Tòa án Hiến pháp Tối cao Ai Cập có chức năng xác minh và xác nhận tính hợp hiến của các luật và quy định do các cơ quan có thẩm quyền của Ai Cập ban hành. Tòa án Hiến pháp cũng là cơ quan tài phán tối cao được sử dụng trong trường hợp có xung đột về thẩm quyền và được kêu gọi để giải quyết những mâu thuẫn giữa các phán quyết do cơ quan tư pháp ban hành.
Điều 2 Hiến pháp Ai Cập có hiệu lực vào năm 2014, công nhận “các nguyên tắc của luật Hồi giáo Sharia” là “nguồn chính của pháp luật”. Nhưng sau cuộc Cách mạng năm 2011, do Tổ chức Anh em Hồi giáo lãnh đạo, Tòa án Tối cao đại diện cho một trong những nhân tố thể chế chính phản đối các chương trình Hồi giáo hóa cứng nhắc của luật Ai Cập.
Các phương tiện truyền thông Ai Cập cho rằng việc bổ nhiệm ông Fahmy làm người đứng đầu Tòa án Hiến pháp là một dấu hiệu khác cho thấy ý chí của tổng thống al Sisi nhằm đảm bảo cho các Kitô hữu khả năng tiếp cận quyền lãnh đạo hàng đầu của các tổ chức Ai Cập.
Trong khi đó, Quốc hội Ai Cập đang chuẩn bị thông qua luật mới về tình trạng pháp lý cá nhân của Kitô hữu. Luật được Giáo hội Chính thống Copte và các Giáo hội Kitô khác ở Ai Cập chờ đợi trong nhiều thập kỷ qua, cũng sẽ bao gồm các điều khoản liên quan về các vấn đề tế nhị liên quan đến luật gia đình.
Sự tham gia của các Giáo hội hiện diện ở Ai Cập trong quá trình lâu dài soạn thảo luật mới về tình trạng pháp lý cá nhân đã bắt đầu vào năm 2014. Ngay tại thời điểm đó, Bộ Tư pháp đã đệ trình dự thảo luật cho các nhà lãnh đạo của các Giáo hội, với yêu cầu nghiên cứu văn bản và gửi các ý kiến về vấn đề này trong thời gian ngắn. Thời gian cần thiết để soạn thảo dự thảo luật đã được kéo dài, đặc biệt do các cuộc đàm phán nhằm đảm bảo việc xây dựng một văn bản, mặc dù duy nhất, vẫn bảo vệ các cách tiếp cận khác nhau của các Giáo hội đối với các vấn đề như ly thân và ly hôn, được quy định khác nhau trong các Giáo hội Kitô.
Ngọc Yến – Vatican News