24. Video ĐTC cử hành thánh lễ tại đền thánh Czestochowa nhân dịp kỷ niệm 1050 năm ngày Ba Lan gia nhập Công Giáo.
23. Video phóng sự đặc biệt về việc phát sóng truyền hình khi ĐTC tham dự WYD 2016
https://www.youtube.com/watch?v=8yz_vlimb9c
22. Video các nữ tu dòng Thánh Faustina nhẩy muá chào mừng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới Krakow, Ba Lan
https://www.youtube.com/watch?v=MWXK9R13Rfg
21. Đức Thánh Cha gặp gỡ các bạn trẻ từ Cửa Sổ Giáo Hoàng tại Krakow
Cũng như các vị tiền nhiệm của ngài là Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc ngày đầu tiên trong chuyến tông du Ba Lan của ngài với cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ từ Cửa Sổ Giáo Hoàng tại Krakow.
Tòa Giám Mục ở Kraków (ở tại số 3 đường Franciszkańska) là nơi cư trú truyền thống của các giám mục Kraków từ cuối thế kỷ thứ 14. Đó là cung điện lớn thứ hai tại thành phố sau hoàng cung Wawel. Tòa Giám Mục là một phần trong khu vực tu viện dòng Phanxicô. Tòa Giám mục này có lẽ nổi tiếng nhất thế giới vì là nơi cư trú của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong thời gian lưu trú của ngài trước khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng và mỗi khi về thăm quê hương. Ngài đã nói chuyện với dân chúng từ một cửa sổ phía trên cổng chính vào mỗi đêm. Chính vì thế, người ta gọi cửa sổ này là Cửa Sổ Giáo Hoàng tại Krakow.
20. Những hình ảnh đầu tiên của Đức Thánh Cha tại Ba Lan
[shashin type=”albumphotos” id=”57″ size=”medium” crop=”n” columns=”2″ caption=”y” order=”random” position=”center”]19. Chương trình tông du ĐTC tại Ba Lan và Video ĐTC đến phi trường Gioan Phaolô II, Krakow
Thứ Tư
Đức Phanxicô sẽ tới phi trường Krakow vào buổi chiều, nhưng không có nghi lễ nào tại đây. Sau đó, ngài sẽ tới thăm Tổng Thống Ba Lan và đọc diễn văn ở dinh tổng thống. Đây sẽ là dịp để ngài khởi động âm sắc chính trị của chuyến đi. Ai cũng biết Đức Phanxicô có chủ trương phò di dân nhiều hơn chính phủ hiện tại của Tổng Thống Andrzej Duda và hàng giáo phẩm Công Giáo, bất kể tuyên bố báo chí mới đây của hội đồng giám mục Ba Lan tố cáo một số chính khách “tạo ra niềm sợ hãi người Hồi Giáo một cách giả tạo”.
Các vị giáo hoàng thường tránh né việc gây bối rối cho các vị chủ nhà trong các chuyến tông du của các ngài, nhưng các ký giả địa phương nói rằng bất cứ Đức Phanxicô xa gần nhắc tới vấn đề di dân cũng sẽ được coi và được tường thuật là một tấn công vào chính phủ Ba Lan.
Nói cho cùng, các chính phủ Ba Lan đã quá quen thuộc với lời phê phán của các vị giáo hoàng rồi. Ngay năm 1991, khi trở lại Ba Lan, người con yêu qúy của đất nước này, Đức Gioan Phaolô II, đã không ngại chỉ trích sự trở cờ của Ba Lan, tự biến mình thành một xã hội buông lỏng và qúa ư duy tiêu thụ. Đức Phanxicô, tuy không phải là Đức Gioan Phaolô II, nhưng khi tới lúc phải nói tâm tư của mình về những vấn đề thiết thân, thì ngài cũng không kém quở trách như vị tiền nhiệm người Ba Lan của mình.
Thứ Năm
Ngày thứ hai của Đức Giáo Hoàng sẽ nổi bật với cuộc viếng thăm đan viện nổi tiếng Jasna Gora ở Częstochowa, nơi khả năng nối kết với nhân dân Ba Lan của ngài sẽ được nhiều người “soi mói”: đây là địa điểm hành hương quan trọng nhất của cả nước, hàng năm, hàng triệu người tới đây kính viếng.
Đan viện này tọa lạc cách Krakow khoảng 90 dặm và đại đa số những người tới đây lúc Đức Giáo Hoàng viếng thăm là người Ba Lan chứ không hẳn là khách hành hương của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, thành thử, đây là cơ hội hàng đầu để Đức Phanxicô khẳng định ý thức quốc gia sâu sắc của Ba Lan, bắt nguồn từ lòng sùng kính Đức Mẹ.
Người ta cũng biết rằng kế hoạch khởi thủy của Đức Giáo Hoàng là bay tới và bay về, chỉ ở đó ít phút đủ để kính viếng Đức Bà Đen nổi tiếng ở Częstochowa mà thôi. Nhưng sau đó, ngài được thuyết phục cử hành Thánh Lễ ở địa điểm này nhằm nâng cao tinh thần chính trị và văn hóa cho cả các nhà lãnh đạo lẫn dân chúng Ba Lan.
Thế là tại đây, ngài sẽ cử hành Thánh Lễ để tưởng niệm 1,050 năm lễ rửa tội cho nhà Vua Ba Lan cũng là lễ rửa tội cho Ba Lan, đánh dấu nền độc lập quốc gia.
Sau đó, vào buổi chiều, ngài sẽ chính thức bắt đầu việc tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới của ngài, khi hàng trăm ngàn người trẻ khắp thế giới sẽ nghinh đón ngài tại Công Viên Blonia. Cũng nên biết, người ta thường nói giới trẻ họp nhau để gặp Đức Giáo Hoàng trong các biến cố này. Nhưng Thánh Gioan Phaolô II, vị sáng lập ra Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, quen nói rằng thực ra chính người trẻ mời Đức Giáo Hoàng. Thành thử, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhận được thiệp mời chính thức tham dự ngày này từ giới trẻ.
Thứ Sáu
Hai biến cố chủ yếu của ngày Thứ Sáu sẽ là cuộc thăm viếng lần đầu tiên của Đức Phanxicô tới các trại tập trung khét tiếng tại Auschwitz và Birkenau vào buổi sáng, trong khi vào buổi chiều, ngài sẽ hướng dẫn giới trẻ đi Đàng Thánh Giá. Dù không đọc diễn văn tại Auschwitz, Đức Phanxicô sẽ gặp một nhóm 10 người sống thoát cuộc Diệt Chủng và sau đó, thăm hỏi 25 “Người Chính Trực Giữa Các Quốc Gia” khắp thế giới. Tước hiệu này là do Nhà Nức Israel ban cấp cho những người không phải là người Do Thái từng liều mạng cứu người Do Thái thời Quốc Xã diệt chủng.
Đức Phanxicô sẽ cuốc bộ tiến qua cửa vòm ở lối vào chính, nơi có hàng chữ Arbeit macht frei, có nghĩa: “Việc làm sẽ giải phóng các bạn”. Rồi ngài sẽ được xe chở tới Khối 11, nơi ngài gặp Thủ Tướng Ba Lan Beata Szydlo, cũng như 10 người sống thoát Diệt Chủng.
Theo phát ngôn viên Tòa Thánh, một trong các người sống sót trên, thọ 101 tuổi, đang hướng dẫn một nhóm hành hương tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Tại buổi tưởng niệm Đàng Thánh Giá, căn cứ vào cả bản chất của biến cố lẫn trải nghiệm của ngài vào buổi sáng, người ta tin Đức Phanxicô sẽ đọc bài diễn văn nghiêm chỉnh nhất trong chuyến đi của ngài nhằm trình bầy một loạt các thách thức luân lý.
Thứ Bẩy
Thứ Bẩy là ngày kín mít của Đức Giáo Hoàng, trong đó, có cuộc viếng thăm Đền Thờ Lòng Chúa Thương Xót nơi ngài sẽ cử hành Thánh Lễ cho các linh mục, chủng sinh và tu sĩ Ba Lan, ngồi tòa giải tội, và ăn trưa với một nhóm bạn trẻ. Sau đó, trọng điểm trong ngày sẽ là buổi canh thức cầu nguyện với các tham dự viên Đại Hội.
Chủ đề thương xót, chủ đề chính của Đại Hội chắc chắn sẽ được nhấn mạnh hàng đầu, khiến nó trở thành một dịp bằng vàng để nối kết Thánh Faustina, Thánh Gioan Phaolô II và quan tâm của triều giáo hoàng hiện nay với lòng thương xót vô điều kiện của Thiên Chúa đối với đau khổ và tội lỗi.
Buổi canh thức cầu nguyện sẽ diễn ra một cách rất thích hợp tại nơi hiện được gọi là Campus Misericordiae, Cánh Đồng Thương Xót. Khoảng 2 triệu khách hành hương sẽ đi bộ từ Krakow và các thị xã lân cận tới cánh đồng mênh mông, mà sau này sẽ trở thành quần thể kỹ nghệ của thành phố.
Theo điều nay đã thành truyền thống của Đại Hội, phần lớn các người hành hương sẽ đi bộ từ 8 tới 9 dặm và khi tới nơi, họ sẽ trải túi ngủ để ngủ qua đêm.
Trong suốt 24 giờ, Campus Misericordiae sẽ giống như một chiến trường kiểu xưa, với cờ của nhiều phong trào, giáo phận và cộng đoàn sẽ tung bay khắp hướng, cắm xuống đất giữa các nhóm tuổi trẻ nằm trên chiếu nhựa.
Trong Đại Hội mới đây ở Rio de Janeiro, Ba Tây, năm 2013, gần 3 triệu người đã kéo nhau tới bãi biển Copacabana, nơi Đức Phanxicô khuyến khích họ chiếm đường phố để xây dựng “một xã hội công bình và huynh đệ hơn”.
Dịp đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô khích lệ người trẻ coi mình như “các người chủ đạo của thay đổi” sẵn sàng đưa ra “một giải pháp Kitô Giáo cho các quan tâm xã hội và chính trị hiện có tại đất nước họ”.
Dịp này, chắc chắn ngài sẽ đưa ra một số thách thức khẩn cấp của thời cuộc: bạo lực duy Hồi Giáo, người tị nạn, cả các căng thẳng do cuộc rút khỏi Liên Hiệp Âu Châu của Anh gây ra, và tái lên khuôn chúng dưới ánh sáng lòng thương xót của Thiên Chúa.
Chúa Nhật
Vào ngày cuối cùng, ngài sẽ cử hành điều vẫn được gọi là “Thánh Lễ Sai Đi”. Ngoài chính ý nghĩa hiển nhiên của Thánh Lễ ra, ở đây, Đức Giáo Hoàng cũng sẽ đưa ra lời mời tham dự Đại Hội Giới Trẻ lần tới, có lẽ sẽ xẩy ra trong hai hoặc ba năm sắp đến.
Có nhiều nguồn tin cho biết Panama có lẽ là địa điểm sắp tới. Người ta cho rằng Tổng Thống nước này, Juan Carlos Varela, một tín hữu Công Giáo ngoan đạo, người sẽ đến Krakow tham dự Đại Hội, từng cố gắng rất nhiều trong việc thuyết phục các vị giám mục đăng cai Đại Hội sắp tới.
Nếu đúng như thế, thì cuối Thánh Lễ hôm nay, người ta sẽ được nghe lời mời vang vọng của ngài: hasta Panamá (Hẹn gặp Panama)!
18. Trên đường đi Ba Lan, Đức Giáo Hoàng không quên những trẻ nghèo, bất hợp pháp tại biên giới Texas-Mexico
Khi chiếc máy bay chở Đức Giáo Hoàng đi đến Ba Lan tham gia Ngày Giới trẻ Thế Giới, thì hàng trăm người nhập cư bất hợp pháp ở Texas đã nhận được một thông điệp đặc biệt cuả Ngài qua video trực tuyến: “hãy sống nhiệt tình và tiến về phía trước! “đừng để bị cản trở bởi” bức tường, “ Ngài nói.
“Cha muốn nói với các con hãy luôn nhìn về phía trước, luôn luôn nhìn về phía chân trời, đừng để cuộc sống đặt ra những bức tường đặt ở phía trước các con, luôn luôn nhìn về chân trời.” Ngài nói như vậy với các bạn trẻ trong giáo phận Brownsville, nằm ở biên giới Mexico và được coi là một trong những vùng nghèo khổ nhất của Hoa Kỳ.
“Luôn luôn có lòng dũng cảm muốn nhiều hơn nữa, nhiều hơn, nhiều hơn. .. với lòng can đảm, nhưng đồng thời, đừng quên nhìn lại những di sản mà các con đã nhận được từ tổ tiên, từ ông bà, cha mẹ của các con; di sản đức tin mà các con đang có trong tay, trong khi vẫn nhìn về phía trước” Ngài nói.
17. Hình ảnh khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
[shashin type=”album” id=”56″ size=”small” crop=”n” columns=”3″ caption=”y” order=”date” position=”center”]16. Video: Đức Hồng Y Stanislas Dziwisz khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đã bắt đầu với thánh lễ khai mạc lúc 17:30 theo giờ địa phương tại công viên Błonia do Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz cử hành.
Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz, năm nay 77 tuổi, từng là bí thư của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong nhiều năm. Từ năm 2005, ngài là Tổng Giám Mục Krakow và được Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 vinh thăng Hồng Y vào năm 2006.
15. Video: Bản tin Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016 – Đền Thánh Faustina Kowalska
- Đức Giáo Hoàng Phanxicô cử hành các Thánh Lễ với các yếu tố của phụng vụ Chính Thống Đông Phương
- Tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, Tin Mừng sẽ được đọc bằng tiếng cổ của Giáo Hội Slav
- Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới: Các Buổi Giáo Lý
- Thứ Tư, ngày 27 tháng Bẩy – Bài giáo lý thứ nhất
Đề tài: Nay là thời thương xót! - Thứ Năm, ngày 28 tháng Bẩy – Bài Giáo Lý thứ hai
Đề tài: Chúng ta hãy để lòng thương xót của Chúa Kitô đánh động - Thứ Sáu, ngày 29 tháng Bẩy – Bài Giáo Lý thứ ba
Đề tài: Lạy Chúa, xin Chúa làm cho con trở thành khí cụ của lòng Chúa thương xót!
- Thứ Tư, ngày 27 tháng Bẩy – Bài giáo lý thứ nhất
- Nhà nguyện Thánh Faustina Kowalska
- Sau thánh lễ sáng thứ Bẩy 30 tháng Bẩy, vào lúc 7h, tại nhà nguyện Tòa Tổng Giám Mục Krakow, lúc 8:30 Đức Thánh Cha sẽ rời Tòa Tổng Giám Mục để đến thăm nhà nguyện Thánh Faustina Kowalska tại quận Lagiewniki, cách đó chỉ có 5.5km về phiá Nam.
- Đền thánh kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
- Sau khi viếng thăm đền thờ kính Lòng Thương Xót và ngồi tòa giải tội cho các bạn trẻ, lúc 10:30h, Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ tại quảng trường trước đền thánh kính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cùng với khoảng 5,000 linh mục, chủng sinh và những người sống đời thánh hiến Ba Lan.
14. Video phóng sự Giới Trẻ đi đàng Thánh giá tại WYD 2016 ở Krakow
Theo chương trình, thứ Sáu này 29 tháng 7, các bạn trẻ sẽ đi đàng thánh giá cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô tại công viên Błonia vào lúc 6 giờ chiều, theo giờ địa phương.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian qua, các bạn trẻ tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới với tư cách là các tình nguyên viên đã đi đàng thánh giá mỗi chiều thứ Sáu tại đền thánh Kính Lòng Thương Xót Chúa tại quận La-gi-ê-ni-ki.
Đây là đền thánh dành riêng cho việc sùng kính Lòng Thương Xót Chúa, và cũng là nơi an nghỉ của nữ tu Faustina, được tuyên thánh ngày 30 tháng Tư, năm 2000.
Những hình ảnh quý vị và anh chị em đang thấy đây là buổi đi đàng thánh giá hôm thứ Sáu 22 tháng Bẩy vừa qua.
https://youtu.be/w4iUO1l7EMo
13. Một số hình ảnh cầu nguyện tại đại hội giới trẻ Krakow Ba Lan
[shashin type=”albumphotos” id=”55″ size=”medium” crop=”n” columns=”2″ caption=”y” order=”random” position=”center”]12. Một số hình ảnh tại đại hội giới trẻ Krakow Ba Lan
Sau nhiều bách hại và cản trở, người trẻ Trung Quốc đã tới được Ba Lan.
[shashin type=”albumphotos” id=”54″ size=”medium” crop=”n” columns=”2″ caption=”y” order=”random” position=”center”]11. Người trẻ Úc tụ họp tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới
“Aussie! Aussie! Aussie!” “Oi! Oi! Oi!” những tiếng hô đến điếc tai làm rung động cả Vận Động Trường Tauron vào sáng ngày 26 tháng Bẩy khi 3 ngàn người trẻ, 150 tu sĩ, 120 linh mục, 19 giám mục Úc cùng 2 con kangaroo có thể bơm phồng tụ họp nhau để cử hành đức tin và xứ sở họ nhân Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Đức Cha Mark Edwards OMI, giám mục phụ tá của Melbourne, đã hướng dẫn cuộc tụ họp trong 2 giờ để ca hát, nói chuyện và cầu nguyện.
Đại sứ Úc tại Ba Lan, Paul Wojciechowski, đã nói chuyện với giới trẻ: “quả là một ý tưởng tuyệt vời khi đến với nhau và cùng vẫy cờ. Các bạn đang làm nên lịch sử. Các bạn là nhóm người Úc lớn nhất từng tụ họp tại Ba Lan!”. Ông nói tới ơn phúc có những mối liên hệ mạnh mẽ giữa Úc và Ba Lan, một chủ đề cũng được Đức Cha Columba Macbeth-Green của giáo phận Wilcannia-Forbes đề cập. Đức Cha Columba thú thực rằng “đến Lòng Chúa Thương Xót, ngài cũng chưa được nghe’ cho tới khi trở thành một đan sĩ và lưu ngụ ở Ba Lan ít năm. Đức Cha giải thích sự phong phú tâm linh của Ba Lan như một dân tộc hết sức sùng kính Mẹ Maria và là quê hương của Lòng Chúa Thương Xót, và thúc giục cử tọa tìm các trải nghiệm thương xót lúc đang ở Krakow dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, để lúc trở về sẽ trở thành các nhà thừa sai của lòng thương xót. “Nền ngoại giao tâm linh” giữa Ba Lan và Úc làm cho sự kết hợp hết sức quan yếu giữa sứ điệp Lòng Chúa Thương Xót và những người trẻ đầy nhiệt huyết mang sứ điệp này trở thành hiển hiện.
https://www.youtube.com/watch?v=pi0k0sJM9ok
10. Video: Bầu khí tưng bừng của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow
9. Video ĐHY Luis Antonio Tagle: cảm nghĩ về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm nay
Theo thống kê của Ban Tổ Chức Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 2016, sẽ có 47 vị Hồng Y, 800 vị giám mục và 20,000 linh mục tham dự Đại Hội Giới Trẻ tại Krakow.
Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, Tổng Giám Mục Manila Phi Luật Tân, và cũng là chủ tịch Caritas Thế Giới đang có mặt tại Krakow.
Theo chương trình, trước khi tham dự thánh lễ bế mạc vào ngày Chúa Nhật 31 tháng Bẩy, lúc 8giờ 45phút, ngài sẽ cùng Đức Thánh Cha Phanxicô khánh thành 2 cơ sở mới của Caritas Ba Lan. Cơ sở thứ nhất là Ngôi Nhà của Lòng Thương Xót dành cho người nghèo và người cao niên. Cơ sở thứ hai là một trung tâm dinh dưỡng dành cho những người túng thiếu.
Từ Krakow, Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle cho biết những cảm nghĩ về Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới của ngài như sau:
https://youtu.be/UiWYf8K0Azw
1. Video giới thiệu sơ lược về nước Ba-Lan trước Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần 31
https://youtu.be/NhmrUFswlj4
2. Video: Phóng sự WYD: ĐHY Gerhard Muller cử hành thánh lễ cho các tình nguyện viên
3. Một số hình ảnh ngày thứ Hai tại đại hội giới trẻ Krakow Ba Lan
[shashin type=”albumphotos” id=”53″ size=”medium” crop=”n” columns=”2″ caption=”y” order=”date” position=”center”]4. Lễ phục của Đức Thánh Cha tại Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới được các thiếu nữ Iraq tị nạn thực hiện
Các lễ phục Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ mặc trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow được thực hiện bởi một nhóm các cô gái tị nạn Iraq đang sống ở Jordan. Theo lời của họ, các lễ phục đã được thực hiện với các “vật liệu còn sót lại” trong số những miếng vải được người ta giao cho họ may thành quần áo. Đây được coi là một câu chuyện thành công của các cô gái Iraq trong bối cảnh quá nhiều đau khổ của các tín hữu Kitô tị nạn.
“Chúng con cũng đã từng bị ném đi bởi những kẻ tâm địa xấu xa đã trục xuất chúng con khỏi đất đai của mình,” họ viết như thế trong một lá thư gởi tới Đức Thánh Cha Phanxicô và được công bố trên trang Web chính thức của Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. “Chúng con đã làm lễ phục từ những mảnh vải bị loại bỏ, nhưng những thứ xinh đẹp, hữu ích để làm vinh danh Chúa, thường đến từ những gì bị người đời từ chối.”
Những phụ nữ trẻ đã ước ao được tham dự Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới này, nhưng vì tình trạng tị nạn của họ, thị thực của họ đã bị từ chối.
Tại Jordan, họ đã được chào đón bởi các linh mục Công Giáo và một nhóm các nữ tu, là những người đã giúp họ có thể đứng trở lại trên đôi chân của mình thông qua một cửa hàng may, nơi họ được huấn luyện. Từ đó, họ đã khởi động được thương hiệu quần áo của mình.
5. Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow là Đại Hội “hi-tech” nhất cho đến nay
Các nhà tổ chức tin rằng Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow sẽ là WYD “hi-tech” nhất cho đến nay, với ít nhất là hàng chục triệu người có thể theo dõi các sự kiện ở Krakow không chỉ thông qua TV, nhưng đặc biệt là qua các mạng xã hội như YouTube, Twitter, Facebook và Snapchat với những người bạn đang có mặt tại hiện trường.
Khi Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới 2016 chưa bắt đầu, hàng chục ngàn videos đã được tung lên Internet. Chỉ cần đánh các keywords chẳng hạn như #WYDChallenge, #WYDKarkow, #WYD2016.. bạn sẽ thấy hằng hà sa số các videos high quality.
Tại trung tâm báo chí Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Krakow, người ta setup hệ thống WebCast để tường thuật trực tiếp các biến cố bằng 9 thứ tiếng Ba Lan, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Ukraine, Đức, Bồ Đào Nha, và tiếng Nga.
Nếu có Ipad hay smart phone, bạn cũng có thể cài đặt một ứng dụng tên là Pilgrim, dùng được trên iOS, Android và Windows. Pilgrim cung cấp tất cả mọi chi tiết từ bản đồ của các thành phố, giao thông vận tải, dạy giáo lý, cầu nguyện, bài diễn từ của Đức Thánh Cha, thông tin du lịch, địa chỉ liên lạc khẩn cấp, dự báo thời biết và hình ảnh cũng như videos cho các phương tiện truyền thông.
Pilgrim còn có cả một trò chơi video gọi là Run WYD để chơi cho đỡ buồn nữa.
6. Ý nghĩ logo Đại Hội Giới Trẻ
Logo đại hội giới trẻ thế giới 2016 được vẽ trình bày ở trung tâm hình ảnh cây thánh giá đại diện cho Chúa Giêsu Kitô như tinh thần của Ðại Hội. Vòng tròn màu vàng đánh dấu vị trí thành phố Krakow trên bản đồ của Ba Lan bên ngoài, hình tròn này cũng tượng trưng cho giới trẻ. Ngọn lửa của Lòng Chúa Thương Xót tuôn chảy ra từ cây Thánh Giá, mang hình dạng và màu sắc liên quan đến bức tranh nổi tiếng: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa“.
7. Chiếc Pope Mobile lăn bánh trên đường phố Krakow
Hôm thứ Hai 25 tháng Bẩy, chiếc Pope Mobile đã đáp xuống sân bay Gioan Phaolô II của thành phố Krakow. Buổi tối cùng ngày, chiếc Pope Mobile đã lăn bánh trên các con đường của thành phố để các lực lượng an ninh Vatican kiểm tra các biện pháp an ninh trước khi Đức Thánh Cha đến.
Chiếc Pope Mobile là một chiếc xe nhỏ màu trắng được thiết kế đặc biệt để làm cho mọi người có thể nhìn thấy khi ngài đi qua.
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng đã giảm đáng kể lực lượng hộ tống ngài. Mong muốn của Đức Thánh Cha Phanxicô là được gần gũi với mọi người, ngay cả có thể phải trả giá cho an nguy của chính mình.
8. Đức Thánh Cha hủy bỏ bài diễn văn chính thức với các Giám Mục Ba Lan
Theo chương trình ban đầu lúc 14:00h ngày thứ Tư 27 tháng Bẩy, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ra phi trường Fiumicino của Rôma để đáp máy bay sang Ba Lan. Sau hai giờ bay, ngài đến phi trường quốc tế Balice của Krakow. Sau đó, Đức Thánh Cha lên xe đến cố đô Wawel nơi các lễ nghi đón tiếp được diễn ra long trọng tại hoàng cung Wawel; và ngài sẽ đọc một diễn từ trước tổng thống, các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn. Sau cuộc gặp gỡ với các nhà lãnh đạo dân sự và ngoại giao đoàn, Đức Thánh Cha hội kiến với tổng thống Ba Lan là ông Andrzej Duda, trước khi gặp gỡ các Giám Mục Công Giáo Ba Lan tại nhà thờ chính tòa Wawel.
Phát biểu với đài phát thanh Vatican, Cha Federico Lombardi, SJ, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, cho biết Đức Thánh Cha sẽ không đọc diễn văn trước các Giám Mục như dự trù vì ngài muốn dùng dịp này như một thời điểm để lắng nghe và trả lời các giám mục. Ngài muốn các Giám Mục được thoải mái và tự do trao đổi ý kiến và đặt câu hỏi; cho nên, sẽ không có truyền hình trực tiếp cuộc gặp gỡ này.
Vietcatholic
(Tiếp tục cập nhật)