https://youtu.be/fY5uG7N8Bm0
Con Yêu Mẹ
Tuy là đã là ngày giáng sinh và còn vài ngày nữa là đón năm mới. Người mẹ mệt mỏi trở về từ cửa hàng sau một ngày làm việc dài đăng đẵng, kéo lê túi hàng trên sàn bếp. Đang chờ bà là đứa con trai tên David lên 8 tuổi, đang lo lắng kể lại những gì mà em nó đã làm ở nhà: “… lúc con đang chơi ngoài sân còn bố đang gọi điện thoại thì Tom lấy bút chì màu viết lên tường, lên chính tờ giấy dán tường mới mà mẹ dán trong phòng làm việc ấy! Con đã nói với nó là mẹ sẽ bực mình mà!”.
Người mẹ than thở rồi nhướng lông mày: “Bây giờ nó đâu?”. Thế rồi bà bỏ hết hàng ở đó, sải bước vào phòng của đứa con trai nhỏ, nơi nó đang trốn. Bà gọi cả tên họ của đứa bé, mà ở các nước phương Tây, khi gọi cả tên lẫn họ như thế này là thường thể hiện sự tức giận. Khi bà bước vào phòng, đứa bé run lên vì sợ, nó biết sắp có chuyện gì ghê gớm lắm. Trong 10 phút, người mẹ nguyền rủa con, là bà đã phải tiết kiệm thế nào và tờ giấy dán tường đắt ra sao! Sau khi rên rỉ về những việc phải làm để sửa lại tờ giấy, người mẹ kết tội đứa con là thiếu quan tâm đến người khác. Càng mắng mỏ con, bà càng thấy bực mình, cuối cùng bà ra khỏi phòng con, cảm thấy cáu đến phát điên!
Người mẹ chạy vào phòng làm việc để xác minh nỗi lo lắng của mình. Nhưng khi nhìn bức tường, đôi mắt bà tràn ngập nước mắt. Những gì bà đọc được như một mũi tên xuyên qua tâm hồn người mẹ. Dòng chữ viết: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trái tim!
Và giờ đây bao thời gian trôi qua, tờ giấy dán tường vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: Hãy bỏ một chút thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường!
Câu Chuyện Giáng Sinh
Nhân ngày Giáng sinh gần kề, xin gởi tới quý vị thính giả câu chuyện cảm động trong mùa Giáng Sinh đuợc biên soạn dựa trên câu chuyện “Christmas Shoes”
Tôi vội vã bước vào tiệm trong mall để sắm khẩn cấp mấy món qùa giáng sinh vào phút cuối cho đứa con gái. Kinh hãi nhìn đám đông, có lẽ tôi sẽ bị kẹt trong tiệm đến muôn đời, trong khi việc phải làm còn chồng chất, văn phòng còn bao nhiêu văn kiện chưa duyệt xọng. Từ lúc nào chẳng rõ, Giáng sinh đã trở thành gánh nặng nề. Chẳng hiểu tại sao phải có cái ngày lễ phiền phức như vầy với bao nhiêu là thứ phải lo, quà cáp phải mua cho nguời này nguời kia, tôi mong có thể lăn quay ra ngủ cho qua muà Giáng Sinh như mấy chú gấu tỉnh bơ an giấc suốt mùa đông. Tôi cố lách qua đám người đông đi lại như kiến để xông vào chỗ bán đồ chơi, và tự hỏi không biết đứa con gái có thèm chơi đồ như vậy không.
Tôi duyệt qua mấy dãy hàng bán đồ chơi, và chọn đại một con búp bê nhìn cũng xinh xắn, chạy lẹ ra xếp hàng tính tiền. Tình cờ tôi nhìn thấy 1 chú bé đứng gần đó, tay mân mê một đôi hài màu đỏ thật xinh sắn dễ thương. Chú bé ôm đôi hai trên tay mặt sáng rỡ. Tôi nhìn chú bé và hơi ngạc nhiên chú bé độ 7 tuổi nhìn đôi hài mắt sáng như nhìn một mốn đồ chơi nó rất yêu thích.
Trong khi đó chú bé nói với nguời tính tiền:
– Cô có chắc là cháu thiếu tiền không? Cháu tính rồi là đủ tiền cơ mà!
Cô gái trả lời có vẻ như chịu hết nổi:
– cháu biết là cháu không đủ tiền rồi mà còn hỏi nhiều, lôi thôi quá đi. Cháu đứng qua một bên để cô tính tiền cho nguời khác, khi nào tìm đủ tiền thì đến trả.
Tôi nhìn chú bé khuôn mặt buồn bã mình đứng nhìn đôi hài. Quan sát một lúc tôi hỏi:
– Cháu mua đôi hài cho em gái cháu hả.
– Dạ không, cháu mua cho Mẹ của cháu. Mẹ cháu bịnh rất nặng, và ba nói Mẹ sắp đi gặp Chúa Giêsu rồi. Đôi hài này Mẹ cháu thích lâu lắm rồi, cháu muốn mua cho Mẹ, để Mẹ mang đi gặp Chúa Giêsu. Mẹ sẽ đẹp lắm, sẽ vui lắm!
Nghe đến đây, tôi mới hiểu ra là Mẹ của cậu bé đang hấp hối, nhưng cậu bé còn quá nhỏ để hiểu chuyện tử biệt. Và một nỗi đau xót tràn vào hồn tôi. Chú bé nói tiếp:
– Cháu nói với ba rằng dặn mẹ đừng đi ngay, nói mẹ đợi con đi chợ về. Cháu còn thiếu vài đồng nữa mới mua đuợc đôi hài, tất cả các tiền cháu để dành lâu nay vẫn còn chưa đủ. Chú có thể giúp cháu không? Mai mốt cháu sẽ đi làm trả lại cho chú.
Nhìn chú bé tiu nghỉu cúi đầu im lặng. Tôi thò tay vào túi lấy tiền trao cho chú bé.
–Đây, cháu lấy đi trả tiền rồi lo về với Mẹ, đôi hài đẹp lắm!
Khuôn mặt chú bé chợt tươi rói và nói:
– Vâng, cảm ơn chú rất nhiều! Chúa sẽ chúc lành cho lòng tốt của chú. Mẹ cháu sẽ vui lắm khi mang đôi hài này đi gặp Chúa Giêsu.
Tôi bước ra cửa tiệm, trên đuờng lái xe về nhà tôi vẫn còn nhìn thấy khuôn mặt ngây thơ của chú bé đáng thương. Tình yêu của chú bé dành cho mẹ qúa mãnh liệt. Như một thiên thần Chúa gởi, cậu bé đã nhắc nhở tôi ý nghĩa của Giáng Sinh, mùa của yêu thương và ban tặng.
Lạy Chúa, xin cho chúng con một trái tim nhậy cảm để có thể nghe được, cảm nhận được những niềm đau nỗi khổ của những người bé nhỏ xung quanh mình, để chúng con biết chia sẻ với những người kém may mắn hơn. Đặc biệt là trong mùa Giáng Sinh này, xin cho chúng con ý thức những món quà trao nhau và khi cầm trong tay món quà của người thân, xin nhắc con nhớ đến những người nghèo khổ chưa bao giờ từng được nhận quà. Trong bận rộn mua sắm của mùa Giáng Sinh, xin cho con ý thức món quà qúy nhất con nhận được trong Mùa Giáng Sinh chính là sự sống của Ngôi Hai. Amen!
Giáng Sinh Yêu Thương
Em không phải là người theo Chúa, em có niềm tin tuyệt đối vào Phật và những lời răn dạy của Người. Bởi vậy, Giáng sinh với em cũng như bao ngày bình thường khác, một ngày trước đó của em màu xám chứ không phải của sắc đỏ lung linh và những quả chuông ngũ sắc, thậm chí có lúc Giáng sinh trở thành hai từ xa lạ nhất trong từ điển của em.
Chỉ có điều lễ Noel hàng năm đều diễn ra dưới tiết trời lạnh se của mùa đông và từ lâu người ta mặc nhiên đã coi nó như một dịp đặc biệt để ủ ấm những yêu thương và trao nhau hẹn ước, một sự mặc định vừa có lý lại vừa vô lý. Gần một tháng trước ngày lễ đó ở ngay cả những nơi hẻo lánh nhất của phố phường đã vang lên những bản tình ca mừng Giáng sinh bất hủ, đó là điều duy nhất gợi nên trong em đôi chút cảm hoài.
Có thật nhiều Giáng Sinh đi qua em buồn tẻ và đơn điệu. Khi người ta nô nức kéo nhau ra ngoài đường, mắt trao mắt, môi trao môi, tay trong tay thì em ngồi một mình trên căn gác nghe những bản nhạc buồn, em không khóc như em vẫn vốn thế, nhưng nụ cười thì không được trọn vẹn. Em thờ ơ với những món quà Noel em được tặng và đọc những tin nhắn chúc mừng với một thái độ dửng dưng đáng ghét. Em một mình, luôn luôn một mình kể từ một mùa Giáng sinh xa lắc nào đó em không còn nhớ nữa. Em không thích ra đường để thấy mình đơn độc, em cũng chẳng biết làm gì giữa phố phường náo nức và càng không thích đi với một người mà em không cảm nhận được hơi ấm từ trái tim em dành cho họ… Ừ đấy, em cô đơn, thì sao? Mọi cái dường như đã trở thành thói quen, một thói quen em không hề muốn giữ nhưng không biết làm thế nào để thay đổi nếu như…
Nếu như anh không đến vào một ngày kịp làm trái tim em xôn xao trở lại, kịp làm cho mỗi ngày bình thường trở thành những thời khắc đặc biệt, kịp chuyển sắc xám thành những sắc màu lung linh. Và em đã được ủ ấm suốt cả một mùa đông… Hàng đêm em vẫn nghe nhạc nhưng lẫn trong những giai điệu buồn em thấy những thanh âm trong trẻo, dịu dàng cất lên. Dù vậy em vẫn chưa có khái niệm thật rõ ràng về Giáng sinh nếu như nó không gần với một ngày với em là vô cùng đặc biệt… Em đã muốn quay trở lại với phố phường nô nức đêm Giáng sinh, mình cùng nhau ngồi ở một góc quán yên ả nào đó nghe hơi thở hòa quyện trong nhau lẫn giữa hương thơm của trời đất.
Nhưng giáng sinh năm nay em và anh xa nhau cả nữa vòng trái đất… Nhưng em chưa bao giờ thấy một mình của em lại có ý nghĩa đến vậy. Chưa bao giờ một mình lại không đơn độc như vậy! Em thức dậy bằng niềm tin mỗi sáng, một niềm tin tuyệt đối như niềm tin vào tôn giáo của em, em đi ngủ bằng nỗi nhớ trong lành….
Khi gặp anh, em biết mình cảm nhận được hạnh phúc là có thực, và vì cuộc sống anh vẫn ở rất xa nhưng em vẫn thấy hạnh phúc và niềm vui đang hiện hữu xung quanh, không phải là một giấc mơ. Không còn mơ hồ nữa, không còn là những Giáng sinh buồn tẻ và đơn độc nữa…
Và em muốn nói với anh rằng: HAPPY BIRTHDAY n’ MERRY X-MAS TO YOU. Hãy mãi là chỗ dựa vững chãi cho em anh nhé!
Ngoài kia, bài hát Jingle Bell vang lên như một tiếng chuông ngân dài dịu dàng và ấm áp:
… Jingle bell, jingle bell, jingle all on the way
Oh what fun it is to ride in a one-horse open sleigh…
Câu Chuyện Đêm Giáng Sinh Cảm Động…….!!!
Như thường lệ,mỗi mùa giáng sinh, tôi đều nhận được quà từ anh trai của tôi. Giáng sinh năm ấy tôi cảm thấy vui nhất không phải chỉ vì món quà anh tôi tặng-một chiếc xe hơi mà vì tôi đã học được một bài học rất thú vị vào cái đêm đông lạnh lẽo ấy…
Đã 7 giờ tối, mọi người trong công ty đã ra về gần hết, tôi cũng đang đi đến gara để lấy xe và về nhà ăn Giáng sinh.
Có một cậu bé, ăn mặc rách rưới, trông như một đứa trẻ lang thang, đang đi vòng quanh chiếc xe tôi, vẻ mặt cậu như rất thích thú chiếc xe. Rồi cậu chợt cất tiếng khi thấy tôi đến gần, “Đây là xe của cô ạ?”. Tôi khẽ gật đầu, “Đó là quà Giáng sinh anh cô tặng cho.” Cậu bé nhìn tôi tỏ vẻ sửng sốt khi tôi vừa dứt lời. “Ý cô là…anh trai cô tặng chiếc xe này mà cô không phải trả bất cứ cái gì?” “Ôi! Cháu ước gì…”. Cậu bé vẫn ngập ngừng.
Tất nhiên tôi biết cậu bé muốn nói điều gì tiếp theo. Cậu muốn có được một người anh như vậy. Tôi chăm chú nhìn cậu bé, tỏ vẻ sẵn sàng lắng nghe lời nói của cậu. Thế nhưng cậu vẫn cúi gằm mặt xuống đất, bàn chân di di trên mặt đất một cách vô thức. “Cháu ước…”, cậu bé tiếp tục “…cháu có thể trở thành một người anh trai giống như vậy”. Tôi nhìn cậu bé, ngạc nhiên với lời nói vừa rồi. Bỗng nhiên tôi đề nghị cậu bé, “Cháu nghĩ saonếu chúng ta đi một vòng quanh thành phố bằng chiếc xe này?”. Như sợ tôi đổi ý, cậu bé nhanh nhảu trả lời: “Cháu thích lắm ạ!”
Sau chuyến đi, cậu bé hỏi tôi với ánh mắt sáng ngời đầy hy vọng, “Cô có thể lái xe đến trước nhà cháu không?”. Tôi cười và gật đầu. Tôi nghĩ mình biết cậu bé muốn gì. Cậu muốn cho những người hàng xóm thấy cậu đã về nhà trên chiếc xe to như thế nào. Thế nhưng tôi đã lầm…”Cô chỉ cần dừng lại ở đây, và có phiền không nếu cháu xin cô đợi cháu một lát thôi ạ…”
Nói rồi cậu bé chạy nhanh vào con hẻm sâu hun hút, tối om, tưởng chừng như chẳng có ai có thể sống trong ấy. Ít phút sau tôi nghe thấy cậu bé quay lại qua tiếng bước chân, nhưng hình như lần này cậu không chạy như lúc nãy mà đi rất chậm. Và đi theo cậu là một cô bé nhỏ nhắn, mà tôi nghĩ đó là em cậu, cô bé với đôi bàn chân bị tật. Cậu bé đẩy chiếc xe lăn em cậu đang ngồi, một chiếc xe cũ kĩ, xuống những bậc tam cấp một cách rất cẩn thận, và dừng lại cạnh chiếc xe của tôi.
“Cô ấy đây, người mà lúc nãy anh đã nói với em đấy. Anh trai cô ấy đã tặng một chiếc xe hơi cho cô nhân dịp Giáng sinh mà cô chẳng phải tốn lấy một đồng. Và một ngày nào đấy anh cũng sẽ tặng em một món quà giống như vậy. Hãy nghĩ xem, em có thể tận mắt thấy những món quà, những cảnh vật ngoài đường phố trong đêm Giáng sinh, và anh sẽ không phải cố gắng miêu tả nó cho em nghe nữa!”.
Tôi không thể cầm được nước mắt, và tôi đã bước ra khỏi xe, đặt cô bé đáng thương ấy lên xe. Ánh mắt cô bé nhìn tôi đầy vẻ cảm phục và thân thiện.
Ba chúng tôi lại bắt đầu một chuyến đi vòng quanh thành phố, một chuyến đi thật ý nghĩa và tôi zẽ không bao giờ quên, khi những bông tuyết lạnh giá của đêm Giáng sinh bắt đầu rơi.
Và cũng trong đêm Giáng sinh ấy, tôi đã hiểu được sâu sắc ý nghĩa một câu nói của chúa Giê-su: “Không gì tốt đẹp hơn việc làm cho người khác hạnh phúc.”
Cổ Tich Giáng Sinh
Có một cô bé mồ côi cha sống với mẹ tại một vùng quê hẻo lánh. Nhà rất nghèo, hai mẹ con phải làm việc quần quật cả ngày mới kiếm đủ ăn. Cô bé không có bạn bè, không có đồ chơi nhưng cô không bao giờ cảm thấy buồn và cô đơn. Gần nhà cô là một khu rừng, lúc nào cũng tràn ngập tiếng chim hót …và những bông hoa rực rỡ…Vào mùa đông năm đó, mẹ cô bé bị bệnh và không thể làm việc được, cô bé bận rộn cả ngày với việc đan len để sau đó mang ra chợ bán những đôi vớ bằng len, dù rằng ngay chính đôi chân trần của cô luôn tái xanh vì lạnh.
Gần đến ngày Giáng sinh, cô bé nói với mẹ: “Không biết năm nay ông già Noel có mang quà đến cho con không, nhưng con vẫn đặt đôi giày trong lò sưởi. Chắc ông già Noel không quên con đâu phải không mẹ?”. Bà mẹ âu yếm vỗ về: “Đừng nghĩ đến điều đó trong ngày Giáng sinh năm nay con gái ạ. Chúng ta chỉ cầu mong có đủ thực phẩm để qua mùa đông khắc nghiệt này là quý lắm rồi”. Nhưng cô bé không tin rằng ông già Noel có thể quên cô. Vào buổi tối trước ngày Giáng sinh, cô đặt đôi giày trong lò sưởi và đi ngủ với giấc mơ về ông già Noel. Người mẹ nhìn vào đôi giày của con và buồn rầu khi nghĩ đến sự thất vọng của con gái, nếu buổi sáng hôm sau cô không nhìn thấy một món quà nào trong đó. Năm nay, ngay cả một món quà Giáng sinh nhỏ cho con, bà cũng không lo được.
Buổi sáng hôm sau, cô bé thức dậy sớm và chạy đến nơi cô đặt đôi giày. Đúng như sự mơ ước của cô, đêm qua ông già Noel đã đến và mang cho cô bé một món quà. Đó là một con chim nhỏ bé nằm thiêm thiếp trong chiếc giày, có lẽ vì đói và lạnh. Nó nhìn cô bé với đôi mắt long lanh và kêu lên mừng rỡ khi cô vuốt nhẹ lên bộ lông mềm mại của nó. Cô bé nhảy múa vì vui mừng và ôm chặt con chim nhỏ bé vào ngực mình. Cô chạy đến bên giường, nơi mẹ cô đang nằm và reo lên: “Hãy nhìn con đây mẹ ơi. Ông già Noel không quên con và đã mang đến cho con món quà ý nghĩa này!”. Những ngày sau đó, cô bé săn sóc con chim, sưởi ấm và cho nó ăn. Con chim líu ríu bên cô bé và đậu lên vai cô trong khi cô làm việc. Khi mùa xuân đến, cô bé mở lồng cho con chim bay vào rừng nhưng nó không chịu bay xa, cứ loanh quanh gần nhà cô bé và mỗi buổi sáng, cô bé lại thức giấc bởi tiếng hót líu lo bên ngoài song cửa sổ….
Bà mẹ nhìn con trong niềm hạnh phúc vô bờ…Vì không muốn làm con thất vọng, bà đã vào rừng đêm hôm đó hy vọng tìm thấy một thứ gì làm qùa thay ông noel tặng con, và đã gặp chú chim sắp chết vì lạnh và đói này….
Nụ Hôn Cho Ông Già Noel Làm Thuê
TT – Câu chuyện xảy ra đã hơn năm năm nhưng tôi vẫn nhớ như in món quà mà một cô bé đã tặng tôi mùa đông năm ấy, một mùa Giáng sinh lạnh lẽo nhưng ấm áp tình người.
Tháng mười hai, trời ở miền Bắc mưa rả rích kèm theo cái lạnh như cứa vào da thịt. Khoảng không gian chật hẹp của căn gác nhỏ không làm dịu được nỗi buồn và cảm giác nhớ nhà. Noel này cả lớp tôi lại lên kế hoạch đi chơi nhưng giờ mẹ vẫn chưa gửi tiền. Chắc mùa này quê mình lại bão lụt nhiều nên gia đình không thu hoạch được gì.
Sáng qua, mấy đứa cùng xóm trọ mách nhau chuyện làm thêm cho các tổ chức từ thiện. Mấy đứa rủ nhau đi kiếm việc. Công việc không nặng lắm nhưng khá mất thời gian bởi tôi và Hải vào vai hai ông già Noel. Chúng tôi xuất phát từ nhà lúc sáu giờ tối và về cũng phải sau nửa khuya. Có hôm làm ở trung tâm bảo trợ trẻ em nghèo, có hôm làm ở hội người tàn tật, cũng có khi là các trại mồ côi.
Những ngày cận kề Giáng sinh chúng tôi lại càng phải đi nhiều. Hôm đứng ở cổng trường tiểu học vùng ven ngoại thành, trời đã khuya lắm rồi nhưng có một cô bé vẫn chưa về. Bé nhìn tôi chằm chằm nhưng không dám tiến lại gần. Tôi đến cạnh bé, hỏi nhỏ: “Cháu sao vậy?”. Bé cười, đôi mắt vẫn còn nhiều niềm vui: “Ông già Noel ơi, có phải đứa trẻ nào học giỏi mới nhận được quà? Sáng nay cháu bị điểm kém môn toán, cháu sợ không có quà”. Tôi cười nhẹ: “Không đâu, ông cho tất cả. Nhưng nếu cháu nào ngoan thì ông sẽ vui hơn”. Bé ngạc nhiên, nhìn sang tôi, nhìn cả Hải: “Vậy là cháu đã làm hai ông buồn rồi à?”.
Bé khóc, những giọt nước mắt nóng hổi rớt đầy trên tay tôi. Hình như trong suốt buổi tối qua, vì quá mệt nhọc mà chúng tôi quên mất nở nụ cười với nhiều đứa trẻ, trong đó có bé. “Thôi, cháu nín đi. Hai ông già này không buồn đâu, nhưng cháu phải cố gắng hơn nhé”. Bé cười, đôi mắt vẫn còn ngân ngấn nước: “Vậy đi phát quà cho trẻ em, hai ông có nhận được quà của ai không?”. Hải bước tới: “Không, hai ông chỉ đem quà và giúp các cháu thực hiện ước mơ thôi. Là ông già Noel rồi thì cần gì nữa”.
Bé đi lại gần tôi, gần Hải: “Cháu tặng hai ông nhé”, rồi hôn nhẹ nhàng lên má của chúng tôi. Hai đứa ngớ người ra nhưng vẫn không quên nở nụ cười với bé trước khi bé đi mất. Cảm giác ấm áp lan tỏa trên má tôi, rồi cả người. Một chút vị ngọt ngào xen lẫn niềm thích thú. Tôi chợt nghĩ chưa bao giờ mình ước cho bản thân một món quà gì đó. Hình như tuổi thơ của tôi đã qua và chuyện ông già Noel đã chìm vào quá khứ lâu lắm rồi.
Thì ra không phải cứ mặc bộ trang phục đỏ trắng, phát quà cho trẻ em là mình đã tròn vai ông già Noel. Ông già Noel chỉ hiện hữu thật sự khi chúng ta được giao cảm với nhau. Sự chia sẻ tình người không chỉ là những hộp quà phát vội mà còn là những nụ hôn hồn nhiên và giàu ý nghĩa. Cảm ơn cô bé dễ thương đã cho những “ông già Noel” làm thuê như chúng tôi một kỷ niệm thú vị trong mùa Giáng sinh.
CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH
Tôi vội vã bước vào tiệm trong mall để sắm khẩn cấp mấy món qùa giáng sinh vào phút cuối cho đứa con gái. Kinh hãi nhìn đám đông, có lẽ tôi sẽ bị kẹt trong tiệm đến muôn đời, trong khi việc phải làm còn chồng chất, văn phòng còn bao nhiêu văn kiện chưa duyệt xọng. Từ lúc nào chẳng rõ, Giáng sinh đã trở thành gánh nặng nề. Chẳng hiểu tại sao phải có cái ngày lễ phiền phức như vầy với bao nhiêu là thứ phải lo, quà cáp phải mua cho nguời này nguời kia, tôi mong có thể lăn quay ra ngủ cho qua muà Giáng Sinh như mấy chú gấu tỉnh bơ an giấc suốt mùa đông. Tôi cố lách qua đám người đông đi lại như kiến để xông vào chỗ bán đồ chơi, và tự hỏi không biết đứa con gái có thèm chơi đồ như vậy không.
Tôi duyệt qua mấy dãy hàng bán đồ chơi, và chọn đại một con búp bê nhìn cũng xinh xắn, chạy lẹ ra xếp hàng tính tiền. Tình cờ tôi nhìn thấy 1 chú bé đứng gần đó, tay mân mê một đôi hài màu đỏ thật xinh sắn dễ thương. Chú bé ôm đôi hai trên tay mặt sáng rỡ. Tôi nhìn chú bé và hơi ngạc nhiên chú bé độ 7 tuổi nhìn đôi hài mắt sáng như nhìn một mốn đồ chơi nó rất yêu thích.
Trong khi đó chú bé nói với nguời tính tiền:
– Cô có chắc là cháu thiếu tiền không? Cháu tính rồi là đủ tiền cơ mà!
Cô gái trả lời có vẻ như chịu hết nổi:
– Cháu biết là cháu không đủ tiền rồi mà còn hỏi nhiều, lôi thôi quá đi. Cháu đứng qua một bên để cô tính tiền cho nguời khác, khi nào tìm đủ tiền thì đến trả.
Tôi nhìn chú bé khuôn mặt buồn bã mình đứng nhìn đôi hài. Quan sát một lúc tôi hỏi:
– Cháu mua đôi hài cho em gái cháu hả.
– Dạ không, cháu mua cho Mẹ của cháu. Mẹ cháu bịnh rất nặng, và ba nói Mẹ sắp đi gặp Chúa Giêsu rồi. Đôi hài này Mẹ cháu thích lâu lắm rồi, cháu muốn mua cho Mẹ, để Mẹ mang đi gặp Chúa Giêsu. Mẹ sẽ đẹp lắm, sẽ vui lắm!
Nghe đến đây, tôi mới hiểu ra là Mẹ của cậu bé đang hấp hối, nhưng cậu bé còn quá nhỏ để hiểu chuyện tử biệt. Và một nỗi đau xót tràn vào hồn tôi. Chú bé nói tiếp:
– Cháu nói với ba rằng dặn mẹ đừng đi ngay, nói mẹ đợi con đi chợ về. Cháu còn thiếu vài đồng nữa mới mua đuợc đôi hài, tất cả các tiền cháu để dành lâu nay vẫn còn chưa đủ. Chú có thể giúp cháu không? Mai mốt cháu sẽ đi làm trả lại cho chú.
Nhìn chú bé tiu nghỉu cúi đầu im lặng. Tôi thò tay vào túi lấy tiền trao cho chú bé.
–Đây, cháu lấy đi trả tiền rồi lo về với Mẹ, đôi hài đẹp lắm!
Khuôn mặt chú bé chợt tươi rói và nói:
– Vâng, cảm ơn chú rất nhiều! Chúa sẽ chúc lành cho lòng tốt của chú. Mẹ cháu sẽ vui lắm khi mang đôi hài này đi gặp Chúa Giêsu.
Tôi bước ra cửa tiệm, trên đuờng lái xe về nhà tôi vẫn còn nhìn thấy khuôn mặt ngây thơ của chú bé đáng thương. Tình yêu của chú bé dành cho mẹ qúa mãnh liệt. Như một thiên thần Chúa gởi, cậu bé đã nhắc nhở tôi ý nghĩa của Giáng Sinh, mùa của yêu thương và ban tặng.
Lạy Chúa, xin cho chúng con một trái tim nhậy cảm để có thể nghe được, cảm nhận được những niềm đau nỗi khổ của những người bé nhỏ xung quanh mình, để chúng con biết chia sẻ với những người kém may mắn hơn. Đặc biệt là trong mùa Giáng Sinh này, xin cho chúng con ý thức những món quà trao nhau và khi cầm trong tay món quà của người thân, xin nhắc con nhớ đến những người nghèo khổ chưa bao giờ từng được nhận quà. Trong bận rộn mua sắm của mùa Giáng Sinh, xin cho con ý thức món quà qúy nhất con nhận được trong Mùa Giáng Sinh chính là sự sống của Ngôi Hai. Amen!
GIÁNG SINH YÊU THƯƠNG
Em không phải là người theo Chúa, em có niềm tin tuyệt đối vào Phật và những lời răn dạy của Người. Bởi vậy, Giáng sinh với em cũng như bao ngày bình thường khác, một ngày trước đó của em màu xám chứ không phải của sắc đỏ lung linh và những quả chuông ngũ sắc, thậm chí có lúc Giáng sinh trở thành hai từ xa lạ nhất trong từ điển của em.
Chỉ có điều lễ Noel hàng năm đều diễn ra dưới tiết trời lạnh se của mùa đông và từ lâu người ta mặc nhiên đã coi nó như một dịp đặc biệt để ủ ấm những yêu thương và trao nhau hẹn ước, một sự mặc định vừa có lý lại vừa vô lý. Gần một tháng trước ngày lễ đó ở ngay cả những nơi hẻo lánh nhất của phố phường đã vang lên những bản tình ca mừng Giáng sinh bất hủ, đó là điều duy nhất gợi nên trong em đôi chút cảm hoài.
Có thật nhiều Giáng Sinh đi qua em buồn tẻ và đơn điệu. Khi người ta nô nức kéo nhau ra ngoài đường, mắt trao mắt, môi trao môi, tay trong tay thì em ngồi một mình trên căn gác nghe những bản nhạc buồn, em không khóc như em vẫn vốn thế, nhưng nụ cười thì không được trọn vẹn. Em thờ ơ với những món quà Noel em được tặng và đọc những tin nhắn chúc mừng với một thái độ dửng dưng đáng ghét. Em một mình, luôn luôn một mình kể từ một mùa Giáng sinh xa lắc nào đó em không còn nhớ nữa. Em không thích ra đường để thấy mình đơn độc, em cũng chẳng biết làm gì giữa phố phường náo nức và càng không thích đi với một người mà em không cảm nhận được hơi ấm từ trái tim em dành cho họ… Ừ đấy, em cô đơn, thì sao? Mọi cái dường như đã trở thành thói quen, một thói quen em không hề muốn giữ nhưng không biết làm thế nào để thay đổi nếu như…
Nếu như anh không đến vào một ngày kịp làm trái tim em xôn xao trở lại, kịp làm cho mỗi ngày bình thường trở thành những thời khắc đặc biệt, kịp chuyển sắc xám thành những sắc màu lung linh. Và em đã được ủ ấm suốt cả một mùa đông… Hàng đêm em vẫn nghe nhạc nhưng lẫn trong những giai điệu buồn em thấy những thanh âm trong trẻo, dịu dàng cất lên. Dù vậy em vẫn chưa có khái niệm thật rõ ràng về Giáng sinh nếu như nó không gần với một ngày với em là vô cùng đặc biệt… Em đã muốn quay trở lại với phố phường nô nức đêm Giáng sinh, mình cùng nhau ngồi ở một góc quán yên ả nào đó nghe hơi thở hòa quyện trong nhau lẫn giữa hương thơm của trời đất.
Nhưng giáng sinh năm nay em và anh xa nhau cả nữa vòng trái đất… Nhưng em chưa bao giờ thấy một mình của em lại có ý nghĩa đến vậy. Chưa bao giờ một mình lại không đơn độc như vậy! Em thức dậy bằng niềm tin mỗi sáng, một niềm tin tuyệt đối như niềm tin vào tôn giáo của em, em đi ngủ bằng nỗi nhớ trong lành….
Khi gặp anh em biết mình cảm nhận được hạnh phúc là có thực, và vì cuộc sống anh vẫn ở rất xa nhưng em vẫn thấy hạnh phúc và niềm vui đang hiện hữu xung quanh, không phải là một giấc mơ. Không còn mơ hồ nữa, không còn là những Giáng sinh buồn tẻ và đơn độc nữa…
Và em muốn nói với anh rằng: HAPPY BIRTHDAY n’ MERRY X-MAS TO YOU. Hãy mãi là chỗ dựa vững chãi cho em anh nhé!
Ngoài kia, bài hát Jingle Bell vang lên như một tiếng chuông ngân dài dịu dàng và ấm áp:
… Jingle bell, jingle bell, jingle all on the way
Oh what fun it is to ride in a one-horse open sleigh…
QUÀ GIÁNG SINH
Một đồng tám mươi bảy xu ,đúng như vậy.Hàng ngày, cô cố gắng tiêu thật ít tiền khi đi chợ. Cô đi loanh quanh tìm mua thứ thịt và rau rẻ nhất cho bữa ăn hàng ngày,ngay cả lúc cảm thấy hết sức mệt mỏi cô vẫn cố tìm kiếm. Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đó.
Della đếm lại số tiền ít ỏi một lần nữa.Không hề có sự nhằm lẫn,chỉ có một đồng tám mươi bảy xu ,và ngày mai sẽ là lễ giáng sinh.
Cô sẽ không thể làm gì hơn, chỉ còn cách ngồi xuống và khóc mà thôi.ở đó, trong một căn phòng nhỏ, tồi tàn, cô đang nức nở.
Della sống trong căn phòng nhỏ nghèo nàn này với chồng của cô, James Dillingham Young, ở thành phố NEW YORK.
Họ có một phòng ngủ, một phòng tắm và một nhà bếp. James Dillingham Young may mắn hơn cô vì anh ấy có việc làm. Tuy vậy đó không phải là một công việc kiếm được nhiều tiền. Tiền thuê căn phòng này chiếm gần hết lương của anh ấy. Della đã cố gắng rất nhiều để tìm một công việc nhưng vận may đã không mỉm cười với cô. Tuy nhiên, cô rất hạnh phúc khi ôm ‘Jim’, James Dillingham Young, trong tay mỗi khi anh trở về.
Della đã ngừng khóc.Cô lau khô mặt rồi đứng nhìn một chú mèo xám trên bức tường đồng màu với nó bên cạnh con đường tối ngoài cửa sổ.
Ngày mai là Noel và cô chỉ còn một đồng tám mươi bảy xu để mua cho Jim, Jim của cô, một món qùa.Cô muốn mua một món quà thật sự có ý nghĩa ,một thứ có thể biểu hiện được tất cả tình yêu cô dành cho anh.
Della chợt xoay người chạy đến bên chiếc gương treo trên tuờng. Mắt cô sáng lên.
Cho đến bây giờ, gia đình James Dillingham Young chỉ có hai vật quí giá nhất.Một thứ là chiếc đồng hồ vàng của Jim. Chiếc đồng hồ này trước đây thuộc sở hữu của cha anh ta và trước nữa là ông nội anh ta. Thứ còn lại là mái tóc của Della.
Della thả nhanh mái tóc dài óng mượt xuống lưng. Thật tuyệt đẹp, không khác nào như một chiếc áo khoác đang choàng qua người cô. Della cuộn tóc lên lại.Cô đứng lặng đi rồi thút thít một lát.
Della buớc chậm rãi qua các cửa hàng dọc hai bên đường rồi dừng lại trước bảng hiệu ‘Madame Eloise’.Tiếp cô là một phụ nữ mập mạp,bà ta chẳng có một chút vẻ ‘Eloise’ nào cả.
Della cất tiếng hỏi: ‘bà mua tóc tôi không?’
‘Tôi chuyên mua tóc mà’, bà ta đáp và bảo: ‘hãy bỏ nón ra cho tôi xem tóc của cô đi’
Suối tóc nâu đẹp tụyệt vời buông xuống.
‘Hai mươi đồng’ bà ta định giá, bàn tay nâng niu mái tóc óng ả.
‘Hãy cắt nhanh đi! và đưa tiền cho tôi’ Della nói.
Hai giờ tiếp theo trôi qua nhanh chóng. Cô tìm mua quà cho Jim trong các cửa hiệu trong niềm vui khôn tả. Cuối cùng cô cũng chọn được một thứ.Đó là môt sợi dây đồng hồ bằng vàng. Jim rất quí chiếc đồng hồ của mình nhưng rất tiếc là nó không có dây. Khi Della trông thấy sợi dây này cô biết rằng nó phải là của anh và cô phải mua nó.
Cô trả hai mươi mốt đồng để mua và vội vã trở về nhà với tám mươi bảy xu còn lại.
Đến nhà, Della ngắm mái tóc cực ngắn của mình trong gương và nghĩ thầm: ‘mình có thể làm gì với nó đây?’. Nửa giờ tiếp theo cô nhanh chóng chuẩn bị mọi thứ. Xong Della lại ngắm nghía mình trong gương lần nữa. Tóc của cô bây giờ tòan những sợi quăn quăn khắp đầu. ‘Chúa ơi, mình trông như một con bé nữ sinh ấy!’. Cô tự nhủ :’Jim sẽ nói gì khi thấy mình như thế này?’
Bảy giờ tối, bữa ăn đuợc chuẩn bị gần xong. Della hồi hộp chờ đợi, hy vọng rằng mình vẫn còn xinh đẹp trong mắt Jim.
Thế rồi cửa mở, Jim bước vào. Anh ấy trông rất gầy và cần có một cát áo khoác mới.Jim nhìn chằm chằm vào Della. Cô không thể hiểu được anh đang nghĩ gì, cô sợ. Anh ta không giận dữ, cũng chẳng ngạc nhiên.Anh đứng đó, nhìn cô với ánh mắt kỳ lạ. Della chạy đến bên Jim òa khóc: ‘Đừng nhìn em như thế ,anh yêu. Em bán tóc chỉ để mua cho anh một món quà. Tóc sẽ dài ra mà. Em phải bán nó thôi, Jim à. Hãy nói ‘giáng sinh vui vẻ’, em có một món quà rất hay cho anh này!’
‘Em đã cắt mất tóc rồi à?’ Jim hỏi
‘Đúng thế, em đã cắt và bán rồi, vì vậy mà anh không còn yêu em nữa ư? em vẫn là em mà!’ Della nói.
Jim nhìn quanh rồi hỏi lại như một kẻ ngớ ngẩn: ’em nói là em đã bán tóc à?’
‘Đúng, em đã nói vậy, vì em yêu anh! Chúng ta có thể ăn tối được chưa, Jim?’
Chợt Jim vòng tay ôm lấy Della và rút từ túi áo ra một vật gì đấy đặt lên bàn. Anh nói: ‘anh yêu em, Della, dù cho tóc em ngắn hay dài. Hãy mở cái này ra em, sẽ hiểu tại sao khi nãy anh sững sờ đến vậy.’
Della xé bỏ lớp giấy bọc ngoài và kêu lên sung suớng, liền sau đó những giọt nước mắt hạnh phúc rơi xuống.Trong đó là một bộ kẹp tóc, những chiếc kẹp dành cho mái tóc óng ả của Della. Cô đã mơ ước có đuợc nó khi trông thấy lần đầu tiên qua cửa kính một gian hàng. Những cái kẹp rất đẹp và rất đắt tiền. Bây giờ chúng đã thuộc về cô nhưng tóc cô thì không còn đủ dài để kẹp nữa!
Della nâng niu món quà ,mắt tràn đầy hạnh phúc. ‘Tóc em sẽ chóng dài ra thôi Jim’, nói xong cô chợt nhớ đến dây đồng hồ vàng định tặng cho Jim và chạy đi lấy.
‘Đẹp không anh? em đã tìm kiếm khắp nơi đấy, giờ thì anh sẽ phải thích thú nhìn ngắm nó hàng trăm lần mỗi ngày thôi. Nhanh lên, đưa nó cho em, Jim, hãy nhìn nó với sợi dây mới này’
Nhưng Jim không làm theo lời Della.Anh ngồi xuống vòng tay ra sau đầu mỉm cuời nói:’Della,hãy cất những món quà này đi. Chúng thật đáng yêu.Em biết không, anh đã bán chiếc đồng hồ để mua kẹp cho em. Giờ thì chúng ta có thể bắt đầu bữa tối được rồi em yêu’
…đó là một câu chuyện cảm động về tình yêu của hai bạn trẻ đã hết lòng yêu nhau.
CÂU CHUYỆN ĐÊM GIÁNG SINH CẢM ĐỘNG…….!!!
Như thường lệ,mỗi mùa giáng sinh, tôi đều nhận được quà từ anh trai của tôi. Giáng sinh năm ấy tôi cảm thấy vui nhất không phải chỉ vì món quà anh tôi tặng-một chiếc xe hơi mà vì tôi đã học được một bài học rất thú vị vào cái đêm đông lạnh lẽo ấy…
Đã 7 giờ tối, mọi người trong công ty đã ra về gần hết, tôi cũng đang đi đến gara để lấy xe và về nhà ăn Giáng sinh.
Có một cậu bé, ăn mặc rách rưới, trông như một đứa trẻ lang thang, đang đi vòng quanh chiếc xe tôi, vẻ mặt cậu như rất thích thú chiếc xe. Rồi cậu chợt cất tiếng khi thấy tôi đến gần, “Đây là xe của cô ạ?”. Tôi khẽ gật đầu, “Đó là quà Giáng sinh anh cô tặng cho.” Cậu bé nhìn tôi tỏ vẻ sửng sốt khi tôi vừa dứt lời. “Ý cô là…anh trai cô tặng chiếc xe này mà cô không phải trả bất cứ cái gì?” “Ôi! Cháu ước gì…”. Cậu bé vẫn ngập ngừng.
Tất nhiên tôi biết cậu bé muốn nói điều gì tiếp theo. Cậu muốn có được một người anh như vậy. Tôi chăm chú nhìn cậu bé, tỏ vẻ sẵn sàng lắng nghe lời nói của cậu. Thế nhưng cậu vẫn cúi gằm mặt xuống đất, bàn chân di di trên mặt đất một cách vô thức. “Cháu ước…”, cậu bé tiếp tục “…cháu có thể trở thành một người anh trai giống như vậy”. Tôi nhìn cậu bé, ngạc nhiên với lời nói vừa rồi. Bỗng nhiên tôi đề nghị cậu bé, “Cháu nghĩ saonếu chúng ta đi một vòng quanh thành phố bằng chiếc xe này?”. Như sợ tôi đổi ý, cậu bé nhanh nhảu trả lời: “Cháu thích lắm ạ!”
Sau chuyến đi, cậu bé hỏi tôi với ánh mắt sáng ngời đầy hy vọng, “Cô có thể lái xe đến trước nhà cháu không?”. Tôi cười và gật đầu. Tôi nghĩ mình biết cậu bé muốn gì. Cậu muốn cho những người hàng xóm thấy cậu đã về nhà trên chiếc xe to như thế nào. Thế nhưng tôi đã lầm…”Cô chỉ cần dừng lại ở đây, và có phiền không nếu cháu xin cô đợi cháu một lát thôi ạ…”
Nói rồi cậu bé chạy nhanh vào con hẻm sâu hun hút, tối om, tưởng chừng như chẳng có ai có thể sống trong ấy. Ít phút sau tôi nghe thấy cậu bé quay lại qua tiếng bước chân, nhưng hình như lần này cậu không chạy như lúc nãy mà đi rất chậm. Và đi theo cậu là một cô bé nhỏ nhắn, mà tôi nghĩ đó là em cậu, cô bé với đôi bàn chân bị tật. Cậu bé đẩy chiếc xe lăn em cậu đang ngồi, một chiếc xe cũ kĩ, xuống những bậc tam cấp một cách rất cẩn thận, và dừng lại cạnh chiếc xe của tôi.
“Cô ấy đây, người mà lúc nãy anh đã nói với em đấy. Anh trai cô ấy đã tặng một chiếc xe hơi cho cô nhân dịp Giáng sinh mà cô chẳng phải tốn lấy một đồng. Và một ngày nào đấy anh cũng sẽ tặng em một món quà giống như vậy. Hãy nghĩ xem, em có thể tận mắt thấy những món quà, những cảnh vật ngoài đường phố trong đêm Giáng sinh, và anh sẽ không phải cố gắng miêu tả nó cho em nghe nữa!”.
Tôi không thể cầm được nước mắt, và tôi đã bước ra khỏi xe, đặt cô bé đáng thương ấy lên xe. Ánh mắt cô bé nhìn tôi đầy vẻ cảm phục và thân thiện.
Ba chúng tôi lại bắt đầu một chuyến đi vòng quanh thành phố, một chuyến đi thật ý nghĩa và tôi zẽ không bao giờ quên, khi những bông tuyết lạnh giá của đêm Giáng sinh bắt đầu rơi.
Và cũng trong đêm Giáng sinh ấy, tôi đã hiểu được sâu sắc ý nghĩa một câu nói của chúa Giê-su: “Không gì tốt đẹp hơn việc làm cho người khác hạnh phúc.”
NỤ HÔN CỦA ÔNG GIÀ NOEL LÀM THUÊ
TT – Câu chuyện xảy ra đã hơn năm năm nhưng tôi vẫn nhớ như in món quà mà một cô bé đã tặng tôi mùa đông năm ấy, một mùa Giáng sinh lạnh lẽo nhưng ấm áp tình người.
Tháng mười hai, trời ở miền Bắc mưa rả rích kèm theo cái lạnh như cứa vào da thịt. Khoảng không gian chật hẹp của căn gác nhỏ không làm dịu được nỗi buồn và cảm giác nhớ nhà. Noel này cả lớp tôi lại lên kế hoạch đi chơi nhưng giờ mẹ vẫn chưa gửi tiền. Chắc mùa này quê mình lại bão lụt nhiều nên gia đình không thu hoạch được gì.
Sáng qua, mấy đứa cùng xóm trọ mách nhau chuyện làm thêm cho các tổ chức từ thiện. Mấy đứa rủ nhau đi kiếm việc. Công việc không nặng lắm nhưng khá mất thời gian bởi tôi và Hải vào vai hai ông già Noel. Chúng tôi xuất phát từ nhà lúc sáu giờ tối và về cũng phải sau nửa khuya. Có hôm làm ở trung tâm bảo trợ trẻ em nghèo, có hôm làm ở hội người tàn tật, cũng có khi là các trại mồ côi.
Những ngày cận kề Giáng sinh chúng tôi lại càng phải đi nhiều. Hôm đứng ở cổng trường tiểu học vùng ven ngoại thành, trời đã khuya lắm rồi nhưng có một cô bé vẫn chưa về. Bé nhìn tôi chằm chằm nhưng không dám tiến lại gần. Tôi đến cạnh bé, hỏi nhỏ: “Cháu sao vậy?”. Bé cười, đôi mắt vẫn còn nhiều niềm vui: “Ông già Noel ơi, có phải đứa trẻ nào học giỏi mới nhận được quà? Sáng nay cháu bị điểm kém môn toán, cháu sợ không có quà”. Tôi cười nhẹ: “Không đâu, ông cho tất cả. Nhưng nếu cháu nào ngoan thì ông sẽ vui hơn”. Bé ngạc nhiên, nhìn sang tôi, nhìn cả Hải: “Vậy là cháu đã làm hai ông buồn rồi à?”.
Bé khóc, những giọt nước mắt nóng hổi rớt đầy trên tay tôi. Hình như trong suốt buổi tối qua, vì quá mệt nhọc mà chúng tôi quên mất nở nụ cười với nhiều đứa trẻ, trong đó có bé. “Thôi, cháu nín đi. Hai ông già này không buồn đâu, nhưng cháu phải cố gắng hơn nhé”. Bé cười, đôi mắt vẫn còn ngân ngấn nước: “Vậy đi phát quà cho trẻ em, hai ông có nhận được quà của ai không?”. Hải bước tới: “Không, hai ông chỉ đem quà và giúp các cháu thực hiện ước mơ thôi. Là ông già Noel rồi thì cần gì nữa”.
Bé đi lại gần tôi, gần Hải: “Cháu tặng hai ông nhé”, rồi hôn nhẹ nhàng lên má của chúng tôi. Hai đứa ngớ người ra nhưng vẫn không quên nở nụ cười với bé trước khi bé đi mất. Cảm giác ấm áp lan tỏa trên má tôi, rồi cả người. Một chút vị ngọt ngào xen lẫn niềm thích thú. Tôi chợt nghĩ chưa bao giờ mình ước cho bản thân một món quà gì đó. Hình như tuổi thơ của tôi đã qua và chuyện ông già Noel đã chìm vào quá khứ lâu lắm rồi.
CON YÊU MẸ
Người mẹ mệt mỏi trở về từ cửa hàng sau một ngày làm việc dài đăng đẵng, kéo lê túi hàng trên sàn bếp. Đang chờ bà là đứa con trai tên David lên 8 tuổi, đang lo lắng kể lại những gì mà em nó đã làm ở nhà: “… lúc con đang chơi ngoài sân còn bố đang gọi điện thoại thì Tom lấy bút chì màu viết lên tường, lên chính tờ giấy dán tường mới mà mẹ dán trong phòng làm việc ấy! Con đã nói với nó là mẹ sẽ bực mình mà!”.
Người mẹ than thở rồi nhướng lông mày: “Bây giờ nó đâu?”. Thế rồi bà bỏ hết hàng ở đó, sải bước vào phòng của đứa con trai nhỏ, nơi nó đang trốn. Bà gọi cả tên họ của đứa bé, mà ở các nước phương Tây, khi gọi cả tên lẫn họ như thế này là thường thể hiện sự tức giận. Khi bà bước vào phòng, đứa bé run lên vì sợ, nó biết sắp có chuyện gì ghê gớm lắm. Trong 10 phút, người mẹ nguyền rủa con, là bà đã phải tiết kiệm thế nào và tờ giấy dán tường đắt ra sao! Sau khi rên rỉ về những việc phải làm để sửa lại tờ giấy, người mẹ kết tội đứa con là thiếu quan tâm đến người khác. Càng mắng mỏ con, bà càng thấy bực mình, cuối cùng bà ra khỏi phòng con, cảm thấy cáu đến phát điên!
Người mẹ chạy vào phòng làm việc để xác minh nỗi lo lắng của mình. Nhưng khi nhìn bức tường, đôi mắt bà tràn ngập nước mắt. Những gì bà đọc được như một mũi tên xuyên qua tâm hồn người mẹ. Dòng chữ viết: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trái tim!
Và giờ đây bao thời gian trôi qua, tờ giấy dán tường vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: Hãy bỏ một chút thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường!
TÔNG ĐỒ TRONG GIA ĐÌNH
Gia đình em Cécilia cư ngụ ở mạn Bắc Ý, trong một xóm lao động nghèo nàn. Từ sáng sớm, ba em là một công nhân phải đến sở làm việc và mãi tới 8,9 giờ tối mới về tới nhà. Vì thế, chẳng mấy khi Cécilia gặp được ba. Còn mẹ thì lo việc nội trợ và làm việc phụ để kiếm chút ít thêm vô ngân quỹ gia đình. Bà rất bác ái, đạo đức. Tuy kinh tế của gia đình chẳng sung túc gì nhưng có gì bà đều san sẻ ngay cho lối xóm. Ai đau ốm, bà biếu thuốc men, áo quần kẻ rách rưới, bà bỏ giờ khâu vá hộ, nhà nào có nhu cầu bà đem hết khả năng giúp đỡ. Cả làng xóm ai cũng quý mến bà, tấm tắc khen bà là người hiền lành phúc hậu.
Em bé Cécilia mới được 6 tuổi đầu mà đi học cấp 1, em rất hãnh diện về mẹ và cảm thấy mình sống trong một gia đình hạnh phúc được mẹ yêu quý mến thương.
Từ hai năm nay ở trường học của giáo xứ, em Cécilia được huấn luyện sống Lời Chúa, nhìn thấy Chúa Giêsu bị bỏ rơi trong những người bị áp bức, đau khổ. Em rất ngoan và thường hay chía sẻ kinh nghiệm sống với các bạn.
Một hôm thật bất ngờ như gáo nước lạnh tạt vào mặt một đứa bạn nói “Này Cécilia mẹ mày thực tốt nhưng khốn khổ vô cùng”
– Sao thế?
-Mày đừng tưởng gia đình mày hạnh phúc, vì bố mày đêm nào về đến nhà cũng say sưa be bét. Ông đánh đập chửi mắng mẹ mày, hàng xóm nhà nào cũng nghe mày không tin thì cứ rình thử xem!
Câu nói đó như sét đánh vào tai Cécilía …bao nhiêu giấc mơ xinh đẹp về gia đình phút chốc tan tành sụp đổ. Tất cả hãnh diện trở thành tủi nhục. Quá xấu hổ với bạn, Cécilia đành cúi mặt làm thinh.
Tối hôm ấy, mẹ Cécilía cho em ăn cơm sớm để em có thời giờ học bài, rồi bà đưa em lên gác. Xong kinh tối, bà ôm hôn con, đắp chăn cho con rồi nhè nhẹ xuống nhà làm việc đợi chồng về ăn cơm cùng một thể.
Nhưng đêm hôm ấy Cécilia chẳng tài nào ngủ được, em quyết không ngủ để xem câu chuyện các bạn nói hồi chiều có đúng không. Em cứ trằn trọc thao thức cho đến khi tiếng chuông gọi cửa vang lên. Cécilia nghe rõ tiếng mẹ ra mở cửa. Vứt chăn cách mau lẹ, em rón rén bước nhẹ từng bước đi xuống thang gác, nép kỹ sau bức màn và hồi hộp theo dõi…
Một cảnh tượng hãi hùng đang diễn ra trước mặt Cécilia: ba em đầu bù tóc rối, hơi thở rặc toàn mùi rượu. Ông ném mạnh mũ và áo xống xuống nền nhà, bà mẹ dịu dàng thu nhặt cất vào tủ, vui vẻ dọn bàn mời chồng ăn tối. Đôi mắt ông đỏ ngầu, ông trợn trừng nhìn bà rồi chê tới chê lui, rồi tuôn ra hằng loạt lời mắng chửi như điên. Bà mẹ cúi mặt làm thinh, vừa ăn vừa khóc. Lát sau, ông lùa nguyên cả mâm cơm xuống nền nhà, chén bát vỡ tan tành, đồ ăn chảy lênh láng ….Cũng chưa vừa ý, ông còn tặng vợ những cú đá tàn nhẫn …
Sau bức màn, Cécilia chết lịm. Em thầm thì “Thôi đúng rồi, tụi bạn đâu có nói oan….cả lối xóm đều biết cả ….nhục nhã quá!”
Gượng mình đứng dậy , Cécilia rón rén lên gác.
Hôm sau bi kịch ấy lại tái diễn trước mắt Cécilia …Tuy thế sáng nào Cécilia thấy mẹ cũng vui tươi, nén lòng lao vào công việc phục vụ đàn con nhỏ. Riêng Cécilia thì tâm thần bấn loạn lòng đã đau xót. Em suy nghĩ, cầu nguyện, nhớ lại lời Chúa và thương mến mẹ vô cùng, thấy bà tuy đau khổ vì chồng nhưng vẫn một mực thương yêu trọng kính. Chúa Giêsu đang bị bỏ rơi trong ba trong mẹ, Cécilia xác tín được điều đó. Em băn khoăn suy nghĩ hoài, nhưng chẳng biết làm sao. Cuối cùng Chúa soi sáng cho em một diệu kế rất hay.
Từ đó tối nào Cécilia cũng nằm thức đợi ba về. Vừa nghe tiếng chuông, em liền ra cổng đón ba, cất áo mũ cho ba. Vừa kéo ghế cho ba ngồi, em quay sang giúp mẹ dọn bàn. Trong suốt bữa ăn, em cứ ngồi kế bên ba, ríu rít kể những chuyện vui ở trường, hỏi thăm ba công việc ở sở . Thoạt đầu ba em rất lấy làm lạ, càu nhàu khó chịu, nhưng dần dần cũng đành chịu thua con, thấy trong lòng cũng vui vui…Nhiều lúc Cécilia đứng giữa nhà hát cho ba nghe các bài hát ở trường em, ông thích thú lắm. Bầu khí gia đình ngày càng nhẹ nhàng, dễ chịu. Mỗi lần ông bảo: “Cécilia đi ngủ đi, để sớm mai còn dậy sớm đến trường”. Cécilia đều nũng nịu: “Con thương ba nhọc mệt suốt ngày con muốn ngồi mãi với ba”. Tuy vẫn còn ngà ngà say ông cũng lấy làm cảm động vì câu nói đơn sơ của con, đoạn choàng tay ôm hôn con một cách âu yếm.
Ba tháng trôi qua, bi kịch ngày xưa đã lui vào dĩ vãng. Một hôm như thường lệ, ba Cécilia bảo: “Đi ngủ đi, mai còn dậy sớm đến trường mà con!” Cécilia âu yếm ôm choàng lấy ba và nói: “Ba ơi, ba biết tại sao con không đi ngủ không?”- “Ba chẳng biết. Con thức vớ vẩn làm chi cho hại sức khỏe”- “Không đâu ba ạ, Nếu ba má thương con, ba má cho phép con nói nhé. Mà đừng mắng con” – “Ừ ,nói đi ba má nghe thử”.
Cécilia đánh bạo thuật lại cách đơn sơ em đã xúc động và tủi nhục làm sao trước câu nói của bạn bè và hằng đêm sau bức màn che em đã chứng kiến tất cả…Cécilia thú thực là em thương ba má lắm. Em thấy Chúa Giêsu bị bỏ rơi trong ba trong má, vì thế em muốn mang Chúa đến cho ba má, yêu thương người đang bị bỏ rơi trong ba má …
Càng nghe, hai ông bà càng cảm xúc, họ mừng mừng tủi tủi, không ngờ con bé khôn ngoan đạo đức như vậy. Ba má Cécilia ôm siết lấy con nghẹn ngào nhìn nhau… Lát sau ba Cécilia mới thốt lên lời: “Từ nay con phải đi ngủ sớm nghe không? Ba hứa với con: ba má sẽ hòa thuận, thương yêu nhau. Ba má cũng sẽ tìm hiểu và sống lời Chúa như con. Ba má thương yêu con lắm!”
Phương tiện độc nhất để biến đổi tâm hồn bạn mình là chấp nhận bạn như thuở ban đầu, vì được yêu thương là điều kiện cần thiết để biến đổi
Chúa đã cho con một người bạn thân yêu và những đứa con xinh xắn, trong sáng để nâng đỡ nhau nên thánh, con đã làm gì?
ÔNG KHỔNG LỒ VÀ EM BÉ TÍ HON
Ngày xửa ngày xưa, có một ông khổng lồ. Ông có một tòa nhà lớn bao quanh là một khu vườn rộng với cỏ hoa bốn mùa tươi tốt. Đặc biệt là những cây đào mùa xuân hoa nở trắng, mùa thu trái chín hồng. Từng đàn chim nhỏ tíu tít bay về líu lo những khúc hát thanh bình. Cứ mỗi chiều tan học, các em nhỏ lại rủ nhau đến khu vườn để vui đùa, tung tăng chạy nhảy.
Thế rồi một hôm, ông khổng lồ có việc phải đi vắng lâu, khi về, ông bắt gặp lũ trẻ nghịch ngợm đu mình trên cành đào ở giữa vườn làm gãy mất một cành có nhiều nụ nhất. Tiếc quá, ông nổi giận hét lên một tiếng kinh khủng, làm các em hoảng sợ bỏ chạy. Ông lại tự tay xây một bức tường cao vây cả khu vườn lại, bên ngoài ông viết thêm mấy chữ thật to: CẤM VÀO ! Từ đó, các em nhỏ không còn dám bén mảng đến chơi ở khu vườn xinh đẹp ấy nữa…
Mùa thu, mùa đông, rồi mùa xuân nối gót, khắp nơi trăm hoa đua nở, chim hót líu lo, chỉ trừ có cảnh vườn ở đây là mùa đông vẫn ngự trị, dứt khoát không chịu ra đi. Thiếu những bóng dáng dễ thương, thiếu tiếng nói cười, thiếu cả những bước chân tung tăng của các trẻ thơ, hoa đào đã không chịu nở, đàn chim đã không chịu bay về.
Bên khuôn cửa sổ, ông khổng lồ ngồi co ro nhìn ra khu vườn giá lạnh hoang vắng, ông chép miệng: “Sao mùa xuân lại không thấy đến đây nhỉ ?” Quả thật, mùa xuân đã không đến, mùa hè cũng đi vắng, và mùa thu thì chỉ chịu đến thăm các vùng quanh đây. Ở đó, trái cây đã chín mọng đỏ, còn nơi đây thì cành đào vẫn tuyết trắng trơ trụi !
Một buổi sáng, bỗng ông khổng lồ giật mình thức giấc vì có tiếng chim hót vui tươi bên cửa sổ khiến ông lặng cả người. Lâu lắm rồi, ông đã không còn được nghe những khúc hát của loài chim. Ồ, mà hình như đâu đây lại còn có một mùi hương xuân thơm ngát. Ông bất giác nhìn ra vườn. Ô kìa, từ một lõ nhỏ vỡ ra ở chân tường, từng em nhỏ đang chui vào khu vườn, mắt lấm lét đề phòng. Thế rồi, yên tâm rằng ông khổng lồ không có mặt, chúng bắt đầu trèo lên ngồi vắt vẻo trên các cành đào, làm cho tuyết rơi xuống từng mảng lớn…
Thật không ngờ, những chồi non liền nhú ra, nụ liền nở hoa, hoa liền kết trái, tất cả đều nhanh như một phép lạ thần kỳ. Ở một góc vườn, lại có một em bé tí hon đang cố nhón chân trèo lên một cành đào thấp nhất mãi mà không được, cậu đành đứng khóc thút thít một mình. Lòng ông khổng lồ bấy lâu nay đã khép kín giá lạnh như băng tuyết, giờ đây, trước cảnh vật rộn ràng, và nhất là trước hình dáng bé nhỏ dễ thương ấy, tâm hồn ông như ấm lại và mở toang bao dung. Ông đã hiểu vì sao mùa xuân chẳng chịu đến thăm khu vườn của ông.
Vừa ân hận vừa sung sướng, ông khổng lồ mở bung cửa nhà, chạy ào ra vườn làm cho lũ trẻ kinh hoàng ù té chạy nấp vào các gốc cây, hồi hộp chờ đợi một cơn thịnh nộ. Tức thì, mùa đông quay trở lại ngay, tuyết gió lại vi vu, các bông hoa và chồi non co mình lại. Chỉ riêng có em bé tí hon ở giữa vườn là vẫn đứng đó, mắt nhòa lệ vì tủi thân.
Ông khổng lồ nhẹ bước tới, bế xốc em bé rồi nhẹ nhàng nâng cho em ngồi vắt vẻo lên một cành đào. Tức thì hoa lại nở rộ, chim lại hót vang. Em bé sung sướng vòng đôi tay nhỏ bé ôm lấy khuôn mặt ông khổng lồ ngang tầm mặt của em mà hôn nhẹ lên đôi má già nua đang ràn rụa nước mắt vì xúc động. Các em bé chung quanh thấy vậy thì lại rủ nhau ùa đến, mang theo của mùa xuân vui tươi rộn rã…
Ông khổng lồ giang rộng tay, dịu dàng tuyên bố: “Các cháu ơi, từ nay khu vườn này sẽ là của các cháu mãi mãi !” Bức tường cao bị chính tay ông phá đổ trong phút chốc. Mọi người qua lại đều ngạc nhiên khi thấy một ông khổng lồ đang đùa vui hồn nhiên với một bầy trẻ tí hon ngay giữa khu vườn có hoa đào nở ra trắng xóa…
Từ đó, chiều nào các em học xong ở trường, cũng vội chạy a đến vây quanh ông khổng lồ vui tính. Chợt một hôm, ông chú ý hỏi thăm lũ trẻ về em bé mà ông đã bồng lên dạo nọ, các em đều trả lời không biết, mà cũng chẳng thấy em đến chơi một lần nào nữa…
Năm tháng dần trôi qua, em bé tí hon dễ thương ấy vẫn bặt tăm, còn ông khổng lồ thì già hẳn đi, râu tóc bạc phơ. Khi ngồi kể truyện cổ tích cho lũ trẻ, ông vẫn không quên nhắc tới cậu bé lạ lùng nọ…
Thế rồi, vào một buổi sáng cuối đông, ông khổng lồ lại ngồi nhìn xem cảnh khu vườn qua khung cửa sổ. Bỗng, ông mở to đôi mắt ngạc nhiên, vì ở chính giữa vườn, riêng mình cây đào đã sớm nở hoa xanh lá một cách kỳ diệu. Và ông đã trông thấy em bé tí hon mà ông hằng thương nhớ đang đứng dưới gốc cây, cố vói lên cành đào thấp nhất y như năm nào.
Ông khổng lồ mừng rỡ đến bật khóc, quên cả tuổi già, chạy vội ra, bế xốc em lên. Bỗng, ông cũng chợt nhìn thấy nơi lòng đôi bàn tay nhỏ nhắn của em có hai vết thương tròn còn rươi rướm máu, lại còn hai vết thương ở hai bàn chân tí hon của em nữa ! Bàn tay ông đang đỡ lấy bên hông em cũng thấy máu thắm đang nhỏ ra từng giọt, từng giọt. Ông vừa giận dữ vừa xót xa kêu lên: “Sao lại thế này ? Ai đã làm cho cháu bé của ta bị thương như thế này ? Ai ? Ai vậy cháu ? Nói mau cho ông biết đi !”
Em bé nhìn vào đôi mắt trợn to của ông khổng lồ một lúc rồi dịu dàng nói: “Ông ơi, đó chính là những VẾT THƯƠNG DO TÌNH YÊU đã gây nên ông ạ !” Ông khổng lồ vụng về quỳ gối xuống tròn xoe mắt hỏi em: “Cháu bé ơi, thế cháu là Ai vậy ?” Em bé không đáp, chỉ mỉm cười hiền hòa.
Mãi một lúc sau, em mới thỏ thẻ: “Ông ơi, ông cho phép cháu được chơi trong khu vườn của ông một lần này nữa thôi nhé. Ngày mai, cháu đã phải về Nhà của Cha cháu. Ở Nhà cháu cũng có một khu vườn đẹp lắm. Có dịp, cháu sẽ mời ông lên chơi Nhà cháu để đáp lễ. Cháu tin rằng ông sẽ thấy hạnh phúc, và ông sẽ ở lại mãi mãi trong khu vườn Nhà cháu. Ông nhận lời mời của cháu, ông nhé !”
Và buổi chiều hôm sau, khi mùa đông vừa kịp nhường bước cho xuân đến, khi tan học về, các em nhỏ lại ghé chơi khu vườn như thường lệ thì thấy ông khổng lồ đã ngủ yên nghỉ vĩnh viễn ngay dưới gốc cây đào. Đôi môi ông tươi thắm một nụ cười như đang say ngủ trong một giấc mơ tuyệt vời. Hoa đào nở sớm đã rụng xuống phủ lên trên thân mình ông và cả một vùng chung quanh trắng xóa…
57 XU
Một cô bé đang đứng thổn thức bên cạnh một nhà thờ nhỏ sau khi đã chạy vòng vòng mà không vào được bên trong vì “nhà thờ chật cứng”.
“Con không vào được lớp học Chủ Nhật” (Sunday School: lớp học mà nhà thờ thường mở vào ngày chủ nhật để dạy giáo lý và chữ cho trẻ em là chính nhà thờ), cô bé nức nở nói với vị linh mục vừa đi tới. Nhìn bộ dạng tiều tụy, nhếch nhác của cô bé, vị linh mục hiểu ngay ra nguyên do, và cầm tay cô bé dẫn vào trong, tìm cho cô một chỗ trong lớp học.
Đêm hôm đó, cô bé lên giường ngủ mà đầu chỉ nghĩ tới những đứa trẻ không có chỗ để thể hiện lòng tôn kính đối với Chúa. Khoảng 2 năm sau đó, cô bé đã chết trong một chung cư tồi tàn. Cha mẹ của cô bé gọi điện cho vị linh mục – người đã trở nên rất thân thiết với cô bé, đến để chủ trì buổi lễ tang.
Khi di chuyển thi hài của cô bé nghèo, người ta đã tìm thấy một chiếc ví rách nát và bẩn thỉu tựa như được moi ra từ đống rác, trong đó có 57 xu và một tờ giấy xé nham nhở viết trên đó vài dòng chữ nghoệch ngoạc của đứa trẻ: “Để giúp đỡ xây dựng một nhà thờ lớn hơn cho nhiều đứa trẻ có thể đến Lớp học ngày Chủ nhật”. Đó là kết quả trong 2 năm trời dành dụm với cả tấm lòng hy sinh không chút vụ lợi của cô bé. Khi đọc những dòng chữ này, vị linh mục đã không thể cầm được nước mắt.
Mang theo mảnh giấy và chiếc ví rách nát trong những buổi lễ, vị linh mục kể cho mọi người câu chuyện về tấm lòng hy sinh cao cả của đứa bé. Ông đã bỏ ra rất nhiều công sức để kêu gọi, quyên góp tiền xây dựng một nhà thờ rộng hơn. Nhưng câu chuyện này không chỉ dừng lại ở đó.
Một tờ báo có uy tín đăng câu chuyện về cô bé, và có một nhà kinh doanh bất động sản đã đọc được nó. Ông ta đề nghị nhượng bán cho nhà thờ một mảnh đất rộng, mà giá trị hồi đó lên tới nhiều ngàn đô la, với giá chỉ có… 57 xu. Các tín đồ đã tổ chức một đợt quyên góp quy mô rộng và lớn chưa từng có, chỉ chưa đầy 5 năm số tiền đã lên tới 250.000 đô la – một số tiền rất lớn thời bấy giờ (cách đây gần một thế kỷ). Tấm lòng nhân hậu cao cả của cô bé đã được đền đáp một cách xứng đáng.
Nếu có dịp qua thành phố Philadelphia, mời bạn ghé thăm Nhà thờ Temple Baptist (Nhà thờ Thánh rửa tội) với sức chứa 3.300 người; và trường đại học Temple, nơi mà hàng trăm sinh viên đang theo học. Và bạn cũng nên ghé thăm Bệnh viện Good Samaritan (Bệnh viện hội bác ái) cùng với Trường học ngày Chủ nhật, nơi dành cho hàng trăm đứa trẻ tham dự Lớp học ngày Chủ nhật, và sẽ không còn đứa trẻ nào trong vùng phải đứng bên ngoài vào ngày chủ nhật nữa.
Trong một căn phòng của toà nhà, bạn có thể tìm thấy một tấm hình với khuôn mặt dễ thương của cô bé gái, người với 57 xu và sự hy sinh của mình, đã làm nên một câu chuyện thần thoại.
Ngay bên cạnh đó, tấm hình của vị linh mục – Dr.Russell H.Conwell, tác giả của cuốn sách “Cánh đồng Kim cương”.
Đó là một câu chuyện có thật, hoàn toàn thật, minh chứng cho những gì mà một tâm hồn cao thượng và tấm lòng hy sinh cao cả có thể làm được, chỉ với 57 xu.
ÔNG GIÀ NOEL KHÔNG MẶC ĐỒ ĐỎ
Hai bố con lái xe xuống khu đô thị để mua sắm. Cô bé học lớp 4 hỏi bố:
– Nhiều bạn trong trường nói không có Ông Noel. Các bạn nói con là ngốc, khi tin rằng ông có thật, nhưng con tin vào những gì bố bảo với con, phải không bố?
Xe ghé vào bên đường tắt máy. Cô con gái bé bỏng vẫn đang ngổn ngang bao suy nghĩ.
– Các bạn ở trường đã sai, con yêu ạ!! Ông Noel là có thật. Nhưng bố cần kể cho con nghe thêm về Ông Noel. Bố nghĩ con đã đủ lớn để hiểu những gì bố sẽ chia sẻ với con (người cha trìu mến nhìn con)
” Ngày xưa có một người đàn ông đi khắp thế giới, thưởng quà cho những đứa trẻ trên đường ông đi qua. Ông được biết đến ở nhiều nơi với nhiều tên gọi khác nhau, nhưng tình thương ở trong tim ông thì như nhau, dù đến bất kỳ đâu. Ông chính là tâm hồn yêu thương tuyệt đối và mong muốn chia sẻ tình yêu đó, bằng cách tặng quà với cả con tim của mình. Khi con đến độ tuổi nào đó, Ong Noel thật sự không hẳn phải là người vào nhà bằng ống khói trong đêm, trước ngày lễ Giáng Sinh.
Tinh thần và cuộc sống thật sự của ông già thần thoại đáng yêu này mãi mãi nằm trong tim của con, tim của bố, tim của mẹ cũng như tim của tất cả những người tin vào việc mang lại niềm vui cho người khác. Tinh thần thật sự của ông Noel là những gì con mang tặng, thay vì những gì con nhận được.
Khi con nhận thức được điều này và khi nó trở thành một phần trong con, Giáng Sinh sẽ trở nên thú vị hơn và huyền ảo hơn. Con có hiểu những gì bố nói không? “
Cô bé nhìn hàng cây phía trước. Cô sợ nhìn vào bố, người từng bảo với cô rằng Ông Noel có thật. Cô muốn tin như cô đã tin hồi năm ngoái rằng Ông Noel là một ông già vui tính, to béo, mặc đồ đỏ. Cô không muốn phải hiểu khác đi.
– ” Nhìn bố này”- người bố gọi và cô bé quay sang nhìn ông.
Người bố khóc, những giọt nước mắt sung sướng. Khuôn mặt ông ngời sáng bằng ánh sánh của cả giãi Ngân hà và cô bé như thấy trong mắt ông, đôi mắt của Ông Noel. Ông Noel thật sự, người đã bỏ nhiều thời gian chọn lựa những món quà đặc biệt, mà cô mong ước trong những mùa Giáng Sinh đã qua, kể từ khi cô có mặt trên đời này. Ông Noel đã dùng món bánh mì mà cô đã bỏ công trang trí, cũng như đã uống cốc sữa nóng do chính tay cô pha. Cô đã nhận ra niềm hạnh phúc, sự chia sẻ, tình thương. Người bố ôm ghì con trong vòng tay ấm áp của mình và cứ ôm như thế rất lâu. Cả hai đều khóc.
– ” Giờ thì con đã thuộc về một nhóm người đặc biệt. Kể từ bây giờ con sẽ được chia sẻ niềm vui Giáng Sinh mỗi ngày của năm chứ không chỉ một ngày trong năm. Từ giờ, Ông Noel đã sống trong tâm hồn con. Đây là điều quan trọng nhất xảy ra với con, trong cuộc đời mình. Vì bây giờ, con đã hiểu rằng Ông Noel không thể nào tồn tại, nếu không có những người như con và bố, những người khiến ông được sống mãi. Con có thể chu toàn việc này được không?
Tim cô bé muốn vỡ ra vì hạnh phúc. Cô đáp:
-” Thưa bố, con muốn ông sống mãi trong tim con cũng như ông đã sống trong tim bố. Con yêu bố. Bố là Ông Noel tuyệt vời nhất trên thế giới này.”
THẰNG QUỶ LÀM DẤU THÁNH GIÁ
Valentia mồ côi lúc mới lên 5 , phải ở với mẹ tại một khu lao động nghèo khổ . Ngày ngày sau Thánh lễ , cậu phải vào các tiệm ăn để đánh giầy cho khách .Mỗi lần khách trả tiền , cậu đều làm dấu Thánh Gía cám ơn Chúa . Tụi bạn nom thấy thế nhiều lần to nhỏ với nhau “Gạo thì không lo, mà lo giữ đạo” Valentia vẫn cứ hiên ngang giữ hình thức cầu nguyện đơn sơ ấy.
Năm 17 tuổi , cậu được ban văn nghệ khu phố cho đóng vai thằng quỷ. Màn đầu vừa dứt, khán giả vỗ tay hoan nghêng nhiệt liệt. Sang màn thứ hai, trời đột nhiên đỗ mưa, sấm sét nổi lên ầm ầm. Như bao nhiêu lần trước, ” thằng quỷ trên sân khấu quên mất mình đang đóng kịch, vội quỳ gối làm dấu Thánh giá. Khán giả cười rồ lên, tưởng thằng quỷ làm hề, không ngờ Valentia cầu nguyện thật !”
Sau đêm ấy, mọi người trong khu xóm hiểu được hoàn cảnh của cậu, họ chung nhau quyên tiền để giúp Valentia ăn học. Đến sau, Valentia đỗ tiến sĩ lúc mới 30 tuổi.
Con hãy cầu nguyện luôn luôn bất cứ ở đâu . Chúa Giê su đã nói:”Hãy cầu nguyện không ngừng”
NẾU ĐIỀU ĐÓ CÓ ÍCH CHO PHẦN RỖI CỦA CON
Xưa có một người mù lúc nào cũng kết thúc lời cầu nguyện bằng câu “Nếu điều đó có ích cho phần rỗi của con”
Một hôm, người ta dẫn ông đến mồ của thánh Thomas thành Cantobery để xin Thánh nhân làm phép lạ chữa lành đôi mắt. Ông được nhận lời: đôi mắt vụt sáng lên ngay, Nhưng sau những giây phút vui mừng sung sướng, ông chợt nhớ mình quên kết thúc lời cầu nguyện bằng câu thường lệ ” Nếu điều đó có lợi ích cho phần rỗi của con” nên ông vội vàng trở lại trước phần mộ của thánh Thomas xin được hóa mù trở lại nếu điều đó có ích cho phần rỗi của ông hơn là được sáng mắt;
Đôi mắt ông lại hóa nên mù như trước, nhưng đời ông từ đó nên thánh thiện.
SỈ NHỤC CON CÁI – CHUYỆN KHÔNG NHỎ
Vì bất lực và nóng giận, không ít bậc cha mẹ tuôn ra những lời nhục mạ, xúc phạm con cái. Họ tưởng như vậy là đang răn dạy con, song những lời độc địa, chua cay ấy có sức phá hoại ghê gớm, còn hơn cả đòn roi.
Một em gái 15 tuổi viết: “Em không hiểu sao mẹ lại có thể nói với em những lời cay độc đến thế. Giá em có lỗi, mẹ cứ đánh, em còn đỡ thấy đau lòng hơn. Những lời xỉ vả của mẹ khiến em cảm thấy mình là đứa ngu đần, vô tích sự chẳng làm được gì, chỉ làm khổ bố mẹ. Sau những lời chửi bới, em không thể tập trung vào học tập được nữa. Có lúc em nghĩ có khi mình chết đi, chắc bố mẹ mừng lắm… Sau này có con, em sẽ không đối xử với nó như bố mẹ đối xử với em!”.
Cũng chỉ vì không đỗ đại học, cô bé Thu ở Hưng Yên bị cha mẹ mắng nhiếc rằng: “Nhục nhã quá, cũng cơm ấy, gạo ấy, con người ta thi đâu đỗ đấy. Đằng này chỉ giỏi đua đòi, ăn diện. Không biết chúng tao còn dám ngẩng mặt lên với ai được nữa”. Xấu hổ, buồn chán, quẫn trí, cô bé đã dại dột uống thuốc ngủ tự tử. May mà gia đình kịp phát hiện ra, nếu không, chẳng biết đến bao giờ họ mới thôi ân hận về sự quá lời của mình.
Còn Trung, 16 tuổi, là một học sinh trường giáo dưỡng Thanh Trì, Hà Nội. Do bỏ nhà đi và có những hành vi phạm pháp nên em đã được đưa vào trường. Trung tâm sự: “Hết thời hạn học tập, cháu xin ở lại đây hoặc đi đâu tiếp thì đi chứ dứt khoát không về nhà. Cháu không thích bị rủa là đồ ăn hại!”.
Tại sao bố mẹ sỉ nhục con?
Không hiểu biết: Nói rằng cha mẹ sỉ nhục, nhiếc mắng con cái vì họ không yêu con là không đúng. Trong khi nói ra những lời cay độc, họ vẫn luôn nghĩ rằng có thế trẻ mới thấy và sửa chữa khuyết điểm.
Bất lực trong giáo dục: Khi con có lỗi, cha mẹ thường dọa nạt, trừng phạt bằng đòn roi. Thấy không còn hiệu quả, họ chuyển sang dùng những lời nhẹ nhàng, nhưng mang nặng tính giáo huấn. Thấy con không chuyển biến, cha mẹ đành dùng đến những lời cay độc. Cứ như vậy, họ tạo thành cái vòng luẩn quẩn, không giúp con tiến bộ mà chỉ khắc sâu thêm oán thù.
Giận cá chém thớt: Cuộc sống vất vả, căng thẳng, sức ép công việc khiến cho đầu óc cha mẹ lúc nào cũng căng lên như dây đàn. Thế là về đến nhà, bao nhiêu bực dọc, cha mẹ đổ lên đầu con cái.
Trước đây cũng bị đối xử như thế: Mỗi người chúng ta đều mang trong ký ức của mình “một bộ sưu tập” những lời la mắng, “di tích” của quá khứ, nhưng đôi khi chúng ta không ý thức được điều đó. Có người mẹ đã kể rằng: “Thời nhỏ tôi thường bị cha mẹ chửi mắng là ngu đần. Lúc ấy tôi vô cùng tức giận và căm phẫn cha mẹ tôi. Vậy mà nhiều lúc bây giờ tôi cũng mắng con đúng như vậy. Tôi không thích điều đó, nhưng những lời đó cứ tuôn ra một cách tự nhiên, không cần sắp xếp lại”.
Lời khuyên của nhà tư vấn
Trẻ rất nhạy cảm và dễ phản ứng với những lời nói xúc phạm của người lớn. Vì vật khi nói chuyện, khi giáo dục, ngay cả khi phê bình con, cha mẹ nên nhớ mấy điểm sau:
Không nhận xét kiểu ”chụp mũ”: Không có đứa trẻ nào xấu hoàn toàn. Do đó khi con có lỗi gì, cha mẹ hãy nhận xét, nhắc nhở về khuyết điểm đó. Nếu hôm nào con được điểm kém, cha mẹ cũng chỉ nên nói: “Hôm nay con lại không cố gắng, lại để bị điểm kém à”. Tuyệt đối không nói: “Sao mày ngu thế, dốt thế”. Nhận xét như vậy là xúc phạm trẻ, là sổ toẹt mọi cố gắng từ trước đến nay của trẻ, sẽ gây phản ứng mạnh mẽ.
Cho trẻ cơ hội giãi bày: Khi có lỗi, không phải trẻ không đau buồn và ý thức về chuyện đó. Hãy cho trẻ cơ hội nói lên nỗi lòng nó. Thấy con điểm kém, cha mẹ có thể hỏi: “Sau hôm nay lại thế. Mọi khi con cố gắng lắm cơ mà”. Biết đâu khi ấy ta lại được nghe giải thích: “Con cũng cố gắng rồi nhưng hôm nay con mệt quá”, hoặc: “Con cũng không hiểu sao hôm nay con lại lơ đãng thế. Con sẽ cố gắng hơn vào lần sau”. Được như thế, nguy cơ bùng phát giận dữ của cha mẹ sẽ giảm bớt.
Phê phán bằng cách diễn tả cảm xúc: Không ai không có lúc tức giận. Không nên kìm nén sự tức giận của mình, bởi nó khó kìm nén lâu. Có nhiều cách thể hiện tức giận khác nhau nhưng dù giận dữ thế nào cũng không được xúc phạm nhân cách hay tính tình của con. Thay vì bảo con là “ngu đần”, “hư hỏng”, “vô tích sự”, cha mẹ hay nói lên cảm xúc của mình.
Chẳng hạn: “Con thi trượt mẹ buồn quá” hay “Chơi điện tử thích lắm hả con? Nhưng dù sao bố cũng không vui khi con mải mê quá độ”. Những câu nhận xét, thể hiện cảm xúc như vậy có tác dụng khơi gợi và dẫn dắt cái tốt hơn là những lời đao to búa lớn. Hãy luôn nhớ rằng giận dữ chỉ là sự tan phá chứ không có tính xây dựng.
Đừng tiếc lời xin lỗi: Tại sao khi ta có lỗi với ai đó ở cơ quan hay ngoài xã hội, ta áy náy và tìm mọi cách nói lời xin lỗi; vậy mà ta lại không dám xin lỗi con? Con là người mà ta yêu thương, là người sống cùng ta hằng ngày, lẽ nào không quan trọng bằng người ngoài? Giá mà sau khi đã mắng mỏ con quá đáng, người bố biết nói: “Ban nãy bố giận quá, nên hơi quá lời, con đừng trách bố nhé”. Người mẹ cũng có thể bảo: “Chắc con ghét mẹ lắm vì mẹ mắng con phải không?”. Chỉ cần thế, trẻ em đủ độ vị tha để không bùng phát những thái độ phản ứng tiêu cực.
Yêu con thôi chưa đủ. Để giáo dục con, cha mẹ cần có kỹ năng, phương pháp giáo dục nhân bản. Một trong những kỹ năng đó là biết làm chủ cơn giận dữ của mình, tránh những lời lăng mạ xúc phạm đến lòng tự ái của trẻ em.
Món quà Giáng sinh của mẹ
Vài năm về trước, tôi có cơ hội được tham dự vào một dự án “kể chuyện” vào tháng 12. Chủ đề của sự kiện tháng đó là ”những món quà”, và tôi đã kể lại câu chuyện về việc mình được nhận đồng phục hướng đạo sinh cùng một cuốn cẩm nang hướng dẫn từ ông bà vào sinh nhật 7 tuổi. Sau đó, tôi có cơ hội được tham gia vào một hội hướng đạo sinh thực thụ và nhanh chóng phát hiện ra rằng, mình tệ khủng khiếp trong mấy việc này. Trong suốt một năm tham gia hội Hướng đại sinh, tôi chỉ nhận được một huy hiệu phần thưởng duy nhất; đồng thời các bạn gái cùng cấp Hướng đạo với tôi đều được thăng hạng, trừ tôi.
Vào hôm có sự kiện kể chuyện, mẹ tôi cũng đến tham dự. Bà chẳng nói chẳng rằng, và hai tuần sau đó thì tặng tôi một chiếc hộp mạ vàng nho nhỏ, bên trong là một dải băng chéo của hội Hướng đạo sinh năm nào, trên đó đính kèm chiếc huy hiệu duy nhất mà tôi từng kiếm được cùng lá thư 3 trang bà viết tỉ mỉ, kể lại chuyện tôi đã giành được chúng như thế nào và bà đã tự hào về tôi như thế nào. Đó chính là món quà Giáng sinh đẹp nhất, tuyệt vời nhất mà tôi nhận được trong suốt cuộc đời mình.
Giáng sinh năm bà tôi qua đời
Bà tôi qua đời trước kỳ nghỉ Giáng sinh năm ấy đúng một tuần rưỡi, và chúng tôi đều đã nghĩ rằng, Giáng sinh này chắc sẽ là lần Giáng sinh tệ nhất mà gia đình tôi từng có với nhau. Đêm ngày 24/12 năm ấy, chúng tôi dùng bữa bên nhau trong im lặng, một sự im lặng tràn đầy ái ngại và lúng túng, thế rồi, ông của chúng tôi nói một câu duy nhất – một câu đơn giản rằng, ông rất biết ơn vì mọi người đã ở bên ông vào Giáng sinh này.
Đó đã là một trong những tuần khó khăn nhất cuộc đời mà ông từng phải trải qua, khi người mà ông yêu thương nhất đã ra đi; nhưng tôi cũng không bao giờ quên rằng, Giáng sinh năm đó chính là dịp mà ông nội đã dạy cho tôi biết rằng, dù có ra sao đi nữa, chúng ta đều sẽ vượt qua được tất cả bên những người mình yêu thương.
Món quà từ người lạ
Tôi vẫn còn nhớ năm ấy mình lên 10, đúng vào cái năm mà gia đình thực sự gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính. Một vài ngày trước lễ Giáng sinh, một người lạ mặt đến bấm chuông cửa nhà và đưa cho bố tôi một cái bọc. Bố chưa kịp nhận mặt người lạ đó thì ông ta đã đi mất, sau đó bố bước vào nhà và mở chiếc hộp ở bàn ăn. Trước con mắt ngỡ ngàng của chúng tôi, trong cái bọc là một phong bì đầy tiền mặt – không quá nhiều nhưng đủ để chúng tôi có một lễ Giáng sinh ấm áp bên nhau. Trong phong bì còn có một thẻ mua hàng – được dành cho ba anh chị em chúng tôi.
Bố và mẹ sau đó đã đi hỏi quanh khu đó để tìm danh tính của người lạ mặt tốt bụng đó, nhưng hàng xóm của chúng tôi không hề biết ông ta là ai. Điều đó càng làm tôi xúc động vì, hành động tốt đẹp của ông ấy dường như chẳng cần đến sự đáp trả nào từ gia đình nhỏ này.
Chuyện mẹ tôi và người đàn ông nghèo bên góc phố
Trong suốt thời thơ ấu, tôi không bao giờ quên được một người vô gia cư thường nằm ở một góc phố gần nhà. Mỗi ngày lễ Tạ ơn và Giáng sinh, mẹ tôi không bao giờ quên nấu thừa đồ ăn để đem đến cho ông, đồng thời không bao giờ quên gửi đến ông một cái ôm ấm áp như để nhắn nhủ tới ông rằng. ông cũng xứng đáng có được một ngày lễ an lành như bao người khác.
Hành động nhân hậu của mẹ là một trong những thứ truyền cảm hứng nhiều nhất đến tôi trong suốt thời thơ ấu và cả những năm sau này nữa; và đó là lý do mà tôi tham gia vào các công tác xã hội một cách nhiệt tình sau khi ra trường.
Chiếc xe trượt tuyết của ông già Noel
Tôi vẫn con nhớ Giáng sinh năm 8 tuổi, mẹ và bố quyết định sẽ tặng cho tôi một món quà chẳng thể nào quên. Thay vì cứ thế mà đưa cho tôi, mẹ và bố quyết định đặt nó lên một chiếc xe trượt tuyết và bằng cách nào đó kéo nó lên tận gác mái. Buổi sáng ngày 25/12 năm ấy, bố mẹ gọi tôi xuống và trong sự bất ngờ đến ngỡ ngàng, ông bà hạ chiếc xe xuống trước mắt tôi. Trong tâm trí của một đứa trẻ 8 tuổi, tôi đã thực sự tin rằng đó là chiếc xe trượt tuyết của ông già Noel; và trên chiếc xe, món quà Giáng sinh năm ấy (một chiếc máy ảnh Barbie màu hồng) đã trở thành kỷ niệm đẹp nhất trong suốt quãng đời thơ ấu của tôi.
Món quà ”mỏng dính”
Quê gốc của bố tôi ở Anh, nhưng cả nhà thì lại sống ở California. Truyền thống hàng năm của gia đình tôi là mở quà vào đêm Giáng sinh, và vào năm 12 tuổi, món quà của tôi mỏng đến bất ngờ. Khi mẹ bảo tôi hãy mở quà, trước ánh mắt ngỡ ngàng của tôi, đó là một tờ giấy thông báo rằng tôi sẽ đến thăm Anh Quốc cùng bố ngay buổi sáng ngày hôm sau.
Chuyến đi đó là lần đầu tiên tôi được đi thăm những người họ hàng khăng khít của mình, đồng thởi mở ra những mối quan hệ thân tình mà trọn đời tôi không thể quên. Cô dì chú bác họ nội của tôi từ đó cũng thường đến thăm tôi ở Mỹ, lần vui nhất chắc là khi họ bất ngờ xuất hiện tại bữa tiệc gia đình hàng năm của nhà tôi vào ngày Boxing Day.
Lá thư từ ông già Noel
Ký ức Giáng sinh đẹp nhất tôi từng có là vào năm lớp Ba, khi giáo viên chủ nhiệm trao cho mỗi đứa chúng tôi một lá thư từ ông già Noel. Tôi vẫn nhớ rằng, cả lũ chúng tôi, đứa nào đứa nấy đã vui sướng phát rồ khi nhận được những lá thư ấy, chúng tôi đều tin rằng vào năm ấy ông già Noel đã thực sự bỏ công sức viết thư cho cả lũ, gửi thẳng từ cực Bắc tới nước Mỹ xa xôi.
Nhiều năm qua đi, tôi dĩ nhiên cũng nhận ra ông già Noel năm nào thực ra chỉ là cô giáo chủ nhiệm của cả lũ, thế nhưng ký ức ấy luôn kết thúc bằng một nụ cười rạng rỡ đọng lại trên gương mặt tôi mỗi đợt Giáng sinh gần kề.
Bài Thánh ca bất ngờ
Khi tôi còn nhỏ, ông nội mắc bệnh ung thư. Ông và bà tôi nhanh chóng kiệt sức bởi các phương pháp điều trị cũng như những cảm xúc tiêu cực phát sinh từ đợt xạ trị, vậy nên vào năm đó, ông bà không đến thăm gia đình chúng tôi vào ngày lễ Giáng sinh. Vì vậy, mẹ đã sắp xếp cho cả nhà bí mật đến thăm ông bà đúng vào Noel năm ấy, đồng thời chúng tôi cũng dành tặng ông bà một bài Thánh ca bất ngờ từ sân trước. Tôi sẽ không bao giờ quên được ánh nhìn hạnh phúc và ngỡ ngàng của ông khi vén màn cửa để rồi nhìn thấy con cháu đang bày vẽ những trò vui con trẻ để giúp ông bà cảm thấy ấm áp hơn vào lễ Giáng sinh cuối cùng của cuộc đời mình.
Chú mèo Giáng sinh
Như bất cứ đứa trẻ nào, tôi đã luôn muốn có một chú mèo. Mẹ chưa bao giờ nói sẽ mua cho tôi một chú mèo, đồng thời cũng luôn hỏi rằng:”Con đã sẵn sàng để nuôi mèo chưa?”. Câu trả lời ương bướng dĩ nhiên luôn là “Rồi!”
Vào ngày lễ Giáng sinh năm 1992, mẹ trở về nhà vào lúc 11h30 sáng, bê theo một chiếc hộp carton và gọi lớn ”Allison, xuống đây nào!”. Và khi tôi xuống đến nhà, trong ánh mắt ngỡ ngàng của tôi, nắp hộp bật mở, để lộ ra một trong những thứ tuyệt vời nhất từng xảy đến trong suốt cuộc đời từ khi ấu thơ tới lúc trưởng thành của tôi. Một chú mèo.
Nhưng sau cú shock nho nhỏ đó, tôi đã đặt tên chú mèo là Kevin (theo tên nhân vật chính của bộ phim Home Alone). Kevin đã sống một cuộc đời dài và khỏe mạnh, thọ 17 tuổi, cậu ấy nhẹ nhàng ra đi vào ngày 30 tháng 8 năm 2009. Tôi đã rất buồn, nhưng cũng rất vui, vì Kevin đã trải qua một cuộc đời trọn vẹn bên tôi, và cậu cũng chính là món quà Giáng sinh tuyệt vời nhất mà tôi từng có trong đời! Kể từ đó, vào mỗi ngày Giáng sinh, tôi lại nhớ tới Kevin với một nụ cười rạng rỡ trên môi.