Giải thích khoa học về Phép lạ tại Fatima

Tôi luôn ngạc nhiên về những gì người ta sẽ tin để tránh tin vào Thiên Chúa. Phép lạ Mặt Trời Múa (Miracle of the Dancing Sun) tại Fatima được 70.000 người chứng kiến ngày 13-10-1917 thường xuyên được nhắc tới. Nhưng nhiều người vẫn cố gắng giải thích khác về thị kiến Mặt Trời Múa tại một thời điểm được báo trước.

Hàng năm, tôi vẫn truy cập internet để xem những cách giải thích mới về phép lạ này. Và tôi luôn ngạc nhiên người ta vẫn cố giải tích. Đây là vài các giải thích mới khoa học nhất về Fatima.

Hiện nay, những người thế tục đã có rất nhiều cách giải thích tại sao chúng ta không nên tin vào mắt mình. Đây là các lý do gây ngạc nhiên (một số mới và vui nhộn bất ngờ) mà họ đưa ra để chúng ta không nên tin có điều đặc biệt đã xảy ra tại Bồ Đào Nha vào ngày đặc biệt đó.

 

  1. Bụi bình lưu. Steuart Campbell, viết cho báo “Journal of Meteorology” (Khí tượng học) năm 1989, nói rằng một đám bụi bình lưu (stratospheric dust) làm thay đổi bề ngoài của mặt trời khiến nó dễ nhìn thẳng vào, đồng thời khiến nó có vẻ như màu vàng, xanh dương, tím và xoay. Để ủng hộ lý thuyết của mình, ông Campbell cho biết rằng mặt trời xanh và đỏ đã xuất hiện tại Trung quốc năm 1983. Hiện nay, sự thật là điều này đã xảy ra theo định kỳ không làm rối lý thuyết này và tôi chắc vậy.

  1. Không phải ai cũng thấy. Đây là điều trái ngược của lý thuyết mà một số người ở Trung quốc cũng nhìn thấy nhưng tính kiên định và khoa học không có gì để xử lý với nhau khi cố gắng bác bỏ một phép lạ. Một số nhà thiên văn tranh luận rằng mặt trời múa trên trời không được tường trình cho cả thế giới biết, cho nên có thể điều này không hề xảy ra. Như vậy, mặt trời múa là một sự kiện thuộc vùng miền, vậy là bác bỏ sự kiện đó. Người ta thấy ở Trung quốc và bác bỏ điều đó. Dù sao thì nếu đó là sự kiện thuộc vùng miền cũng không nên chấp nhận điều gì đó khác thường xảy ra.

 

  1. Hội chứng Giêrusalem. Đây là mục mới. Nhưng hay hay (goodie). Đầu tiên được một tâm lý gia người Israel xác định hồi thập niên 1930 là Hội chứng Giêrusalem (Jerusalem Syndrome), mô tả các triệu chứng tâm thần kết hợp với Thánh Địa (Holy Land) và đối với các dạng suy nghĩ hão huyền (delusionary thinking). Nhưng được thừa nhận đó không thực sự phải là người ở Giêrusalem mới bị các ảo giác quy mô tự yêu mình (narcissistic grandiose delusions) như 3 trẻ thị kiến. Thật vậy, thử nghĩ xem ai bị như vậy. Adolf Hitler. Người ta đã so sánh Hitler với Luxia, Giaxinta và Phanxicô. Dĩ nhiên, ngày nay nếu ba trẻ có bị Hội chứng Giêrusalem thì cũng không thể giải thích được làm sao mà 70.000 người bị bắt quả tang bị hội chứng đó. Con người là một hội chứng lây nhiễm (contagious syndrome). Có lẽ bạn nghĩ chúng tôi đã nghe nói về điều đó trước.

 

  1. Tri giác ngoại cảm! Lisa Schwebel cho rằng sự kiện đó là một trường hợp siêu nhiên (supernatural) nhưng không là phép lạ (non-miraculous) của tri giác ngoại cảm (Extra-Sensory Perception – ESP). Schwebel chú thích rằng hiện tượng mặt trời ở Fatima không là duy nhất – đã có vài trường hợp tụ tập rất đông trong những dịp xuất hiện ánh sáng lạ trên trời. Thật vậy? Điều đó có thể nhờ sự giúp đỡ của các hóa đơn điện của nhà thờ. Hãy giữ những người tin và bất ngờ như chúng ta thấy ánh sáng kỳ lạ.

 

  1. Mặt trời ảo. Không biết điều này xuất hiện nhưng đáng nghe. Joe Nickell, một người đa nghi và điều tra các hiện tượng huyền bí (paranormal phenomena), cho rằng nơi xảy ra hiện tượng ở góc phương vị sai (wrong azimuth) và nâng lên thành mặt trời. Ông cho rằng nguyên nhân có thể là sao băng (meteo) hoặc mặt trời ảo (parhelion, mock-sun), hoặc một hiện tượng quang học khí quyển (sundog – an atmospheric optical phenomenon) kết hợp với sự phản xạ/khúc xạ (reflection/refraction) của ánh nắng bằng nhiều tinh thể nước đá nhỏ làm thành những đám mây ti (cirrus, cirrostratus). Tuy nhiên, hiện tượng quang học khí quyển là một hiện tượng tĩnh tại (stationary phenomenon), và sẽ không giải thích hiện tượng “mặt trời múa”. Vì thế Nickell giải thích thêm về hiện tượng này có thể nằm trong dạng méo mó màng tạm thời (temporary retinal distortion), gây ra bởi việc nổi bật ở ánh sáng mạnh và/hoặc hệ quả của việc phóng nhanh tầm nhìn tới nhìn lui và để tránh nhìn thẳng một chỗ (như vậy là kết hợp với hình ảnh, dư ảnh và chuyển động). Do đó người ta lắc đầu và nghĩ rằng mặt trời giả đang múa chăng? Còn 70.000 người kia thì sao? Điều này không là lý thuyết bụi bình lưu khiến mặt trời dễ nhìn thẳng vào hôm đó?

 

  1. Lý thuyết ảo giác Thánh lễ (Mass hallucination theory). Bạn biết điều đó xảy ra. Một tác giả nói rằng đám đông có thể đang hy vọng thấy các dấu hiệu nào đó ở mặt trời nên họ muốn thấy điều họ thấy. (Vì điều đó luôn luôn xảy ra). Nhưng McClure quên giải thích về những người đứng xa vài dặm, họ không nghĩ sự kiện đó xảy ra vào lúc đó, hoặc bất ngờ quần áo sũng nước mưa của người ta bỗng dưng khô.

 

  1. Vật thể bay không xác định (UFO – Unidentified Flying Object). Người ta tranh luận rằng hiện tượng Fatima là một mánh khóe lạ (alien craft). Dĩ nhiên, hoặc là mánh khóe ngẫu nhiên xảy ra hôm đó mà ba trẻ nói là phép lạ hoặc là sự hiện ra là công việc của những người mặc áo xanh. Điều này nghe chừng thực tế hơn cách giải thích của giáo hội? Đó là những người theo chủ nghĩa duy lý?

 

  1. Bão mặt trời. Một sự phát khối vòng (coronal mass ejection – CME) khổng lồ đã xảy ra. Cứ 11 năm thì mặt trời lại đi qua chu kỷ bão mặt trời (solar storms) và các cơn bão này xuất hiện với chúng ta nhiều thế kỷ trong lịch sử đã ghi nhận. Các tia lửa mặt trời phát ra các phân tử với tốc độ cao gây ra Ánh sáng Bắc phương (Aurora Borealis). Vì chúng ta biết Ánh sáng Bắc phương nhìn chính xác như mặt trời múa. Hoặc là không như vậy.

 

  1. Áp lực đồng đẳng. Bạn nghĩ áp lực đồng đẳng (peer pressure) chỉ có ở các học sinh trrung học bắt các học sinh trung học khác làm những điều ngớ ngẩn. Nhưng trong trường hợp này, ba trẻ gây áp lực đồng đẳng với hàng ngàn người lớn phải tin là họ thấy mặt trời múa. 70.000 người cơ mà. Đó là áp lực đồng đẳng khá mạnh đối với những người thấy mặt trời múa từ xa 20 dặm. Áp lực đồng đẳng xa. Thật ấn tượng.

 

  1. Sự phát triển. Đây là cách nói của Viện Vật lý (Institute of Physics) tại ĐH Công giáo Louvain (Catholic Univeristy of Louvain). Sự phát triển cung cấp cho chúng ta “hiệu ứng mù mờ phóng to thu nhỏ” (zoom and loom effect). Nó có chiều hướng xuất hiện khi người ta thấy một vật ở khoảng xa bất định. Lúc đó não sẽ cân nhắc tính khả dĩ mà nó có thể đến gần hơn để não thể hiện việc phóng ảnh ảo giác (illusory mental zoom), lúc đó kích cỡ thật của vật tăng thêm nhiều. Điều này được coi là kết quả của sự phát triển làm cho người ta sợ bị ăn bởi một vật có răng lớn đang đến gần. Như vậy não phóng to nó thành việc làm bạn sợ.

 

Nhưng khi bạn nhận thấy mình không gặp nguy hiểm, não sẽ trả nó về như cũ. Vậy là mặt trời múa. Lạ thật. 70.000 nghĩ Mặt Trời là một dã thú đến ăn thịt họ và khi nhận thấy Mặt Trời không có răng thì họ “thu nhỏ” như chính nó. Không ai trong số họ đã từng thấy mặt trời? Họ có chạy marathon như những người thích khảo sát hang động (spelunkers) khi tỉnh giấc sau những năm ở dưới hầm? Thôi đi!

 

  1. Những người có đạo thực sự ngu xuẩn. Đây là cách nói mới từ nơi có tên là Khả nghi Phép lạ (Miracle Skeptic) thể hiện phong trào vô thần ngày nay mà cho rằng những người có đạo hoàn toàn ngu xuẩn. Việc đề nghị, sự đa cảm và tưởng tượng về phép lạ không thể bị đánh giá thấp. Luxia có thể làm cho nhiều người ở trong tình trạng đầy cảm xúc để tưởng tượng ra mình thấy mặt trới quay cuồng.

 

Người ta nghĩ quần áo mình khô một cách kỳ lạ. Họ không phải nhận ra rằng họ không bị ướt hoặc không nhận thấy rằng họ khô, cho thấy loại tâm thần mà nhiều người ở trong tình trạng đó. Họ không biết mình ướt? Luxia có kêu gọi 70.000 người ngu xuẩn nhất thế giới đến Fatima? Họ không biết mình không ướt và họ sẽ tin cách tưởng tượng của mình về việc mặt trời múa chăng?

 

Sau khi nghe các khoa học gia giải thích, đức tin của tôi không hề lay chuyển. Còn đức tin của bạn thế nào?

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ)