Nhiều người nói chúng ta không nên giơ tay trong khi đọc kinh Lạy Cha bởi vì đó không phải là một kinh cộng đoàn nhưng là một kinh dâng lên “Cha chúng con.” Các linh mục địa phương nói rằng vì Vatican không nói rõ về việc này, nên chúng ta tự do làm việc này. Vậy có một hình thức đúng đắn như thế nào trong khi đọc kinh Lạy Cha trong Thánh Lễ? –T.P.,Milford Maine.
Thật thì không có cử điệu nào được ấn định cho đôi tay trong lúc đọc Kinh Lạy Cha và ít nhất là cho tới nay, Tòa Thánh cũng như Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ đều không chính thức đề cập đến vấn đề này.
Dầu sao, lý luận thinh lặng cho việc này không mạnh lắm, bởi vì khi không có khó khăn đặc biệt nào đối với các đôi vợ chồng, gia đình hay một nhóm nhỏ tự ý giơ tay lúc đọc kinh Lạy Cha, thì lại có vấn đề khi toàn thể cộng đồng phải mong chờ hay bị bắt buộc làm như vậy.
Việc đem một nghi thức hay cử điệu mới vào trong phụng vụ một cách vĩnh viễn hay có khi bắt buộc thì đã được nói tới trong luật phụng vụ. Quá trình này đòi phải có đa số phiếu hai phần ba trong hội đồng giám mục và được phép Tòa Thánh trước khi có hiệu lực bất kỳ một thay đổi nào.
Như vậy, nếu hội đồng giám mục hay Tòa Thánh không thấy cần bắt buộc một cử điệu nào trong khi đọc kinh Lạy Cha, thì đối với một thẩm quyền nào nhỏ hơn cũng không có quyền áp đặt một cử chỉ mới nào mà luật phụng vụ không đòi buộc, và mong đợi các tín hữu phải theo các sắc lệnh của mình.
Trong lúc không có những chi dẫn về cử điệu của người tín hữu với những chữ đỏ hướng dẫn rõ ràng linh mục và hết mọi người đồng tế phải đọc kinh Lạy Cha với hai tay giang ra, cho nên các tín hữu không cần phải giơ tay.
Người ta có thể tranh cãi rằng việc giơ tay nói lên sự hiệp nhất gia đình của Giáo hội. Nhưng việc chúng ta hát hay đọc kinh chung đã diễn tả yếu tố này.
Việc giơ tay thường đề cao sự hiệp nhất của nhóm hay cá nhân từ phương diện nhân bản hay thể lý, và như vậy điển hình hơn là do sự tự phát của các nhóm nhỏ. Do đó nó không luôn luôn dễ dàng để áp dụng cho một cộng đoàn lớn hơn, khi mà một số người sẽ cảm thấy bất tiện và hơi bị ép buộc khi làm như thế.
Việc xử dụng thực hành này trong Kinh Lạy Cha có thể làm suy giảm và làm chia tri trong lúc thờ phượng và cầu xin hướng về Thiên Chúa, như được giải thích trong nbững số 2777-2865 sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo, vì một ý nghĩa hàng ngang hơn là theo ý nghĩa thuần túy nhân bản.
Do tất cả các lý do này, không ai nên băn khoăn là không tham gia trong cử điệu này nếu không muốn. Họ chỉ nên theo những tập quán phổ quát của Giáo hội, và không được bị cáo là gây nên sự thiếu hòa đồng.
Một trường hợp khác biệt là việc thực hành theo đó một số người chấp nhận cử điệu trong khi “cầu nguyện” đọc Kinh Lạy Cha giống như linh mục, là các Cha giang tay ra.
Tại một số quốc gia như tại Ý, Tòa Thánh đã chấp thuận thỉnh cầu để các giám mục cho phép bất cứ ai muốn bắt chước cử điệu này giống Linh Mục trong khi đọc kinh Lạy Cha. Thường lối một phần ba hay một nửa số giáo dân đã tự chọn làm như vậy.
Mặc dầu chỉ là hình thức bên ngoài nhưng không có nghĩa là giáo dân muốn đóng vai trò của một linh mục.
Kinh Lạy Cha là kinh của toàn thể công đồng chớ không phải là một kinh của linh mục hay của vị chủ tế. Trên thực tế, có lẽ đây là trường hợp duy nhất mà chữ đỏ dạy linh mục cầu nguyện với hai tay giăng ra. trong một kinh mà ngài không đọc một mình hay chỉ với các linh mục khác. Do dó, trong trường hợp kinh Lạy Cha, dáng điệu cầu nguyện diễn tả sự cầu nguyện con cái Chúa dâng lên Người.
Hội đồng giám mục Hoa Kỳ đã bàn cãi một đề nghị do một số giám mục muốn cho phép xử dụng cử điệu trong khi cầu nguyện, trong lúc tranh luận bản “Những Thích Ứng của Hoa Kỳ đối với Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma”. Một số giám mục còn lý luận rằng tốt nhất là bỏ đi việc giơ tay trong khi đọc kinh Lạy Cha. Đề nghị đó không thu đủ đa số phiếu hai phần ba, cho nên bị loại khỏi chương trình nghị sự.
Tiếp lần trước: Rước lễ đối với những người tới trễ
Một độc giả lưu tâm đã gợi ý rằng câu giải đáp của tôi lần trước không trực tiếp giải đáp thắc mắc cho một người Nigeria hỏi “trong Thánh Lễ lúc nào được coi như là quá muộn đối với ai đến dự Thánh Lễ được Rước Lễ”. Nhưng xem ra giải đáp của tôi cho một ” câu hỏi một vấn đề trực tiếp hơn, là phải dự được bao nhiêu phầnThánh lễ mới được Rước Lễ.””
Sau khi đã ghi nhận điều này có thể kéo theo những hậu quả trầm trọng, vì “Thánh lễ không phải là một điều tiên quyết để được Rước Lễ. Nếu là điều kiện tiên quyết thì tôi và những thừa tác viên gìúp lễ sẽ không được trao Mình Chúa cho những người bị nhốt, những người bịnh, người già, hay là những người trong tù.. là những người không thể tham dự Thánh Lễ”
Tôi thiết tưởng là tôi đã giải quyết vấn đề này trong lần trước, mặc dầu nó kéo theo việc giải thích tại sao tôi tránh gợi ý lên một sự đòi hỏi tối thiểu rõ rệt của Thánh Lễ để Rước Lễ và cũng để giữ trọn luật buộc của ngày Chúa nhật. Nhưng, độc giả chúng tôi nêu lên một câu hỏi hợp lý.
Khi dọn cho câu trả lời đầu tiên của tôi, tôi đã nghỉ tới việc nhắc đến sự Rước Lễ ngoài ThánhLễ, nhưng vì câu hỏi liên hệ với việc đi trễ tham dự Thánh Lễ, tôi xét việc đó có thể làm rắc rối thêm vấn đề nên tôi bỏ qua. Xem ra sự do dự của tôi đã trở lại ám ảnh tôi.
Cần phải phân biệt Thánh Lễ với những lúc khác trong đó được Rước Lễ. Giáo hội dự liệu hai nghi thức cơ bản để Rước lễ ngoài Thánh Lễ. Một nghi thức cho những dịp vì có lý do chính đáng không thể làm lễ nhưng có thể Rước lễ. Nghi thức khác cho việc đem Mình Chúa tới những ai không thể dự Thánh Lễ vì tuổi cao niên hay đau yếu.
Cả hai nghi thức có cấu trúc cơ bản như nhau, nhưng khác nhau qua các kinh đọc và những bản văn soạn sẵn.
Cấu trúc này là: sự chào, nghi thức sám hối; Phụng vụ Lời Chúa; trong một số hoàn cảnh bài giảng và các kinh đọc của người tín hữu; nghi thức Rước Lễ với kinh Lạy Cha; dấu bình an; “Đây Chiên Thiên Chúa… “và câu đáp “Lạy Chuá, con chẳng đáng… “; Rứớc Lễ, kinh bế mạc; và phép lành cuối.
Có những thay đổi nhẹ trong nghi thức tùy theo chủ sự là linh mục, phó tế hay một thừa tác viên giúp lễ. Phụng vụ Lời Chúa có thể kéo dài hay rút ngắn tùy những nhu cầu mục vụ với khả năng xử dụng cũng những bài đọc như trong Thánh Lễ hay là đọc một câu ngắn trích trong Kinh Thánh.
Vấn đề cần phải có bao nhiêu sự kiện đó để cho Rước Lễ, thay đổi tùy theo những hoàn cảnh cụ thể, Nhưng khi cho Rước Lễ vì không thể cử hành Thánh Lễ, thì trên nguyên tắc, những ai muốn chia sẻ phải dự hết các nghi thức.
Có thể xảy ra hoàn cảnh này, ví dụ trong những giáo xứ không có linh mục và thường thường trong những nhà tù, bất cứ lúc nào thuận tiện mà có thể tập hợp các tù nhân để làm thành một cộng đoàn. Bằng không nghi thức phải thực hiện tại phòng riêng với một Phụng vụ Lời ngắn, mặc dầu đấng thường quyền địa phương có thể phê chuẩn những thích ứng cho những hoàn cảnh riêng biệt mà không có trong các sách phụng vụ.
Việc cho người bịnh Rước lễ, người già hay người những người phải nằm một chỗ, biểu thị một hoàn cảnh mục vụ khác biệt, và những hoàn cảnh đặc biệt cho phép những giải pháp đặc biệt. Nếu có thể thì toàn thể nghi thức phải thực hiện mỗi lúc, mặc dầu Phụng vụ Lời có thể rút ngắn để khỏi làm hao mòn sức lực người bịnh.
Khi cho Rước Lễ cho một số lớn người bịnh sống riêng rẽ trong các bệnh viện, bênh xá, nhà viện điều dưỡng, v.v. phụng vụ cho phép thừa tác viên theo một nghi thức rút ngắn bằng cách đọc điệp ca “Oh Sacred Banquet-Ôi Tiệc Chí Thánh” trong nhà nguyện hay trong phòng đầu tiên, và cho Rươc Lễ trong mỗi phòng bằng cách đọc câu “Đây Chiên Thiên Chúa… ” và “Lạy Chúa, con chẳng đáng”. Thừa tác viên đọc kinh kết thúc trong phòng cuối hay trong nhà nguyện nhưng bỏ phép lành cuối.
Ở đây tôi có ý bỏ bất cứ qui chiếu nào về việc trao của ăn đàng cho kẻ hấp hối, vì nghi thức này thuờng liên kết với sự xức dầu bịnh nhân và đó là phạm vi riêng của linh mục.
Câu trúc của việc Rước Lễ ngoài Thánh Lễ cũng có thể cống hiến một sự chỉ dẫn cho những người cố gắng tham dự Thánh Lễ hằng ngày (không phải ngày Chúa nhật). Đang khi vẫn giữ vững nguyên tắc xem cho trọn Lễ, người ta có thể linh động hơn một chút đối với việc Rước Lễ trong những ngày tuần nếu không thể tới ngay đầu Lễ.
Trong những trường hợp này điều tốt nhất là hỏi trực tiếp vị mục tử về những phương thế tốt nhất để tiến hành hầu hoàn thành ước muốn Rước Lễ mà vẫn tôn trọng giá trị và sự thánh thiêng của bí tích.
Một độc giả khác hỏi về phần kết thúc của Thánh Lễ và người ta có thể ra về sau khi Rước Lễ không.
Thánh Lễ chấm dứt với lời mời ra về, nhưng như một dấu tôn kính, người tín hữu nên chờ linh mục vào phòng mặc áo đã và hát xong bài hát nào nếu có. Ra về sau Rước Lễ không cho phép chúng ta cám ơn Chúa cho xứng đáng vì ân ban của Con Người và còn làm cho ta mất ân sủng được ban thêm trong kinh kết thúc và phép lành cuối.
Thỉnh thoảng các thành viên cộng đồng giống như những người marathon vì họ xô đẩy nhau ra cửa sau Thánh Lễ. Trong những trường hợp khác, người ta muốn cho họ chỉ ra ngoài sớm hơn và không luẩn quẩn nói chuyện tại khuôn viên thánh đườn. Nhưng đây là một chủ đề cho một dịp khác