Các Kitô hữu Chính thống giáo (Orthodox) ở Nga mừng Đại Lễ Giáng Sinh vào ngày 7/1 hàng năm, khác với Hội Thánh Công Giáo vào ngày 25/12.
Thượng phụ Kirill, lãnh đạo Chính thống giáo của Nga cử hành nghi thức trong đêm Giáng sinh.
Khung cảnh buổi lễ đêm giáng sinh tại thánh đường Savior, Moscow.
Tổng thống Nga Vladimir Putint tham dự đêm Giáng sinh tại một nhà thờ ở St. Petersburg.
Hát thánh ca tại nhà thờ ở St. Petersburg.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng các Kitô hữu Chính thống giáo ở nhà thờ tại St. Petersburg.
Thượng phụ Kirill là người đứng đầu Chính thống giáo tại Nga.
Các Tín hữu thắp nến tại thánh đường Savior, Moscow.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cùng phu nhân Svetlana tham dự lễ Giáng sinh tại thánh đường Savior.
Các linh mục đang làm lễ tại thánh đường Savior.
Các linh mục mặc lễ phục Giáng sinh.
Giáng sinh của Chính thống giáo tại Nga mang đậm tính gia đình chứ không “xã hội hóa” như Noel của Cơ đốc giáo.
Giáng sinh là ngày lễ lớn thứ 2 trong năm tại Nga.
Thánh đường Alexander Nevsky ở Simferopol.
Lễ vọng Giáng sinh tại Thánh đường Alexander Nevsky.
Các thành viên trong gia đình thường cùng nhau đi nhà thờ trong đêm Giáng sinh.
Lễ Giáng sinh tại Nhà thờ Kazan tại St. Peterburg.
Mô hình trang trí và cây thông Giáng sinh phía trước Nhà thờ Kazan.
Em thiếu nhi tham dự thánh lễ Giáng sinh tại Nhà thờ St. Michael the Archangel ở Grozny.
Những ngọn nến được thắp sáng lung linh tại Nhà thờ Kazan.
Thánh đường Savior tại Kaliningrad chuẩn bị cho lễ Giáng sinh./.
Vào đêm Giáng sinh, người Nga sẽ làm bàn tiệc để thiết đãi nhau với nhiều món ăn khác nhau, tất cả thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cỗ, có nhà còn chuẩn bị thêm cả vị trí dành cho những thành viên trong gia đình đã qua đời như kiểu mâm cỗ của ta. Bữa tối này được gọi là “Bữa tối Linh thiêng” (Святой вечер), thường được làm rất lớn, cũng vì đây là ngày vừa kết thúc một kỳ ăn chay. Bữa tiệc này được bắt đầu khi có một ngôi sao đầu tiên xuất hiện ở trên bầu trời. Bàn ăn được trải bằng một tấm khăn trải bàn màu trắng – biểu trưng cho tấm vải che phủ Chúa hài đồng. Ở các vùng thôn quê người ta còn đặt rơm xung quanh bàn ăn tượng trưng cho máng cỏ và nhất thiết phải có một cây nến rất to soi sáng cho cả bàn ăn, điều này tượng trưng cho ánh sáng của Chúa. Cây thông dịp này được trang trí rực rỡ, người ta vẫn để lại cây thông này qua dịp đón Năm mới, trên cây thông có gắn những gói quà đặc biệt. Những món quà này là vật không thể thiếu trong Đêm Giáng Sinh.
Theo truyền thống của người Nga, trước khi vào lễ người cha trong gia đình sẽ đọc kinh cầu nguyện với “Hài Nhi Giêsu”, sau đó các thành viên trong gia đình sẽ cùng đồng thanh hát vài câu Thánh ca về Thiên Chúa. Còn người mẹ của gia đình sẽ làm dấu thánh với mật ong chấm lên tất cả mọi người có mặt trong bữa tiệc và nói to: “Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh thần, cầu cho mọi sự ngọt ngào và những điều tốt lành sẽ đến với mọi người trong năm mới”. Ở đây có một chú ý: ở lần chấm thứ 4 (hoặc lần cuối cùng) 5 ngón tay chụm lại làm dấu Thánh của Chính thống giáo đặt ở bên ngực trái, còn người theo Công Giáo giáo đặt bên ngực phải.
Tổng hợp.