Tổng hợp thông tin ĐTC tại Nhật Bản (25.11): Gặp các nạn nhân của “Tam Đại Họa; gặp giới trẻ Tokyo; Thánh lễ; gặp chính quyền

Tổng hợp thông tin ĐTC tại Thái Lan (21.11)

Tổng hợp thông tin ĐTC tại Thái Lan (22.11)

Tổng hợp thông tin ĐTC tại Nhật Bản (23-24.11)

Tổng hợp thông tin ĐTC tại Nhật Bản (25.11)

Tổng hợp thông tin ĐTC tại Nhật Bản (26.11)

6. Điểm tin chính ngày 25.11.2019

5. ĐTC gặp chính quyền và ngoại giao của Nhật

1574679272706.JPG

Sau khi kết thúc Thánh Lễ, ĐTC đã đến khu phức hợp Kantei cách đó 6,4 km. Trước tiên, ĐTC gặp riêng Thủ thướng Nhật, ngài Shinzō Abe, trong khoảng 30 phút. Sau đó, ĐTC di chuyển qua hội trường lớn để gặp các quan chức chính phủ và ngoại giao.

Thủ tướng Shinzō Abe đã có diễn văn chào mừng Đức Thánh Cha và diễn tả lòng cảm kích khi ĐTC luôn gởi những sứ điệp quan tâm đến thiên tai tại Nhật Bản hay những lời chúc mừng trong những dịp quan trọng.

ĐTC đáp lời trong diễn văn với lời cảm ơn về sự đón tiếp ngài tại Nhật Bản và nhắc lại mối quan hệ hữu nghị từ rất lâu giữa Tòa thánh và Nhật Bản, bắt nguồn từ sự quý trọng và ngưỡng mộ mà các nhà truyền giáo đầu tiên đã dành cho đất nước này, chỉ cần nhớ lại những lời của tu sĩ Dòng Tên Alessandro Valignano, đã viết năm 1579: “Bất cứ ai muốn xem những gì Chúa chúng ta đã trao cho con người thì chỉ cần đến Nhật Bản và sẽ nhìn thấy thấy nó”.

ĐTC nói với các quan chức chính phủ và ngoại giao về mục đích chuyến đi của ngài: “Tôi đến đây để củng cố người Công giáo Nhật trong đức tin và trong sự dấn thân bác ái của họ đối với những người nghèo và phục vụ đất nước với niềm tự hào của một công dân.”

Theo bước chân của những vị tiền nhiệm, tôi muốn khẩn cầu cùng Chúa và mời gọi tất cả mọi người thiện chí tiếp tục thúc đẩy công cuộc hòa giải cần thiết để trong lịch sử nhân loại, sự hủy diệt do bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki sẽ không bao giờ lặp lại.

Lịch sử dạy chúng ta rằng xung đột giữa các dân tộc và các quốc gia, ngay cả những vấn đề nghiêm trọng nhất, chỉ có thể tìm ra giải pháp hợp thức thông qua đối thoại, là vũ khí duy nhất xứng đáng với con người và có khả năng đảm bảo một nền hòa bình dài lâu. Tôi tin rằng cần phải giải quyết vấn đề hạt nhân ở cấp độ đa phương, thúc đẩy một tiến trình chính trị và thể chế có khả năng tạo ra sự đồng thuận và hành động quốc tế rộng lớn hơn. Một nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại – đánh dấu bằng sự khôn ngoan, tầm nhìn và chân trời rộng mở – là điều cần thiết để xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn.

Đức Thánh Cha ca ngợi: “Nhật Bản đã nhận thấy tầm quan trọng của việc thúc đẩy các liên hệ cá nhân trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, thể thao và du lịch, khi biết rằng những điều này có thể đóng góp rất lớn cho sự hài hòa, công bằng, liên đới và hòa giải, là chất kết dính để xây dựng hòa bình.” Trong đó, Olympic và Paralympic là một ví dụ, đóng vai trò đẩy mạnh tinh thần đoàn kết vượt khỏi biên giới quốc gia hay khu vực.

Thêm vào đó, ĐTC đánh giá cao về di sản văn hoá mà Nhật Bản đã bảo tồn và phát triển qua nhiều thế kỷ. Đồng thời, “mối quan hệ tốt đẹp giữa các tôn giáo khác nhau không chỉ cần thiết cho một tương lai hòa bình, mà còn chuẩn bị các thế hệ hiện tại và tương lai lấy các nguyên tắc đạo đức làm nền tảng cho một xã hội thực sự công bằng và nhân văn.”

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến vẻ đẹp thiên nhiên của Nhật Bản, với hình ảnh biểu tượng của hoa anh đào. Tuy nhiên, “sự tinh tế của hoa anh đào nhắc nhở chúng ta về sự mong manh của ngôi nhà chung của chúng ta, không chỉ chịu thiên tai mà còn do lòng tham, bóc lột và tàn phá bởi bàn tay con người. Khi cộng đồng quốc tế thấy khó tôn trọng các cam kết của mình để bảo vệ thụ tạo, đó là lúc những người trẻ lên tiếng và đòi hỏi các quyết định can đảm. Những người trẻ thách thức chúng ta coi thế giới không phải là sở hữu để khai thác, mà là một gia tài quý giá được truyền lại. Về phần chúng ta, “chúng ta phải đưa ra những câu trả lời thực sự, chứ không phải bằng ngôn từ trống rỗng; bằng hành động chứ không bằng sự ảo tưởng”. (Thông điệp cho Ngày thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc thụ tạo 2019).

Về vấn đề này, một cách tiếp cận không thể thiếu để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta cũng phải xét đến hệ sinh thái con người. Dấn thân bảo vệ có nghĩa là phải đối diện với khoảng cách ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo trong một hệ thống kinh tế toàn cầu, làm cho một số ít người được chọn sống sung túc trong khi phần lớn dân số thế giới sống trong nghèo đói. Tôi nhận thức được mối quan tâm của chính phủ Nhật Bản trong việc thúc đẩy các chương trình khác nhau trong vấn đề này và tôi khuyến khích quý vị kiên trì trong việc hình thành nhận thức ngày càng tăng về đồng trách nhiệm giữa các quốc gia trên thế giới.

Cuối cùng, ĐTC nhắc đến phẩm giá con người, ngài nói: “Nhân phẩm phải là trung tâm của mọi hoạt động xã hội, kinh tế và chính trị; sự nối kết liên thế hệ phải được củng cố, và ở tất cả các cấp độ của đời sống cộng đồng, cần thể hiện mối quan tâm đối với những người bị lãng quên và bị loại trừ. Tôi nghĩ đặc biệt đến những người trẻ, những người thường xuyên cảm thấy choáng ngợp khi đối mặt với những thách thức trưởng thành, và ngay cả cảnh người già và đơn thân chịu cảnh cô lập. Chúng ta biết rằng, cuối cùng, nền văn minh của một quốc gia hay dân tộc được đo lường không phải bởi sức mạnh kinh tế của nó, mà bằng sự quan tâm của nó dành cho những người túng thiếu, cũng như khả năng trở thành người hữu ích và thúc đẩy sự sống.

Đức Thánh Cha kết thúc bài diễn văn, toàn bộ cử toạ đứng lên và vỗ tay nồng nhiệt, trong khi Thủ tướng Shinzō Abe tiễn ngài ra xe để về Toà Khâm sứ, cách đó 2,4km. Kết thúc ngày thứ ba trong chuyến viếng thăm 4 ngày của ĐTC tại Nhật Bản.

4. Gặp Thủ Tướng Nhật tại Kantei

Như chúng tôi đã đưa tin: Lúc 10g sáng 25/11, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với các nạn nhân của ba tai ương động đất, sóng thần và tai nạn nguyên tử năm 2011. Sau đó, Đức Thánh Cha có cuộc gặp riêng với Nhật Hoàng.

Buổi chiều, Đức Thánh Cha đã dâng thánh lễ tại sân vận động Tokyo Dome vào lúc 16g.

Sau khi thánh lễ kết thúc, Đức Thánh Cha có cuộc gặp với thủ tướng, và sau đó với chính quyền và ngoại giao đoàn tại lâu đài Kantei.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Cơ quan lập pháp dân cử của Nhật Bản là Quốc hội lưỡng viện, trong đó Hạ viện có 480 ghế, được cử tri bầu mỗi bốn năm hoặc sau khi bị giải tán, và Thượng viện có 242 ghế, được cử tri bầu mỗi sáu năm và cứ mỗi ba năm được bầu lại một nửa số thành viên.

Thủ tướng Nhật Bản là người đứng đầu chính phủ do Quốc hội chọn ra từ các nghị sĩ thành viên và được Nhật hoàng sắc phong. Thông thường người đứng đầu một đảng chính trị chiếm đa số ghế trong Quốc hội sẽ được giới thiệu giữ chức Thủ tướng. Thủ tướng lãnh đạo nội các và có thể chỉ định hay bãi nhiệm các vị Bộ trưởng.

Sau chiến thắng áp đảo của Đảng Dân chủ Tự do trong cuộc tổng tuyển cử năm 2012, ông Abe Shinzō thay thế Noda Yoshihiko giữ chức Thủ tướng từ ngày 26 tháng 12 năm 2012 đến nay và trở thành Thủ tướng Nhật Bản thứ sáu tuyên thệ nhậm chức trong vòng sáu năm của đất nước này. Mặc dù việc bổ nhiệm Thủ tướng được tiến hành một cách chính thức bởi Nhật hoàng, Hiến pháp Nhật Bản quy định những người được Nhật hoàng bổ nhiệm vào vị trí này đều phải theo sự chỉ định của Quốc hội.

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Cuối năm 2017, Đức Thánh Cha đã ký tên một vào tấm ảnh rất bi đát và truyền cho Vatican media công bố.

Bức ảnh cho thấy một cậu bé Nhật Bản đang cõng em trai của mình trên lưng. Đứa em đã chết, và cậu bé đang đứng xếp hàng chờ đợi trước một lò hoả thiêu.

Bức ảnh được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ Joseph Roger O’Donnell sau khi một quả bom nguyên tử rơi vào Nagasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945.

Đức Thánh Cha Phanxicô viết thêm một nhận xét ngắn gọn, “il frutto della guera” (hoa trái của chiến tranh), tiếp theo là chữ ký của ngài.

Những dòng chữ bên dưới là tiếng Tây Ban Nha nghĩa là:

“Đứa bé trai đang xếp hàng tại một lò hoả thiêu cõng đứa em mình đã chết. Ảnh của nhiếp ảnh gia người Mỹ Joseph Roger O’Donnell sau vụ nổ bom nguyên tử ở Nagasaki. Cảm giác buồn bã của cậu bé thể hiện nơi đôi môi căng mọng và rướm máu.”

Trong diễn từ trước chính quyền dân sự Nhật Bản và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha nói:

Thưa Thủ tướng

Qúy Thành viên Chính phủ,

Qúy Thành viên Ngoại giao đoàn,

Thưa quý bà qúy Ông,

Tôi cảm ơn Thủ tướng vì những lời giới thiệu tốt đẹp của ông và tôi gửi lời chào trân trọng tới qúy vị, qúy nhà cầm quyền và các thành viên của ngoại giao đoàn. Mỗi qúy vị, theo cách riêng của mình, đang tận tụy làm việc cho hòa bình và thịnh vượng của nhân dân quốc gia cao quý này và của các quốc gia mà qúy vị đại diện. Tôi biết ơn một cách đặc biệt đối với Hoàng đế Naruhito vì đã tiếp tôi sáng nay. Tôi ngỏ với ngài những lời chúc tốt đẹp của tôi và tôi cầu xin Chúa ban phước lành cho Hoàng gia và cho tất cả nhân dân Nhật Bản vào đầu kỷ nguyên mới được khai mở với triều đại của ngài.

Các mối liên hệ hữu nghị hiện có giữa Tòa thánh và Nhật Bản đã có từ lâu và bắt nguồn từ việc đánh giá cao và ngưỡng mộ được các nhà truyền giáo đầu tiên cảm nhận đối với lãnh thổ này. Chúng ta chỉ cần nhắc lại những lời của vị tu sĩ Dòng Tên Alessandro Valignano, người vào năm 1579 đã viết: “Bất cứ ai muốn thấy Chúa chúng ta ban tặng những gì cho con người chỉ cần họ đến Nhật Bản để thấy”. Về phương diện lịch sử, nhiều tiếp xúc và các sứ bộ văn hóa và ngoại giao đã phát huy mối liên hệ này và giúp vượt qua căng thẳng và rắc rối. Những tiếp xúc này đã dần dần mang hình thức định chế, vì lợi ích của cả hai bên.

Tôi đến để củng cố người Công Giáo Nhật Bản trong đức tin của họ, trong việc họ nối vòng tay lớn bác ái với những người có nhu cầu và việc họ phục vụ đất nước mà họ là các công dân đầy tự hào. Là một quốc gia, Nhật Bản đặc biệt nhạy cảm đối với sự đau khổ của những người kém may mắn, những người tàn tật và khuyết tật. Chủ đề chuyến viếng thăm của tôi là “Hãy bảo vệ mọi sự sống”, qua việc nhìn nhận phẩm giá bất khả xâm phạm của nó và tầm quan trọng của việc bày tỏ tình liên đới và sự hỗ trợ cho anh chị em của chúng ta trong bất cứ loại nhu cầu nào. Tôi đã có một trải nghiệm mạnh mẽ về điều này khi lắng nghe những câu chuyện của những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa ba mặt, và cảm động trước những gian khổ họ đã chịu đựng.

Theo bước chân của những người đi trước, tôi cũng đến để cầu khẩn Thiên Chúa và mời gọi tất cả những người có thiện chí khuyến khích và cổ vũ mọi biện pháp can gián cần thiết để việc hủy diệt do bom nguyên tử tạo ra ở Hiroshima và Nagasaki sẽ không bao giờ xảy ra nữa trong lịch sử con người. Lịch sử dạy chúng ta rằng các xung đột và hiểu lầm giữa các dân tộc và quốc gia chỉ có thể tìm ra các giải pháp hợp pháp thông qua đối thoại, vốn là vũ khí duy nhất xứng đáng với con người và có khả năng bảo đảm nền hòa bình lâu dài. Tôi xác tín việc cần phải xử lý vấn đề hạch nhân trên bình diện đa phương, cổ vũ một diễn trình chính trị và định chế có khả năng tạo ra sự đồng thuận và hành động quốc tế rộng lớn hơn.

Một nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại, được đánh dấu bằng túi khôn, sự sáng suốt và viễn kiến xa rộng, là điều chủ yếu để xây dựng một thế giới công bằng và huynh đệ hơn. Nhật Bản đã nhìn nhận tầm quan trọng của việc cổ vũ các tiếp xúc bản thân trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, thể thao và du lịch, vì biết rằng những điều này có thể đóng góp không ít vào sự hài hòa, công lý, liên đới và hòa giải, vốn là chất vữa xây dựng toà nhà hòa bình. Chúng ta thấy một ví dụ nổi bật của điều này trong tinh thần Thế Vận Hội, một tinh thần kết hợp các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới trong một cuộc thi không nhất thiết dựa trên sự cạnh tranh mà đúng hơn dựa trên việc theo đuổi sự xuất sắc. Tôi tin tưởng rằng Thế vận hội và Thế Vận Hội Song Hành, được tổ chức tại Nhật Bản trong năm tới, có thể đóng vai trò thúc đẩy tinh thần liên đới vượt qua mọi biên giới quốc gia và khu vực và mưu cầu thiện ích của cả gia đình nhân loại chúng ta.

Trong những ngày này, tôi đã trải nghiệm và tiến tới chỗ quý trọng một lần nữa di sản văn hóa quý giá mà Nhật Bản suốt trong nhiều thế kỷ lịch sử của nó đã có thể khai triển và bảo tồn, và các giá trị tôn giáo và đạo đức sâu sắc vốn lên đặc điểm cho nền văn hóa cổ đại này. Các mối liên hệ tốt đẹp giữa các tôn giáo khác nhau không chỉ có tính chủ yếu đối với tương lai hòa bình, mà còn đào tạo các thế hệ hiện tại và tương lai biết trân trọng các nguyên tắc đạo đức làm nền tảng cho một xã hội thực sự công bằng và nhân ái. Như lời của Văn kiện về Tình Huynh đệ Nhân bản mà tôi đã ký với Đại Giáo Sĩ của Al-Azhar vào tháng 2 vừa qua, mối quan tâm chung của chúng ta đối với tương lai của gia đình nhân loại thúc đẩy chúng ta “chấp nhận nền văn hóa đối thoại làm đường đi; hợp tác lẫn nhau làm quy tắc ứng xử; hiểu biết lẫn nhau làm phương pháp và tiêu chuẩn”.

Không du khách nào đến Nhật Bản mà không xúc động trước vẻ đẹp tự nhiên tuyệt vời của đất nước này, vốn được các nhà thơ và nghệ sĩ của nó ca tụng từ lâu và được biểu tượng trên hết bằng hình ảnh hoa anh đào nở. Tuy nhiên, sự mảnh mai của cảnh hoa anh đào nở nhắc nhở chúng ta về sự mong manh của ngôi nhà chung của chúng ta, phải chịu các thảm họa không những do tự nhiên mà còn do lòng tham, bóc lột và tàn phá trong bàn tay của con người nữa. Cùng với việc cộng đồng quốc tế đấu tranh để tôn vinh các cam kết của mình trong việc bảo vệ sáng thế, chính các người trẻ đang càng ngày càng lên tiếng và đòi hỏi các quyết định can đảm. Họ thách thức chúng ta thấy rằng thế giới không phải là một sở hữu để bị lãng phí, mà là một di sản quý giá cần được lưu truyền. Về phần chúng ta, “chúng ta nợ họ nhiều câu trả lời có thực chất chứ không phải những hạn từ trống rỗng; hành động chứ không ảo tưởng” (Thông điệp nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện năm 2019 Cho sự Chăm sóc Sáng thế).

Về phương diện này, một phương thức toàn diện để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta cũng phải xem xét hệ sinh thái nhân bản của nó. Cam kết bảo vệ có nghĩa là phải đối đầu với hố phân cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo trong một hệ thống kinh tế hoàn cầu, vốn để cho một số ít người được sống trong dư thừa trong khi phần lớn dân số thế giới sống trong nghèo đói. Tôi nhận thức được mối quan tâm của chính phủ Nhật Bản trong việc cổ vũ các chương trình khác nhau về phương diện này và tôi khuyến khích họ kiên trì trong việc tạo ý thức ngày một tăng về tính đồng trách nhiệm giữa các quốc gia trên thế giới.

Nhân phẩm cần phải là trung tâm của mọi hoạt động xã hội, kinh tế và chính trị; tình liên đới liên thế hệ phải được phát huy, và ở mọi bình diện của đời sống cộng đồng, phải chứng tỏ có sự quan tâm tới những người bị lãng quên và bị loại trừ. Tôi đặc biệt nghĩ đến những người trẻ, những người thường xuyên cảm thấy choáng ngợp khi đối diện với những thách thức của việc lớn lên, những người già và người cô đơn đang phải chịu cảnh cô lập. Chúng ta biết rằng, cuối cùng, sự lịch lãm của mọi quốc gia hay mọi dân tộc được đo lường không phải bằng sức mạnh kinh tế của nó, mà bằng sự chú ý nó dành cho những người có nhu cầu và khả năng sinh hoa trái và cổ vũ sự sống của nó.

Nay, khi chuyến viếng thăm Nhật Bản của tôi sắp kết thúc, một lần nữa tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với lời mời tôi đã nhận được, lòng hiếu khách lịch thiệp trong đó tôi đã được đón tiếp và lòng quảng đại của tất cả những người đã đóng góp vào thành quả hạnh phúc của chuyến viếng thăm. Khi trình bày những suy nghĩ này để qúy vị xem xét, tôi muốn khuyến khích qúy vị trong nỗ lực của qúy vị để hình thành một trật tự xã hội mỗi ngày một bảo vệ nhiều hơn cho sự sống, tôn trọng phẩm giá và quyền lợi của mỗi thành viên trong gia đình nhân loại của chúng ta. Trên qúy vị và gia đình qúy vị, và tất cả những người qúy vị phục vụ, tôi cầu xin rất nhiều phước lành của Thiên Chúa. Cảm ơn qúy vị rất nhiều.

3. Đức Thánh Cha chủ sự tại Sân Vận Động Tokyo Dome

Sau khi dùng bữa trưa tại Tòa TGM, vào lúc 13 giờ 30, ĐTC đến sân vận động bóng chày Nagasaki để cử hành Thánh lễ. Trước khi lên xe, ĐTC chào cách đặc biệt 16 nhân viên làm việc tại đây.

1574574034734.JPG

Sân vận động bóng chày Nagasaki, được làm bằng gạch đỏ và trắng, kết cấu như đấu trường thời cổ với một loạt các vòm. Công trình bốn tầng được hoàn thành trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 1996 đến tháng 7 năm 1997, với chi phí 7,2 tỷ yên. Sân vận động có sức chứa hơn 25 nghìn chỗ ngồi; ngoài ra còn có khu liên hợp thể thao, bao gồm một sân tập trong nhà và một phòng triển lãm bóng chày địa phương.

Thánh lễ được cử hành theo phụng vụ Chúa nhật kính trọng thể Chúa Kitô Vua. Bài đọc thứ nhất được đọc bằng tiếng Nhật, bài đọc thứ hai tiếng Anh.

Mở đầu bài giảng, ĐTC trích dẫn một câu Tin Mừng Thánh Luca: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” (Lc 23,42).

ĐTC mời gọi các tín hữu “chúng ta hãy để cho tiếng nói của chúng ta hợp với tiếng kêu của người làm điều ác, người bị đóng đinh cùng với Chúa Giêsu, người đã nhận ra và tuyên bố Chúa là vua. Ở đó, trong giờ phút ít chiến thắng và vinh quang, giữa những tiếng kêu gào chế giễu và sỉ nhục, người phạm tội đã có thể lên tiếng và tuyên xưng đức tin của mình. Đây là những lời cuối cùng mà Chúa Giêsu lắng nghe; và đến lượt mình, Chúa cũng đã có những lời cuối cùng trước khi phó mình cho Cha: Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43).

ĐTC giải thích: “Ngay lập tức, quá khứ không ngay chính của người trộm mang một ý nghĩa mới: đồng hành với cuộc khổ nạn của Chúa. Núi Sọ, một nơi đang diễn ra sự bất công, nơi của sự thờ ơ, nhạo báng được biến đổi. Tất cả nhờ vào thái độ của người trộm lành, mang lại hy vọng cho cả nhân loại. Những trò đùa cợt và tiếng kêu réo “tự cứu mình” trước những đau khổ của người vô tội không phải là những lời cuối cùng”.

Áp dụng câu chuyện của người trộm lành vào chính cuộc sống của mỗi người, ĐTC nói: “Hôm nay, ở đây chúng ta muốn làm mới lại đức tin và dấn thân của chúng ta. Như người trộm lành, chúng ta biết rõ lịch sử của những thất bại, tội lỗi và giới hạn của chúng ta, nhưng chúng ta không muốn điều này quyết định hiện tại và tương lai của chúng ta”.

“Vì thế, giống như người trộm lành, hôm nay, chúng ta muốn sống giây phút mà chúng ta có thể lên tiếng và tuyên xưng đức tin của mình, để bảo vệ và phục vụ Chúa, Người vô tội đau khổ. Chúng ta muốn đồng hành với nỗi thống khổ của Chúa, nâng đỡ Chúa trong lúc cô đơn và bị bỏ rơi. Và một lần nữa, chúng ta lắng nghe ơn cứu độ, đó là lời mà Chúa muốn ban cho mọi người: “Hôm nay anh sẽ ở cùng tôi trên thiên đường”.

Tiếp đến, ĐTC nhắc đến Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo. Chính vì ơn cứu độ mà các thánh đã can đảm làm chứng bằng chính cuộc sống mình. Theo mẫu gương của các ngài, chúng ta muốn tiếp tục bước đi như thế, chúng ta muốn ra đi, tuyên xưng với lòng can đảm rằng tình yêu được Chúa Kitô trao ban, hy sinh và tôn vinh trên thập giá có thể vượt qua mọi hận thù, ích kỷ, sỉ nhục; có thể vượt qua bất kỳ sự bi quan biếng nhác hoặc mê ngủ trong an hưởng. Như Công đồng Vatican II đã nhắc nhở chúng ta: Chúng ta là công dân của cả hai đô thị, hãy nỗ lực chu toàn cách trung thành những bổn phận trần thế, và chu toàn dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm. Thực sai lầm cho những ai đang khi biết rằng chúng ta không có một quê hương trường tồn ở trần thế và đang phải kiếm tìm một quê hương hậu lai để rồi vì đó tưởng rằng mình có thể xao lãng các bổn phận trần gian” (Gaudium et spes, 43).

“Đức tin của chúng ta là tin vào Thiên Chúa của người sống. Chúa Kitô đang sống và đang hành động giữa chúng ta, hướng dẫn tất cả chúng ta đến cuộc sống viên mãn. Chúa Kitô đang sống và Người muốn chúng ta sống: đây là niềm hy vọng của chúng ta (Christus Vivit, 1). Mỗi ngày, chúng ta khẩn nài: Lạy Chúa, xin cho Nước Chúa trị đến. Và khi làm như vậy, chúng ta cũng muốn cuộc sống và hành động của chúng ta trở thành một lời khen ngợi. Nếu sứ mệnh của chúng ta là môn đệ truyền giáo, làm chứng và loan báo những gì sẽ đến, thì điều này không cho phép chúng ta cam chịu trước sự dữ, nhưng thôi thúc chúng ta trở thành men của Nước Chúa. Cho dù chúng ta ở đâu: trong gia đình, tại nơi làm việc, trong công ty, hãy là một lối mở nhỏ, trong đó Thánh Thần tiếp tục thổi bùng niềm hy vọng giữa các dân tộc”.

“Nước Trời là mục đích chung của chúng ta, một mục tiêu không chỉ cho tương lai, nhưng chúng ta khẩn nài và bắt đầu sống Nước Chúa ngay hôm nay. Chúng ta phải biết rằng, sự thờ ơ và im lặng đang bao quanh chúng ta, người già và người tàn tật, người bị bỏ rơi, người tị nạn và người lao động nước ngoài; tất cả đều là bí tích sống động của Chúa Kitô, Vua của chúng ta (Mt 25,31-46). Như thế, nếu chúng ta thực sự xuất phát lại từ việc suy ngẫm Chúa Kitô, chúng ta sẽ biết cách nhìn thấy trong khuôn mặt của những người này chính Chúa muốn đồng hóa với họ ( Novo millennio ineunte, 49). Trên Núi Sọ, nhiều tiếng nói im lặng, rất nhiều người nhạo báng; chỉ có tên anh trộm lành biết cách đứng lên và bảo vệ người vô tội đau khổ: một hành động can đảm tuyên xưng đức tin. Tùy thuộc vào việc mỗi chúng ta quyết định giữ im lặng, chế giễu hoặc nói lời ngôn sứ”.

Kết thúc bài giảng ĐTC khuyến khích các tín hữu: “Anh chị em thân mến, Nagasaki đã để lại trong tâm hồn anh chị em một vết thương khó lành, một biểu hiện của đau khổ không thể giải thích được của rất nhiều người vô tội; nạn nhân của các cuộc chiến tranh trong quá khứ nhưng ngày nay vẫn phải chịu đựng. Tại đây, chúng ta lên tiếng, cùng nhau cầu nguyện cho tất cả những người còn đang phải chịu đau khổ trong thân xác, tội này kêu thấu trời cao. Chúng ta cùng nhau cầu nguyện để cho ngày càng có nhiều người, giống như người trộm lành, không im lặng hoặc chế giễu, nhưng nói lời ngôn sứ bằng tiếng nói của chính mình cho một vương quốc của sự thật và công lý, của sự thánh thiện và ân sủng, của tình yêu và hòa bình”.

Thánh lễ được tiếp tục và phần lời nguyện tín hữu được đọc bằng tiếng Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Tagalog, Nhật và Việt Nam. Cuối Thánh lễ Đức cha Joseph Mitsuaki Takami, TGM Nagasaki có lời cám ơn ĐTC.

2. Trực tiếp cuộc gặp gỡ giữa Đức Thánh Cha và giới trẻ Tokyo tại nhà thờ Đức Bà thủ đô

ĐTC với giới trẻ Nhật: không thể tự chụp hình (selfie) linh hồn

Vào lúc 11 giờ 30’ 25/11/2019, ĐTC di chuyển tới Nhà thờ Chính tòa Thánh Maria để gặp giới trẻ. Trọng tâm của buổi gặp gỡ được bắt đầu với các chứng từ của ba bạn trẻ: Công giáo, Phật giáo và di dân. ĐTC nhấn mạnh: Điều quan trọng không phải là hỏi tại sao tôi sống, nhưng tôi sống vì ai; Chúng ta không thể tự chụp hình selfie cho linh hồn.

1574653154057.JPG

Nhà thờ Thánh Maria nằm ở quận Bunkyo, được xây dựng vào năm 1899, bằng gỗ, kiến trúc Gothic. Vào năm 1920 trở thành Nhà thờ Chính tòa và bị phá hủy trong Thế chiến thứ hai. Nhà thờ mới được kiến trúc sư Kenzo Tange thiết kế vào năm 1960 và khánh thành vào năm 1964. Nhà thờ với kiến trúc hiện đại, được coi là một trong những công trình quan trọng của Tange, người cũng đã thiết kế Đài tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, là một trong những kiến trúc được được đánh giá cao ở Tokyo.

Khi đến nơi, ĐTC được Đức TGM Tokyo, cha xứ và cha Tổng Đại diện chào đón ở lối vào Nhà thờ. Sau đó tất cả tiến vào Nhà thờ và hai bạn trẻ dâng hoa cho ĐTC. ĐTC đến trước Nhà tạm, thinh lặng cầu nguyện.

Trọng tâm của buổi gặp gỡ được bắt đầu với các chứng từ của ba bạn trẻ: Công giáo, Phật giáo và di dân. Sau đó, ĐTC có bài diễn văn dành cho các bạn trẻ dựa trên những chia sẻ và những câu hỏi của ba bạn đại diện.

1574651956819.JPG

Cô đơn và cảm giác không được yêu là nghèo đói khủng khiếp nhất

Trả lời cho câu hỏi của Miki “làm thế nào để người trẻ có thể dành một chỗ cho Chúa trong một xã hội cuồng nhiệt và chỉ tập trung vào việc cạnh tranh và lợi nhuận”, ĐTC nói: “Chúng ta thường thấy có những người hoặc cộng đoàn bên ngoài thì phát triển tốt nhưng đời sống nội tâm thì giảm sút. Đối với họ, mọi thứ trở nên nhàm chán, họ không còn mơ ước, họ không mĩm cười, họ không chơi, họ không biết cảm giác tuyệt vời và những điều bất ngờ. Giống như xác chết, trái tim họ đã ngừng đập vì không thể vui hưởng cuộc sống với người khác. Có bao nhiêu người trên thế giới giàu có về vật chất, nhưng sống cô đơn! Mẹ Teresa, người làm việc giữa những người nghèo đã từng nói ngôn sứ: “Cô đơn và cảm giác không được yêu là nghèo đói khủng khiếp nhất”.

1574651966119.JPG

Điều quan trọng không phải là: tại sao tôi sống, nhưng tôi sống vì ai?

Tới đây, ĐTC mời gọi các bạn trẻ “Đấu tranh chống lại sự nghèo nàn tinh thần là một nhiệm vụ mà tất cả chúng ta được mời gọi. Chúng ta phải ý thức rằng điều quan trọng không phải là tất cả những gì tôi sở hữu, mà là tôi có thể chia sẻ với ai điều tôi có được. Điều quan trọng không phải là hỏi tại sao tôi sống, nhưng tôi sống vì ai. Điều quan trọng khi tự hỏi: “Tôi sống cho ai?”. Tất nhiên, các bạn sống cho Thiên Chúa. Nhưng Người cũng đã định rằng các bạn cũng cần sống cho người khác, và Người đã ban cho các bạn nhiều đức tính, khuynh hướng, tài năng và đặc sủng không cho riêng các bạn, mà là để chia sẻ với những người xung quanh các bạn” (Christus vivit, 286).

Không thể tự chụp hình (selfie) cho linh hồn

1574653167021.JPG

Trả lời cho câu hỏi của Masako, một giáo viên, ĐTC nói: “Masako hỏi làm thế nào giúp đỡ người trẻ để họ nhận ra điều tốt và giá trị của họ. Một lần nữa, cha muốn nói rằng để phát triển, để khám phá căn tính, chúng ta không thể nhìn vào cái gương. Nhân loại đã phát minh ra rất nhiều thứ, nhưng chúng ta không thể tự chụp hình selfie cho linh hồn chúng ta. Để hạnh phúc, chúng ta cần nhờ người khác giúp đỡ, nghĩa là ra khỏi chính mình và đến với người khác, đặc biệt là những người cần sự giúp đỡ hơn cả”.

“Một vị thầy khôn ngoan đã từng nói rằng chìa khóa để phát triển trí tuệ không phải là việc tìm ra câu trả lời đúng, mà là ở việc khám phá ra những câu hỏi đúng. Cha hy vọng các con có thể đặt câu hỏi hay, tự đặt câu hỏi và giúp người khác hỏi những câu hỏi tốt về ý nghĩa cuộc sống và làm thế nào chúng ta có thể xây dựng một tương lai tốt hơn cho những người đến sau chúng ta”.

Cuối cùng trả lời cho câu hỏi của Leonardo, một bạn trẻ di dân, bị bắt nạt ở trường, ĐTC cám ơn và ca ngợi hành động can đảm của Leonardo vì dám nói đau khổ của mình tại cuộc gặp gỡ này. ĐTC nói nạn bắt nạt nơi học đường làm tổn thương tinh thần và lòng tự trọng của chúng ta trong lúc chúng ta cần thêm sức mạnh để chấp nhận bản thân và đối diện với những thách đố mới trong cuộc sống.

1574651975042.JPG

Cùng nhau chống lại văn hóa bắt nạt ở trường học

ĐTC nhắc nhở: “Tất cả chúng ta phải cùng nhau chống lại văn hóa bắt nạt này và học cách nói: thôi đủ rồi! Đó là một bệnh truyền nhiễm mà thuốc tốt nhất cho căn bệnh này ở nơi các con. Các con phải cùng nhau nói: Không! Điều này thật tệ! Không có vũ khí nào lớn hơn để bảo vệ bản thân khỏi những hành động này hơn là “đứng dậy” giữa bạn bè và nói: “Những gì bạn đang làm là một việc nghiêm trọng”.
“Đừng sợ hãi, vì sợ hãi luôn là kẻ thù của điều tốt, là kẻ thù của tình yêu và hòa bình. Các tôn giáo lớn dạy lòng khoan dung, hòa hợp và thương xót; họ không dạy sợ hãi, chia rẽ và xung đột. Chúa Giêsu luôn nói với những người theo Ngài: đừng sợ”.

1574653165461.JPG

ĐTC kết thúc bài diễn văn với lời mời gọi các bạn trẻ hãy quảng đại trao ban cho người khác tất cả những gì mình có thể, mặc dù ý thức mình vẫn còn thiếu nhiều thứ. Cụ thể, ĐTC mời các bạn dành thời gian cho người khác, lắng nghe họ, chia sẻ với họ, hiểu họ. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể mở cuộc đời và vết thương lòng cho một tình yêu có thể biến đổi chúng ta và bắt đầu thay đổi thế giới xung quanh chúng ta. Nếu chúng ta không trao ban và nếu chúng ta “tiết kiệm thời gian” với người khác, chúng ta sẽ mất thời gian vào nhiều thứ. Và vào cuối ngày, chúng ta cảm thấy trống rỗng và bàng hoàng, giống như bị bội thực. Vì thế, hãy dành thời gian cho gia đình và bạn bè, và đặc biệt cho Chúa trong cầu nguyện.

1574653155626.JPG

Kết thúc buổi gặp gỡ, trong lúc ca đoàn hát, đại diện bạn trẻ dâng quà cho Đức Thánh Cha.

1574651974251.JPG1574651972779.JPG1574652869523.JPG1574651967582.JPGimages 1aem.jpg

1. Gặp các nạn nhân của “Tam Đại Họa – Triple Disaster” tại Hội trường Bellesalle Hanzomon

Theo tin Vatican News, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, sáng thứ Hai, 25 tháng 11, đã có buổi gặp gỡ với các nạn nhân của động đất, sóng thần và tai nạn hạch nhân đã tàn phá Fukushima năm 2011.

Các nạn nhân sống sót đã chia sẻ các trải nghiệm của họ. Giáo viên mẫu giáo Toshito Kato, người mà thị trấn của bà bị cuốn đi bởi trận sóng thần, nói rằng bất chấp tai họa, “tôi đã nhận được nhiều điều hơn là mất mát”. Bà nói đến ‘tầm quan trọng của việc dạy các em sự qúy giá của sự sống”.

Tokuun Tanaka, một tu sĩ Phật Giáo, người mà ngôi chùa của ngài không xa nhà máy điện lực nguyên tử Fukushima bao nhiêu, hỏi rằng chúng ta có thể đáp ứng ra sao trước các thiên tai; ngài bảo “suy niệm trung thực và khiêm nhu, hiểu biết sâu sắc, và các quyết định về những gì phải làm đều cần thiết”. Ngài nhấn mạnh “Điều quan trọng hơn cả là lắng nghe tiếng nói của trái đất”.

Matsuki Kamoshita 8 tuổi khi em và gia đình di tản vào Tokyo sau tai nạn hạch nhân ở Fukushima. Em nói người lớn nên nói sự thật về các hậu quả của ô nhiễm phóng xạ.

Em yêu cầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô cùng cầu nguyện “để chúng ta đánh giá cao nỗi đau của nhau và yêu thương người lân cận của chúng ta”. Em yêu cầu “xin vui lòng cầu nguyện với chúng tôi để người khắp thế giới chịu làm việc để tận diệt cơn đe dọa phải hứng chịu phóng xạ trong tương lai”.

Hy vọng một tương lai đẹp đẽ hơn

Sau khi nghe chứng từ của các nạn nhân sống sót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cám ơn họ đã phát biểu “đau buồn”, nhưng cũng cả “hy vọng của họ nữa về một tương lai đẹp đẽ hơn”.

Ngài yêu cầu dành một phút im lặng lúc bắt đầu bài diễn văn của ngài “để những lời nói đầu tiên của chúng ta là lời cầu nguyện” cho những người đã chết, cho gia đình họ và cho những người vẫn còn mất tích. “Xin cho lời cầu nguyện này kết hợp chúng ta và đem lại cho chúng ta lòng can đảm để nhìn tới một cách đầy hy vọng”.

Biết ơn sự trợ giúp

Đức Thánh Cha cám ơn những người đã đáp ứng một cách quảng đại để trợ giúp các nạn nhân, cả bằng lời cầu nguyện lẫn các trợ giúp vật chất và tài chánh.

Ngài nói “Chúng ta đừng nên để cho hành động này bị mất hút với thời gian hay biến mất sau cơn sốc buổi đầu, đúng hơn, chúng ta nên tiếp tục nâng đỡ”. Ngài kêu gọi “mọi người thiện chí để các nạn nhân của các thảm họa này tiếp tục nhận được sự trợ giúp rất cần”.

“Không ai tự mình tái thiết được”

Ngài nhấn mạnh nhu cầu phải có những nhu yếu phẩm căn bản nhất trong đó có thực phẩm, áo quần và chỗ ở. Ngài nói việc này “đòi cảm nhận được tình liên đới và sự trợ giúp của cả cộng đồng. Không ai ‘tái thiết’tự mình được; không ai một mình có thể bắt đầu lại được”.

Sau khi ca ngợi Nhật Bản đã chứng tỏ “một dân tộc có thể đoàn kết ra sao trong tình liên đới, kiên nhẫn, kiên trì, và mềm dẻo”, ngài mời cử tọa “tiến từng bước, mỗi ngày, đề xây dựng một tương lai dựa trên tình liên đới và cam kết lẫn nhau”.

Một nền văn hóa có khả năng chống lại sự dửng dưng

Đức Giáo Hoàng Phanxicô trả lời một câu hỏi của Tokuun về việc phải đáp ứng ra sao các vấn đề lớn như chiến tranh, tỵ nạn, thực phẩm, bất bình đẳng kinh tế, và các thách đố môi trường, nói rằng chúng ta không thể đối đầu với các vấn đề này cách tách biệt được.

Chúng ta phải nhìn nhận rằng các thách đố này liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Nhưng, ngài nói “điều quan trọng hơn cả … là tiến triển trong việc xây dựng một tương lai có khả năng đánh phá được sự dửng dưng”. Theo ngài, “chúng ta phả làm việc với nhau để phát huy ý thức này: nếu một thành viên trong gia đình chúng ta đau, mọi người chúng ta đều đau. Hiện tượng liên kết qua lại với nhau sẽ không diễn ra trừ khi chúng ta vun sới đức khôn ngoan của việc ở cùng nhau”.

Bãi bỏ năng lực nguyên tử

Suy tư cách đặc biệt về tai nạn của nhà máy năng lực nguyên tử ở Fukushima, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng ngoài các quan tâm về khoa học và y khoa, “cũng còn thách thức to lớn về việc phục hồi cơ cấu xã hội”. Ngài nói, việc này nêu lên vấn đề đáng lo ngại về việc tiếp tục sử dụng năng lực nguyên tử; và ngài nhận định rằng các Giám Mục Nhật Bản kêu gọi bãi bỏ các nhà máy năng lực nguyên tử.

Ngài nói rằng trong một thời đại “người ta bị cám dỗ biến tiến bộ kỹ thuật thành thước đo tiến bộ nhân bản”, điều quan trọng là dừng lại và suy tư về điều “chúng ta là ai… và chúng ta muốn trở nên loại người nào”.

Nẻo đường mới cho tương lai

Khi nghĩ tới “tương lai ngôi nhà chung của chúng ta”, ngài nói, “chúng ta cần hiểu ra rằng chúng ta không thể đưa ra các quyết định hoàn toàn vị kỷ, và chúng ta có trách nhiệm lớn đối với tương lai”. Ngài nói rằng các chứng từ của các nạn nhân sống sót nhắc nhở chúng ta việc cần phải tìm ra một nẻo đường mới dẫn tới tương lai, một nẻo đường bắt nguồn từ việc tôn trọng mỗi người và thế giới tự nhiên”.

Nắm tay nhau, hợp nhất trong lòng

Kết thúc bài diễn văn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói rằng “trong công trình phục hồi và tái thiết liên tục sau tai họa ba mặt, nhiều bàn tay phải nắm lấy nhau và nhiều cõi lòng phải hợp nhất như một” để các nạn nhân của thảm họa “được trợ giúp và biết họ không bị lãng quên”.

Một lần nữa, khi cám ơn mọi người “đã cố gắng làm nhẹ gánh nặng cho các nạn nhân”, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ niềm hy vọng của ngài là “lòng cảm thương sẽ là nèo đường giúp mọi người tìm thấy hy vọng, ổn định, và an toàn cho tương lai”. Và ngài cầu nguyện “Xin Thiên Chúa ban cho mọi người qúy vị và mọi người thân yêu của qúy vị các phúc lành khôn ngoan, sức mạnh và hòa bình của Người”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *