Gioan Lasan – Sống đức tin và dạy đức tin

 7 Tháng Tư Thánh Gioan La San (1615 – 1719)
http://hddmvn.net/7-thang-tu-thanh-gioan-la-san-1615-1719/
I.    SỐNG ĐỨC TIN
Một buổi chiều Noel, Jarques Delano ghé vào nhà thờ thành Reims, bỗng anh gặp ông từ đang chuẩn bị đóng cửa, Jacq
– Ông chờ tôi một chút nhé.
– Muộn rồi, tôi phải đóng cửa.
Jacques cố nài nỉ :
– Cho tôi một phút thôi !
Ngập ngừng một lát, ông từ nói :
– Được, cậu vào nhớ đừng làm ồn.
Nhẹ mở cửa lẻn vào, qua ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn chầu, Jacques thấy có bóng người quỳ trước máng cỏ.
“Cha Gioan La San ?”
Đúng, cha Gioan La San, một linh mục đã từ bỏ địa vị quí tộc hiến thân lo cho đám trẻ con nghèo, thế mà trong mấy tuần qua, ngài bị chống đối kịch liệt và bị bôi nhọ thậm tệ, nhưng thay vì nghe ngài than phiền về những thử thách đang đổ dồn lên đầu ngài, Jacques chỉ nghe ngài cầu nguyện :
“Lạy Chúa ! Chính tay Chúa đã dẫn con đi trong mọi sự, con xin theo thánh ý Chúa”.
Lúc ấy, trẻ em nghèo ở Pháp không được hưởng một nền giáo dục như các trẻ em thuộc các gia đình quí tộc, sinh ra lớn lên trong một gia đình quí tộc nổi tiếng thành Reims, nhưng không mang danh vọng, thụ phong linh mục năm 27 tuổi, cha Gioan được Chúa thúc giục lao vào việc giáo dục Kitô giáo và khoa học cho đám trẻ bị bỏ rơi.
Ngài thấy rằng muốn cho công cuộc giáo dục đạt được kết quả tốt, phải có một đội ngũ giáo viên học thức cao và cần nhất là đạo đức gương mẫu.
Ngài khẩn thiết cầu nguyện và quyết định biến đổi nhóm giáo viên của ngài thành một Cộng đoàn tu sĩ đó là Dòng các Sư Huynh La San mà chúng ta thấy hiện đang có mặt trên nhiều nước.
Thánh Gioan La San thường hay nhắc nhủ các sư huynh : “Anh em đã được trao sứ mệnh giáo dục thiếu niên, trong tinh thần đạo đức, đừng quên anh em là thừa tác viên của Thiên Chúa và của Hội Thánh”.
Để thực hiện lý tưởng này, Cha Gioan bán hết của cải, từ bỏ chức kinh sĩ nhà thờ Chánh Tòa để chung sống với các thầy.
Quyết định này làm cho giai cấp quý tộc tức giận.
Cả gia tộc cũng ruồng rẫy.
Chính quyền cấm mở trường miễn phí trong thành phố Paris.
Giáo quyền phủ nhận ngài.
Các trường khác chống đối ngài.
Họ cấu kết nhau tố cáo ngài ra tòa, tổ chức cướp phá trường của ngài và dự định mưu sát ngài nhưng không thành công.
Thế nhưng thánh nhân không ngã lòng. Ngài tiếp tục mở trường dạy miễn phí ở các nơi khác.
Có lúc Cha thánh cùng các thầy đứng trên bờ vực thẳm. Công cuộc bị đe dọa tan rã. Để cứu nguy, có lần Cha đã cùng hai thầy kỳ cựu cam kết không bỏ cuộc dù phải đi ăn xin để sống.
Cha thường cầu nguyện : “Lạy Chúa, những người bạn của con khinh miệt con. Thiên hạ dìm con xuống bùn đen, nhưng lạy Chúa, con vẫn quyết đi tới vì có Chúa luôn ở bên con”.

II. GIÁO DỤC ĐỨC TIN

???????Một hôm, cha sở de Voiron nói với một bà mẹ :
Hãy đưa con bà đến học giáo lý, nếu không, kỳ này cháu sẽ không được rước lễ lần đầu đâu nghe.
Bà mẹ nổi sùng nói :
Con tôi không cần học giáo lý cũng chẳng cần rước lễ vỡ lòng đâu, ngài xem kìa đàn bò đang gặm cỏ có học giáo lý đâu mà chúng cũng béo tốt ra phết.
Mười lăm năm sau, nó bị kết án tử hình vì đã siết cổ mẹ nó tới chết vì mẹ nó từ chối không cho nó tiền để uống rượu.
Theo thánh Tôma thì : “Thiên Chúa tạo dựng con người để tìm biết Chúa, yêu mến Chúa và để được sống đời đời với Chúa trên Thiên Quốc.”
Thánh Phaolô nói : “Làm sao có được đức tin, nếu không có ai nói ? Không ai nói làm sao nghe ? Không nghe làm sao tin ?”.
Và thánh Louis Brindisi dạy : “Giáo dục đức tin là soi trí tuệ, là lửa cho ý chí để đón nhận Thiên Chúa và yêu mến Ngài. Giáo dục đức tin đem lại cho chúng ta sự sống đời đời”.
Cha Lacordaire nói rằng : “ Một em bé không được giáo dục đức tin như một du khách mạo hiểm trong một chuyến đi không người hướng dẫn, không có bảng chỉ dẫn lối đi. Mỗi người chúng ta là một du khách đang trực chỉ về trời giữa muôn ngàn hiểm họa. Sự hiện diện của hướng dẫn viên cần không thể thiếu đó là Giáo Lý”.
Các sư huynh La San theo tôn chỉ của Cha Thánh Gioan là những người có sứ mệnh chỉ đường cho anh em mình lên Thiên Đàng, bằng giáo dục đức tin cho chúng ta.
Y học hiện đại cho biết lo âu sợ hãi đó là nguyên cớ sinh rất nhiều bệnh tật nguy hiểm cho sự sống con người.
Người ta sợ gì ?
Trẻ sợ mất người yêu, sợ không có việc làm. Trung niên sợ bệnh tật. Già sợ chết…
Nhưng có điều đáng sợ hơn cả lại rất ít người sợ, đó là sợ mất linh hồn.
Hemmingway nhà văn nổi tiếng đã tự chỉa mũi súng vào họng mình và bóp cò.
Marylyn Monroe một nữ minh tinh chói sáng ở Holywood đã hủy bỏ cuộc sống bằng hơi ngạt.
Lý do ?
Vì không đặt niềm tin đúng chỗ, không biết phó thác nơi Chúa một Thiên Chúa tình yêu và toàn năng.
Bà Arsefell, một cựu tù nhân của trại tập trung Auschwicth của Đức Quốc Xã, sống sót sau chiến tranh kể lại :
“Một buổi chiều nọ, tôi thấy đoàn xe chở những người Hungary gốc Do thái tới. Tất cả những người này trông rất tiều tụy, họ chỉ còn bộ xương bọc da. Ít ngày sau đó, tôi tiếp xúc được với một phụ nữ công giáo. Người này tâm sự :
– Em đã phải mất tất cả, mất chồng, mất con, mất tài sản, chỉ còn có niềm tin vào Chúa Giêsu chết và phục sinh mà thôi.
Em cũng như các bạn đang chờ nay mai sẽ bị đưa vào lò sát sinh bằng hơi ngạt.
Bỗng một hôm, tôi nghe chị ấy khe khẽ hỏi :
– Chị có nhớ không ? Mai là lễ Phục Sinh đó !
Nghe thế tôi tự hỏi :
– Lễ Phục Sinh là lễ của niềm vui và hy vọng.
Nhưng trong trại tập trung này là nơi chỉ có chờ chết, niềm vui của chúng tôi đã héo úa và khô cằn.
Nhưng còn niềm tin hy vọng ?
Bỗng một tiếng reo vang lên phá tan bầu khí nặng nề đầy sát khí : “Đức Kitô đã Phục Sinh !”.
Quay lại tôi nhìn thấy chính người phụ nữ Hungary gốc Do Thái kia vừa cất tiếng tuyên xưng niềm tin và hy vọng của mình.
Như có một sức lôi kéo huyền nhiệm, cùng lúc ấy những phòng giam kế bên cũng vang lên câu đáp :
– “Ngài đã sống lại thật”.
Sau một lúc yên lặng, có tiếng giày đinh nện trên sàn nhà đang tiến lại gần phòng giam của chúng tôi.
Rồi cánh cửa được mở tung. Hai nhân viên trại giam hùng hổ túm lấy thiếu phụ này lôi chị ra khỏi phòng và tôi tin chắc họ lôi chị ấy đến phòng hơi ngạt và lò sát sinh của trại Auschwitch.
Điều làm tôi kinh ngạc và xúc động, là ánh mắt chị chiếu tỏa một ánh sáng huyền dịu lạ thường, đó là ánh sáng niềm tin vững mạnh vào mầu nhiệm Phục Sinh, chứng tỏ chị đã vượt qua được mọi lo âu, sợ hãi vì tin rằng mình sẽ đi vào cõi hạnh phúc trường cữu đang thực sự chờ đón chị…
III. BIẾT ƠN
Platon cho biết :
“Kẻ yêu bạn thực sự là người yêu linh hồn bạn”
Chúng ta không thể quên ơn Quý Sư Huynh, môn đệ của Cha Thánh Gioan La San là người không chỉ giáo dục chúng nên người mà con nên thánh nữa.
Xin trân trọng kính mời quí cộng đoàn vui lòng đứng lên giành một ít phút kính nhớ và cầu nguyện cho Quý Sư Huynh và các bạn cựu học sinh La San đã khuất.

Nguồn tin: Nguyễn văn Tân, fsc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *