ĐGH Phanxicô: Cầu nguyện là bước đầu tiên của công việc truyền giáo; Thiên Chúa không xa vời, nhưng gần gũi và riêng tư, và Niềm vui không phải là tiếng cười, nhưng là bình an trong tâm hồn

1. Cầu nguyện là bước đầu tiên của công việc truyền giáo

Trong một thông điệp Video gởi cho các Hội Giáo hoàng Truyền giáo vào ngày Thứ Hai, 28 tháng Năm, ĐGH Phanxicô đã nói rằng mọi Kitô hữu đều được mời gọi để trở thành một nhà truyền giáo qua cầu nguyện, trong sự hợp tác với Chúa Thánh Thần, Đấng ban hiệu quả cho lời cầu nguyện.

ĐGH nói rằng “Cầu nguyện là việc truyền giáo đầu tiên- là ưu tiên thứ nhất – mà Kitô hữu nào cũng có thể và phải làm và cũng là việc làm có hiệu quả nhất, cho dù không thể đo lường được. Thực ra, tác nhân chính của việc truyền giáo là Chúa Thánh Thần và chúng ta được kêu gọi để cộng tác với Ngài.”

ĐGH nói rằng loan báo Tin Mừng là một “việc chung”, và người Công Giáo được khuyến khích để hỗ trợ các nơi mà Giáo Hội còn mới mẻ. Qua sự giúp đỡ cho các hội truyền giáo mà “Giáo Hội tiếp tục mở rộng tới mọi người và vui mừng công bố Tin Mừng của Đức Kitô, Đấng Cứu rỗi thế gian.”

Hội Giáo Hoàng Truyền giáo là một văn phòng điều hành quốc tế giám sát các hội truyền giáo Công Giáo dưới quyền của Đức Giáo Hoàng. Hội giúp các giáo hội, đặc biệt tại các nơi mà Kitô giáo còn mới mẻ và chưa phát triển. Hội đang họp đại hội tại Vatican cho đến ngày 2 tháng Sáu.

ĐGH Phanxicô nói rằng các hội này phân phát các viện trợ nhân danh ĐGH cho các giáo hội trên toàn thế giới đang có nhu cầu trợ giúp về tài chánh cho các linh mục, giáo lý viên, tu sinh và các công việc mục vụ và truyền giáo.

Các tổ chức này yểm trợ tài chánh cho các nhà truyền giáo, nhưng một cách đặc biệt, họ nậng đỡ việc truyền giáo qua cầu nguyện để xin Chúa Thánh Thần hiện diện, bởi vì chính Chúa Thánh Thần là đấng thúc đẩy truyền giáo.

ĐGH hỏi rằng “tại sao các Hội Giáo hoàng Truyền giáo quan trọng? Trên hết mọi thứ, họ quan trọng bởi vì chúng ta cần cầu nguyện cho các nhà truyền giáo, cho công tác truyền giáo của Giáo Hội.”

Ngài ghi nhận rằng các hội này được thành lập từ thế kỷ thứ 19 để “cầu nguyện và thực hành một cách cụ thể việc hỗ trợ loan bao Tin Mừng.”

ĐGH Pio XI đã công nhận các hội này thuộc về giáo hoàng để nhấn mạnh rằng sứ mạng này của Giáo Hội thì rất gần gũi với trái tim của ĐGH: “Và vì thế nó vẫn còn!”

Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo vẫn tiếp tục việc phục vụ quan trong đã bắt đầu cách đây 200 năm cho tới ngày hôm nay. Từ các thời gian sớm nhất, sự giúp đỡ hỗ tương giữa các Giáo Hội địa phương, cùng cam kết công bố và làm chứng cho Tin Mừng đã là một dấu hiệu của Giáo hội phổ quát.”


Source: EWTN News Pope Francis: In missionary work, prayer comes first.

2. Thiên Chúa không xa vời, nhưng gần gũi và riêng tư.

ĐGH Phanxicô đã giảng về Lễ Chúa Ba Ngôi, nhấn mạnh đến tình yêu riêng tư và sự quan tâm mà Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta là con cái Chúa. Thiên Chúa không xa vời, nhưng là một người Cha chăm lo và yêu thương tất cả chúng ta.

“Thiên Chúa không muốn mạc khải cho chúng ta thấy sự hiện hữu của Ngài cho bằng Ngài là “Thiên Chúa ở với chúng ta, yêu thương chúng ta, quan tâm đến lịch sử riêng tư và chăm sóc cho mỗi người chúng ta, từ những người bé nhỏ nhất cho đến những người lớn nhất.”

ĐGH nói rằng dù Thiên Chúa ở trên thiên đàng, thì Ngài cũng ở dưới đất và vì thế “chúng ta không tin vào một chủ thể xa vời, dửng dưng nào đó, nhưng tin vào Thiên Chúa là tình yêu đã tạo thành vũ trụ và dựng nên con người, xuống thế làm người, chịu chết và sống lại vì chúng ta, và cũng là Chúa Thánh Thần biến đổi mọi sự và đưa tới sự trọn hảo.”

ĐGH Phanxicô đã có bài huấn dụ với khoảng 25,000 khách hành hương có mặt tại Quảng Trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Truyền Tin. ĐGH nhấn mạnh đến ngày lễ Chúa Ba Ngôi hôm nay và bài đọc trích từ Thư Roma cũng như bài Phúc Âm của Thánh Matthêu.

ĐGH nói rằng Lễ Chúa Ba Ngôi không chỉ là một lời mời gọi để chiêm ngắm và ngợi khen Đức Kitô, nhưng còn là cơ hội để cử hành “sự kỳ diệu mới mẻ chưa từng có Thiên Chúa tình yêu, Đấng tự hiến đời mình cho chúng ta và kêu gọi chúng ta loan báo Tin Mừng cho toàn thế giới.”

Trong bài đọc thứ hai trích từ thư của Thánh Phao-lô gởi tín hữu Roma, thánh Tông Đồ nói về việc các tín hữu là con của Thiên Chúa, và có thể gọi Ngài là “abba”, nghĩa là “cha”.

ĐGH nói rằng Thánh Phao-lô đã trải qua sự biến đổi xâu xa ban đầu về Thiên Chúa tình yêu, một Thiên Chúa cho phép chúng ta không chỉ gọi Ngài là “Cha”, nhưng còn riêng tư hơn là “bố” và ban cho chúng ta ơn được gọi Ngài “với niềm tin tưởng, phó thác hoàn toàn trong tay Cha, Đấng đã dựng nên mình.”

Đức Chúa Thánh Thần hoạt động nơi mỗi người “để làm cho hình ảnh Chúa Giê-su không bị nhỏ đi như một nhân vật trong quá khứ, để giúp chúng ta cảm thấy gần gũi với Ngài, một người đương thời với chúng ta và để làm cho chúng ta trải nghiệm niềm vui được làm con cái yêu thương của Thiên Chúa.”

ĐGH cũng nói rằng người tín hữu không cô đơn vì Chúa Thánh Thần đã đến để hướng dẫn và đồng hành với họ.

Nhờ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần và sức mạnh Ngài ban, “chúng ta có thể thanh thản chu toàn sứ mạng mà Ngài giao phó cho chúng ta: Công bố và làm chứng cho Tin Mừng đến với mọi người và mở rộng tình hiệp thông với Chúa và niềm vui từ sự hiệp thông ấy.

Trong phần kết thúc, ĐGH Phanxicô đã nói rằng Lễ Chúa Ba Ngôi “làm cho chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm một Thiên Chúa không ngừng sáng tạo, cứu chuộc và thánh hóa, luôn luôn với tình yêu và cho tình yêu và mọi loài thụ tạo đón nhận Ngài thì được ban cho quà tặng là sự phản ánh tia sáng đẹp đẽ, thánh thiện và chân lý của Ngài.”

ĐGH cũng xin Mẹ Maria ban cho mỗi người “chu toàn sứ mạng với niềm vui làm nhân chứng cho thế giới đang khao khát tình yêu, làm chứng rằng ý nghĩa của cuộc sống chính là tình yêu vô hạn, tình yêu cụ thể của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.”

Sau khi hướng dẫn khách hành hương đọc kinh truyền thống kính Mẹ Maria, ĐGH đã nhắc đến lễ phong thánh mới đây cho nữ tu Leonella Sborbati thuộc dòng Truyền Giáo Consolata đã bị giết ở Somalia vào năm 2006.

Ngài kêu gọi các khách hành hương cùng ngài đọc kinh Kính Mừng cầu nguyện cho Phi Châu “để có hòa bình ở đó”.


Source: EWTN News God is not indifferent – he’s close and personal, Pope Francis says.

vietcatholic.org
3. Niềm vui không phải là tiếng cười, nhưng là bình an trong tâm hồn

Niềm vui là “hơi thở của Kitô hữu”. Đó là một niềm vui được tạo nên bởi sự bình an thật sự và không giả tạo lừa đối như thứ bình an của nền văn hóa ngày nay, một nền văn hóa bày ra nhiều thứ để làm chúng ta vui, phát mình ra vô vàn “khung cảnh của đời sống ngọt ngào.” Đây là nội dung của bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh lễ tại nhà nguyện thánh Marta sáng 28/05/2018, khi ngài nói đến một đặc tính riêng biệt của người Kitô hữu. Đó là niềm vui, dù giữa vô vàn thử thách và khó khăn.

Niềm vui là hơi thở của Kitô hữu

Từ đoạn thư của thánh Phêrô trong bài đọc thứ nhất và đoạn Tin mừng thánh Mác-cô, nói về chàng thanh niên không có can đảm từ bỏ gia tài của cải để theo Chúa Giêsu, có thể thấy rằng Kitô hữu không thể ưu sầu, buồn phiền. Kitô hữu là một con người của niềm vui, nghĩa là một con người bình an, là một người của sự an ủi.

Niềm vui Kitô giáo là hơi thở của Kitô hữu, một Kitô hữu không có niềm vui trong tâm hồn thì không phải là một Kitô hữu tốt. Niềm vui chính là hơi thở, là cách thế diễn tả của người Kitô hữu. Đó không phải là điều mà người ta có thể mua hay cố gắng ra được. Nó là hoa trái của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là Đấng tạo nên niềm vui trong tâm hồn.

Hoa quả đầu tiên của niềm vui chính là bình an

Niềm vui Kitô giáo được đặt trên tảng đá vững chắc là ký ức. Chúng ta không thể quên điều mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, khi Người tái sinh chúng ta trong sự sống mới. Cũng thế, niềm vui của Kitô hữu cũng dựa trên niềm hy vọng mà chúng ta trông đợi – cuộc găp gỡ với Con Thiên Chúa. Ký ức và hy vọng là hai yếu tố cho phép các Kitô hữu sống trong niềm vui, không phải là một niềm vui trống rỗng nhưng là niềm vui với hòa bình là hoa quả đầu tiên.

Niềm vui không phải là sống trong tiếng cười. Không phải là điều đó! Niềm vui không phải là sự vui đùa. Không phải như thế! Nó là một điều khác. Niềm vui Kitô giáo chính là hòa bình. Hòa bình trong tâm hồn, thứ hòa bình mà chỉ có Thiên Chúa có thể ban cho chúng ta. Đây là niềm vui Kitô giáo. Không dễ dàng bảo vệ gìn giữ niềm vui này.

Nền văn hóa của “những cảnh sống ngọt ngào”

Thật không may là thế giới hiện nay hài lòng với một nền văn hóa không phải của niềm vui, một nền văn hóa mà người ta bày ra nhiều thứ để làm cho chúng ta vui, nhiều khung cảnh của cuộc sống ngọt ngào, nhưng không thể làm chúng ta hoàn toàn thỏa mãn. Thật ra, niềm vui không phải là thứ chúng ta có thể mua ở chợ, nhưng nó là món quà của Chúa Thánh Thần và nó vẫn tồn tại ngay cả trong những thời khắc khó khăn thử thách.

Có một sự lo lắng bồn chồn tốt lành nhưng cũng có một sự lo lắng bồn chồn  không tốt lành. Đó là sự bất an đi tìm kiếm an toàn ở khắp mọi nơi, tìm kiếm niềm vui ở khắp mọi chốn. Chàng thanh niên trong Tin mừng đã lo sợ rằng nếu anh ta từ bỏ của cải thì anh ta sẽ không còn hạnh phúc nữa. Niềm vui, sự an ủi: đó là hơi thở của các Kitô hữu. (Rei 28/05/2018)

Hồng Thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *