Kẻ trộm trả lại nhà tạm 2.000 năm tuổi được cho là chứa máu của Chúa Kitô

1. Kẻ trộm trả lại nhà tạm 2.000 năm tuổi được cho là chứa máu của Chúa Kitô

Kẻ trộm trả lại nhà tạm 2.000 năm tuổi được cho là chứa máu của Chúa Kitô

Một nhà tạm bằng vàng 2.000 năm tuổi, được cho là chứa máu của Chúa Giêsu, đã được tìm thấy sau khi nó bị đánh cắp khỏi một nhà thờ ở Pháp.

Thánh tích “Máu Châu Báu Chúa Kitô”, một trong những hiện vật thiêng liêng nhất của Giáo Hội Công Giáo, đã bị đánh cắp khỏi Tu viện Fecamp ở Normandy vào ngày 2 tháng 6. Cảnh sát tin rằng những tên trộm đã trốn trong nhà thờ qua đêm để lấy cắp thánh tích, bên cạnh các tác phẩm nghệ thuật và những miếng vàng.

Thám tử Hà Lan Arthur Brand, người được gọi là “Dutch Indiana Jones” vì khả năng khôi phục các tác phẩm bị đánh cắp, cho biết những tên trộm đã liên lạc với anh ta một cách ẩn danh ba tuần trước và để lại nhà tạm này trước cửa nhà anh ta cách nơi nó bị đánh cắp hơn 300 dặm.

“ Người này đã tiếp cận tôi thay cho một người khác, đang giữ các di vật bị đánh cắp,” Brand nói.

“Vài ngày sau, vào lúc 10:30 tối, chuông cửa vang lên. Tôi nhìn từ ban công ra ngoài và trong bóng tối, tôi thấy một chiếc hộp,” Brand nói. “Tôi chạy xuống cầu thang, sợ ai đó lấy mất chiếc hộp. Khi ra đến bên ngoài tôi nhìn xung quanh, nhưng không có ai ở đó”.

Brand đã tweet hôm thứ Hai “Tôi đã tìm lại được” nhà tạm “Máu Châu Báu Chúa Giêsu” huyền thoại của tu viện Fecamp, một trong những di tích lâu đời nhất và linh thiêng nhất của Giáo Hội Công Giáo.”

Brand, người đã phục hồi hơn 200 tác phẩm nghệ thuật vô giá, cho biết anh đã chuyển giao di tích thiêng liêng cho cảnh sát Hà Lan hôm thứ Ba.

Ngôi đền chứa hai lọ chì, được cho là đựng máu của Chúa Giêsu sau khi ngài bị đóng đinh. Thánh tích được lấy cắp hai tuần trước khi lễ trọng Kính Mình Máu Thánh Chúa được cử hành hàng năm tại tu viện Fecamp, nơi mà những người hành hương đã tụ tập trong 1.000 năm để chiêm bái thánh tích “Máu Châu Báu Chúa Giêsu”.


Source:UPI

2. Chủ tịch Ủy ban Các hoạt động phò sinh phản đối sắc lệnh hành pháp của Biden về việc tiếp cận phá thai

Hôm thứ Sáu, ngày 8 tháng 7, Tổng thống Hoa Kỳ đã ký một sắc lệnh hành pháp về việc tiếp cận phá thai để đáp lại quyết định của Tối Cao Pháp Viện trong vụ Tổ chức Y tế Phụ nữ Dobbs kiện Jackson, qua đó Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã lật ngược quyết định Roe kiện Wade và Planned Parenthood kiện Casey. Đức Tổng Giám Mục William E. Lori của Baltimore, chủ tịch Ủy ban các hoạt động phò sinh của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ, đã đưa ra phản ứng sau. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

“Để đáp lại quyết định của Tối Cao Pháp Viện, tôi kêu gọi hàn gắn vết thương và sửa chữa những chia rẽ xã hội, phản ánh lý trí và đối thoại dân sự, và cùng nhau xây dựng một xã hội và một nền kinh tế hỗ trợ hôn nhân và gia đình, trong đó mọi phụ nữ đều có những thứ cô ấy cần được hỗ trợ, và các nguồn lực cần thiết để đưa con mình vào thế giới này trong tình yêu thương.”

“Và với tư cách là các nhà lãnh đạo tôn giáo, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục phục vụ kế hoạch tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa dành cho con người, và hợp tác với đồng bào của chúng tôi để thực hiện lời hứa của Hoa Kỳ là bảo đảm quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc cho tất cả mọi người.”

“Thật là đáng lo ngại và bi thảm khi Tổng thống Biden đang lựa chọn sử dụng quyền lực của mình với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ để thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc phá thai ở đất nước chúng ta, tìm mọi cách có thể để từ chối những đứa trẻ chưa sinh ra, quyền dân sự và nhân quyền cơ bản nhất của các thai nhi là quyền được sống. Thay vì sử dụng quyền lực của cơ quan hành pháp để tăng cường hỗ trợ và chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh, sắc lệnh hành pháp của tổng thống chỉ tìm cách tạo điều kiện cho việc tiêu diệt những con người không có khả năng tự vệ, không có tiếng nói”.

“Tôi cầu xin tổng thống từ bỏ con đường dẫn đến chết chóc và hủy diệt này và lựa chọn cuộc sống. Như mọi khi, Giáo Hội Công Giáo luôn sẵn sàng làm việc với Chính quyền này và tất cả các quan chức được bầu để bảo vệ quyền sống của mỗi con người và bảo đảm rằng các bà mẹ mang thai và nuôi dạy con cái được hỗ trợ đầy đủ trong việc chăm sóc con cái của họ trước và sau khi sinh.”


Source:USCCB

3. Giám Mục Anh Giáo phàn nàn thiếu ‘định nghĩa chính thức’ về phụ nữ

Đức Cha Robert Innes, Giám mục Anh Giáo ở Âu Châu, đã nói rằng cộng đồng giáo hội Anh Giáo không có định nghĩa về phụ nữ bởi vì những định nghĩa như vậy đã được cho là hiển nhiên từ lâu.

Bình luận của ngài được đưa ra giữa phiên họp của Đại hội đồng, cơ quan lập pháp của Giáo hội Anh, đang được tổ chức tại York từ ngày 8 đến 12 tháng 7.

Đức Cha Robert Innes đặt ra câu hỏi với Thượng hội đồng, “Định nghĩa của Giáo hội Anh về một người phụ nữ là gì?”

Rồi ngài Innes trả lời rằng: “Không có định nghĩa chính thức, phản ánh thực tế là cho đến gần đây các định nghĩa về loại này được cho là hiển nhiên, như được phản ánh trong nghi lễ hôn nhân,” The Telegraph đưa tin ngày 10 tháng 7.

Nhiều người không đồng ý với Đức Cha Robert Innes cho rằng đang có xu hướng tái định nghĩa lại mọi thứ theo mầu sắc ý thức hệ. Vị Giám Mục xem ra đang cố gắng gây sốc khi đặt vấn đề cần phải có một định nghĩa phụ nữ là gì.

Đức Cha Robert Innes là người khởi xướng chương trình Living in Love and Faith, nghĩa là Sống trong Tình yêu và Đức tin, gọi tắt là LLF.

Ngài nói: “Dự án LLF đã bắt đầu khám phá những phức tạp trong hôn nhân liên quan đến bản sắc giới tính và chỉ ra sự cần thiết phải chăm sóc bổ sung và cần được đưa ra để hiểu những điểm chung và khác biệt của chúng ta khi con người tạo ra theo hình ảnh của Chúa,” ngài nói thêm.

Sống trong Tình yêu và Đức tin “là một phần của việc sáng tỏ con đường tiến lên của Anh Giáo liên quan đến các vấn đề về căn tính, tình dục, các mối quan hệ và hôn nhân,” theo trang web của tổ chức này.

Khối Hiệp Thông Anh giáo, trong đó có Giáo hội Anh, đã trở nên căng thẳng trong những năm gần đây bởi sự chia rẽ về các vấn đề đạo đức và tình dục.

Năm 2018, Giáo hội Anh đã xuất bản các hướng dẫn mục vụ cho các phụng vụ liên quan đến chuyển đổi giới tính. Những nghi thức phụng vụ này nhằm khẳng định và tán dương sự chuyển đổi của một người sang bản sắc giới đã chọn, và để “công nhận sự chuyển đổi giới tính của một người về phương diện pháp lý.”

Các hướng dẫn nêu rõ rằng phép Rửa Tội là “bối cảnh phụng vụ tự nhiên để công nhận và tôn vinh giới tính mới của một người chuyển giới trong Chúa Kitô và tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ” và khuyến khích các thừa tác viên chấp nhận và sử dụng các đại danh từ theo “sở thích của một người chuyển giới trong lễ rửa tội của họ”.

Hướng dẫn cho biết: Các thành viên đã được rửa tội của Giáo hội Anh phải được cung cấp các nghi lễ đặc biệt thích hợp “để công nhận sự chuyển đổi giới tính của một người”

Các hướng dẫn lưu ý rằng Giáo hội Anh “hoan nghênh và khuyến khích sự khẳng định vô điều kiện giới tính mới của những người chuyển giới” và tuyên bố rằng các cử hành để công nhận giới tính mới của họ phải có “tính cách ăn mừng”.


Source:Catholic News Agency

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *