Bài 24: Linh đạo tu trì: “Việc khổ chế”
Trong lịch sử Kitô giáo, đời sống tâm linh được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau: đường trọn lành, đường tu đức, đời sống nội tâm, đời sống siêu nhiên, đời sống huyền bí…, mỗi thuật ngữ diễn tả một khía cạnh của đời sống, tất cả đều xuất phát từ một nguyên ủy là Chúa Thánh Thần. Chính vì thế, linh đạo tu trì, linh đạo đời tu, hay đời sống tâm linh của những người sống đời thánh hiến, là do Chúa Thánh Thần tác động, uốn nắn. Mỗi dòng tu phải là “một trường huấn luyện tâm linh” qua một chương trình cụ thể, được đặt tên là “linh đạo”. Chính vì vậy, linh đạo Kitô giáo chỉ có một, nhưng lại có nhiều trường phái linh đạo khác nhau. Nói khác đi, có nhiều khuynh hướng, nhiều cách thức để kết hợp với Chúa. Trong những khuynh hướng ấy, nổi bật là khuynh hướng được hình thành từ truyền thống của đời đan tu: từ khổ chế đến chiêm niệm; và khuynh hướng thứ 2 manh nha từ thời Giáo phụ và phát triển vào thời Cận đại, diễn tả chiều kích tông đồ của đời thánh hiến: từ chiêm niệm đến hoạt động.
Trong bài học này, chúng ta tìm hiểu một khía cạnh duy nhất, khía cạnh khổ chế của khuynh hướng: từ khổ chế đến chiêm niệm.
_cHbsfQvgOE