Tác Phẩm Đối Thoại Của Thánh Nữ Catarina Sienna

– Hạnh tích thánh Catarina ở Siena, OP (1347-1380)


Thánh nữ Catarina thành Siena được diễm phúc nghe được Lời Đức Chúa Cha giảng dạy. Cuộc đối thoại này được kể như là một kho tàng rất quý báu của nền văn chương Công Giáo. Đây là một cảm nghiệm rất hiếm có.

Khi Thánh Nữ ở trong tình trạng ngất trí thì các thư ký của bà đã ghi chép những điều mà Thánh Nữ nói ra, từ mạc khải của Chúa Cha. Cuộc đối thoại này xảy ra vào thập niên 1370.

Sau đây là tóm tắt những điều mà Chúa Cha ban cho Thánh Catarina:

1. Tại sao mà tội nhân không thỏa mãn và chịu đựng được chính mình.
2. Nếu ai chịu đựng những nỗi đau đớn thì có thể nhận được phần thưởng lớn lao.
3. Chúa KiTô là chiếc cầu mà mọi người phải đi qua để có một đời sống vĩnh cửu.
4. Các Đấng Bề Trên phải lên tiếng phản đối mà không sợ hãi khi có người làm điều sai trái.
5. Thiên Chúa ân thưởng các hành động tốt lành ngay cả khi người tội lỗi làm điều tốt.
6. Sự ăn năn đền tội đôi khi giảm được hình phạt và giảm mặc cảm tội lỗi.
7. Làm cách nào để tiến đến một sự trong sạch toàn hảo.
8. Bốn nỗi thống khổ chính của người bị kết án.
9. Tại sao và bằng cách nào mà chúng ta có thể tránh phán xét tha nhân.
10. Những người đối thoại xứng đáng và những người đối thoại bất xứng.
11. Chúa hứa ban ân sủng gấp trăm lần cho những ai sống tận hiến.
12. Bằng cách nào Chúa tỏ lộ chính Ngài cho các linh hồn yêu mến Ngài.
13. Sự đau đớn của kẻ tội lỗi trong giờ lâm tử.
14. Muốn từ bỏ một thói quen xấu hay một tội lỗi lâu ngày là một việc khó khăn nhưng vẫn có thể làm được.
15. Các vị linh mục thánh thiện và đức độ thì oai phong giống như mặt trời.
16. Cách thức Chúa sửa dạy Giáo hội của Ngài.

Dù còn rất trẻ, thánh Catarina thành Siena là người khải đạo cho các vị giám mục và chính quyền. Bà là một trong ba vị Thánh Nữ Tiến Sĩ của Hội Thánh. Tác phẩm Đối Thoại ghi lại lời Chúa Cha nói với Thánh Catarina là một tác phẩm vĩ đại vì đó là Thông Điệp từ Chúa Cha gửi đến cho toàn thể Hội Thánh. Bà được Hội Thánh phong là Tiến Sĩ Hội Thánh.

Kim Hà

 

Thánh Nữ Catarina con người đối thoại

A. LỜI GIỚI THIỆU

Vào hậu bán thế kỷ XIV, xã hội Ý là một xã hội phong kiến, mỗi thành phố như một quốc gia nhỏ, các thành chống lại nhau để bảo vệ quyền lợi; trong mỗi thành lại có nhiều phe nhóm chống đối nhau. Vì quyền lợi các vua chúa liên minh lại để chống Giáo Hội và Đức Giáo Hoàng. Xã hội phân hóa, lòng người hoang mang. Còn trong Giáo Hội, nhiều Giám mục, linh mục, tu sĩ sống không khác gì người ta, cũng ham tiền, chạy theo thú vui danh vọng, bỏ bê công việc bổn phận. Hội Thánh lại có hai Đức Giáo Hoàng, trong khi đó, Đức Ghêgôriô XI lại không ở Rôma mà ở Avignon (Pháp), ngài tính hay lưỡng lự lại quá nặng lòng với quê hương. Chính lúc hỗn độn này, Chúa đã chọn một người để lãnh sứ mệnh cải cách Giáo Hội, một gương sáng cho xã hội về đức bác ái, lòng khiêm nhường, nhịn nhục, đó là chị thánh Catarina (tên trong gia đình gọi là Catarina di Giacomo di Bénincasa).

Catarina sinh ngày 25.03.1347 tại thành Siena nước Ý, là con thứ 24 trong 25 anh chị em, trong một gia đình lương thiện, nề nếp, ngay thẳng, biết hy sinh nhưng cũng thích tiện nghi. Cha là ông Giacôbê Benincasa, làm nghề thợ nhuộm và là một hội viên của dòng ba Phan Sinh; còn mẹ là bà Lapa Piacenti. Từ nhỏ, Catarina khá yếu ớt, đã được học biết giáo lý và lần chuỗi mân côi cách sốt sáng. Hồi 6 tuổi, Catarina thấy Chúa Giêsu y phục như Đức Giáo Hoàng, áo viền kim tuyến, đội vương miện rực rỡ, bên cạnh có thánh Phêrô, thánh Phaolô, thánh Gioan chép sử. Chúa Giêsu lại không nhìn các vị đó nhưng lại nhìn Catarna thật trìu mến. Tình yêu đã chiếm ngự tâm hồn bé Catarina, cuộc đời chị thay đổi từ đây. Chị đã hiến dâng trọn cuộc đời mình cho Thiên Chúa, dù gia đình ngăn cản, gây khó dễ. Năm 16 tuổi, sau một cơn bệnh nặng chị nài xin ông Benincasa cho phép gia nhập dòng ba Đa Minh. Năm 20 tuổi, chị kết hôn thiêng liêng với Chúa Giêsu, chính Chúa Giêsu đeo nhẫn vào tay chị. Chị bắt đầu sống một  tình yêu Thiên Chúa với tha nhân. Chị thúc dục Đức Giáo Hoàng từ Avignon trở về Rôma, chấm dứt cuộc lưu đầy 67 năm. Chị đã sống hết mình cho Giáo Hội, xã hội, đồng thời không quên bổn phận người con trong gia đình. Chị được hưởng trọn vẹn hạnh phúc mà Thiên Chúa hứa ban vào ngày 24.4.1380, mới 33 tuổi đời-cùng tuổi Đức Giêsu tắt thở trên thánh giá- bấy giờ năm dấu thánh mà chị đã được in từ trước mới hiện rõ ra cho mọi người xem thấy.

Cả cuộc đời chị làm mọi việc không theo chủ tâm riêng mà một cách rất thần bí nhưng rất nhân bản: “Đối thoại”. Nét đặc biệt  của chị là không chỉ “đối thoại” bằng ngôn ngữ mà còn bằng hành động rất cụ thể. Chị lắng nghe Thiên Chúa để được Ngài giảng dạy các điều trong Kinh Thánh về tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại. Chị đã nói gì với xã hội, Giáo Hội trong thời kỳ nhiễu nhương như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu linh đạo của chị thánh để hiểu hơn về vị thánh nữ tiến sĩ, vị sứ giả của hòa bình.

B. NỘI DUNG

I. ĐỐI THOẠI VỚI CHÚA

  1. Thiên Chúa trong tâm hồn

Vào độ tuổi mà lẽ ra Catarina phải chuẩn bị chọn cho mình một phu quân, thì chị lại từ chối tất cả để chọn lối sống cô tịch trong “căn phòng nội tâm” và chọn Chúa Giêsu là đấng hôn phu duy nhất, để kết hợp mật thiết và thổ lộ niềm khát khao yêu thương của mình.

Nếu trước kia chỉ khi nào chị mới có thể cầu nguyện trong căn phòng nhỏ mà chị gọi một “buồng”, thì bây giờ trong căn phòng nội tâm chị kết hợp được với Chúa mọi nơi mọi lúc. Vì lòng thương xót Chúa, Catarina đã từ bỏ căn phòng vật chất do bàn tay con người làm ra và đón nhận căn phòng Thiên Chúa trao ban không ai có thể lấy được. Khi cha Raymond được Catarina giải thích về giá trị căn phòng nội tâm của chị, thì  cha đã hiểu rằng: “Đó là thực tại nước Thiên Chúa mà tất cả chúng ta có thể mang trong mình” (Lc 17, 21). Khi chính cha mải mê với công việc thì chị nhắc nhở“Hãy xây dựng một căn phòng trong tâm hồn, và đừng bao giờ bước ra khỏi đó” (đcty).

Catarina dần hiểu rằng, cuối cùng chúng ta tìm thấy chân lý ngay chính trong kinh nghiệm của chính mình. Thẳm sâu trong tâm hồn chúng ta chính là “nơi” thánh mà Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta đến cư ngụ. Với Catarina, thế giới nội tâm này không phải là sự nhận thức chủ quan, mà chị thấy đó là công trình của Thiên Chúa mặc khải Người thực sự là ai và chúng ta là như thế nào: “Thiên Chúa là sự thiện hảo, là tình yêu cao cả; còn chúng ta yếu đuối và nghèo hèn”(Đ). Chân lý này đem lại nhiều phúc lợi cho Catarina. Chị cũng nhận ra rằng kho tàng chân lý ở gần ngay những ai khao khát chân lý, vì nước trời ở trong mỗi chúng ta.

Một khi không chỉ sống với những bề bộn bên ngoài, mà còn phải gắn bó với thế giới nội tâm, chúng ta sẽ khám phá ra một vực thẳm linh thánh. Ở đó chúng ta học biết cả Thiên Chúa lẫn chính mình. “Căn phòng” còn có ý nghĩa sâu xa hơn một “nơi” chốn nhỏ bé. Khi Catarina bắt đầu cầu nguyện, căn phòng này trở thành nơi trú ẩn giúp chị thoát khỏi thế giới chung quanh. Theo thời gian căn phòng nhỏ bé này càng ngày càng trở nên căn phòng rộng lớn và vô hình, nơi Thiên Chúa lôi kéo chị đến với Người và đến với tha nhân.

Khi suy tưởng về những điều mà chân lý đã dạy, là phải “biết mình” mà khao khát thanh luyện, đổi mới tâm hồn; và “biết sự tốt lành của Thiên Chúa” đang hoạt động nơi mình để yêu mến, tin tưởng, phó thác. Catarina hiểu rằng phòng nội tâm chính là hoạt động mạnh mẽ của Thiên Chúa diễn ra liên tục trong đời sống chúng ta, nên Chúa Cha nói với Catarina: “Hãy luôn luôn biết mình là ai”.

  1. Tuân theo thánh ý Chúa

Là một thiếu nữ quyết đoán và bướng bỉnh, chị đã phải rất đau khổ để chiến đấu với bản thân; và cũng đã phải trả giá rất đắt  hầu từ bỏ một tính khí sôi nổi, hay phê phán, nóng nảy để hoàn toàn tuân phục thánh ý Thiên Chúa. Qua đó, chị mới thấu hiểu Lời Chúa : “Chúa Giêsu đã phải trải qua bao nhêu đau khổ mới học cho biết thế nào là vâng phục”; và Lời Đức Giêsu nói: “lương thực của Thầy là thi hành Đấng đã sai Thầy”(Ga, 34). Qua đó Catarina dần dần học được cách chọn lựa sự sống và tự do trong thánh ý Thiên Chúa. Chị bắt đầu thanh tẩy bản thân với tâm hồn khiêm nhường “biết mình”.

Khi sống tinh thần “biết mình”, thánh nữ đã tự coi mình là bé mọn, như con thơ dại ném mình vào lòng Chúa rất nhân từ. Chị chỉ muốn những điều Chúa muốn và yêu những điều Chúa yêu. Trong mọi hoạt động, dẫu là những việc tự nhiên như ăn uống, ngủ nghỉ cho đến những việc hãm mình, đánh tội và cứu nhân độ thế, thánh nữ không bao giờ tìm vinh dự hay sự vui thích riêng, nhưng đã quy tất cả về Chúa; sống trong thánh ý Chúa và lấy thánh ý Ngài làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi hành động. Thánh nữ đã có thể nói như thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, nhưng là Chúa Giêsu sống trong tôi” (Gl 2,20). Chính vì điều này mà lần nào Chúa hiện ra với thánh nữ đều gọi là bạn trăm năm, vị hôn phu và là con yêu dấu của Chúa. Nhờ đó, Catarina nhận ra rằng càng hiểu biết Thiên Chúa thì càng muốn nên một lòng một ý với Ngài, chính vì thế mà chị đã trao dâng trọn tâm hồn mình cho Thiên Chúa không một chút do dự. Chị thánh cho rằng lắng nghe và vâng phục thánh ý Chúa qua những người có trách nhiệm là điều làm đẹp ý Ngài.

  1. Cầu nguyện không ngừng

Thánh nữ cảm nghiệm sâu xa bản chất của việc cầu nguyện là “bất cứ con nói hay con làm điều gì vì lợi ích của tha nhân, đó thực sự là cầu nguyện”(đcty). Tuy nhiên đối với chị, điều này không hàm ý rằng chỉ có lao động mới là cầu nguyện; trái lại chị muốn nhấn mạnh đến sự cần thiết tuyệt đối phải dành thời gian rõ ràng cho việc cầu nguyện. Nhưng ơn gọi riêng của Catarina dạy chị hiểu về sự hiệp nhất không thể thiếu giữa tình yêu hoạt động và tình yêu chiêm niệm, nghĩa là hoạt động tông đồ đích thực chỉ phát sinh từ sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và tình yêu phục vụ tha nhân chỉ còn là thực tại: “Ai không bao giờ ngưng làm điều lành sẽ không bao giờ ngưng cầu nguyện”(đcty). Vì thế cha Raymond nói về đời sống cầu nguyện: “Chị đã gắn bó với cầu nguyện như với người mẹ thực sự và đã cố gắng với tất cả nhiệt tình, kiên trì để đạt tơí thói quen cầu nguyện không ngơi nghỉ”. Bà mẹ này đã nuôi dưỡng chị trong an ủi và thử thách, đã đưa chị tới sát ngực Chúa và đã dịu dàng lo cho chị mọi nhu cầu.

Chính “bà mẹ” này, với lòng trung tín và sự gần gũi, đã cho chị hứng khởi để viết bài ca trữ tình ca tụng Thiên Chúa đã ban hồng ân cầu nguyện: “Chúng ta được chữa lành khỏi tính kiêu ngạo và ích kỉ ở đâu? chúng ta có được một trái tim khiêm nhường và đại lượng ở đâu? Trong lúc đau khổ và thử thách, chúng ta khám phá ra tình yêu Thiên Chúa bao bọc chúng ta ở đâu? Chúng ta uống nước thanh khiết ở đâu và biết yêu thương với một trái tim tự do ở đâu? Chúng ta đói khát trao dâng sự sống cho Thiên Chúa và cho ơn cứu độ thế giới ở đâu?”. Chỉ trong đôi cánh tình yêu dịu dàng của “bà mẹ”- cầu nguyện đổ đầy cái bình tâm hồn chúng ta bằng máu của con chiên và bao quanh bằng lửa, ngọn lửa của tình yêu Thiên Chúa. “Bà mẹ” này đã không bỏ rơi chị ngay cả trong cái chết và ban tặng cho chị một di sản: “Anh em hãy kiên tâm cầu  nguyện để xứng đáng làm bạn trăm năm của Chúa”.

Khi đã cảm nhận được sức mạnh của đời sống kết hợp với Chúa, chị đã rất khẩn nài dâng lên Chúa những khao khát của mình cho tha nhân, chị cũng rất can đảm và táo bạo để nài xin lòng thương xót của Chúa. Vì chính Chúa đã tỏ cho chị: “Cha bảo con những gì Cha muốn con làm. Đừng bao giờ ngừng xin Cha giúp đỡ”. Thế nên chúng ta được chiêm ngưỡng hình ảnh tổ phụ Apraham của thời tân ước. Lúc cầu nguyện với những khát vọng cho thế giới, chị táo bạo thưa: “Con xin Cha-thậm chí là con đòi Cha – tỏ lòng thương xót các thụ tạo của Cha”. Vì  kêu lên Chúa Cha với chính tình yêu mà Chúa đặt để trong tâm hồn chị, nên Catarina biết rằng Chúa không thể từ khước mở cánh cửa “lòng yêu thương vô biên” của Người cho chị. Thế là đã nhắc lại cho người rằng: “Người được vinh quang là nhờ sự hoán cải của con người chứ không phải bằng cách để “họ chai lì trong sự cứng lòng của họ”. Lúc ấy với tất cả lòng can đảm, chị cầu nguyện : “Xin Chúa hãy cưỡng bách ý chí của họ và làm cho họ muốn điều họ không muốn”. Đây cũng là sự chuẩn bị cho hướng đi mới trong cuộc đời chị.

II. ĐỐI THOẠI VỚI THA NHÂN

Khi đ kín mc được sức mạnh từ lịng thương xót trong việc kết hợp nên một với Chúa Giêsu chịu đóng đinh, chị đ được thúc đẩy hiến thân trong đời sống chứng nhân giữa lịng nhn thế. Chị nhận thấy tình yu đối tha nhân trở thành phương tiện dịu dàng nhất để Thiên Chúa quan phịng chăm sóc chúng ta.

  1. Người con hiếu hòa

Tâm hồn Catarina đ sớm hun đúc cho mình một lịng mộ mến việc lành phúc đức: “Tâm hồn thơ nữ mở rộng trước nhan Chúa như cây non trong làn sương mai, như bông hoa chớm nở dưới ánh binh minh” (đcty). Một ngày kia, bà Lapa sai Catarina đem tiền để xin cha sở làm lễ Misa. Thừa cơ hội đó, chị ở lại nhà thờ dự lễ. Thấy con lâu trở về, bà nóng ruột nên vừa thấy Catarina về, bà nổi giận la hét ầm ĩ: “Khốn cho nhưng ai đẫ dụ dỗ con tới, để bây giờ nó mới trở về nhà”. Catarina rất buồn trước những lời lẽ của mẹ, nhưng chị vẫn nín lặng rồi sau đó mới nhỏ nhẹ thưa lại: “Thưa mẹ từ nay về sau, nếu mẹ thấy con không vâng lời, thì hãy dùng roi sửa phạt con, nhưng xin mẹ đừng vì con mà nguyền rủa người khác. Vì điều đó không tốt, làm cho con đau lòng”. Trước lời thưa khôn ngoan của con, bà rất đỗi ngạc nhiên, cảm động và hết vui mừng mà dâng lên Chúa lời cảm tạ vì đã ban cho con bà có trí khôn và lòng đạo đức sâu xa.

Ngày tháng trôi qua, Catarina lớn lên trong bầu không khí gia đình không mấy êm ả. Tuy là một bà mẹ tận tụy với con cái nhưng bà vẫn chưa thoát khỏi tình yêu vị kỉ của thế gian. Bà vẫn muốn con mình kết bạn hơn là đi tu. Bà dùng nhiều cách để ép chị, nhưng dù có bị la rầy đánh đập chị vẫn không rời bỏ ý định của mình. Dường như càng bị ngăm đe bao nhiêu, cô lại tỏ ra cứng rắn bấy nhiêu. Càng bị sỉ nhục, cô lại tăng thêm lòng tin và bám víu vào Cha. Sau lần phản đối quyết liệt ý muốn của gia đình bằng cách cắt phăng mái tóc của mình đi, chị đã bị mẹ mắng với những lời thậm tệ và bắt cô phải hầu hạ mọi người trong nhà. Nhưng chị vẫn tươi tỉnh, thản nhiên và cương quyết nói với gia đình: “Con làm đầy tớ cũng được miễn là để cho con một chút thời giờ. Đuổi con ra khỏi nhà thì con đi và Chúa sẽ lo liệu cho con, chỉ cho con xin bánh và nước với lại cho con sống theo kiểu của con”.

Với sự khôn ngoan, nhẫn nhục, bình tĩnh và quyết đoán trong việc “đối thoại” với gia đình, mà cuối cùng phần thắng đã nghiêng về cô. Catarina không bị ép phải lấy chồng nữa mà được sống theo ý nguyện. Rồi chị xin vo dịng Đa Minh, được lnh o dịng v tiếp tục được tu ở nhà cha mẹ, dù bà Lapa nói về chị không hay để người ta khỏi nhận chị.

  1. Người công dân gương mẫu

Lúc còn trẻ Catarina chọn cuộc sống cô tịch như con đường dẫn tới Thiên Chúa và “một khi đẫ quay lưng lại với nhân trần”, chị quyết định sẽ không bao giờ để mình lại vướng mắc vào những trở ngại nhân loại. Vì vậy Thiên Chúa mời gọi chị mở rộng trái tim vào đời sống, chị đã phải trả giá rất đắt cho sự hoán cải này. Người thiếu nữ tưởng rằng mình chỉ có thể tìm kiếm Thiên Chúa bằng cách xa rời nhân thế, nhưng giờ đây chị phải lớn lên thành một người phụ nữ kiếm tìm Thiên Chúa giữa lòng nhân thế.

Đời sống Catarina bắt đầu “biến đổi triệt để” khi chị nhận ra chân lý: “Chị không chỉ yêu mến Thiên Chúa, Đấng vô hình nếu không yêu mến anh chị em hữu hình”. Do khả năng chiêm niệm ở mức độ cao, chị luôn kết hợp với Chúa và được ơn xuất thần. Người chung quanh được chứng kiến những cơn xuất thần ấy và nghe những lời khôn ngoan sâu sắc của chị, nên lũ lượt tuốn đến nhà chị có đủ mọi thành phần trong Giáo Hội và xã hội. Từ đây chị xuất hiện như một nhân vật phi thường về lòng bác ái và mức độ thánh thiện. Chị trở thành “người mẹ” rất được yêu mến trong gia đình thiêng liêng gồm những người con tinh thần đã được chị phục vụ, yêu mến và cảm hóa.

Chị đến với những người cùng khổ, những người bị bỏ rơi, những người bệnh tật không ai muốn đụng tới bằng tất cả con tim cảm thông cảm, tận tình gip đỡ. Chị dốc toàn tâm toàn lực cho phong trào những người giáo dân phục vụ và dâng hiến của cải vật chất để duy trì các nhà thương, nhà trọ cho các bệnh nhân nghèo và các trẻ em bị bỏ rơi của hội Mantellate. Chị đã nhìn thấy Chúa Giêsu bị thương nơi những người bị bệnh tật. Có lần, để chống lại nỗi khiếp sợ, chị đã tự buộc mình phải uống thứ nước hôi thối mà chị đã dùng để rửa ráy cho bệnh nhân. Nhưng từ sự kinh tởm chị lại cảm thấy vui mừng, dường như Thiên Chúa đã cho chị uống sự sống với máu Người cách huyền nhiệm.

Khi thấy cảnh bất hòa chia rẽ vì tư lợi của các giới chức sắc trong dân, gây ra tình trạng bất ổn cho xã hội. Chị không thể nắm mắt làm ngơ, chị đã lên tiếng với những lời lẽ sắc bén đầy can đảm và những bức thư đầy lửa yêu mến làm cho các nhà cầm quyền phải thay đổi hành vi của mình. Đồng thời tâm hồn khát khao đem chân lý đến cho mọi người đã thôi thúc chị nữ tu Đa Minh thực thi “ân sủng giảng thuyết” không biết mệt mỏi. Những lời lẽ khôn ngoan và đầy thần bí của chị đã thu phục mọi người trong xã hội. Dẫu vẫn có đó những chống đối và nghi ngờ về tài đức của chị.

  1. Một tâm hồn đầy nhiệt huyết

Trước cảnh thê lương của Giáo Hội đầy những thứ trần tục, tâm hồn khao khát hiệp nhất và canh tân Giáo Hội đã nung nấu tâm can chị. Chị đã bất chấp mọi khó khăn mà dấn thân vào trong lòng Hội Thánh.

Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Catarina đón nhận một cuộc sống khác hẳn; tình yêu thúc đẩy chị phá vỡ “những hạn chế quen thuộc áp đặt trên phụ nữ” ở thế kỷ XIV. Ngoài lời cầu nguyện và hy sinh hãm mình, chị đã không từ chối một hoạt động nào để có thể đem lại sự hiệp nhất và canh tân Giáo Hội. Sau biết bao nỗ lực, phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới đưa được đức Ghêgôriô trở về Rôma, thì ngài lại qua đời ngay sau đó. Đức Urban VI lên kế vị, chị lại phải đối diện với tinh thần “bạo chúa” của ngài, vì “quyết tâm canh tân Giáo Hội”, nên ngài dễ dàng phạt vạ với bất cứ ai tỏ thái độ không đồng tình. Chị không thể nhắm mắt làm ngơ, chị táo bạo sửa sai cả Đức Thánh Cha, chị nhấn mạnh rằng “chính chân lý” đã nhắc bảo chị viết thư chứ không phải vì ước vọng cao ngạo muốn “lên lớp”. Chị đã viết thư cho đức thánh cha khuyên can ngài về thái độ “mạnh mẽ” đương đầu với những nết xấu của mình và “nhẹ nhàng” khi đối xử với những nết xấu của người khác, Catarina kết luận:“Con dám đánh bạo viết thư như thế là vì Thiên Chúa tốt lành đã thúc bách con”. Chị thánh không chỉ viết thư, nhưng chị đã phải “ra đi” và trải qua biết bao cuộc “đối thoại” với các hồng y, giám mục và nhiều thành phần khác hầu đem lại sự thật đích thực cho Hội Thánh.

Với ơn Chúa Thánh Thần và một tinh thần can đảm, chị đã mang lại nhiều hoa trái cho Giáo Hội, dẫu những nỗ lực của chịdường như thất bại vì vẫn không tránh khỏi cái họa hai Giáo Hoàng và kéo dài trong suốt 40 năm sau. Nhưng chị đã thực sự thành công, khi đã sống hết tâm hồn với thánh ý Thiên Chúa là: “Yêu Chúa hết tâm hồn, hết trí khôn và yêu tha nhân như chính mình”, chị đã đối thoại thành công và phần thưởng dành cho chị thật xứng đáng.

II. THEO GƯƠNG CHỊ THÁNH

Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, nhưng bối cảnh xã hội, Giáo Hội và con người thời nay không khác bao nhiêu so với 7 thế kỷ trước. Vẫn còn đó cơn khát tình thương, những khát khao vươn tới hạnh phúc đích thực của kiếp nhân sinh khốn cực. Tiếng  “Ta khát” vẫn luôn mời gọi và thôi thúc những tâm hồn thiện chí hiến thân trong dòng chảy thương xót và ân sủng của Thiên Chúa tình yêu.

Là những người đang sống trong ơn gọi Đa Minh với phương châm: “chiêm niệm và trao cho người khác những gì mình chiêm niệm”( Thomas Aquinô) và với mục đích duy nhất là “cho phần rỗi các linh hồn”. Chúng ta phải chuyên chăm xây dựng một đời sống nội tâm sâu sắc và thật vững chắc bằng một đời sống “đối thoại” kết hợp mật thiết với Chúa; vì ta không thể trao cho người khác những gì ta không có. Theo tinh thần cầu nguyện thánh Catarina, ta hãy gắn bó mình với kinh nguyện hằng ngày trong cộng đoàn, bằng lời nguyện tự phát, bằng sự kết hợp liên lỉ trong mọi hoạt động. Đó là cách thức “đối thoại” tuyệt vời với Thiên Chúa. Qua đó ta lắng nghe được thánh ý Thiên Chúa và vâng nghe lời Người. Chuyên chăm học hỏi và chiêm ngắm Lời Chúa  cách thực tâm là điều giúp ta khám phá ra chân lý: “Thiên Chúa là hằng hữu, còn ta là hư không”. Nhờ đó, ta sẽ khiêm tốn để nhận ra sự bất toàn nơi mình mà nỗ lực thanh luyện bản thân, tập tành nhân đức hầu ân sủng Chúa đổ tràn trên ta. Ngày nào ta thấy mình “đủ” mà bỏ bê đời sống cầu nguyện, là khi ấy ta “đói khát” hơn lúc nào hết trong sự tàn lụi. Cho dù những lúc ta cảm thấy khô khan và trống rỗng, thay vì loại chúng ta ra khỏi sự hiện diện của Thiên Chúa,  thì “điều đó lại đưa chúng ta tới gần Người hơn, vì buộc chúng ta không được dựa vào tư tưởng và tình cảm của mình, mà dựa vào Thiên Chúa” (đcty). Thế nên, đời sống cầu nguyện nơi một người tu sĩ Đa Minh là không bao giờ được xem nhẹ mà cần phải hun đúc mỗi ngày.

Đời sống cộng đoàn trong đoàn sủng Đa Minh là yếu tố rất quan trọng. “Yêu tha nhân như chính mình” (Mc 12, 33) là lời mà mỗi người chúng ta phải thực thi để làm nên một cộng đoàn hiệp nhất yêu thương. Một sự hiểu lầm dễ đưa người ta tới sự chia rẽ, mất đoàn kết, mang tới sự bất an trong tập thể. Vì vậy, mọi người phải từ bỏ cái tôi của mình để “đối thoại” với nhau hầu hiểu nhau hơn mà đón nhận những bất toàn của nhau. Một tinh thần can đảm và chân thành sẽ giúp ta đến gần nhau hơn; ta cũng phải rèn luyện để trở thành người dám nghe, dám nói, dám làm trong yêu thương. “Đối thoại” không phải chỉ là bằng lời nói, nhưng đôi khi lại là những thái độ cử chỉ rất nhỏ cũng đủ làm thay đổi người chị em, vì “đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2,17), ngày nay người ta cần lời chứng hơn là lời nói xuông. Tuy nhiên sự dung hòa giữa hai yếu tố này là không thể tách rời. Đó chính là linh đạo của dòng Giảng Thuyết mà mỗi người tu sĩ Đa Minh phải luôn chuyên tâm.

III. TÓM KẾT

Một cuộc đối thoại thành công và thực sự ý nghĩa, là cuộc đối thoại của những con người chân thành, tin tưởng, cùng hướng tới những khát vọng cao đẹp không chỉ cho bản thân mà cho cả tha nhân. Qua cuộc đời thánh Catarina, chúng ta được chứng kiến một cuộc đối thoại tuyệt vời giữa chị thánh với Chúa và với tha nhân. Nói cách khác, đó là “cuộc đối thoại vĩ đại với nhân loại được Thiên Chúa khởi sự, trong đó, Đức Giêsu Kitô là Ngôi Lời trung gian hòa giải”. Chị muốn nói với mọi người rằng để có được bình an và hạnh phúc đích thực, trước hết ta phải thực tâm đến với Chúa, lột trần hết con người của mình để lắng nghe và thực thi Lời Chúa. Nếu không đưa mình về số không để “biết mình” thì không bao giờ ta nhận ra được lòng thương xót của Thiên Chúa. Cũng có nghĩa là ta chẳng bao giờ có khả năng đối thoại với anh em bằng tình yêu. Những hy sinh, hãm mình là chất bổ dưỡng giúp đời sống cầu nguyện thêm tuyệt vời hơn. Chị thánh đã sống hết mình với những ơn Chúa đặt để nơi mình, để trở nên khí cụ tuyệt vời của Chúa cho hòa bình nhân loại và cho một thần học tu đức “thần bí”. Thánh nữ đã vạch ra cho những tâm hồn thiện chí một con đường nên thánh để bước đi trong ân sủng: “Con đường đã được thiết lập hoàn thành. Đó là học thuyết về Chúa Kitô chịu đóng đinh. Bất cứ ai đi theo con đường này… sẽ vươn tới ánh sáng tuyệt hảo nhất” (L. 249).

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Đối Thoại ( Dialogo)

2/ Thánh Nữ Tiến Sĩ Catarina Siena – Đa Minh Bùi Chu

3/ Đôi Cánh Tình Yêu – Sr Mary Ann Fatula. O.P

4/ Đời Sống Thánh Hiến – Lm Đỗ Xuân Quế O.P

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *