Khai mạc năm thánh 125 năm thánh Antôn Trại Gáo

Năm thánh là thời khắc linh thánh để con người đi sâu vào mầu nhiệm tình yêu cao cả của Thiên Chúa, nhờ sự cảm nghiệm đó mỗi người biết kín múc nguồn ân sủng và bình an của Chúa để lắng nghe và thực thi thánh ý Người. Hơn nữa, năm thánh là khoảng thời gian để mỗi người canh tân đời sống của chính mình, làm mới lại mối tương quan với Chúa và tha nhân, nhờ đó tiệm cận với Chúa trên con đường về Nước Trời.

DSC01357
DSC01360
DSC01362
DSC01366
DSC01367
DSC01369
DSC01370
Lưu bản nháp tự động
DSC01372
DSC01375
DSC01376
DSC01381
DSC01382
DSC01383
DSC01386
DSC01387
DSC01390
DSC01396
DSC01397
DSC01398
DSC01399
DSC01401
DSC01402
DSC01405
DSC01406
DSC01410
DSC01411
DSC01412
DSC01416
DSC01420
DSC01421
DSC01422
DSC01423
DSC01424
DSC01425
DSC01427
DSC01428
DSC01432
DSC01433
DSC01435
DSC01437
DSC01439
DSC01440
DSC01441
DSC01442
DSC01446
DSC01448
DSC01449
DSC01450
DSC01455
DSC01459
DSC01461
DSC01464
DSC01468
DSC01469
DSC01471
DSC01475
DSC01477
DSC01480
DSC01481
DSC01483
DSC01490
DSC01492
DSC01493
DSC01497
DSC01498
DSC01500
DSC01501
DSC01502
DSC01505
DSC01506
DSC01509
DSC01513
DSC01515
DSC01516
DSC01517
DSC01518
DSC01521
DSC01525
DSC01527
DSC01528
DSC01531
DSC01532
DSC01533
DSC01534
DSC01536
DSC01538
DSC01539
DSC01540
DSC01549
DSC01550
DSC01551
DSC01553
DSC01557
DSC01561
DSC01563
DSC01565
DSC01570
DSC01574
DSC01584
DSC01588
DSC01592
DSC01595
DSC01599
DSC01601
DSC01602
DSC01604
DSC01606
DSC01614
DSC01618
DSC01627
DSC01628
DSC01634
DSC01637
DSC01651

Với ý nghĩa đó, vào lúc 8h00’ sáng thứ Ba ngày 24/01/2023 (nhằm mùng Ba tết), Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long đã long trọng chủ sự thánh lễ khai mạc năm thánh kỉ niệm 125 năm đền thánh Antôn hiện diện nơi mảnh đất Giáo phận Vinh tại linh địa đền thánh Trại Gáo Antôn. Hiệp dâng thánh lễ có Đức Tổng Giám mục Shelton Joseph Fabre (Hoa Kỳ); Đức cha Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên, Đức ông Phêrô Nguyễn Chí Thiết, quý cha trong và ngoài giáo phận, quý tu sĩ nam nữ và gần 10.000 khách hành hương.

Trong địa bàn Giáo phận Vinh, giáo họ Trại Gáo là một cộng đoàn có mức độ trung bình về dân số và bề dày lịch sử. Nhưng nơi đây đã được nhiều người gần xa biết đến nhờ có Đền Thánh Antôn, trung tâm hành hương nổi tiếng của Giáo phận.

Theo các vị lão thành kể lại, vào quãng giữa thế kỷ XIX, vùng đất Trại Gáo là trang trại của Nhà Chung, dùng để trồng lúa và chăn nuôi gia súc. Cách Đền Thánh Antôn hiện nay hơn 1 km về phía Đông Bắc, Nhà Chung có một kho chứa lúa. Vì thế, lúc đầu người ta gọi nơi đây là “Trại Gạo”. Nhưng với thời gian, người ta đọc trệch dần thành “Trại Gáo”.

Khi mới hình thành trang trại, nơi đây chỉ có dăm gia đình Công giáo sinh sống và làm công cho Nhà Chung. Sau một thời gian, các linh mục ở Tòa giám mục đã đưa những người nghèo khổ về đây để lao động sinh sống. Khi số tín hữu nơi đây tăng lên chừng mươi hộ, các ngài đã cất cho họ một ngôi nhà nguyện ở xóm Nhà Hốm, bên cạnh kho lúa Nhà Chung.

Vì sinh sống ở vùng ẩm thấp, nên nhiều người bị ốm đau, do đó đã có những gia đình phải dời nhà lên phía trên đồi cách đó hơn một cây số về phía Tây. Dù nơi đó rậm rạp âm u, nhưng họ hy vọng ở nơi cao ráo sẽ đỡ bệnh tật hơn. Thấy những gia đình đời lên đồi cao được khỏe mạnh, một số gia đình khác cũng dời theo. Dần dần số dân ở trên triền núi đông hơn dưới khu vực đồng trũng.

Để các tín hữu nơi đây noi gương vị thánh “yêu chuộng sự khó khăn”, cũng như để phó thác những người nghèo đói, khổ đau cho đấng thánh “hay làm phép lạ”, các linh mục đã chọn thánh Antôn Pađôva làm Quan thầy cho giáo họ Trại Gáo. Bày tỏ niềm tôn kính và tin tưởng nơi ngài, năm 1898, các cha thừa sai đã mua một pho tượng của thánh nhân bằng thạch cao ở Pháp để đưa về lập đền thờ. Sau nhiều ngày tháng di chuyển bằng đường thủy, tượng thánh Antôn đã được đưa về Nhà Chung Xã Đoài. Về đến đây, người ta tiếp tục dùng đò để đưa tượng thánh nhân lên Trại Gáo. Khi đi đến cuối làng Thanh Hương, các tín hữu mới dùng kiệu để cung nghinh ngài về. Đi đến địa điểm Đền Thánh hiện nay, mọi người dừng nghỉ để lấy sức tiếp tục kiệu tượng lên trên đỉnh núi, nơi các cha đã định sẽ xây dựng Đền Thánh. Nhưng sau khi nghỉ xong, họ không làm sao nhấc tượng lên được. Huy động thêm người vẫn không có kết quả, ngược lại tất cả các dây khiêng đều bị đứt. Thấy dấu hiệu ấy, các vị hữu trách nhận ra ý thánh Antôn muốn xây dựng cho ngài ngôi đền tại đó. Vì vậy, các vị đã cùng với các tín hữu nơi đây dựng một ngôi đền dài 18 mét, rộng 12 mét, hoàn toàn bằng gỗ, để làm nơi tôn kính ngài.

Sau phép lạ đầu tiên đó, cũng như sau khi Đền Thánh được xây xong, các tín hữu về sinh sống quanh đền thánh đông hơn. Một số còn lại dưới vùng đất trũng, năm 1976 cũng được chính quyền di dời lên trên triền núi để bảo đảm sức khỏe cho họ cũng như để lấy diện tích canh tác. Đến nay, giáo họ Trại Gáo đã có 210 hộ với 1080 nhân danh.

Tiếng lành đồn xa. Được tin thánh Antôn hay làm phép lạ và nhất là đã thực hiện việc lạ lùng ngay khi tượng ngài được cung nghinh về đây, nhiều người dân trong khu vực, cả giáo lẫn lương, khi gặp khó khăn đều đến cầu khấn ngài. Rất nhiều người đã được Chúa ban ơn qua lời chuyển cầu của thánh nhân. Nhiều người phương xa nghe tin cũng tìm đến với thánh nhân mỗi khi gặp khó khăn, hoạn nạn, đau ốm.

Mừng 125 năm thánh cả Antôn hiện diện nơi linh địa Trại Gáo là thời gian quý báu để cộng đoàn dân Chúa trong và ngoài Giáo phận tạ ơn Chúa về những hồng ân mà Ngài ban tặng qua lời chuyển cầu của thánh cả Antôn. Chính nơi đây, biết bao tâm hồn tan vỡ được Chúa an ủi, bao người bệnh tật được ơn chữa lành và biết bao người khôn khan nguội lạnh được ơn hoán cải…. Vì thế, nơi đây được xem như điểm cầu tâm linh giữa Thiên Chúa và con người qua việc ở lại, chiêm niệm và tham dự các giờ kinh thánh lễ, mỗi người sẽ thu lượm cho mình những hoa trái mà Thiên Chúa trao ban.

Trước giờ khai lễ, cha Bênađô Trần Xuân Thùy, quản lý Tòa giám mục đã long trọng đọc sắc lệnh của Tòa Ân giải Tối cao cho phép giáo xứ mở Năm Thánh nhân kỷ niệm 125 năm đền thánh Antôn Trại Gáo, đồng thời công bố Phép lành Tòa Thánh cho cộng đoàn giáo xứ.

Trong bài giảng lễ, Đức cha Anphong đã quảng diễn về vai trò và ý nghĩa của lao động trong đời sống của mỗi người Kitô hữu. Ngay từ thuở ban đầu, Thiên Chúa đã bắt đầu công cuộc tạo dựng trời đất và muôn vật muôn loài bằng lời nói và việc làm đầy uy quyền của Ngài. Trong đó con người là thụ tạo cao quý nhất được Thiên Chúa sáng tạo và cho chung hưởng hạnh phúc với Ngài (x. St 1, 1-27). Chính vì phẩm giá cao quý đó, Thiên Chúa mời gọi con người luôn biết sinh hoa kết quả cho tràn đầy mặt đất (St 1, 28). Điều đó, Thiên Chúa muốn con người cộng tác cách đắc lực nhất vào chương trình cứu độ của Ngài nơi gia đình nhân loại. Vì thế, toàn bộ đời sống, sinh hoạt và việc làm của con người đều phải quy hướng về Thiên Chúa để nhằm tôn vinh quyền năng của Ngài. Tuy nhiên, ngày hôm nay con người dường như đang đánh mất cảm thức về tình yêu của Thiên Chúa đối với mọi thụ tạo mà Ngài đã sáng tạo. Các vấn đề về môi trường, môi sinh đang đứng trước những hiểm họa do con người tạo ra. Hơn bao giờ hết, mỗi người phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và phát triển những hoa trái mà Thiên Chúa đã ban tặng.

Kế đến, Đức cha nhấn mạnh vai trò chính yếu của mỗi người trong sứ mạng loan báo Tin mừng. Bản chất và cốt lõi của đời sống Giáo hội là truyền giáo. Đó là việc mang Chúa đến với tất cả mọi người không phân biệt hay loại trừ ai. Truyền giáo có nghĩa là biểu lộ tình yêu và khuôn mặt thương xót của Thiên Chúa ngang qua đời sống của chính mình để ban phát cho mọi người. Vì thế, mỗi người phải không ngừng thông truyền lời Chúa đến cho tất cả những người chưa nhận biết Chúa. Để làm được điều đó, mỗi người hãy học lấy gương thánh Phaolô: “Anh em hãy làm mọi sự vì đức ái” (1Cr 16, 14). Khi biết lấy tình yêu làm tâm điểm của mọi sinh hoạt trong đời sống, chính là lúc mỗi người đang phản chiếu hình ảnh Đức Kitô đang sống giữa lòng thế giới.

“Các thánh như các ngôi sao mà trong sự quan phòng của mình, Chúa cất giấu trong cái chậu, chỉ để họ xuất hiện khi nào tốt cho họ. Nhưng các thánh luôn sẵn sàng từ bỏ sự yên lặng chiêm niệm của mình để làm các việc làm của lòng thương xót, khi nào Chúa muốn, khi lòng họ nghe tiếng Chúa kêu gọi.” (thánh Antôn Pađôva). Tin tưởng rằng, qua thánh lễ khai mạc năm thánh kỷ niệm 125 năm thánh Antôn hiện diện trên mảnh đất giáo phận Vinh, mỗi người không phân biệt lương giáo sẽ tìm được niềm vui và bình an đích thực của Thiên Chúa nhờ lời chuyển cầu thế giá của thánh nhân trước ngai tòa Thiên Chúa.

Gioan Nguyễn

https://www.giaophanvinh.net/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *