Trước là kiến trúc sư, bây giờ là… tu sĩ Dòng Đa Minh

Thầy Charles Desjobert là tu sinh Dòng Đa Minh ở Lille, nước Pháp. Thầy đã khấn trọn vào ngày 29 tháng 8 năm 2015. Trước khi vào Dòng, thầy là sinh viên ngành kiến trúc. Một đam mê thầy vẫn còn giữ, đam mê đã đưa thầy khám phá cuộc đời của Chân phước Pier Giorgio Frassati mà thầy vừa viết một quyển sách về ngài “15 ngày cầu nguyện với Pier Giorgio Frassati. Thầy Charles sẽ kể về quá trình của mình, đa tài nhưng chọn lựa duy nhất là gia đình Đa Minh. 

Ơn gọi của anh em Đa Minh chúng tôi bắt đầu khi chúng tôi khấn tạm ba năm. Sau khi khấn trọn, tôi cam kết sống trong Dòng cho đến chết và đi theo con đường của mình. Tôi bình tâm vì tôi nghĩ đây là con đường Chúa gọi tôi, tôi khám phá nét đẹp của đời sống trong tình anh em của Dòng Đa Minh, đơn sơ, chiêm niệm và làm việc cụ thể ở thế gian này. Khi khấn là tôi hoàn toàn từ bỏ mọi của cải thế gian: một dịp để tự nguyện sống đức khó nghèo. Chúng tôi là ba anh em sẽ khấn trọn vào ngày 29 tháng 8 sắp tới: mùa xuân rồi, tôi có cuộc tĩnh tâm ở tịnh cốc, đây là dịp để tôi nhìn lại cuộc đời của Thánh Đa Minh, chúng tôi sống thinh lặng vài ngày trong đan viện. Mỗi lần khấn, chúng tôi cầu xin lòng thương xót của Chúa và lòng thương xót của các anh em, đó là một trong các chìa khóa cho đời sống tu trì của chúng tôi: học cho và nhận chắc chắn là cách tốt nhất để chuẩn bị.

Charles Desjobert, tu sĩ, kiến trúc sư, nhà văn

Từ nhỏ tôi đã muốn mình sẽ thành tu sĩ-kiến trúc sư… cuối cùng, tôi cũng chưa hoàn toàn là tu sĩ, cũng chưa hoàn toàn là kiến trúc sư nhưng cũng gần gần! Đương nhiên tôi sẽ tiếp tục học, tiếp tục tu, một ơn trọn. Sẵn sàng cho sứ vụ là phẩm chất của đời sống Kitô và cũng là sống đức vâng lời. Nếu Chúa Kitô là trọng tâm đời sống của tôi thì ngành kiến trúc vẫn là đam mê lớn. Tôi nghĩ nghệ thuật và kiến trúc thiêng liêng là một thách đố đích thực cho Giáo hội chúng ta vì đó là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại phong phú với những người xa đức tin. Tôi xem lòng nhiệt thành là để rao giảng và để làm việc tông đồ. Có phải đó là một tu sĩ Đa Minh trọn vẹn không?

Khám phá Chân phước Pier Giorgio Frassati

Tôi có nghe nói đến ngài qua phong trào Hướng đạo nhưng tôi mới tìm hiểu lại khi đi học. Hình ảnh vui vẻ, khiêm tốn không ngần ngại đến với những người bị xã hội ruồng bỏ, không giam việc lại cho ngày mai đã làm cho tôi yêu mến Chân phước. Một đời sống ngắn ngủi nhưng hoàn toàn tận hiến, không bận tâm “người ta sẽ nói gì,” chỉ với một ước muốn duy nhất là sống và rao giảng Tin Mừng. Chỉ sau khi vào nhà tập Dòng Đa Minh tôi mới biết Chân phước thuộc về giáo dân của Dòng Đa Minh. Một hình ảnh đẹp.

Pier Giorgio nói cho chúng tôi biết đừng “sống lay lắt mà sống năng động” vì đời sống của chúng ta thì đẹp và có yêu cầu cao. Ngài mời gọi chúng ta phải ở tầm cao, đừng chiều theo thị hiếu dễ dàng, nhưng dứt khoát chọn sống theo tiếng Chúa Kitô mời gọi. Và thời gian thì truy đuổi, nơi nào không có sự tốt sinh sôi thì sự dữ đến chiếm chỗ: “Tìm an bình và đuổi theo nó”. Làm việc trong vườn của Chúa thì đòi hỏi phải cảnh giác nhưng cũng phải kiên trì, khiêm tốn, bền bỉ và chúng ta sẽ đến đích. Pier Giorgio dựa trên tảng đá đức tin nhưng cùng một lúc, ngài rất gần với chúng ta, với những mong manh và thất bại của ngài. Một tình bằng hữu trung thành trên đường đi.

Những lời quan trọng đối với thầy Charles

Tôi giữ trong lòng lời khuyến khích của Thánh Phaolô: “Ngươi có gì mà lại đã không chịu lấy?” (1 Co 4, 7) Đúng vậy, chúng ta đã nhận tất cả từ Chúa, cuộc sống dồi dào: chúng ta đã nhận nó để cho người khác và đó là sống. Được gọi để rũ bỏ, để đi tìm Chúa được tốt hơn và để làm lợi cho các nén bạc đã được giao. Cũng như Chân phước Pier Giorgio: “Bằng chính mình thì mình chẳng làm được gì nhưng nếu đặt Chúa Kitô vào trọng tâm cho các việc làm của mình thì mình sẽ đi đến đích”.

 

Marta An Nguyễn chuyển dịch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *