Ngày 26 tháng 10 CHÂN PHƯỚC ÐA-MI-EN PHI-NA-LÊ Linh mục (+1484)

Ngày 26 tháng 10
CHÂN PHƯỚC ÐA-MI-EN PHI-NA-LÊ
Linh mục (+1484)

 

Tiểu sử
Chúng ta không có nhiều chi tiết về cuộc đời của Chân phước Ða-mi-en, bởi lẽ phần lớn các tài liệu chính xác về tiểu sử của người dường như đã bị thất lạc. Tuy nhiên, chúng ta biết chắc rằng, chân phước Ða-mi-en sống vào thế kỷ XV.

Năm 1503, các tu sĩ Ða Minh ở Vi-ga-va-nô đã viết thư cho các tu sĩ ở Rê-giô để xin họ hài cốt của tu sĩ Ða-mi-en vì người đã qua đời và được chôn cất tại tu viện này. Các tu sĩ ở Rê-giô viết thư hồi âm có đính kèm lời ca ngợi như sau : “Tu sĩ Ða-mi-en là người rất đáng khâm phục, nổi tiếng về sự thánh thiện và tên tuổi lẫy lừng. Sự dấn thân của người quả là một gương sáng : người có bản tính nhã nhặn, tốt bụng, hiền lành và khiêm hạ, sống triệt để đức tuân phục, giàu lòng nhân ái, và rất mực kiên nhẫn trong mọi thử thách. Người luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người và sống chan hòa yêu thương. Mặt khác, người còn là nhà giảng thuyết nhiệt thành, có biệt tài nối kết hài hòa giữa lời giảng hùng hồn với thái độ khiêm tốn và trang nghiêm. Người qua đời cách đây 20 năm.”

Chân phước Ða-mi-en sinh tại Phi-na-lê, nằm giữa vùng Giê-nét và Vin-ti-mi-lê, chắc chắn người đã được trao tu phục tại tu viện của các tu sĩ Ða Minh trong thành phố nhỏ bé này. Tu viện này đã được thiết lập từ 50 năm về trước.

Khi viết về các tu sĩ sống tại Rê-giô vào quãng thời gian này, một sử gia khác cũng phác hoạ một vài nét về người như sau : “Chân phước Ða-mi-en đã rao giảng rất nhiều lần tại Rê-giô và đã duy trì nơi đó ngọn lửa hoạt động tông đồ. Người đã giúp cho nhiều tội nhân lầm đường lạc lối được ơn hoán cải. Người qua đời tại Rê-giô, chính tại nơi đây, người thường lưu lại để thi hành tác vụ giảng thuyết”. Ngôi mộ của người vẫn luôn được tôn tạo và bảo quản cho đến ngày nay. Việc tôn kính người được Giáo hội chuẩn nhận vào năm 1848.

Lời nguyện : Lạy Chúa, Chúa là Ðấng chân thật vô vùng. Vì muốn cứu độ những ai thành tín, Chúa đã đổ tràn trên chân phước Ða-mi-en những nhân đức diệu kỳ và ân sủng giảng thuyết. Vì lời cầu nguyện của người, xin cho chúng con biết lắng nghe Lời Chúa với tấm lòng rộng mở và mau mắn đón nhận với lòng kiên trì. Chúng con cầu xin

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *