Câu chuyện của Đức Giám mục Pedro Casaldáliga, người đã coi sứ vụ phục vụ Tin Mừng hơn cả sự sống

Vào ngày 16 tháng 2 vừa qua  Giáo hạt São Félix do Araguaia tổ chức sinh nhật cho Đức Giám mục hưu trí Pedro Casaldáliga, người được cho là Giám mục của người nghèo và những người ở vùng ngoại biên của Brazil, một vị Giám mục luôn dấn thân bảo vệ quyền lợi cho nông dân, cho người bản xứ và con cháu của những người nô lệ châu Phi.

Tinh thần truyền giáo của ĐC Pedro đã được nuôi dưỡng từ nhỏ. Thật vậy, khi còn nhỏ, Pedro đã thường xuyên tiếp xúc và vui chơi với các nhà truyền giáo. Và đối với các vị tử đạo, khi mới 8 tuổi Pedro đã chứng kiến người chú bị bắn trong một cuộc nội chiến cùng với hai linh mục điều này đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong tâm trí cậu bé. Hơn nữa, thời gian sau đó trong giai đoạn huấn luyện ở Barbastro, tinh thần truyền giáo và tử đạo của Ngài đã được thấm sâu trong tâm trí. Do đó, khi tin tức cho biết giám mục Casaldáliga bị đe doạ mạng sống, không ai ngạc nhiên. Những người bạn thân nhất của Ngài đã nghĩ đến điều này  “Khi Ngài còn là một đứa trẻ”.

Năm 1943,  nghe theo tiếng Chúa kêu mời Pedro gia nhập Dòng Truyền giáo Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria và vào ngày 31 tháng 5 năm 1952 được phong chức linh mục ở Montjuïc, Barcelona. Năm 1968 Ngài được chuyển tới Amazzonia, Brasil. Năm 1971 Ngài được tấn phong Giáo mục

Năm 1968 cha Pedro đến Brasil. Vùng thung lũng Araguaia khi cha đến được coi là “Thung lũng của những người bị lãng quên”. Đã từ lâu vùng này bị chính phủ Brazin bỏ rơi cho nên ở đây những tệ nạn xã hội được tự do tung hoành: vi phạm nhân quyền, tình trạng mù chữ, người nghèo là nạn nhân của bất công, của những lợi ích cá nhân từ những ông chủ đất. Cha Pedro cùng với các người cộng tác bắt tay tổ chức lại cơ cấu xã hội, tái tạo lại rừng. Ngài luôn thao thức dấn thân vì người nghèo, cùng với họ đấu tranh cho công lý.

Ngoài ra với khả năng sáng tác thơ, Ngài đã cho ra đời những áng thơ huyền bí mang tính ngôn sứ. Chính những vần thơ cùng với tiếng nói ngôn sứ này đã truyền cảm hứng cho các công trình mục vụ, như Conselho Indigenista Missionaru (Cimi) và Comissão Pastoral da Terra (Cpt), một đóng góp quan trọng cho Giáo hội Brasil.

Trong thơ của Ngài người ta đọc được lòng trung thành của Ngài đối với Giáo hội vì người nghèo. Những tư tưởng này được Ngài thể hiện cụ thể trong việc cử hành phụng vụ, trong khi thi hành mục vụ, qua việc tố cáo những bất công xã hội, qua những lá thư mục vụ. Khi đến tuổi nghỉ ngơi Ngài không mua bất kỳ ngôi nhà sang trọng; không có bất kỳ tòa nhà được trùng ta. Ngài tiếp tục sống như trước đây.

Giống như bất kỳ vị ngôn sứ nào, dấu chỉ của thánh giá có mặt trong tất cả các cuộc chiến mà ĐC Pedro đã thực hiện vì tình yêu dấn thân cho đến cùng vì con người. Điều này được thấy rõ ví dụ như ngày 11 tháng 10 năm 1976, ĐC cùng với cha Bosco Burnier, tu sĩ dòng Tên đến nhà tù Riberão Bonito để giúp hai phụ nữ bị một số lính đang đánh và ngược đãi. Cha Burnier đã bị bắn vào đầu bằng một viên đạn, còn Ngài thì thoát được.

Theo Cha Paulo Gabriel López Blanco, người Tây Ban Nha thuộc Dòng Augustinô: “ĐC Pedro luôn nói rằng ân sủng vĩ đại nhất mà Thiên Chúa có thể ban cho những ai theo bước Chúa Giêsu là tử đạo. Mặc dù vậy các mối đe dọa từ những người chống đối chưa bao giờ thực hiện được đối với Ngài. Nhưng Thiên Chúa đã thỏa lòng ước mong của Ngài; với căn bệnh Parkinson cùng với tuổi già tất cả mọi chuyển động của Ngài bị gói gọn trên xe lăn, lệ thuộc vào mọi thứ từ người khác”. Vị tu sĩ kết luận: “Nếu Ngài muốn trở thành một vị tử vì đạo, Thiên Chúa đã lắng nghe Ngài. Tuy nhiên, ĐC Pedro không cảm thấy đó là một rào cản cho những ước muốn dấn thân của Ngài, Ngài không cảm thấy già nua với ý nghĩa tồi tệ của thuật ngữ này, Ngài vẫn giữ được tầm nhìn rộng và cảm giác sống động về những lý do làm cho hành trình của Ngài trở nên đầy ý nghĩa.

Cha Paulo Gabriel López Blanco cho biết: “ĐC Pedro là một người nhiệt tình trong việc theo Chúa Giêsu; sống triệt để trong khó nghèo, trong đức tin, trong hy vọng, với sự liên kết tuyệt đối giữa những gì Ngài nói và những gì Ngài làm. Và điều này mang lại cho ĐC uy quyền đạo đức đặc biệt”. Linh mục dòng Augustinô hoàn toàn tin rằng Casaldáliga là “vị giám mục cuối cùng của Giáo Hội Mỹ Latinh” có cùng tầm vóc ngôn sứ của các mục tử như Hélder Câmara của Brazil, Manuel Larraín của Chilê và á thánh Salvatore Óscar Romero, trong đó vị tử đạo đã có cảm hứng bài thơ nổi tiếng của ông San Romero de América. “Sứ vụ của tôi quan trọng hơn cuộc sống của tôi “.

Don Pedro Casaldáliga được nhiều người yêu mến và biết đến đặc biệt là ở châu Mỹ Latinh. Cuộc sống chứng nhân của Ngài được lan rộng, không biên giới sự hiện diện của Đức Kitô. (L’Osservatore Romano 17- 01- 2018)

Ngọc Yến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *