Một thầy dòng Phanxicô thắng giải giáo viên giỏi nhất thế giới

Thầy Peter, dòng Phanxicô, thắng giải giáo viên giỏi nhất thế giới của giải Giáo viên Toàn cầu. Thầy đã vượt qua 40 ngàn ứng viên từ khắp nơi trên thế giới, sau đó lọt vào vòng chung kết với 50 giáo viên và giáo sư. Giải thưởng được trao hôm 24/3 tại Dubai bởi quỹ Varkey với trị giá 1 triệu đôla Mỹ. Đây là lần thứ 5 giải này được trao.

Thầy Peter Tabichi có bố mẹ là giáo viên. Thầy dạy tại trường trung học Keriko, ở một vùng nông thông ở Kenya, một khu vực khô cằn, thường xuyên bị nạn đói, nơi 30% học sinh khó khăn để tồn tại, nơi có nhiều trẻ mồ côi; và việc đi học dường như là một thứ xa xỉ mà ít em có được.

Thầy Peter, dòng Phanxicô, là giáo viên dạy toán và vật lý, nói: “Châu Phi sẽ sản sinh ra các nhà khoa học, kỹ sư, doanh nhân và một ngày nào đó sẽ có những tên tuổi nổi tiếng.”

Thầy Peter sẽ dành số tiền thưởng 1 triệu đôla cho các hoạt động giáo dục ở vùng thầy dạy. Trong buổi lễ nhận thưởng, thầy Peter phát biểu: “Mỗi ngày Châu Phi lật sang một trang mới. Và hôm nay là một ngày khác. Giải thưởng này không phải của tôi, nhưng là của các em trong lục địa vĩ đại này. Tôi đứng đây nhờ những gì học sinh của tôi đã đạt được. Giải thưởng này mang đến cho các em cơ hội, nói với thế giới rằng mọi thứ đều có thể.”

Thầy Peter là một người nhiệt huyết, đạo đức và thực dụng. Thầy đã cùng các học sinh của mình tham dự Hội chợ Khoa học và Kỹ thuật 2018 tại Kenya, nơi các học sinh trưng bày một thiết bị do họ thiết kế để giúp người mù và người điếc đo các vật thể. Thầy Peter rất yêu quý học sinh của mình và thúc đẩy chúng cố gắng hết sức để biến trường của chúng trở thành trường cấp quốc gia đầu tiên trong hệ thống công lập. Nhóm Khoa học và Toán học của thầy cũng đủ điều kiện tham dự Hội chợ Khoa học và Kỹ thuật Quốc tế 2019 tại Arizona, Hoa Kỳ. Các học sinh của thầy cũng giành được giải thưởng của Hiệp hội Hóa học Hoàng gia vì đã sử dụng thảm thực vật địa phương để tạo ra điện: “Chúng tôi sử dụng một ít nước”.

Thầy Peter Tabichi đã lập một “Câu lạc bộ hòa bình”, tại đây thầy dạy cho các em nói chuyện, thảo luận về thể thao và nông nghiệp. Thầy trồng cây với các em, như biểu tượng của cuộc sống và tình bạn, và trong giảng dạy, thầy dùng những công nghệ và phương pháp giảng dạy hiện đại.

Những câu chuyện về những người thắng giải bốn lần trước được tổ chức bởi Varkey Foundation kể về một thế giới nơi đó trường học là cơ hội để thay đổi và hy vọng. Cô Hanan, sinh ra và lớn lên trong một trại tị nạn giữa bạo lực, áp bức và căng thẳng hàng ngày, cô trở thành một giáo viên “để làm lớn lên một thế hệ biết sống trong hòa bình”. Cô Maggie MacDonnel, người Canada dạy ở một ngôi làng bên ngoài Vòng Bắc Cực khi sử dụng thể thao để cứu những người trẻ hư hỏng không thấy truyền thống và tương lai mờ mịt. Cô Andria Zafirakou, người Anh chiến thắng năm ngoái. Tên tuổi của cô như là biểu tượng của sự hội nhập giúp phát triển những trường khó khăn nhất ở London. (Repubblica.it 24/3/2019)

Văn Yên, SJ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *