoá. Về vấn đề này, công việc của Ủy ban Đối thoại hỗn hợp giữa Hội đồng Giáo hoàng về đối thoại liên tôn và Ủy ban Đối thoại của Đại Học Al-Azhar cho chúng ta một ví dụ cụ thể và đáng khích lệ. Ba lĩnh vực cơ bản, nếu được liên kết với nhau, có thể hỗ trợ cho cuộc đối thoại này: đó là trách nhiệm tôn trọng bản sắc của chính mình và của người khác, lòng can đảm chấp nhận sự khác biệt và những ý định chân thành.

Chúng ta có trách nhiệm tôn trọng bản sắc của chính mình và của người khác bởi vì đối thoại đích thực không thể được xây dựng trên sự mơ hồ hoặc sẵn sàng hy sinh một số điều tốt đẹp để làm hài lòng người khác. Chúng ta cũng phải có can đảm chấp nhận sự khác biệt, bởi vì những người dị biệt về mặt văn hoá hay tôn giáo, không nên bị xem hoặc bị đối xử như những kẻ thù, mà phải được hoan nghênh như những người bạn đồng hành, với niềm xác tín chân thành rằng lợi ích của mỗi một người nằm trong lợi ích của tất cả. Chúng ta cũng phải có các ý định chân thành, bởi vì đối thoại, như là một biểu hiện đích thực của tính nhân bản, không phải là một chiến lược nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể, nhưng là một con đường dẫn tới chân lý, đáng được thực hiện với lòng kiên nhẫn, ngõ hầu có thể biến sự cạnh tranh thành sự hợp tác với nhau.

Một nền giáo dục coi trọng sự cởi mở và tinh thần đối thoại chân thành với người khác, trong khi thừa nhận những quyền và tự do cơ bản của họ, đặc biệt là tự do tôn giáo, là cách tốt nhất để xây dựng tương lai cùng với nhau, và cùng nhau trở thành những người kiến tạo lòng tương kính. Ngược lại với sự gặp gỡ tương kính như thế, là sự xung đột tàn bạo. Để đối phó hiệu quả với sự tàn bạo của những người gây hận thù và bạo lực, chúng ta cần phải tháp tùng những người trẻ, giúp họ trên con đường trưởng thành và dạy họ phản ứng lại với thứ luận lý hung hăng của cái ác bằng cách kiên nhẫn làm việc cho sự phát triển của điều thiện. Bằng cách này, những người trẻ tuổi, như những cây được ươm trồng tốt đẹp, có thể bắt rễ sâu trong đất của lịch sử, và khi lớn lên trong sự hướng thiện cùng nhau, có thể hàng ngày biến không khí ô nhiễm của hận thù thành dưỡng khí của tình huynh đệ.

Đối diện với thách đố văn hóa to lớn này, một thách đố vừa khẩn cấp vừa thú vị, chúng ta, những Kitô hữu, những người Hồi giáo và tất cả các tín hữu, được kêu gọi đóng góp cụ thể: “Chúng ta sống dưới ánh mặt trời của một Thiên Chúa giầu lòng thương xót… vì thế, thật sự, chúng ta có thể gọi nhau là anh chị em… vì nếu không có Thiên Chúa, cuộc sống của con người sẽ giống như thiên đường mà không có ánh mặt trời”2. Xin cho mặt trời của một tình huynh đệ mới trong danh Thánh Chúa vươn lên trong vùng đất đầy nắng mặt trời này, có thể trở thành là rạng đông của một nền văn minh hòa bình và gặp gỡ. Xin thánh Phanxicô thành Assisi, người đã tới Ai Cập và gặp Quốc Vương Malik al Kamil, cách đây tám thế kỷ, cầu bầu cho ý định này.

Một vùng đất của các giao ước

Ở Ai Cập, không chỉ có mặt trời của sự khôn ngoan mọc lên, nhưng còn có cả những ánh qung chói lọi của các tôn giáo chiếu sáng trên vùng đất này. Ở đây, dưới nhiều thế kỷ, sự khác biệt tôn giáo đã hình thành “một hình thức làm giàu lẫn nhau trong việc phục vụ một cộng đồng quốc gia duy nhất”. 3 Các tôn giáo khác nhau gặp gỡ và nhiều nền văn hoá khác nhau pha trộn mà không bị nhầm lẫn, trong khi thừa nhận tầm quan trọng của việc cùng nhau làm việc cho thiện ích chung. Những “giao ước” như thế hiện nay là rất cần thiết. Ở đây tôi muốn đề cập đến một biểu tượng là “Núi Giao Ước” mọc lên trên mảnh đất này. Núi Sinai nhắc nhở chúng ta rằng các giao ước xác thực trên trái đất này không thể bỏ qua trời cao, rằng con người không thể gặp nhau trong hòa bình khi loại bỏ Thiên Chúa khỏi đường chân trời của mình, và cũng không thể leo lên núi để tự mình đạt đến Thiên Chúa (xem Xh 19:12 ).

Đây là một lời nhắc nhở hợp thời khi đối mặt với một nghịch lý nguy hiểm vào thời điểm hiện tại. Một mặt, tôn giáo thường có xu hướng bị đẩy vào bầu khí riêng tư, như thể nó không phải là một chiều kích thiết yếu của con người và xã hội. Mặt khác, bầu khí tôn giáo và chính trị lại thường bị lẫn lộn và không được phân biệt rõ ràng. Tôn giáo có nguy cơ bị quản lý như một sự vụ thế tục và bị cám dỗ bởi sự quyến rũ của các quyền lực thế gian, là những thế lực trong thực tế muốn khai thác tôn giáo. Thế giới của chúng ta đã chứng kiến sự toàn cầu hoá nhiều công cụ kỹ thuật hữu ích, nhưng cũng phải chứng kiến một sự toàn cầu hóa sự thờ ơ và lãnh đạm, và nó di chuyển với một tốc độ điên rồ rất khó để duy trì. Kết quả là, có một mối quan tâm mới về các câu hỏi lớn liên quan đến ý nghĩa của cuộc sống. Đây là những câu hỏi mà các tôn giáo đưa ra trước mắt, nhắc nhở chúng ta về nguồn gốc của mình và ơn gọi tối hậu của chúng ta. Chúng ta không được tạo thành để rồi dành hết năng lực của mình vào những điều không chắc chắn và chóng qua của thế giới này, nhưng để hướng tới Đấng Tuyệt đối là cùng đích tối hậu của chúng ta. Vì tất cả những lý do này, đặc biệt là ngày nay, tôn giáo không phải là một vấn đề nhưng là một phần của giải pháp: đó là chống lại sự cám dỗ giản lược cuộc sống thành một cuộc đời tầm thường và vô vị, trong đó mọi thứ bắt đầu và kết thúc ở đây dưới thế này, tôn giáo nhắc nhở chúng ta về sự cần thiết phải nâng cao tâm hồn chúng ta lên Đấng Tối Cao ngõ hầu học được cách xây dựng xã hội trần thế.

Trở lại với hình ảnh Núi Sinai, tôi muốn đề cập đến các điều răn đã được công bố ở đó, ngay cả trước khi chúng được chạm khắc trên các viên đá. [4] Ở trung tâm của “10 điều răn” này, là lời nhắc nhở được gửi đến mỗi cá nhân và mọi người ở mọi lứa tuổi: “Ngươi chớ giết người” (Ex 20:13). Thiên Chúa, Đấng yêu mến sự sống, không ngừng yêu thương con người, và vì thế Người khuyên chúng ta nên từ khước con đường bạo lực như là điều kiện cần thiết cho mọi “giao ước” trần thế. Trên tất cả và đặc biệt trong thời của chúng ta, các tôn giáo được kêu gọi tôn trọng mệnh lệnh này, bởi vì, trước tất cả ước vọng của chúng ta về Đấng Tuyệt đối, điều thiết yếu là chúng ta từ chối bất kỳ “sự tuyệt đối hóa” nào có thể biện minh cho bạo lực. Vì bạo lực là sự phủ nhận của mọi biểu hiện tôn giáo đích thực.

Do đó, trong tư cách là các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng ta được kêu gọi để vạch trần bạo lực núp dưới mặt nạ của sự thánh thiêng và dựa trên “sự tuyệt đối hóa” tính ích kỷ hơn là sự cởi mở thực sự đối với Đấng Tuyệt đối. Chúng ta có nghĩa vụ tố cáo những vi phạm nhân phẩm và nhân quyền, vạch trần những nỗ lực nhằm biện minh cho mọi hình thức hận thù nhân danh tôn giáo, và lên án những nỗ lực đó như những bức biếm hoạ bôi bác Thiên Chúa: Tên Ngài là Đấng Thánh, là Thiên Chúa của Hòa bình, Thiên Chúa của salaam.5 Vì thế hòa bình là điều thánh khiết và không có hành vi bạo lực nào có thể biện minh nhân danh Thiên Chúa, vì đó là sự xúc phạm đến Danh Người.

Cùng nhau, tại vùng đất này nơi trời và đất gặp nhau, vùng đất của các giao ước giữa các dân tộc và các tín hữu, chúng ta hãy nói lại một lần nữa một cách rõ ràng và kiên quyết tiếng nói “Không!” với mọi hình thức bạo lực, trả thù và oán ghét được thực hiện dưới danh nghĩa tôn giáo hay là nhân danh Chúa. Cùng nhau chúng ta hãy khẳng định sự bất tương hợp giữa bạo lực và đức tin, niềm tin và hận thù. Cùng nhau chúng ta hãy tuyên bố sự thánh thiêng của mỗi cuộc sống con người đối với mọi hình thức bạo lực, dù là bạo lực về mặt thể chất, xã hội, giáo dục hay tâm lý. Một niềm tin không phát sinh từ một trái tim chân thành và một tình yêu đích thực hướng về Thiên Chúa giầu lòng thương xót, chẳng qua chỉ là một cấu trúc tiện lợi cho xã hội, nó đã không có khả năng giải phóng con người thì chớ, lại còn nghiền nát con người. Chúng ta hãy cùng nhau nói: càng lớn lên trong tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta càng lớn lên trong tình yêu với người lân cận của mình.

Tôn giáo, tuy nhiên, không chỉ nhằm vạch trần cái ác; tôn giáo có một ơn gọi nội tại là cổ vũ cho hòa bình, và ngày nay có lẽ là cần hơn bao giờ hết. 6. Chúng ta đừng đưa ra các hình thức đồng thuận hời hợt, 7 nhưng trái lại nhiệm vụ của chúng ta là hãy cầu nguyện cho nhau, cầu khẩn cùng Thiên Chúa ân ban bình an, và sự gặp gỡ nhau, dấn thân trong đối thoại và trong việc thúc đẩy sự hòa hợp trong tinh thần hợp tác và hữu nghị. Về phần chúng tôi, với tư cách là các Kitô hữu, “chúng tôi không thể cầu nguyện Thiên Chúa là Cha của tất cả mọi người nếu chúng tôi không đối xử với người khác bằng tình huynh đệ, vì tất cả mọi người đều được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa”. Hơn nữa, chúng tôi biết rằng, khi chúng tôi dự phần trong việc chống lại cái ác đang đe dọa một thế giới không còn là “một nơi của tình huynh đệ chân chính nữa”, Thiên Chúa bảo đảm với tất cả những ai tín thác vào tình yêu của Người rằng “con đường yêu thương mở ra trước con người và những nỗ lực thiết lập tình huynh đệ phổ quát sẽ không phải là vô ích” 9. Thay vào đó, nỗ lực đó rất quan trọng: sẽ chẳng có ích gì nếu chúng ta lên tiếng nói rồi lại tìm kiếm vũ khí để bảo vệ mình: điều cần thiết ngày nay là những người kiến tạo hòa bình chứ không phải là những kẻ gây ra xung đột; những lính cứu hỏa chứ không phải là những kẻ đốt nhà; các nhà giảng thuyết về hòa giải chứ không phải những kẻ xúi giục hủy diệt.

Thật buồn khi thấy rằng, những thực tại cụ thể trong cuộc sống của người dân đang ngày càng bị bỏ qua để phục vụ cho các mưu đồ gian trá, các hình thái kích động của chủ nghĩa mị dân đang gia tăng. Những điều này chắc chắn không giúp củng cố hòa bình và ổn định: không có thứ kích động bạo lực nào bảo đảm cho hòa bình và mọi hành động đơn phương không giúp thúc đẩy các tiến trình xây dựng và chia sẻ, nhưng trong thực tế lại là một món quà cho những kẻ ủng hộ chủ nghĩa cực đoan và bạo lực.

Để ngăn ngừa mâu thuẫn và xây dựng hòa bình, điều cần thiết là chúng ta không bỏ qua nỗ lực nào nhằm xóa bỏ hoàn cảnh đói nghèo và bóc lột trong đó chủ nghĩa cực đoan dễ dàng bắt rễ hơn, và ngăn chặn dòng chảy tiền bạc và vũ khí dành cho những kẻ gây ra bạo lực. Thậm chí còn triệt để hơn, chúng ta phải đặt một dấu chấm hết cho việc gia tăng vũ khí. Nếu vũ khí được sản xuất và bán ra, sớm muộn gì chúng sẽ được sử dụng. Chỉ bằng cách đưa ra ánh sáng ban ngày, các lèo lái tối tăm đang nuôi dưỡng ung thư chiến tranh, chúng ta mới có thể ngăn ngừa các nguyên nhân thực sự của nó. Các nhà lãnh đạo quốc gia, các tổ chức và giới truyền thông có nghĩa vụ phải thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp và nghiêm trọng này. Cũng vậy, tất cả chúng ta tất cả phải đóng một vai trò dẫn đầu trong nền văn hoá. Mỗi người trong lãnh vực của mình, được ủy thách bởi Thiên Chúa, bởi lịch sử và bởi tương lai, để kích hoạt các tiến trình hòa bình, để tạo ra một cơ sở vững chắc cho các thỏa thuận giữa các dân tộc và các quốc gia. Tôi hy vọng đất nước Ai Cập cao quý và đáng yêu này, với sự giúp đỡ của Thiên Chúa, có thể tiếp tục đáp lại lời gọi mà nó đã nhận được như một vùng đất của nền văn minh và giao ước, và do đó góp phần vào việc phát triển các tiến trình hòa bình cho người dân thân yêu của mình và cho toàn bộ khu vực của Trung Đông.

As-salamu alaykum! Cầu mong hòa bình ở cùng các bạn!

 

 

 

 

Xem thêm hình ảnh chuyến tông du

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *