Viết cho con!

 

Con yêu dấu,

Cuộc sống này không dễ dàng, nếu con không nỗ lực, không cố gắng bước đi bằng chính sức mình, con sẽ phải chạy ròng rã lúc về già.

Đời vốn dĩ rất công bằng. Con vay mượn đời, tuổi thơ sung sướng thỏa mãn những đam mê vô lề lối. Con phải lam lũ tuổi già để bù trả. Nỗ lực ngay từ bây giờ con sẽ có được khoảng trời bình yên lúc tuổi già.

Tuổi thơ dập nát, dạy người ta nỗ lực phấn đấu. Đời không cho không, biếu không ai điều gì, vì thế đừng ngồi chờ may mắn đáp vào số phận mình.

Đừng càm ràm rằng con không được sinh ra và lớn lên trong một gia đình sung túc có sẵn mọi tiện nghi, hoặc đừng oán trách tại sao cha mẹ mình không giống cha mẹ đứa hàng xóm.

Mỗi người có một cuộc đời để sống và nỗ lực khác nhau, không ai, giống ai. Mỗi người có con đường để bước đi riêng và tự mình phải đi con đường của chính mình cho đến cùng đích. Không ai có thể đi thế con đường của người khác.

Được sinh ra trong cuộc đời này với thân xác lành lặn là một điều may mắn. Nhìn xung quanh đi còn rất nhiều những mảnh đời, thân xác khiếm khuyết mà họ vẫn bước trên con đường của họ bằng cả lòng biết ơn và sự lạc quan.

Kể cho con nghe câu chuyện xung quanh cuộc đời, để con thấy rằng đời rất công bằng, khi ban tặng cho ta thứ này thì sẽ xén bớt lại thứ khác.

Không có lối đi nào rải sẵn hoa hồng, nhung lụa nào cũng được dệt nên từ những đau đớn trầy trụa từ thân xác đến tâm hồn, mà vết trầy tâm hồn thì khủng khiếp biết chừng nào.

Có những người lăn xả ra đời đế kiếm tiền bất chấp vì tuổi thơ họ sống đói khổ và thiếu thốn.

Có người trốn tránh không đi vào con đường hôn nhân vì tuổi thơ của họ sống trong một gia đình hỗn loạn, đầy đau khổ.

Có những người mạnh mẽ vượt qua mọi thứ ngại vật để sống một cuộc đời đáng sống một cách rất đáng trân trọng.

Nhưng càng đáng trân trọng hơn những ai đã từng vấp ngã biết gượng đứng dậy, từ trong đau khổ bầm dập để trưởng thành và lớn lên.

Đời cạm bẫy nhiều lắm con ạ!

20 năm trước, mẹ cũng là sinh viên, cũng non xanh trong từng cách nghĩ suy, cũng đầy những trò “ dở hơi” đáng yêu.

-Tụ tâp vui chơi quá giờ giới nghiêm cả bọn bồng bế nhau leo rào ký túc xá. Đã leo rào mà con đèo thêm chiếc xe đạp. Khiếp khủng! Khổ thân nhất mấy đứa lùn( một hồi sẽ có đứa nhảy vô khi đọc tới đây. Kkkk). Câu chuyện để đời của một thuở khi gặp lại nhau. ( kèo này không có mẹ…kkk)

-Sinh nhât, cũng đình đám, mặc dù không có bánh kem, không sang cả, chỉ là những thứ cóc- ổi -xoài -mận, cây nhà lá vườn mà mặt bạn bè hí ha hí hửng. Vì tất cả là niềm vui, tinh khiết lành mạnh.

-8/3 hay những ngày lễ mẹ hay có thói quen tự mua tặng mình cái hoa đẹp cắm vào cái lọ xinh xinh, khoe với đời rằng, tự mình có thể mang niềm vui cho chính mình.

-Có một nhóm bạn , dịp 8/3 là dịp cả bọn con gái được ngồi chơi sang chảnh, mấy bạn nam đến tự động ra tay dọn sạch quang cảnh trước cửa phòng ký túc xá, mấy cây cỏ hoang đang tươi xanh bị các anh cuốn sạch, để khoe rằng “ Con trai chúng tôi rất Ga-lăng”  Mẹ vẫn nhớ, hôm ấy mẹ  và một bạn  nữ khác chỉ việc đi chợ mua thức ăn,  chuyện bếp núc có một đội ngũ “lăn xăn” ra tay, ngay cả chuyện rửa bát cũng có người xung phong. Niềm vui chia đều cho cả phòng. Mặc dù có mấy đứa mũi phỏng to hơn vì chiến tích này là nhờ nó!

-20 năm trước đa phần sinh viên đi bằng xe đạp, cuộc sống chậm rãi, có thời gian để hít thở không khí ,môi trường trong lành. Đa phần là con nhà nông lam lũ đến từ các tỉnh thành xa xôi, làng quê mượt cánh cò bay, nhà nghèo nên biết thân biết phận đâm đầu lủi cổ vào học hành. Mẹ nhớ, cả nhà xe ký túc xá, chỉ có mỗi  một chiếc 67 sang chảnh của một công tử nào đó từ tỉnh khác. Khóa mẹ có vài cô chiêu cậu ấm, thỉnh thoảng nằn nì được chiếc xe của bố, mẹ lượn lách làm lóe mắt cả bọn. Có mấy anh chàng chạy Vec-ba là điểm sáng nhất của khoa.

Cám ơn cái thuở mà, học thể dục ra, cả bọn chụm đầu chung vào ca trà đá, thơm ngon đến giọt cuối cùng. Hồi đó chưa có khái niệm Si-da thì phải, nên ăn uống giành giựt nhau là chuyện cơm bữa. Nhớ có cô bạn gầy gầy hiền queo, hay cặm cụi pha được ly Ca-fe đá cả phòng túm tụm lại xin nếm thử, qua lượt thì “ Xong flim” ( phi vụ này không có mẹ…)  lại lạch cạch pha ly khác đau xót ngâm ngùi, mà Ca-fe thời đó cũng là hàng xa xí phẩm đói với  sinh viên xa nhà như bọn mẹ. Những mùa thi cử thức học bài khuya, để cay cơn buồn ngủ thì chỉ có “trà quẹo” ( có mấy đứa vẫn ngủ tuốt luốc..kkk).

Cái thuở mông mụi ấy, vẫn có những con người “ Sành điệu” đi trước người khác, cách thiên hình vạn trạng. Khi cả bọn phơi mặt ra giữa cái nắng trưa mà đầu không cần che đậy. Thì đâu đó vẫn có những đôi cặp núp vào những bức màn ký túc xá, niềm vui chỉ có hai người, vỏn vẹn khóa chặt đời sinh viên trong bức màn với chiếc giường 8 tất.  Khi mọi người phơi mình giữa ánh sáng câu lạc bộ để học bài, thì đâu đó trong góc tối vẫn có người hy sinh giọt máu tươi hồng cho muỗi đốt để nuôi lớn một tình yêu. Đẹp phải không?

Cũng có vài trường hợp tội lỗi đồng lõa với bóng đêm rất đáng tiếc! Dang dỡ một đời, cay cú một đời. ( chỉ là quí hiếm thôi)!

Còn nhiều điều và nhiều niềm vui mẹ sẽ viết trong một “ Thiên truyện Ký Túc xá”  về bạn bè mẹ…

Con yêu,

Không phải bổng dưng mà mẹ dựng đầu dậy lúc 5 giờ sáng ngồi viết. Con biết đó, điều này là không thể, vì mẹ vẫn mê ngủ, mẹ vẫn thích nướng trên giường để lắng nghe làn điệu quen thuộc sớm mai, để bật dậy tất bật cho một ngày mới.

Nhưng vì con lè sinh viên.

Con đang sống một cuộc đời đẹp như cuộc đời mẹ đã từng sống. Hy vọng rằng con không phải căm cụi mới mai ra chợ tự mua cái hoa cắm vào lọ như mẹ. Mẹ biết chiếc xe đạp cọc cạch ngày nay không còn phù hợp với sinh viên, nếu con còn đạp xe đạp thì con lại là “ loài quí hiếm” tợ như anh chàng HonDa 67 ngày xưa.

Ngày nay cạm bẫy cũng không ít!

“Cô sinh viên bán Gà” làm mẹ mất ngủ mấy đêm, ám ảnh bởi những giây rào cạm bẫy trói buộc các đ6i chân bé bỗng bước ra đời.

Những câu chuyện không đẹp cứ nhan nhản hàng ngày trên mạn với những lượt share like đến chóng mặt. Vòng xoáy cuộc đời ngày càng mạnh, càng sâu.

Mẹ lắm khi tái mặt khi đọc bản tin “ Có người nhảy lầu ký túc xá”, có cô gái nhỏ mất tích, có cô gái trẻ sanh non bỏ con vào sọt rác, có những cuộc chơi thâu đếm sáng suốt mang tên “ Sinh viên” …

Nhìn những bà mẹ chân chất, nước mắt ngắn nước mắt dài đi thu gom hậu quả do con mình gây ra, ứ nghẹn và đau xót, đáng thương thật!

Nói thế để con biết rằng cuộc sống này không dễ dàng không ai biếu không tặng không ai điều gì. Tất cả điều có giá ghi sẵn hết con à! Ly ca-fe mà bạn mẹ bị cướp trên tay mà miệng vẫn cười lòng vẫn nhẫn nhịn đi pha ly khác, tìm niềm vui trong ly khác giờ đã được đáp trả bằng chuỗi quán Ca-fe sang chảnh với cái tên cũng rất sang ROBUSTA tạo ra công ăn việc làm cũng như niềm vui cho nhiều người. Không tin hôm nào mẹ dẫn các con đến mà xem….

Nỗ lực các con nhé, nếu không muốn bến bờ đời mình bị ngăn chặn bởi một dòng chảy kém trong.

Nỗ lực để có một ngày mai đẹp.

Nỗ lực để có cuộc sống ngày nào cũng đáng sống.

Tiểu Hổ

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *