Hơn 100.000 người tham gia cuộc tuần hành phò sinh ở Tây Ban Nha

1. Đức Tổng Giám Mục Ukraine nhận định người Nga quá sức man rợ khi phóng hỏa tiễn vào trung tâm mua sắm đông đúc

Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, giáo chủ Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, cho biết cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào một trung tâm mua sắm của Ukraine trong đó có ít nhất 1.000 dân thường bên trong là “cuộc tấn công khủng bố man rợ nhất ở Âu Châu trong nhiều thập kỷ”.

Vào ngày 27 tháng 6, hai hỏa tiễn của Nga đã bắn trúng Trung tâm mua sắm Amstor ở Kremenchuk. Đó là một cuộc tấn công mà Đức Tổng Giám Mục gọi là “một sự kiện kinh hoàng chưa từng có.”

“Tính đến sáng nay, chúng tôi có tin rằng ít nhất 18 người đã thiệt mạng, khoảng 40 người mất tích và khoảng 60 người bị thương”, Đức Cha Shevchuk cho biết hôm 28 tháng 6. “Đây là vụ tấn công khủng bố lớn nhất ở Âu Châu trong nhiều thập kỷ. Hôm nay chúng tôi thông cảm, bày tỏ sự gần gũi và cầu nguyện đối với thân nhân và bạn bè của các nạn nhân, và tất cả những người bị thương do hậu quả của hành động khủng bố man rợ này.”

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy gọi đây là “một trong những vụ tấn công khủng bố man rợ nhất trong lịch sử Âu Châu”.

Hãng tin AP đưa tin Zelenskiyy cho biết trung tâm mua sắm này “không có mối đe dọa nào đối với quân đội Nga” và “không có giá trị chiến lược”. AP cho biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cáo buộc Nga phá hoại “nỗ lực của người dân để có một cuộc sống bình thường, chỉ một cuộc sống bình thường đã khiến quân xâm lược Nga rất tức giận.”

Trong nhận xét của mình, được báo cáo bởi Dịch vụ Thông tin Tôn giáo của Ukraine, Shevchuk cũng đề cập đến một số sự việc khác.

“Vùng Luhansk là một vùng thảo nguyên, khá khô cằn, và bây giờ nó khá nóng ở Ukraine, và ở đó ở Lysychansk mọi người đứng xếp hàng để lấy nước,” Đức Tổng Giám Mục nói. Những người chờ đợi nước “đã bị người Nga bắn. Theo cách tương tự ngày hôm qua, các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào Kharkiv đã được thực hiện, người dân cũng thiệt mạng, nhiều người bị thương. Và sáng nay, thành phố Mykolaiv đã bị tấn công.”

Đức Tổng Giám Mục ca ngợi những người Ukraine, đặc biệt là những người trẻ tuổi bảo vệ quê hương chống lại cuộc xâm lược của Nga, bắt đầu từ ngày 24 tháng 2. Đức Cha Shevchuk cho biết nhiều thành viên trong quân đội hiện nay đã từng là giáo viên, nhà khoa học, bác sĩ hoặc nghệ sĩ trước chiến tranh.

“Giao tranh khốc liệt đang diễn ra dọc theo toàn bộ chiến tuyến. Nhưng Ukraine đang đứng vững. Ukraine đang chiến đấu. Và chúng tôi cảm ơn Chúa và các lực lượng vũ trang của Ukraine rằng chúng tôi đã sống sót cho đến sáng nay và có thể nhìn thấy ánh sáng ban ngày.”


Source:Crux

2. Hai linh mục bị giết ở Nigeria trong các vụ riêng biệt

Hai linh mục đã bị giết vào cuối tuần qua ở Nigeria, trong hai cuộc tấn công riêng biệt, một ở bang Kaduna và một ở bang Edo.

Fr. Vitus Borogo, who was killed by armed bandits in Nigeria’s Kaduna state, June 25, 2022.

Cha Vitus Borogo, một linh mục phục vụ tại Tổng giáo phận Kaduna, đã bị giết ngày 25 tháng 6 “tại Trang trại Nhà tù, Kujama, dọc theo Đường Kaduna-Kachia, sau một cuộc đột kích vào trang trại của những kẻ khủng bố”, chưởng ấn của Tổng giáo phận Kaduna cho biết trong một tuyên bố được chia sẻ với ACI Phi Châu.

Vị linh mục, 50 tuổi, là tuyên úy Công Giáo tại Đại Học Tổng Hợp Kaduna.

Giáo phận Auchi thông báo rằng ở bang Edo, Cha Christopher Odia đã bị bắt cóc khỏi nhà xứ của ngài tại Nhà thờ Công Giáo Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Ikabigbo, Uzairue, vào khoảng 6:30 sáng ngày 26 tháng 6. Ngài đã bị những kẻ bắt cóc giết chết.

Cha Odia 41 tuổi, là Cha Sở nhà thờ Thánh Micae và hiệu trưởng trường trung học Công Giáo St. Philip ở Jattu.

The Sun, một nhật báo của Nigeria, đưa tin rằng một người giúp lễ và một cảnh sát viên địa phương đã theo dõi những kẻ bắt cóc, nhưng cả hai người đã bị bọn bắt cóc bắn chết trong thời gian xảy ra vụ bắt cóc Cha Odia.

Nhiều Kitô hữu bị giết vì đức tin của họ ở Nigeria hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên toàn thế giới – ít nhất là 4.650 người vào năm 2021, và gần 900 người chỉ trong ba tháng đầu năm 2022.

Theo tổ chức nhân quyền Christian Solidarity Worldwide có trụ sở tại Vương quốc Anh, bang Kaduna đã trở thành “tâm điểm của các vụ bắt cóc và bạo lực bởi các tổ chức phi chính phủ, mặc dù là đó là bang có nhiều người bị giam giữ nhất ở Nigeria”.

Đầu tháng này, các tay súng đã tấn công một nhà thờ Công Giáo và một nhà thờ Tin Lành Baptist ở bang Kaduna, giết chết 3 người và được cho là đã bắt cóc hơn 30 tín hữu, và hơn 40 Kitô hữu đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công vào một nhà thờ Công Giáo ở bang Ondo hôm 5/6.


Source:Catholic News Agency

3. Nhà thờ Công Giáo lịch sử ở Tây Virginia bị phá hủy sau khi phán quyết Roe chống Wade bị lật đổ

Nhà thờ Công Giáo St. Colman, một nhà thờ lịch sử nằm ở Quận Raleigh, Tây Virginia, đã bị thiêu rụi trong một cuộc tấn công đốt phá vào hôm Chúa Nhật, theo sở cứu hỏa địa phương.

Tòa nhà nhỏ màu trắng được gọi là “Nhà thờ Công Giáo Nhỏ trên Núi Ái Nhĩ Lan” và được liệt kê vào hàng các Địa điểm Lịch sử của Hoa Kỳ. Cấu trúc ban đầu có từ năm 1877-1888, theo tài liệu của Ủy ban di tích lịch sử Hoa Kỳ.

“Vào ngày 26 tháng 6 năm 2022, các đơn vị của ty cứu hỏa Beaver VFD đã được cảnh báo về một đám cháy tại Nhà thờ Công Giáo Saint Colman trên Đường Núi Ái Nhĩ Lan ở Shady Spring, West Virginia,” Sở Cứu hỏa Beaver cho biết trong một bài đăng trực tuyến.

Khi bộ phận đến hiện trường, nhà thờ đã cháy thành đống tro tàn và vẫn còn đang “cháy âm ỉ”. Cảnh sát cho rằng đám cháy được xem là “đáng ngờ về bản chất.” Trận hỏa hoạn đang được điều tra như một vụ đốt phá.

St. Colman’s nằm trong Giáo phận Wheeling-Charleston.

Nhà thờ Công Giáo St. Colman và Nghĩa trang ở Quận Raleigh, Tây Virginia, được liệt kê vào Danh mục Địa điểm Lịch sử Quốc gia. Ngôi thánh đường được ghi trong Danh mục là “Nhà thờ nhỏ trên núi Ái Nhĩ Lan.”

Sở cứu hỏa đang yêu cầu bất kỳ ai có thông tin liên quan xin liên hệ với Cảnh sát viên Tiểu bang West Virginia Daniels theo số (304) 256-6700. Các đầu mối liên lạc khác là Đường dây nóng chống đốt phá của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy bang Tây Virginia theo số 1 (800) 233-3473, Lực lượng ngăn chặn tội phạm của Hạt Raleigh tại 304-255-STOP. Anh chị em cũng có thể báo cáo tại trang web www.crimestopperswv.com.


Source:Catholic News Agency

4. Hơn 100.000 người tham gia cuộc tuần hành phò sinh ở Tây Ban Nha

Hơn 100.000 người đã tham dự cuộc tuần hành phò sinh ngày 26/6 ở Madrid, Tây Ban Nha để phản đối những thay đổi được đề xuất đối với luật phá thai của đất nước và các dự luật khác vi phạm nhân phẩm.

Các tổ chức ủng hộ cuộc sống NEOS; Hiệp hội các tổ chức ph2 sinh, Tự do và Nhân phẩm; và Nền tảng Mọi vấn đề Cuộc sống đã tổ chức cuộc tuần hành, bao gồm hơn 200 tổ chức xã hội dân sự.

Cuộc tuần hành bắt đầu tại quảng trường Bilbao và kết thúc tại Plaza Colón. Thị trưởng Jaime Oreja, một thành viên của NEOS, cho biết trong một bài thuyết trình tại cuộc tuần hành rằng “việc bãi bỏ phán quyết phá thai ở Hoa Kỳ cho chúng ta thấy rằng cuộc tranh luận về văn hóa sự sống chưa kết thúc. Chúng ta sẽ hiện diện, đoàn kết và năng động hơn bao giờ hết.”

“Điều cần thiết là huy động và bảo vệ nền tảng Kitô của xã hội chúng ta trước tình trạng rối loạn xã hội không ngừng. Hôm nay chúng ta không ở đây để tranh luận về quá khứ mà để nâng cao nhận thức và chuẩn bị cho cuộc tranh luận về tương lai,”ông nói thêm.

Josep Miró, điều phối viên của Hiệp hội các tổ chức vì Cuộc sống, Tự do và Nhân phẩm, nói rằng cuộc tuần hành này nhằm “xây dựng xã hội phò sinh và một tương lai mới, nơi chúng ta hợp lực vì mục đích hành động cùng nhau.”

Về những thay đổi đối với luật phá thai đã được cơ quan hành pháp của chính phủ thông qua, Carmen Fernández de la Cigoña, giám đốc Viện Nghiên cứu Gia đình thuộc Trung tâm Nghiên cứu Đại học, than thở rằng Đảng Công Nhân Xã Hội Tây Ban Nha “muốn làm cho chúng ta thấy rằng hoàn toàn là hợp đạo đức khi đứa con gái mới 16 tuổi có thể đi phá thai mà gia đình không hề hay biết, bất kể đó là những người yêu thương và quan tâm đến họ nhất.”

Việc cải cách luật phá thai đã được Hội đồng Bộ trưởng Tây Ban Nha thông qua vào ngày 17/5. Trong số những điều khác, dự luật sẽ cho phép các cô gái từ 16 tuổi trở lên được phá thai mà không cần sự đồng ý của cha mẹ.

Dự luật sẽ được đưa ra trước Đại hội đại biểu, tức là Hạ viện của Tây Ban Nha, để tranh luận và biểu quyết, sau đó chuyển đến Thượng viện.

Fernández de la Cigoña cho biết chính phủ muốn thay đổi thực tế và nói rằng “giết người là tốt và từ bi” trong khi “quan tâm, cầu nguyện, giúp đỡ những người cần giúp đỡ là điều xấu xa”.

“Bạn không thể quyết định ai sống ai chết hoặc thúc ép xã hội làm như vậy,” cô nói.

Nayeli Rodríguez, điều phối viên quốc gia của chiến dịch 40 Ngày cho cuộc sống ở Tây Ban Nha – đại diện cho hơn 200 tổ chức đã cùng tham gia tuần hành – lưu ý rằng hơn 2,5 triệu ca phá thai đã được thực hiện ở Tây Ban Nha kể từ khi luật phá thai có hiệu lực vào năm 1985.


Source:Catholic News Agency

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *