Dưới thời Hitler, Đức quốc xã đã bắt không biết bao nhiêu giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và giáo dân tập trung vào các trại, mà người ta gọi là “lò sát sinh”. Hễ ai bị bắt tập trung như vậy, thì coi như trước sau gì cũng phải chết. Linh mục Tito Brandsma, dòng Camêlô cũng bị bắt tập trung taị trại Dachau, gần Muechen, Tây Đức. Ngài đã bị án hành quyết ngày 26/7/1942. Biết mình sắp chết, do một cô y tá Đức quốc xã, chuyên môn làm cai nghề độc ác là chích thuốc độc cho tử tội. Cha đã chuẩn bị sẵn, lợi dụng lúc cô đang chích thuốc độc cho mình, thì ngài đưa cho cô xâu chuỗi Mân Côi, mà cha đã làm trong tù để kỷ niệm, hoặc sau này, nhờ cô là nhân chứng, để đem chuỗi hạt gửi lại cho người thân trong gia đình.. Cha nói với cô y tá: cô hãy dùng xâu chuỗi này để cầu nguyện. Cô ta đáp: tôi không cần, vì tôi không biết cầu nguyện. Cha nói: cô cứ thử xem đi. Ít là cô hãy đọc câu: “cầu cho chúng tôi là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử”. Đó là những lời cuối cùng của Linh Mục Brandsma trước khi chết. Dù vậy, cô cũng cứ cầm lấy chuỗi hạt Mân Côi mà vị tử tù cho để làm kỷ niệm.
Sau khi chế độ Đức quốc xã sụp đổ, cô y tá phải đổi tên, đổi họ đi sinh sống tại một vùng xa xôi hẻo lánh khác, để khỏi bị cảnh sát quốc tế lùng bắt, vì cô đã góp phần sát hại hàng ngàn tù nhân dưới chế độ Đức quốc xã. Chính nhờ xâu chuỗi Mân Côi của linh mục Brandsma, mà cô y tá đã tìm lại được đức tin. Năm 1955, khi Toà thánh lập Hồ sơ phong Chân Phước cho cha Brandsma, cô cảm thấy hối hận, và quá cảm động, cô đã tự ý ra trình diện với chính quyền sở tại, thuật lại tất cả những gì đã xảy ra một ngày cuối cùng của cha Brandsma, để bổ túc hồ sơ phong chân phước.
Lời bàn : Một nữ y tá chuyên môn làm cáí nghề chích thuốc độc cho tử tù, đáng lẽ cũng phải đền tội theo chế độ Đức quốc xã. Nhưng vì rất may cô đã giữ được xâu chuỗi Mân Côi, mà Đức Mẹ đã ban cho cô được ơn ăn năn trở lại. Quyền lực của chuỗi hạt Mân Côi như thế đấy.