Nhật Bản kinh hoàng trước làn sóng tự tử vì các hậu quả của đại dịch coronavirus

1. Thượng nghị sĩ Sasse nhận định rằng đặt vấn đề về đức tin của Barrett cho thấy sự hiểu lầm về quyền công dân, và tự do tôn giáo

Thượng nghị sĩ Ben Sasse của Đảng Cộng Hòa đơn vị Nebraska đã chỉ trích các câu hỏi nhắm vào ứng viên Tòa án Tối cao Amy Coney Barrett liên quan đến niềm tin tôn giáo của cô, và nói rằng chúng phản ánh sự nhầm lẫn cơ bản giữa dân sự với chính trị.

“Tự do tôn giáo là ý tưởng cơ bản, theo đó, việc bạn thờ phượng như thế nào không phải là việc của chính phủ. Chính phủ có thể gây chiến. Chính phủ có thể biên giấy phạt đậu xe trái phép. Nhưng chính phủ không thể cứu rỗi các linh hồn… Linh hồn của bạn là thứ mà chính phủ không thể chạm vào,” ông nói trong lời mở đầu tại phiên điều trần xác nhận của Tòa án Tối cao Barrett.

Sasse nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do tôn giáo là một trong năm “quyền cơ bản vượt quá quyền hạn của chính phủ” được ghi trong Tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Hoa Kỳ.

“Trái ngược với tin tưởng của một số nhà hoạt động, tự do tôn giáo không phải là một ngoại lệ. Bạn không cần sự cho phép của chính phủ để có tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo là điều được giả định, được mặc định trong toàn bộ hệ thống của chúng ta”.

“Vì lý do này, Hiến pháp cấm các cuộc kiểm tra tôn giáo đối với các chức vụ trong chính phủ”.

“Ủy ban Tư pháp Thượng viện này không có nhiệm vụ quyết định xem liệu giáo điều có sống quá ồn ào trong một ai đó hay không. Ủy ban này không có nhiệm vụ quyết định niềm tin tôn giáo nào là tốt và niềm tin tôn giáo nào là xấu và niềm tin tôn giáo nào là kỳ lạ”.

Barrett, một thẩm phán của tòa phúc thẩm thứ 7 và là một bà mẹ Công Giáo của 7 người con, đã bị báo chí và các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ tấn công tàn bạo vì đức tin Công Giáo của cô, và tư cách thành viên của nhóm đại kết People of Praise.

Một số thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ tiếp tục cảnh báo rằng niềm tin Công Giáo của Barrett vào các vấn đề như phá thai và công nghệ hỗ trợ sinh sản có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của cô trong tư cách Thẩm Phán Tòa Án Tối Cao.

Trong lời khai mạc của mình, Sasse chỉ trích gay gắt những gì ông mô tả là những dòng chất vấn có vấn đề, và nói rằng, “Có những nơi ủy ban này đã hành động như thể nhiệm vụ của ủy ban là đi sâu vào các cộng đồng tôn giáo của người dân. Thật là điên rồ. Đó là vi phạm các quyền công dân cơ bản của chúng ta”.

Sasse lưu ý rằng các thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg và Antonin Scalia đều có thể nhận được hơn 90 phiếu bầu tại phiên điều trần xác nhận của họ tại Thượng viện, mặc dù cách tiếp cận luật pháp của họ rất khác nhau.

Tuy nhiên, các phiên điều trần gần đây đã chứng kiến số phiếu xác nhận bị chia rẽ mạnh theo đường lối đảng phái.

“Tôi nghĩ rằng một số điều gì đó đã xảy ra từ đó đến nay. Chúng ta có lẽ đã quyết định rằng nên quên đi dân sự là gì và cho phép chính trị nuốt chửng mọi thứ”.

Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân biệt giữa chính trị – là thứ “ít quan trọng hơn mà chúng ta khác nhau” – và dân sự, “thứ mà tất cả chúng ta phải đồng ý, bất kể sự khác biệt về quan điểm chính sách của chúng ta”.


Source:Catholic News Agency

2. Tân Sứ thần Tòa thánh đến Belarus

Đức Tổng Giám Mục Ante Jozić, người được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Belarus, đã đến nước này vào hôm Chúa Nhật, gặp gỡ các cơ quan chức năng của Giáo hội và Nhà nước.

Sự xuất hiện của ngài diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa Tòa thánh và Belarus đang căng thẳng vì những cáo buộc của nhà độc tài Alexander Lukashenko theo đó Giáo Hội ở Belarus đang bị lợi dụng để tạo ra các cuộc biểu tình. Đức Tổng Giám Mục Tadeusz Kondrusiewicz của Minsk-Mohilev, chủ tịch Hội đồng giám mục Belarus đang phải lưu vong trong bối cảnh bất ổn liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống đầy gian lận.

Belarus đã chứng kiến các cuộc biểu tình lan rộng trong những tháng gần đây sau cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi. Các cuộc biểu tình bắt đầu vào ngày 9 tháng 8 sau khi tổng thống Alexander Lukashenko tuyên bố đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày hôm đó với 80% số phiếu bầu. Lukashenko là tổng thống Belarus kể từ khi chức vụ này được thành lập vào năm 1994 theo sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản.

Đức Tổng Giám Mục Jozić đã đến Minsk vào ngày 11 tháng 10, và được đón tại sân bay bởi các nhân viên tòa sứ thần, đại diện của Giáo hội địa phương và chính quyền nhà nước.

Đức Cha Iosif Staneuski, Giám Mục Phụ Tá của Grodno kiêm tổng thư ký Hội đồng giám mục Belarus, chào đón Đức Sứ thần Tòa Thánh, đi cùng với cha Maher Shammas, thư ký Tòa sứ thần, và cha Victor Gaidukevich.

Từ sân bay, Đức Tổng Giám Mục Jozić đã đến Tòa Sứ thần Tòa Thánh.

Đức Tổng Giám Mục Jozić, 53 tuổi, được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Belarus vào ngày 21 tháng 5, và được Đức Hồng Y Pietro Parolin phong làm giám mục ngày 16 tháng 9 tại quê hương Croatia.

Ngài được thụ phong linh mục năm 1992, và bắt đầu chuẩn bị cho công việc ngoại giao Tòa Thánh vào năm 1995 tại Học viện Giáo hoàng về Ngoại giao. Bắt đầu từ năm 1999, ngài phục vụ tại các Tòa Sứ thần Tòa Thánh ở Ấn Độ và Nga.

Nhà ngoại giao này được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa thánh tại Bờ Biển Ngà và được phong Tổng Giám mục hiệu tòa Cissa vào tháng 2 năm 2019. Theo dự trù ngài được tấn phong Tổng Giám Mục vào tháng 5 năm ngoái, nhưng vào đầu tháng 4, ngài đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau một tai nạn xe hơi. Thành ra đến tháng 9 năm nay ngài mới được tấn phong Giám Mục.

Tại Belarus, các cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp đất nước kể từ cuộc bầu cử tháng 8, và hàng nghìn người biểu tình đã bị giam giữ. Ít nhất bốn người đã chết trong tình trạng bất ổn.

Các quan chức bầu cử cho biết, ứng cử viên đối lập, Sviatlana Tsikhanouskaya, giành được 10% phiếu bầu. Phe đối lập tuyên bố rằng bà thực sự giành được ít nhất 60% số phiếu bầu.

Tsikhanouskaya đã bị giam giữ trong vài giờ sau khi khiếu nại với ủy ban bầu cử. Bà và một số nhà lãnh đạo đối lập khác hiện đang sống lưu vong ở Lithuania hoặc các quốc gia lân cận khác.

Mỹ, Anh và Liên Hiệp Âu Châu không công nhận Lukashenko là tổng thống Belarus. Canada, Anh và Liên Hiệp Âu Châu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhân vật cao cấp của Belarus.

Vào đầu tháng này Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cho Lukashensko vay 1.5 tỷ Mỹ Kim, và đã tố cáo “các áp lực bên ngoài” đối với Belarus.

Belarus đã triệu hồi các đại sứ của mình tại Ba Lan và Lithuania về nước vì hai quốc gia này đang tiếp đón các nhân vật đối lập, và cả hai quốc gia này đều lần lượt triệu hồi các đại sứ của họ tại Belarus.

Tiếp theo đó, 8 quốc gia châu Âu khác đã rút đại sứ của họ khỏi Belarus.


Source:Catholic News Agency

3. Nhật Bản kinh hoàng trước làn sóng tự tử vì các hậu quả của đại dịch coronavirus

Tờ Japan Times số ra ngày 9 tháng 10, cho biết số vụ tự tử tăng ở Nhật Bản trong tháng 8 do ngày càng có nhiều phụ nữ và trẻ em trong độ tuổi đi học tự sát. Điều đó mang đến cái nhìn đầu tiên về hậu quả của những căng thẳng liên quan đến sức khỏe tâm thần do COVID-19 gây ra trên toàn cầu.

Nhật Bản nằm trong số những cường quốc kinh tế công bố dữ liệu kịp thời về các vụ tự tử vì đây là một vấn đề xã hội dai dẳng. Các con số này gợi ý cho thấy những gì có thể xảy ra trên khắp thế giới khi các quốc gia phải vật lộn với thảm họa thất nghiệp hàng loạt và sự cô lập xã hội đang tác động đến một số nhóm người nhất định trong xã hội.

Các nhà xã hội học từ lâu đã cảnh báo rằng sự cô lập về kinh tế và xã hội gây ra bởi các biện pháp ngăn chặn coronavirus có thể gây ra nhiều ca tử vong hơn chính căn bệnh quái ác này. Tại Nhật Bản chẳng hạn, tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người còn trẻ – năm nay, tự tử đã cướp đi sinh mạng của 13,000 người, trong khi tổng số ca tử vong do COVID-19 chưa đến 2,000 người.

Theo thống kê của chính phủ, số vụ tự tử trong tháng 8 đã tăng 15.4% với cái chết của 1,854 người. Số phụ nữ tự sát đã tăng khoảng 40%. Số vụ tự tử của học sinh từ tiểu học đến trung học tăng gấp đôi lên đến 59 vụ so với cùng kỳ này năm ngoái.

Sức khỏe tâm thần có vẻ là một trong những tai hại ngấm ngầm nhất của đại dịch quỷ quái này do khó nắm bắt hoặc đo lường mức độ tổn hại của bản thân cho đến khi quá muộn.

Cho đến nay Trung Quốc không báo cáo dữ liệu chính thức về các vụ tự tử liên quan đến coronavirus, mặc dù các chuyên gia đã dự đoán về một làn sóng rất lớn những cái chết như vậy trong năm nay sau khi có các bằng chứng được lưu truyền rộng rãi trên các mạng truyền thông xã hội.

Yasuyuki Sawada, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Á Châu và là giáo sư tại Đại học Tokyo, là người đã viết sách về phòng chống tự tử và tác động kinh tế của hiện tượng này cho biết: “Những con số cập nhật về tự tử có thể giúp nhanh chóng xác định nhóm nào có nguy cơ cao. Nếu chính quyền địa phương có thể xác định nhóm tuổi nào hoặc nghề nghiệp nào có nguy cơ tự tử cao hơn, thì các biện pháp ngăn ngừa tự tử có thể được triển khai nhanh chóng”.

Một nghiên cứu của Hoa Kỳ được công bố vào tháng 5 dự đoán có tới 75,000 người có thể chết trong thập kỷ tới vì “tuyệt vọng” do hậu quả của cuộc khủng hoảng coronavirus.

Ngày nay trên các phương tiện truyền thông xã hội, người ta chế ra các thuật ngữ mà mới nghe qua chúng ta khó năm bắt được ý nghĩa đích thực muốn đề cập. Pro-Choice chẳng hạn. Nếu dịch Pro-Choice là “phò lựa chọn” thì không nói lên được ý nghĩa đích thực của nó. Pro-Choice có nghĩa chính xác là “phò phá thai”. Cũng vậy, thuật ngữ “chết vì tuyệt vọng” dùng để chỉ các vụ tự tử và tử vong liên quan đến lạm dụng chất kích thích.

Tại Ấn Độ, theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 9 của Tổ chức Phòng chống Tự tử Ấn Độ, 65% các nhà trị liệu về tâm lý học cho biết đang có sự gia tăng ý tưởng muốn tự tử kể từ khi đại dịch bắt đầu.


Source:The Jaapn Times

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *