25 Và này có người thông luật kia đứng lên hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: “Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia ì
26 Người đáp: “Trong Luật đã viết gì? Ông đọc thế nào? “27 Ông ấy thưa: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và yêu mến người thân cận như chính mình.”28 Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.” 29 Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ là mình có lý, nên mới thưa cùng Đức Giê-su rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi? “30 Đức Giê-su đáp: “Một người kia từ Giê-ru-sa-lem xuống Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp. Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy nửa sống nửa chết.31 Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống trên con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi.32 Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi.33 Nhưng một người Sa-ma-ri kia đi đường, tới ngang chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương.34 Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc.35 Hôm sau, ông lấy ra hai quan tiền, trao cho chủ quán và nói: “Nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác.”36 Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp? “37 Người thông luật trả lời: “Chính là kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy.” Đức Giê-su bảo ông ta: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy.” |
1. Ghi nhớ:
Nhưng ông ấy muốn chứng tỏ mình có lý, nên mới thưa cùng Chúa Giê su rằng: “Nhưng ai là người thân cận của tôi” (Lc 10, 29).
2.Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay, người thông luật thực tâm muốn tìm hiểu về người thân cận là ai? Đối với Chúa Giêsu, người thân cận phải là người có lòng yêu mến, có tâm tình chia sẻ thương yêu mọi người, qua đó người thông luật biết vượt lên trên cái nhìn hạn hẹp của mình, để trở thành người thân cận, từ đó người thông luật đã có cái nhìn thấu đáo hơn, để trả lời với Chúa Giêsu với tấm lòng thành thật của mình như sau: “Chính kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy” và Đức Giêsu đã bảo ông: “ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”.
Qua dụ ngôn người Samari tốt lành, tấm lòng nhân hậu, bác ái của ông quả đã minh chứng rõ ràng qua hành động yêu thương quá cụ thể, không chỉ chạnh lòng thương thôi, mà thể hiện bằng chính tấm lòng của mình: “nhờ bác săn sóc cho người này, có tốn kém thêm bao nhiêu, thì khi trở về, chính tôi sẽ hoàn lại bác” (Lc 10, 35).
Đây là hành động phát xuất từ tâm hồn hay trái tim của con người tràn đầy lòng nhân hậu và yêu thương. Ông đã thể hiện đức ái không chỉ trong lời nói mà còn trong chính việc làm của mình. Có thể người đời cho rằng người Samari thích làm chuyện bao đồng, hay thích “vác tù và hàng tổng”, nhưng chính lòng nhân hậu của họ đã được Thiên Chúa thương yêu. Họ xứng đáng làm môn đệ của Người, cho dù họ là những người khố rách áo ôm, bần cùng trong xã hội. Chúng ta đều mắc nợ nhau với tha nhân, nhưng còn món nợ đời đời phải trả đó là lòng yêu thương Chúa luôn dành cho ta. Qua đó, mỗi người chúng ta tìm thấy được chính lòng mến Chúa và yêu người là kim chỉ nam cho ta đi tìm sự sống vĩnh cửu ở quê trời.
Trong cuộc sống có biết bao cảnh ngộ bi thương đau đớn, vẫn còn đâu đó những người vô cảm, lạnh lùng, không có lòng thương xót. Chúa Giêsu nhắc nhở: “Ta bảo thật các ngươi; mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi làm cho chính Ta” (Mt 26, 45). Như vậy, người thân cận của tôi không chỉ hạn hẹp trong nhận thức là những người tôi quan biết, gần gũi, yêu thương, mà Chúa đã chỉ cho tôi thấy người thân cận chính cả tất cả mọi người chung quanh nữa.
3. Cầu nguyện:
Lạy Chúa, xin ban cho con quả tim biết yêu thương, biết quảng đại, biết thao thức đến với mọi người, biết như người Samari, biết chạnh lòng thương xót đến mọi người và tha nhân, từ đó mọi người trở nên người thân cận là anh em con một Cha trên trời. Amen.