Khóa thường huấn Tu sĩ Giáo tỉnh miền Bắc lần thứ nhất tại Giáo phận Thái Bình

1. KHAI MẠC

Chiều Chúa Nhật (20.8.2017), Giáo phận Thái Bình hân hạnh chào đón quý bề trên các dòng tu, quý giảng viên và gần 400 tu sĩ trong 10 giáo phận thuộc Giáo tỉnh Hà Nội quy tụ về Ngôi Nhà Chung của giáo phận để tham dự khóa thường huấn Tu sĩ Giáo tỉnh Hà Nội. Khóa thường huấn này sẽ diễn ra từ ngày 20-26/08/2017 với chủ đề “Thăng tiến đời sống Thánh hiến” nhằm giúp các tham dự viên ý thức sâu sắc hơn về ơn gọi của mình, duy trì ơn gọi đó cho tới khi được ở gần bên Chúa trên nước Thiên đàng.

Giáo phận Thái Bình

Đúng 15g00 chiều, quý nam nữ tu sĩ từ khắp các giáo phận trong Tổng giáo phận Hà Nội đã cùng quy tụ về Ngôi Nhà chung Giáo phận Thái Bình. Trong lần tham dự này, ban tổ chức mời gọi toàn bộ quý nam nữ tu sĩ đang phục vụ tại Giáo tỉnh Hà Nội với tuổi đời trên 40 và đã khấn trọn tới tham dự khóa thường huấn. Không khí trong khuôn viên TGM Thái Bình hôm nay trở nên nhộn nhịp, hân hoan và tưng bừng hơn vì có sự góp mặt của các tu sĩ nam nữ thuộc các dòng, cộng đoàn trên toàn Tổng giáo phận, quả thực như lòng mong ước của Đức Thánh Cha Phanxicô  “Ở đâu có tu sĩ, ở đó có niềm vui”.

Vào hồi 17g30, niềm vui ấy được nhân rộng hơn nữa khi quý tu sĩ cùng được quây quần bên bên Chúa Giêsu Thánh Thể trong giờ Kinh Chiều và Chầu Thánh Thể khai mạc cho những ngà thường huấn.

Đặc biệt trong khóa thường huấn lần này, các tham dự viên được sự ưu ái lớn lao từ Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ -Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Ngài đã khéo léo sắp xếp cho quý tu sĩ có cơ hội để được gặp gỡ nhau trong tình hiệp nhất với Chúa Kitô, để tích lũy thêm những hành trang tiến bước trên con đường dâng hiến cho Chúa mãi đến trọn đời.

Sau giờ kinh chiều và Chầu Thánh Thể, toàn thể quý Tu sĩ cùng quây quần tại sân giếng trời và có lời chào tới Đức cha Phê-rô chủ nhà. Cha Giuse Phan Trọng Quang, MF – Tổng thư ký Liên hiệp bề trên thượng cấp Việt Nam (LHBTTCVN) đã thay lời cho tất cả quý tu sĩ gửi lời chào cũng như bày tỏ tâm tình yêu mến đối với đức cha.

Tiếp ngay sau đó, Đức cha có đôi lời khai mạc cho khoá thường huấn. Ngài nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các tu sĩ trong giáo hội của Chúa qua một ví dụ hết sức thiết thực: “Giáo hội của Chúa Kitô như một vườn hoa, mỗi dòng tu là một loài hoa và chính các tu sĩ chính là những bông hoa thơm ngát trong loài hoa đó, trong vườn hoa đó”. Đức cha cũng bày tỏ mong muốn các tham dự viên hằng luôn thấm nhuần lời Chúa, hăng say phục vụ cộng đoàn mà mình được trao phó để làm cho bông hoa đời mình thêm ngát hương và mang lại nhiều lời ích cho tất cả mọi người vì lòng yêu mến Chúa.

Chương trình tiếp tục với phần giao lưu văn nghệ vào lúc 20giờ30, do anh em Toà giám mục và các Dòng đang phục vụ tại Giáo phận Thái Bình đảm nhận. Ngày khai mạc đã khép lại sau chương trình văn nghệ giao lưu cùng với phép lành của Đức cha.

Những ngày thường huấn tiếp theo, các vị giảng viên sẽ lần lượt chia sẻ những đề tài hấp dẫn giúp ích cho đời sống ơn gọi sau khi khấn trọn của các tham dự viên. Nguyện xin Chúa và Đức Mẹ đồng hành cùng với quý nam, nữ tu sĩ trong suốt quá trình thường huấn để các tham dự viên có thể thấu hiểu sâu sắc hơn nữa về mầu nhiệm ơn gọi mà mình đang theo đuổi nơi Đức Kitô.

Hình ảnh Đón tiếp

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giờ KPV Chiều và Chầu Thánh Thể

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Buổi chào thăm và bữa cơm tối

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Chương trình Giao lưu văn nghệ

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

 

2. NGÀY THỨ HAI

Khóa thường huấn dành cho quý tu sĩ nam nữ Giáo tỉnh Hà Nội đã bước sang ngày thứ hai (21.8.2017) với những hoạt động hết sức ý nghĩa dành cho các tham dự viên, góp phần nâng đỡ đời sống ơn gọi cho quý thày, quý soure tham dự khóa thường huấn này.

Giáo phận Thái Bình

Mở đầu ngày mới, quý nam nữ tu sĩ đã cùng với Đức cha Phêrô – Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ trực thuộc HĐGM Việt Nam và quý vị trong ban giảng huấn hiệp dâng Thánh lễ để dâng ngày mới lên cho Chúa và xin ơn Chúa Thánh Thần thánh hoá, đồng hành với các tham dự viên trong thời gian diễn ra những ngày thường huấn và trong suốt cuộc đời dâng hiến cho Chúa của các tham dự viên.

Chia sẻ trong Thánh lễ sáng nay, Đức cha Phêrô nhấn mạnh tới tầm quan trọng của Chúa Thánh Thần trong đời sống của các tu sĩ bởi chính Chúa Thánh Thần là Đấng canh tân toàn thể Giáo hội và cách riêng, Chúa Thánh Thần canh tân chính đời sống của những người sống đời thánh hiến.

Giáo phận Thái Bình

Nói về nhu cầu cấp thiết phải canh tân đời sống của các tu sĩ, Đức cha chia sẻ: “Sở dĩ những người sống đời sống thánh hiến cần phải canh tân lại đời sống của mình vì đối với các tham dự viên là những người đã khấn trọn, tuổi đời đã ngoài 40, có lẽ, niềm vui, nét tươi mới của những ngày đầu theo Chúa đã không còn như trước đây”. Chính vì thế mà Đức cha mời gọi các tu sĩ nhìn về Đức Giêsu là một Con Người luôn tươi mới để kín múc sự tươi mới của Người, mang sự tươi mới ấy đến cho con người ngày hôm nay, dấn thân phụng sự Chúa và thức tỉnh nhân loại. Tuy nhiên trước nhất, người tu sĩ phải thức tỉnh chính bản thân của mình, thức tỉnh chính con tim còn u mê của mình và trở về với căn tính của người sống đời sống Thánh hiến.

Giáo phận Thái Bình

“Trở về với căn tính đời tu” cũng chính là đề tài mà cha  Giuse Nguyễn Văn Am SDB đã trình bày với các tham dự viên trong suốt các giờ học của ngày thường huấn thứ hai này. Quả thực đối với những người sống đời sống Thánh hiến để có thể theo Chúa cách trọn vẹn, tốt đẹp và sinh nhiều hoa trái, cũng như để vượt qua được những khó khăn, thử thách trong bậc sống này, một trong những điều kiện đầu tiên là cần phải xác định rõ đâu là căn tính của người tu. Căn tính chung và thiết yếu của đời sống thánh hiến là tự nguyện hiến thân theo Chúa Kitô để sống Tin Mừng một cách triệt để và trọn vẹn hơn trong đời sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục (x. Sắc lệnh PC). Như vậy, sống đúng căn tính của đời  tu cũng có nghĩa là tuân giữ ba lời khuyên Phúc Âm để trở nên giống Chúa Kitô và gắn bó  với Chúa Kitô hơn.

Bên cạnh những giờ học hỏi để nâng đỡ ơn gọi tu trì, quý nam nữ tu sĩ còn được chị Têrêsa Nguyễn Thị Bảo Trâm hướng dẫn thực hành môn Yoga vào đầu giờ chiều để giúp các nam nữ tu sĩ áp dụng một số bài tập giúp đời sống thể lý khỏe mạnh hơn.

Ngày thường huấn thứ hai khép lại với giờ Kinh Phụng vụ ban chiều thật sốt sáng. Chắc hẳn các tham dự viên đã thu hái được nhiều điều bổ ích từ ban giảng huấn và áp dụng vào trong chính đời sống của mình.

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình 

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

 

3. NGÀY THỨ BA

 

Khóa Thường huấn tu sĩ Giáo tỉnh Hà Nội tại Giáo phận Thái Bình đã bước sang ngày thứ ba với chủ đề: “Đời sống tâm linh” dưới sự hướng dẫn của Sr. Maria Lê Thị Thanh Nga – Bề trên Giám tỉnh Dòng Đức Bà.

Giáo phận Thái Bình

Đời sống tâm linh của những người sống đời Thánh hiến

Trong ngày thường huấn này, Sr. Maria Lê Thị Thanh Nga đã chia sẻ với các tham dự viên những điều cần thiết cho đời sống tâm linh của những người sống đời dâng hiến cho Chúa nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần. Từ đó mà người tu sĩ thắt chặt mối tương quan với Chúa qua cầu nguyện, qua việc đọc và suy gẫm Kinh Thánh để kín múc nguồn mạch ân sủng nơi Đức Giêsu và luôn sẵn sàng tiến ra chỗ nước sâu mà “chài lưới người”.

Giáo phận Thái Bình

Sr. Maria Lê Thị Thanh Nga đã khéo léo trình đề tài Đời sống tâm linh của người tu sĩ cho các tham dự viên qua các trích đoạn lời Chúa. Soeur đã dùng những hình ảnh người môn đệ Chúa Giêsu – những người được tách riêng để thuộc trọn về Chúa, là những người chuyên tâm lắng nghe tiếng Chúa nói. Cũng vậy, người nam nữ tu sĩ có đời sống tâm linh phải lắng nghe Chúa nói qua Kinh Thánh, trong cầu nguyện và nhất là trong thinh lặng. Từ đó người sống đời thánh hiễn sẽ nhận ra đâu là ân sủng Chúa ban, đâu là điều mà Thiên Chúa mong muốn ở nơi mình hay nói một cách khác, sứ mạng của người tu sĩ là gì?

Sứ mạng của người sống đời sống thánh hiến đó chính là: Được tách riêng ra để loan báo về Chúa Giêsu, họ được mời gọi nên một với Chúa Giêsu, trở nên môn đệ đích thực của Ngài và sống đời sống cộng đoàn theo gương mẫu cộng đoàn giáo hội tiên khởi. Từ đó, người tu sĩ sẽ luôn giữ được lòng trung thành trong đời sống cầu nguyện, niềm vui nở rộ trong cộng đoàn và sự rạng ngời thánh thiện trong khi phục vụ và nhất là triển nở tốt đời sống tâm linh.

Với kiến thức uyên bác và những kinh nghiệm thực sự của chính mình, vị giảng viên đã giúp các tu sĩ trả lời và giải tỏa những ưu tư, trăn trở của các tham dự viên về vấn đề đời sống tâm linh. Bởi vì đây là nền tảng làm nên một cuộc sống đầy ý nghĩa và niềm vui trong đời sống thánh hiến của các tu sĩ.

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

4. NGÀY THỨ TƯ

Sáng ngày 23/8, Các tham dự viên của Khóa Thường huấn tu sĩ Giáo tỉnh Hà Nội đã cùng nhau bước sang ngày học hỏi thứ tư với việc tham dự Thánh Lễ ban sáng do Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ – Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ trực thuộc HĐGM Việt Nam chủ sự.

Giáo phận Thái Bình

Trong ngày thường huấn thứ tư này, các tham dự viên đã được lắng nghe cha Giuse Đỗ Duy Châu FVP chia sẻ về đề tài: “Trưởng thành trong đời sống tâm cảm” và đề tài: “Quân bình đời sống tu sĩ” do Thạc sĩ bác sĩ Lan Hải trình bày.

Giáo phận Thái Bình

Trưởng thành trong đời sống tâm cảm

Từ những câu chuyện rất đỗi bình thường trong đời tu, cha đã triển khai cho các tham dự viên những điều căn bản để có thể nhìn nhận ra những mặt tích cực và cả những tiêu cực ở độ tuổi 40-60 của các nam nữ tu sĩ. Những tiêu cực về mặt tâm linh, về lý tưởng ơn gọi, trong tâm lý, trong tương quan với mọi người và trong mối tương quan về mặt tình cảm. Qua đây Giuse Đỗ Duy Châu nhắn nhủ các tham dự viên: “Những người tu sĩ được ví như những chiếc bình sành mong manh dễ vỡ, đặc biệt là những người đang trong độ tuổi hồi xuân. Chính vì thế anh chị em cần rèn luyện để trưởng thành hơn về mặt tâm cảm trong đời sống thánh hiến của mình theo gương mẫu của Chúa Ba Ngôi để trở thành một bông hoa ngát hương trong cộng đoàn”.

Giáo phận Thái Bình

Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi cũng chính là khuôn vàng thước ngọc cho đời sống chung của một cộng đoàn hiệp nhất. Bởi chính trong cộng đoàn này, mỗi người tu sĩ đều sống Mầu nhiệm Chúa Cha khi nắm giữ vai trò lãnh đạo, khi đó chúng ta hết lòng yêu thương, quảng đại, quan tâm, chăm sóc và thứ tha cho anh chị em mình. Chúng ta cũng sống Mầu nhiệm Chúa Con khi là bề dưới, là người nhỏ bé trong cộng đoàn vì chúng ta biết vâng phục, cộng tác, yêu mến và tôn trọng các thành viên khác trong cộng đoàn. Và mọi thành viên trong cộng đoàn cũng phải hiệp thông, liên đới, hài hòa và đồng trách nhiệm với nhau trong Mầu nhiệm Chúa Thánh Thần. Đó chính là phương thế để người tu sĩ có được sự tương giao tốt đẹp trong cộng đoàn của mình.

Mối tương giao tốt đẹp còn được xây dựng trên sự đối thoại và lắng nghe lẫn nhau, biết tha thứ cho nhau như Chúa đã tha cho chúng ta để sống trong tình yêu, bởi vì: “Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở trong chúng ta, và tình yêu của Ngài nơi chúng ta mới nên hoàn hảo” (1Ga 4:12). Cùng với đó việc trưởng thành về mặt tình cảm cũng hết sức cần thiết trong đời sống tu trì, nhờ đó người sống thánh hiến sẽ từ bỏ được các đam mê, sống trong sạch và tiết độ để thuộc trọn về Chúa Giêsu và mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng.

 

Quân bình đời sống tu sĩ

Trong buổi chiều cùng ngày, các tham dự viên đã được lắng nghe Thạc sĩ Bác sĩ Lan Hải chia sẻ về sự khủng hoảng tính dục trong đời sống của người tu sĩ trong khía cạnh, góc nhìn của y khoa và của một nhà tâm lý học. Được biết, Ths. Bs. Lan Hải là một tín hữu Công giáo. Bác sĩ không những đã và đang nhiệt thành đóng góp trí lực cho việc đào tạo linh mục, tu sĩ ở các học viện, chủng viện tại Việt Nam mà còn cộng tác đắc lực với các tu sĩ để góp phần vào việc giáo dục giới tính và tư vấn tâm lý cho các em đang ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Giáo phận Thái Bình

Qua những giờ phút trò chuyện thân tình cùng với các tham dự viên, Bác sĩ đã chia sẻ những kiến thức bổ ích giúp cho các tu sĩ tham dự khóa thường huấn nhận ra những biến đổi về tâm sinh lý trong cơ thể người nam, người nữ ở các độ tuổi khác nhau. Bác sĩ còn chỉ ra những thời khắc mà người tu sĩ dễ bị khủng hoảng nhất về tâm lý tính dục hay những cám dỗ có thể xảy đến trong mối tương quan đồng tính và dị tính.

Từ những nguyên nhân trên, bác sĩ đã mời gọi các tham dự viên quân bình đời sống tu sĩ của mình bằng việc phải có một đời sống nội tâm sâu sắc, kết hợp mật thiết với Chúa, hun đúc lên niềm say mê với Đấng chịu đóng đinh và tìm mọi cách để tránh xa những cám dỗ có thể dễ dàng khiến chúng ta sa ngã về đời sống tính dục.

Sau bài chia sẻ của bác sĩ, quý nam nữ tu sĩ cùng nhau tham dự giờ kinh chiều thật sốt sáng để dâng lên Chúa lời tạ ơn vì ngày hôm nay nhờ ơn Chúa mà các tham dự viên đã lãnh hội được rất nhiều kiến thức bổ ích giúp thăng tiến đời tu của mình thêm tươi mới trong Chúa Kitô.

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

 

5. NGÀY THỨ NĂM

Thánh lễ ban sáng kính thánh Ba-tô-lô-mê-ô do Đức cha Phê-rô Nguyễn Văn Đệ chủ tế đã mở đầu cho ngày thường huấn thứ năm (24/8) dành cho quý nam nữ tu sĩ trong các giáo phận thuộc Giáo tỉnh Hà Nội.

Giáo phận Thái Bình

Trong ngày thường huấn này, cha Giu-se Phan Trọng Quang MF – Tổng thư kí Liên hiệp bề trên thượng cấp Việt Nam đã chia sẻ với các tham dự viên đề tài: Những thách đố trong đời sống thánh hiến. Buổi chiều cùng ngày, quý nam nữ tu sĩ đã có thời gian ở bên Chúa Giêsu Thánh Thể và lãnh nhận Bí tích Giao hòa với Chúa.

Giáo phận Thái Bình

Các tu sĩ là những người mang thân phận con người, luôn phải đối diện với các thách đố và vượt qua thách đố chính là phương thức để người tu sĩ có thể lớn lên, và thăng tiến trong đời sống thánh hiến của mình. Chính vì thế mà đề tài cha Giu-se Phan Trọng Quang chia sẻ là một đề tài hết sức hữu ích cho các tham dự viên khóa thường huấn này.

Bằng kiến thức sâu rộng và những kinh nghiệm thực tiễn trong đời sống ơn gọi của cha Giu-se, cha đã trình bày cho các tham dự viên những thách đố lớn trong đời sống thánh hiến. Một trong những thách đố đó chính là thách đố về việc mất đi căn tính đời tu. Đâu đó vẫn còn người tu sĩ đã không giữ được giá trị đích thực, giá trị nền tảng của ơn gọi sống đời thánh hiến, biểu hiện ở việc họ không chọn Chúa mà lại chọn việc của Chúa. Hay nói cách khác, người tu sĩ bước theo Chúa Giê-su nhưng chẳng nên giống Chúa Giê-su.

Giáo phận Thái Bình

Bên cạnh đó, cha Giu-se cũng nhấn mạnh tới thách đố cho người tu sĩ ngày nay đó chính là người tu sĩ ‘không còn cảm thức thuộc về’. Họ không còn ý thức được rằng mình thuộc về Chúa, thuộc về Hội Thánh, thuộc về nhà dòng hay cộng đoàn nào. Họ sống ơn gọi mà không thể diễn tả được đặc thù của ơn gọi tựa như một cuộc hôn nhân không có tình yêu, không có hạnh phúc. Lúc này đây người tu sĩ sẽ rơi vào sự lạc lõng cô đơn, không biết đi về đâu.

Để chiến thắng những thách đố to lớn trong đời sống thánh hiến, cha Giu-se đã mời gọi quý nam nữ tu sĩ: “Anh chị em cần phải tìm về với căn tính đời tu của mình, trở về với Đấng mà anh chị em thuộc về, và trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô. Và nhờ Chúa Thánh Thần dẫn dắt, anh chị em hãy sống một đời sống huynh đệ trong cộng đoàn của mình, ý thức sâu sắc hơn về ơn gọi của mình, sống nếp sống của Chúa Ki-tô và loan báo Chúa Ki-tô cho mọi người”.

Giáo phận Thái Bình

Buổi chiều cùng ngày, quý nam nữ tu sĩ đã có nhiều giờ ngồi lại trước Chúa Giê-su Thánh Thể để tạ ơn Chúa vì Ngài đã quy tụ các tham dự viên trong khóa thường huấn này. Đây là dịp để các thày, các dì nhìn lại ơn gọi của mình, thăng tiến ơn gọi ấy sau thời gian tuyên khấn.

Ngày thường huấn thứ năm đã khép lại sau giờ liên hoan văn nghệ do quý soeur từ các giáo phận trong Giáo tỉnh tổ chức. Quý soeur đã sử dụng những lời ca, tiếng hát, điệu múa để ca tụng Thiên Chúa và góp phần làm cho bầu không khí của ngày thường huấn thêm tươi mới.

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

6. Bế mạc Khóa Thường huấn Tu sĩ Giáo tỉnh Hà Nội

 

Sáng ngày 25 tháng 8, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, quý vị trong ban giảng huấn, quý nam nữ tu sĩ đã cùng hiệp dâng Thánh lễ Tạ ơn Chúa và Đức Mẹ, mở đầu cho ngày thường huấn cuối cùng trong đợt thường huấn các tu sĩ lần này.

Giáo phận Thái Bình

Đề tài sau cùng mà các tham dự viên được cùng nhau học hỏi đó chính là: Sử dụng truyền thông do Sư huynh Phêrô Nguyễn Văn Phát SSC hướng dẫn.

Giáo phận Thái Bình

Trong bài giảng huấn của mình, sư huynh đã chỉ ra cho các tham dự viên ý nghĩa của truyền thông Công giáo từ góc độ phổ quát nơi Thiên Chúa Ba Ngôi, từ việc Chúa Cha thông truyền ơn cứu độ cho nhân loại mà đỉnh điểm là Mầu nhiệm nhập thể của Ngôi Hai Thiên Chúa. Chính Ngôi Hai đã thông truyền ơn cứu độ của Chúa Cha cho nhân loại và cũng chính Người thông truyền sứ điệp cứu độ đó cho tất cả mọi người. Cách riêng, Ngài mời gọi các tu sĩ đáp trả lại tiếng Ngài kêu mời, tham gia vào sứ vụ truyền thông ấy cho nhân loại một cách trọn vẹn nhất.

Từ khái niệm truyền thông phổ quát trên, Sư huynh đã khai triển rộng mở hơn về truyền thông trong đời sống của các tu sĩ qua ba gợi ý: Đáp trả lại lời mời gọi của Chúa; Ảnh hưởng của truyền thông xã hội ngày nay và Vượt qua ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông.

Khi người tu sĩ mở lòng ra để đáp lại sự truyền thông của Thiên Chúa, họ đã tham gia cách tích cực vào sứ mạng truyền thông trong đời tu của mình, loan truyền Tình Yêu, Ơn Cứ Độ của Chúa đến cho nhân loại.

Giáo phận Thái Bình

Bên cạnh đó, Sư huynh cũng chỉ ra cho các tham dự viên thấy được mặt tích cực của truyền thông khi ta sử dụng nó như một công cụ loan báo Tin Mừng và dùng truyền thông như một phương tiện gắn kết mọi người với Chúa. Tuy nhiên truyền thông xã hội cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống người tu sĩ bởi những nội dung xấu mà mọi người lan truyền trên internet. Điều đó đòi hỏi người tu sĩ phải tìm ra phương thế tự nhiên và siêu nhiên để có thể vượt qua những ảnh hưởng tiêu cực của truyền thông.

Để vượt qua mặt trái mà truyền thông mang lại, sư huynh đã mời gọi các tham dự viên tiếp nhận thông tin trên internet một cách có chọn lọc, tiếp nhận thông tin với ý định tốt và động lực tốt, giữ khoảng cách, lập trường với những gì thấy được trên internet. Và đặc biệt, trong một thế giới truyền thông đa phương tiện đã sắc màu và âm thanh, các tham dự viên cần phải cộng tác nhiệt tình để nhận ra được tiếng Chúa gọi. Sự cộng tác ấy thể hiện ở việc thường xuyên đọc, suy gẫm lời Chúa và thực hiện sứ điệp Fatima là: ăn năn sám hối, siêng năng lần hạt Mân Côi và tôn sùng trái tim vẹn sạch Đức Mẹ Maria.

Bài chia sẻ của Sư huynh Phêrô Nguyễn Văn Phát SSC đã khép lại chương trình thường huấn cho các tu sĩ trong giáo tỉnh Hà Nội. Trong buổi chiều cùng ngày, các tham dự viên đã dâng lên Chúa lời tạ ơn, tri ân Đức Cha Phêrô, các vị trong ban giảng huấn và cùng chào chúc nhau ra đi bình an trong Chúa Kitô.

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

7. Tổng kết tuần Thường huấn Tu sĩ thuộc giáo tỉnh Hà Nội

‘Thăng tiến đời sống thánh hiến’

Giáo phận Thái Bình

Buổi gặp mặt nào cũng có lúc phải chia tay, nhưng không có nghĩa là chia tay thì mọi sự sẽ lại trở lại như lúc chưa gặp nhau, ngược lại, sau mỗi cuộc gặp gỡ, trao đổi, mỗi người đều có cơ hội nhận bao điều mới mẻ từ người khác và có cơ hội để tặng lại cả những điều rất riêng nơi mình nữa. Điều này thật phù hợp với cảm nghiệm của những người đi khóa dự thường huấn giúp ‘Thăng tiến đời sống thánh hiến’ được diễn ra từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 8 tại Tòa Giám Mục Thái Bình. Khóa học được Ủy Ban Tu Sĩ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Ban Điều Hành Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam tổ chức.

Ngay ngày đầu tiên, với bầu khí vui vẻ, tay bắt mặt mừng, từng đoàn tu sĩ đến từ các Giáo phận thuộc Giáo tỉnh Miền Bắc được đón tiếp chu đáo, tận tình bởi Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ sở tại. Tiếp ngay sau bữa cơm là chương trình văn nghệ nhằm tạo một bầu khí mới, giúp mọi người xích lại gần nhau, cùng nhau chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái trước khi bước vào những giờ giảng huấn.

Giáo phận Thái Bình

Trong suốt tuần thường huấn, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ SDB –Giám mục Giáo phận Thái Bình – Chủ tịch Ủy ban Tu sĩ trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam- đã luôn đồng hành cùng nhóm học viên trong các Thánh Lễ. Ngài chia sẻ những ưu tư, thao thức cho công cuộc truyền giáo của Giáo Hội địa phương cũng như giáo hội hoàn vũ. Ngài thổi vào lòng học viên những ngọn lửa mới, những quyết tâm dấn thân mới – dám liều thân ‘ra chỗ nước sâu để thả lưới’.

Giáo phận Thái Bình

Năm ngày thường huấn với nhiều chủ đề khác nhau, được sắp xếp cách nhịp nhàng và hài hòa, giúp cho học viên có cơ hội để trở lại với chính mình và định lại điểm xuất phát. ‘Trở về với căn tính đời tu’, một đề tài rất hấp dẫn – do Cha Giuse Nguyễn Văn Am, SDB trình bày. Trước một thực tại là một đời sống thánh hiến dường như đã mất đi sức sinh động, đã không còn sức hấp dẫn giới trẻ, đã phần nào giảm đi sự khả tín, mất dần đi khả năng cùng bước đi với một Thiên Chúa của lịch sử, Cha kêu gọi người tu sĩ hãy trở về sống tận căn của đời tu trong mối tương quan với Thiên Chúa qua ba yếu tố cơ bản: Thánh hiến – Cộng đoàn – Sứ mệnh. ‘Sự tương tác hài hòa giữa ba yếu tố ấy tạo thành vẻ hấp dẫn và khả tín không thể cưỡng lại của đời thánh hiến’. Đào tạo trong Dòng tu cũng là điều mà Cha đã nhất mạnh và đề cao, là yếu tố thiết yếu giúp cho người tu sĩ trưởng thành hơn mỗi ngày. Những chia sẻ ấy đã để lại cho học viên câu hỏi gợi ý để trở về tận căn, để sống sao cho xứng là người môn đệ của Chúa như: ‘Loại tu sĩ nào tôi muốn giới thiệu với đời hôm nay?’.

Giáo phận Thái Bình

Tiếp với dòng suy tư của Cha Giuse, muốn gợi cho học viên trở lại với chính mình, để biết mình cách chân thật hơn, Sơ maria Lê Thị Thanh Nga đã dẫn đưa học viên đến những cảm nghiệm của đời sống thiêng liêng qua việc đọc Kinh Thánh, thiết lập mối tương quan trực tiếp với Chúa. Sơ cắt nghĩa đoạn Tin Mừng (Ga. 4, 10): ‘Nếu chị nhận ra ân sủng Thiên Chúa ban’để giúp học viên mở lòng ra với Chúa, biết Chúa là Đấng mình luôn khao khát, mong chờ, nhận ra ân huệ Ngài thương ban cho ta. Nhấn mạnh đến vị trí và giá trị của việc đọc Kinh Thánh trong đời sống người tu sĩ. Một khi người tu sĩ nhận biết ơn huệ của Chúa, thì họ không thể chỉ giữ riêng cho mình nhưng là để thông chia cho người khác. Từ đó, Sơ đã đề cập đến sứ vụ của người tu sĩ được trình bày trong Tông huấn về Đời sống Thánh hiến: Sứ vụ phải nên một với Chúa Giêsu (VC 72), sứ vụ làm người môn đệ (VC 36), sứ vụ chính là cộng đoàn sống theo hình ảnh cộng đoàn tông đồ (VC 42,45), sứ vụ làm chứng cho hiệp thông (VC 51), sứ vụ là Phục vụ Thiên Chúa và con người (VC 73-74).

Giáo phận Thái Bình

Để có một đời sống tâm linh vững chắc và ý thức kiên định với việc trở về sống căn tính đời sống thánh hiến, ngày thứ tư trong tuần thường huấn, Cha Giuse Đỗ Duy Châu, FVP chia sẻ về ‘Trưởng thành tâm cảm trong đời tu’. Với kinh nghiệm đời tu và qua sứ vụ giảng dạy, Cha tặng cho nhóm những câu chuyện về đời tu tựa như những vấn đề cần quan tâm để không tiếp tục vấp phạm. Những đặc điểm chung của giai đoạn 40-60 tuổi, những biểu hiện tích cực cũng như tiêu cực liên quan đến đời sống tâm linh, lý tưởng ơn gọi, tâm lý, tương quan, tình cảm. Cách giúp thăng tiến nhân bản, thăng tiến đời sống tâm linh, làm mới lại lý tưởng Ơn gọi, thiết lập các mối tương giao lành mạnh.

Giáo phận Thái Bình

‘Quân bình đời sống tu sĩ’ là đề tài được Thạc sĩ – Bác sĩ Lan Hải trình bày. Dưới cái nhìn của nhà Tâm lý học, sống trong thế giới thời văn hóa ‘net’, người tu sĩ phải đối diện với biết bao thách đố có nguy cơ làm suy yếu đời sống tu trì của mình, làm cho một lúc nào đó, họ mất đi sự quân bình cần thiết để sống ơn gọi, trong khi đó đương sự lại không biết phải làm thế nào, bắt đầu từ đâu, đâu là lý do cần được giải quyết. Những hình ảnh, những dòng quảng cáo, lối sống lấy mình làm trung tâm, lối nhìn vấn đề cách phiến diện, đều có thể len lỏi vào đời sống tu trì và làm cho người tu sĩ thiếu đi sự quân bình trong đời tu. Chị cũng đã chia sẻ một số cách giúp cho người tu sĩ có thể tập luyện để có đời sống tâm lý quân bình, giúp cho các nhà Đào tạo có cái nhìn khách quan hơn khi cần phải giúp các em phân định ơn gọi.

Giáo phận Thái Bình

Sau những tiết học giúp cho học viên đi vào chính mình, nhận biết mình cách rõ nét hơn và có những quyết tâm mới hơn, Cha Giuse Phan Trọng Quang trình bầy thêm về thái độ của người thánh hiến cần có: ‘Hãy trỗi dậy và bước đi, vượt qua hiện tại gian khổ với lòng say mê và hướng về tương lai với niềm hy vọng’. Những thực tại làm cho ta đôi lúc cảm thấy nhụt trí hay hoài nghi về đời sống thánh hiến trong tương lai: hiện trạng ‘xế chiều’‘hỗn mang và đêm tối’‘thời của sáng suốt’, thời thuận lợi để phân định?’ Hẳn mỗi người sẽ có những cảm nhận khác nhau nhưng cùng có một thao thức về tương lai của Đời sống thánh hiến: Làm thế nào để có thể ‘vun gốc bón rễ’ cho đời sống thánh hiến đây? Bởi thực trạng cho ta thấy nhiều điều đáng buồn như: một đời sống thánh hiến chỉ bận tâm về sự sống còn của mình, quan tâm đến con số hơn là chất lượng, bám vào những thói quen không còn phù hợp, xuất hiện sự nguội lạnh thờ ơ, thiếu tính thần bí hay lo chuyên nghiệp hóa hơn là làm chứng về Thiên Chúa của sự sống. Lại cũng có những điều làm ta băn khoăn như: sụ dòn mỏng đang xuất hiện trong các Dòng tu – ơn gọi giảm sút, vắng mặt của các thành viên, sống ngoại vi, thải hồi, lơ là với việc thực thi Hiến Pháp, tài chánh không minh bạch, quyền bính bị lạm dụng, tính thế tục xuất hiện, lo củng cố địa vị cá nhân. May mà cũng còn có cả những điều tốt đẹp khiến ta lạc quan hơn: sự trung thực của số đông người thánh hiến, sự khai sinh của một số Dòng tu mới, một khao khát mới sống tận căn đặc sủng của Dòng, một sự quan tâm thỏa đáng cho việc đào tạo, một cơ cấu biết đặt con người lên trên công việc, có cái nhìn tích cực về thế giới, có ý thức rõ ràng về tính cách thuộc về Hội thánh. Từ đó Cha trình bày thêm về những điểm thôi thúc chúng ta: tập trung vào Chúa, khao khát Chúa, khao khát sống đời huynh đệ trong cộng đoàn cách mới mẻ hơn, biết dấn thân và biết định hướng cho mình, chú ý tới chiều kích ngôn sứ của mình, không để mất trộm niềm hy vọng, dám đương đầu với những thách đố. Cha đã kết thúc bài chia sẻ của mình về tương lai của đời sống thánh hiến qua suy tư của Đức thánh Cha Bênêđictô XVI nói với các giám mục Brazil: ‘đời sống thánh hiến tự thân nó bắt nguồn từ Thiên Chúa là Đấng đã chọn cho mình nếp sống trinh khiết, khó nghèo và vâng phục này. Vì thế đời sống thánh hiến không thể thiếu vắng, cũng không thể chết mất trong Hội Thánh (5/11/2010)’.

Giáo phận Thái Bình

Ngày cuối cùng, một đề tài hết sức hấp dẫn và mang tính cập nhật: ‘Truyền thông và đời tu’được Sư Huynh Giám Tình Dòng Lasan Việt Nam – Phêrô Nguyễn Văn Phát trình bầy, giúp cho học viên ý thức hơn đâu là truyền thông, nguồn gốc của truyền thông là từ Thiên Chúa. Thầy nhấn mạnh đến đời sống thần bí của một tu sĩ: để có thể truyền thông Thiên Chúa cho con người thì trước tiên người tu sĩ phải là ‘nhà thần bí’.  Tức là họ phải biết truyền thông với Chúa, biết nghe tiếng của Ngài, hiểu ý muốn của Ngài, phải có mối tương quan sâu sắc với Ngài trước đã. Bên cạnh đó cũng phải biết sử dụng cách khôn ngoan và có chọn lọc các phương tiện truyền thông xã hội hầu mang lại hữu ích cho đời tu và sứ mạng của mình. Thầy còn trình bầy cách thế giúp ta vượt qua cách sử dụng lệch lạc các phương tiện truyền thông. Qua những câu hỏi hội thảo, nhiều thành viên cũng đã có cơ hội chia sẻ những thao thức, ưu tư của mình khi phải đứng trước sự đa dạng và hấp dẫn của các phương tiện truyền thông. Giờ học được kết thúc lúc 16:00, đồng thời cũng khép lại chương trình của tuần thường huấn.

Giáo phận Thái Bình

Không chỉ có những giờ lên lớp về những chuyên đề liên quan đến đời sống thánh hiến, ban tổ chức đã cùng với Đức Cha Phêrô, khéo léo sắp xếp giờ hồi tâm, Chầu Thánh Thể và giúp học viên có cơ hội lãnh nhận bí tích hòa giải. Hơn nữa các học viên còn có những giờ tập Yoga giúp cho biết tự chăm sóc sức khỏe, hay những giờ thể thao, đêm giao lưu văn nghệ,… Tất cả đã giúp cho học viên cùng lúc được lớn lên về nhiều phương diện.

Giáo phận Thái Bình

Cảm tạ Chúa đã cho chúng con cơ hội quý báu này. Xin ghi ơn Ủy Ban Tu Sĩ Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ban Điều Hành Liên Hiệp Bề Trên Thượng Cấp Việt Nam và quý Giảng viên đã cho chúng con có cơ hội cập nhật những kiến thức bổ ích cho đời sống ơn gọi của mình. Xin Chúa ban muôn ơn lành cho quý Ban. Ước mong mỗi học viên khi trở về biết dùng ơn Chúa ban cách tốt nhất, nhằm biểu tỏ rõ hơn tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với tha nhân.

 

Sr. Maria Đỗ Thị Dung OP – BTTGP

 

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thái Bình

 

Vinc. Hoàng Quân – Aug. Phạm Hướng – BTT GPTB

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *