Câu chuyện tấm bia cha Đắc Lộ tại Hà Nội

Câu chuyện tấm bia cha Đắc Lộ
tại Hà Nội

Ngày 29-5-1941, cụ Nguyễn Văn Tố, Viện trưởng Viễn đông bác cổ, chủ tịch Hội Truyền bá quốc ngữ tổ chức lễ khánh thành bia và nhà bia tưởng niệm 350 năm sinh nhật cha Đắc Lộ, nhằm ghi nhận sự nghiệp Đức A-Lịch-Sơn Đắc Lộ.

Nhà bia do kiến trúc sư Joseph Lagisquet vẽ kiểu, được dựng tại Đền Bà Kiệu bên hồ Gươm (trước thờ ba bà Liễu Hạnh, Quỳnh Hoa, Quế Hương)

Nhà xây theo kiểu phương đình, có bốn mái ngói cong, trên nền xi măng 12 cạnh, có 3 lối lên 5 bậc, với một bia đá (1,7m x 1,1m X 0,2 m), trên đế cao 50 cm.

Mặt bia ghi tóm lược sự nghiệp của cha Alexandre de Rhodes truyền đạo và chế tác chữ Việt được khắc bằng ba ngôn ngữ Việt, Hoa và Pháp.

Năm 1957 bia bị tháo dỡ trở thành quầy bán hoa tươi. Năm 1984, nhà bia được thay bằng tượng chiến sĩ Quyết tử Thủ đô.

Tấm bia lưu lạc mãi đến năm 1994 mới phát hiện lại. Bộ Văn hóa Thông tin cử người mang bia về giữ tại tầng hầm Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội, rồi chuyển về khuôn viên Thư viện quốc gia ở phố Tràng Thi.

Trên bia có ghi :

“Khi phải rời bỏ xứ Việt Nam, Người lấy làm tiếc nên có nói rằng : Phần xác ta rời bỏ đất Nam với đất Bắc, nhưng thực ra lòng ta vẫn quyến luyến, nói cho đúng, vẫn gắn bó với cả hai nơi và ta chắc rằng không bao giờ lòng ta lại quên được hai xứ ấy.”

 “Người soạn ra nhiều truyện ký đều diễn dịch ra mấy thứ tiếng, và người soạn ra quyển sách Bổn và quyển tự vị tiếng Việt Nam, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng La tinh là những sách bằng tiếng Việt Nam dịch âm theo chữ La tinh xuất bản trước tiên, nên tên người cũng được lưu truyền với cái công nghiệp phát minh ra chữ Quốc Ngữ.”

DTH OP sưu tầm

Lm Phaolô Nguyễn Văn Thiên, giáo sư ĐCV Hà Nội
đứng bên bia cha Đắc Lộ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *