Tìm Hiểu Về Dòng Đa Minh

Tìm Hiểu Về Dòng Đa Minh

+ Đa Minh Việt Nam và Huynh Đoàn

Lm. Phanxicô X. Đào Trung Hiệu op

Phần I : Năm thánh kỷ niệm 800 năm Dòng Đa Minh

  1. Chủ đề : “Được sai đi Loan báo Tin Mừng”.
  2. Năm thánh khởi sự ngày 7.11.2015 : lễ các thánh Dòng.
  3. Năm thánh bế mạc ngày 21.1.2017 kỷ niệm danh xưng Dòng anh em thuyết giáo.
  4. Biến cố 800 năm : đức Honorio III ban sắc lập dòng 22.12.2016
  5. Trong mười năm chuẩn bị năm thánh, chủ đề năm 2014 là “Huynh đoàn giáo dân”.
  6. Ôn lại lịch sử Dòng : là cơ hội nhắc nhớ chúng ta về nguồn cội, nhiệt tâm và hăng say hơn trong sứ vụ.
  7. Gia đình Đaminh gồm : dòng nhất, đan viện, hội dòng nữ hoạt động, huynh đoàn Đa Minh, tu hội Đa Minh.
  8. Theo BTTQ Cadoré Canh tân việc rao giảng Tin mừng cần :

– Thứ nhất : dấu ấn niềm vui, sự tự do và nét đơn sơ.
– Thứ hai : quân bình các chiều kích truyền thống Đa Minh.
– Thứ ba :  không biến giáo dân thành tu sĩ.
– Thứ tư : sẵn sàng đón nhận sáng kiến như : huynh đoàn trẻ, hoạt động cho giới trẻ và truyền thông xã hội.

Phần II : Tinh thần Dòng Đa Minh

  1. Giảng thuyết, tác vụ Lời Chúa, loan báo Tin mừng là mã di truyền chung của mọi thành phần Gia đình Đa Minh (OP = ordo preadicatorum, order of preachers).
  2. Tinh thần tự do : luật không buộc thành tội.
  3. Tinh thần dân chủ theo nguyên tắc tập thể, bổ sung và đại biểu.
  4. Luật chuẩn miễn : cho anh em thi hành sứ vụ giảng dạy.
  5. Luật được tu chính thường xuyên phù hợp với hoàn cảnh.
  6. Năm yếu tố nền tảng tu sĩ Đa Minh : sống chung, phụng vụ chung, nề nếp tu trì, học hành và truyền giảng.
  7. Bốn nền tảng HĐĐM cầu nguyện, hiệp thông, học hành, sứ vụ.
  8. Kinh Mân Côi là di sản của cha thánh và Dòng.
  1. Chân phước Alain de la Roche lập hội Mân Côi.
  2. Đức Pio V thành lập lễ Mân Côi (7/10).
  3. Giáo hội trao cho Dòng Đa Minh phụ trách Hội Mân Côi.
  4. Châm ngôn Dòng : chiêm niệm và hoạt động.
  5. Huy hiệu áo choàng từ thế kỷ XV, khiên bạc với hai vạt đen.
  6. Huy hiệu bông huệ thế kỷ XX.
  7. Khẩu hiệu Ngợi Khen, Chúc Tụng, Rao Giảng, thế kỷ XVII.
  8. Khẩu hiệu Chân lý (veritas) xuất hiện năm 1872.

Phần III : Dòng Đa Minh 800 năm

  1. Dòng có 4 giáo hoàng (thánh Pio V, hai chân phước, một đáng kính).
  2. Dòng Đa Minh đã có 78 hồng y (hiện còn hai vị).
  3. Dòng Đa Minh có 82 hiển thánh, 210 chân phước.
  4. Ba thánh tiến sĩ : Anbêtô, Tôma Aquinô, Catarina Sienna.
  5. Thánh Anbêtô : tiến sĩ Bách Khoa, bổn mạng các nhà khoa học.
  6. Thánh Tôma : tiến sĩ thiên thần, tác giả Tổng luận thần học.
  7. Thánh Catarina Sienna : đưa tòa thánh từ Avignon về Roma, tác giả cuốn “Đối Thoại”, thánh nữ tiến sĩ tiên khởi (năm 1970).
  8. Biến cố hiện xuống của Dòng 15.8.1217: Khi 16 anh em tiên khởi được sai đi.
  9. Năm 1259, cha Humberto ban hành bản hiến pháp đan viện.
  10. Thánh Gia Thịnh, truyền giáo Bắc Âu, đem tinh thần Dòng về quê hương Ba Lan.
  11. Thánh Phêrô Vêrona, vị tử đạo tiên khởi, chết vẫn dùng máu mình viết trên mặt đất “Tôi tin…”
  12. Thánh Raymundo, san định Giáo luật 1234, cổ võ truyền giáo.
  13. Thánh Vinh-sơn Ferrier, ông trạng phép lạ, và là nhà giảng thuyết sám hối.
  14. Thánh giám mục Antônino (+1459) ưu tư tổ chức việc cứu tế xã hội.
  15. Chân phước họa sĩ Fra Angelico.
  16. Thánh Louis Bertrand là Phanxicô Xavie của Mỹ Châu.
  17. Thánh Martinô Porres và thánh Gioan Maisan (+1645), hai tu huynh, nổi tiếng về lòng bác ái thương người.
  18. Thánh Rosa Lima mẫu gương hãm mình và sống thánh giữa đời
  19. Lịch sử truyền giáo tại Á Châu có 60 thánh tử đạo : gồm 6 vị tại Trung Hoa, 16 vị tại Nhật Bản, và 38 vị tại Việt Nam.
  20. Dòng cổ võ “Hành trình Salamanca”, theo gương hợp tác giữa đức cha B. Las Casas và cha Vitoria, đấu tranh cho nhân quyền thổ dân tại Châu Mỹ.
  21. Thánh Phanxicô Coll, TBN : mẫu gương sống ngoại vi.
  22. Mùa xuân mới của Dòng trong thế kỷ XIX có hai chân dung tiêu biểu là tổng quyền Jandel và cha Lacordaire.
  23. Cha Dominique Pire OP (Bỉ), nhận giải Nobel hòa bình năm 1958
  24. Dòng đảm nhiệm đại học Angelicum (Roma), Santo Tomas (Manila), Thần học Fribourg, trường Kinh Thánh Giêrusalem.
  25. Tu hội đời Đa Minh xuất hiện sau Vatican II.
  26. Phong trào Giới Trẻ Đa Minh Thế Giới (IDYM), và phong trào Chí nguyện Quốc tế (DVI), ưu tiên dấn thân công bằng xã hội.
  27. Tổng hội Dòng Đa Minh họp ba năm một lần. Xen kẽ với tổng hội bầu cử là tổng hội giám định viên, tổng hội giám tỉnh.
  28. Tổng hội Dòng thứ 292, mới nhất họp tại Bologna, nước Ý năm 2016
  29. Cha Bruno Cadoré là Tổng quyền thứ 87, đắc cử năm 2010.
  30. Tổng quyền hiện có sực cộng tác của : 8 vị phụ tá theo khu vực, 4 vị chuyên trách và 6 vị đặc trách theo sứ vụ.
  31. Trụ sở Dòng hiện nay : tu viện Santa Sabina (từ 1936).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *