Đức Cha Onécimo Alberton thánh hiến Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức với pho tượng Đức Mẹ khổng lồ

1. Đức Cha Onécimo Alberton, Giám mục giáo phận Rio do Sul bên Brazil, đã thánh hiến Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức với pho tượng Đức Mẹ khổng lồ

Tượng Đức Mẹ cùng với bệ cao gần 40 mét, nặng 300 tấn và được chiếu sáng ban đêm. Cạnh bệ tượng là một nhà nguyện có 120 chỗ ngồi. Tượng này cao hơn tượng Chúa Kitô Cứu Thế cao 30 mét ở thành phố Rio de Janeiro, nếu kể cả bệ, thì toàn bộ cao 38 mét. Đôi tay của tượng Chúa giang rộng 28 mét.

Thánh hiến Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức tại Brazil với tượng Đức Mẹ khổng lồ

Du khách và tín hữu hành hương có thể đi lên tới đỉnh khu vực Đền thánh bằng xe hơi hoặc leo bộ 500 bậc thang. Phía chân các bậc thang có treo tràng hạt lớn nhất thế giới, cao 40 mét và được chiếu sáng ban đêm. Dọc theo các bậc thang đi lên, có các tượng nhỏ của mười hai thánh tông đồ, cho đến tượng thánh Bernadette Soubirous, cao 13 mét, người đã được Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. Tượng diễn tả thánh nữ đang quì gối, hai cánh tay giơ lên hướng về tượng Đức Mẹ Lộ Đức. Cạnh pho tượng là cây thánh giá bằng kim loại cao 50 mét, cũng được chiếu sáng ban đêm. Có một thang máy giúp đưa tín hữu lên 35 mét rưỡi để ngắm nhìn thành phố Itajaí do Sul qua những kính chắn.

Trang mạng của Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức này giải thích rằng doanh nhân Silvio Prim, có lòng sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ Lộ Đức, đã thiết kế địa điểm này để tỏ lòng tôn kính Đức Mẹ, Bổn mạng của các bệnh nhân. Từ lễ đài Thánh Giá, du khách có thể nhìn cận cảnh đối diện dung nhan Đức Mẹ Lộ Đức.

2. Các vị Bản quyền Công Giáo tại Thánh địa lên án vụ bắt giữ Đức Tổng Giám Mục Maronite

Hội đồng các vị Bản quyền Công Giáo tại Thánh địa mạnh mẽ lên án vụ các nhân viên an ninh Liban bắt giữ trong mười hai tiếng đồng hồ Đức Tổng Giám Mục Moussa el-Hajj, hôm 18 tháng Bảy vừa qua.

Đức Tổng Giám Mục Moussa là Đại diện Đức Hồng Y Béchara Rai, Thượng phụ Công Giáo Maronite đặc trách các tín hữu thuộc Giáo hội này tại Israel và Giêrusalem. Hằng tháng ngài vẫn đến thăm các tín hữu Kitô tại nước này.

Hôm thứ Hai vừa qua, 18 tháng Bảy, sau khi viếng thăm các tín hữu thuộc quyền ở thành phố Haifa bên Israel trở về Liban, tại trạm biên giới, ngài bị nhân viên an ninh Liban, thuộc phe Hezbollah bắt giữ. Họ tịch thu số tiền 460.000 Mỹ kim và số lượng thuốc men mang về Liban. Đây là lần đầu tiên xảy ra một hành động như vậy đối với một vị lãnh đạo Công Giáo.

Thông cáo công bố hôm 22 tháng Bảy vừa qua, với chữ ký của Đức Thượng phụ Pierbattista Pizzaballa, Chủ tịch Hội đồng các vị Bản quyền Công Giáo ở Thánh địa, lên án việc làm của các giới chức an ninh bắt giữ Đức Tổng Giám Mục, đồng thời khẳng định rằng:

“Chúng tôi hoàn toàn liên đới với Đức Cha Moussa El-Hajj trong công tác bác ái ngài quảng đại thi hành từ lâu, đều đặn mang các trợ giúp vật chất và thuốc men quyên góp từ các ân nhân để giúp đỡ các gia đình Liban nghèo, thuộc tất cả các tôn giáo: Kitô, Hồi giáo và người Druse, đang gặp khó khăn lớn vì cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng Liban đang trải qua. Chúng tôi hoàn toàn hỗ trợ tuyên ngôn của Đức Thượng phụ Maronite về vấn đề này.

Chúng tôi mong muốn và kêu cầu để cho Giáo hội tại Thánh địa tiếp tục công tác hiệp thông, không hề do những lý do chính trị thúc đẩy, và cần thiết để duy trì sự hiện diện của các tín hữu Kitô tại Thánh địa, cổ võ tình liên đới với các Kitô hữu ở Trung Đông.

Ngoài ra, chúng tôi yêu cầu để cho Giáo hội tại Thánh địa tiếp tục tự do thực hiện các hoạt động nhân đạo giúp người nghèo mà không bị xen mình vào.”

Trong thánh lễ cử hành hôm 21 tháng Bảy vừa qua, tại tu viện thánh Nohra ở Kornet el-Hamra, Đức Tổng Giám Mục Moussa cho biết vụ bắt giữ ngài ở vùng do các lực lượng Hezbolla kiểm soát, là một hành động “hăm dọa” đối với Đức Thượng phụ Béchara Rai. “Đây là một tiền lệ rất nguy hiểm. Những người bắt giữ tôi không tự mình hành động. Chắc chắn có một đảng chính trị đàng sau, thúc đẩy họ hành động theo chiều hướng này”.

Dư luận tại Liban e ngại rằng những vụ này đe dọa sự quân bình giữa các lực lượng tôn giáo tại Liban. Gần đây những xách nhiễu gia tăng, phe này chống phe kia. Nay nhóm Hezbolla thân Iran chiếu cố Giáo Hội Công Giáo Maronite.

3. Không có hài cốt nào được khai quật từ các khu mộ trường học nội trú của Canada

Trường nội trú Kamloops dành cho người bản địa, hoạt động từ cuối thế kỷ 19 đến cuối những năm 1970, nằm trong số các trường được chính phủ Canada tài trợ do Giáo Hội Công Giáo điều hành để cưỡng bức đồng hóa trẻ em bản địa.

Hơn một năm sau, không có thi thể nào được phát hiện tại địa điểm Kamloops. Không rõ liệu những ngôi mộ được cho là đã được phát hiện ở đó có thực sự hiện hữu hay không.

Chủ đề về các trường học nội trú đã được tập chú trở lại vào dịp chuyến đi đền tội của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Canada. Khi xin lỗi về vai trò của Giáo Hội Công Giáo trong việc vận hành hệ thống trường học nội trú do chính phủ Canada tài trợ, ngài lấy làm ân hận về “sự tiêu diệt văn hóa và sự đồng hóa cưỡng bức” đã gây ra cho người dân bản địa của đất nước. Trẻ em bản địa bị bắt khỏi gia đình và bị cấm nói ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng.

Như một “điểm khởi đầu”, Đức Giáo Hoàng kêu gọi “một cuộc điều tra nghiêm túc về các sự kiện của những gì đã xảy ra trong quá khứ và để hỗ trợ những người sống sót trong các trường học nội trú được chữa lành những chấn thương mà họ phải chịu.”

Truyền thông điên cuồng làm sai lệch kết quả ban đầu

Căn nguyên của cuộc tranh cãi là các khu được cho là chôn cất đã được phát hiện ra sao. Radar xuyên đất đã thu được các hình ảnh, nhưng vẫn cần phải xác định liệu những hình ảnh đó có phải là những ngôi mộ hay không.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *