Linh Địa La Vang

LINH ĐỊA LA VANG

Lịch sử

Hơn 200 năm trước, La Vang là vùng đất nhỏ bé, mất hút giữa rừng thiêng nước độc, ít người qua lại. La Vang cách Huế 58km về hướng Tây Bắc và cách thị xã Quảng Trị 6km. La Vang thuộc giáo xứ Cổ Vưu, hạt Dinh Cát. Xưa La Vang thuộc Châu Ô của người Chăm. Năm 1307, Dinh Cát thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Theo sử sách để lại : năm 1798, dưới thời Vua Cảnh Thịnh, cuộc bách hại đã trở nên kinh hoàng khủng khiếp. Hàng trăm giáo dân Cổ Vưu, Hạch Hoa, Thạch Hãn đã trốn tránh trong khu rừng Lá Vằng, vì nơi đây có nhiều cây lá vằng. Loại cây này là một vị thuốc rất tốt chữa nhiều thứ bệnh. Danh xưng Lá Vằng dần dần qua thời gian biến đổi thành địa danh La Vang.

lavang_dai.jpg

Click để xem hình lớn hơn

Trốn chạy vào La Vang, giáo dân sống trong cảnh cơ cực, thiếu lương thực, không thuốc men, đêm ngày lo sợ bị quân quan lùng bắt. Trong cảnh khốn cùng ấy giáo dân sốt sáng dâng lên Chúa và Mẹ lời kinh sớm tối mỗi ngày.

hanh huong La Vang

Theo tiền nhân kể lại, giữa cơn bách hại khủng khiếp năm 1798, trong lúc hàng trăm người tập họp đọc kinh cầu nguyện dưới gốc cây đa cổ thụ, nay là vị trí Linh Ðài Ðức Mẹ, họ đã nhìn thấy một Bà đẹp mặc áo choàng, tay bồng Chúa Hài Ðồng. Bà ủi an và dạy họ ngắt những cành lá chung quanh nấu nước uống sẽ được lành mọi thứ bệnh.

Ðức Mẹ còn hứa : “Từ nay về sau, bất cứ ai đến khẩn cầu Mẹ tại nơi đây sẽ được Mẹ ban ơn phù trợ.” Ðức Mẹ còn xuất hiện nhiều lần như vậy để an ủi nâng đỡ họ.

Sự kiện lạ lùng về Ðức Mẹ xuất hiện tại khu rừng La Vang từ đó được loan truyền khắp các vùng lân cận. Nhiều đồng bào không phân biệt tôn giáo đã tìm đến khẩn cầu Mẹ. Rất nhiều người đã nhận được ơn lành hồn xác như lời Ðức Mẹ đã hứa.

lavang_1901-23.jpg

Thánh đường Đức Mẹ La Vang 1928

Sau thời Văn Thân, đức cha Caspar Lộc cho xây dựng một ngôi nhà thờ mới bằng ngói, được cung hiến khánh thành năm 1901, và quy định tổ chức đại hội La Vang. Vì số giáo dân hành hương ngày càng đông, đức cha Allys Lý quyết định xây thánh đường mới theo đồ án kiến trúc sư Carpentier. Nhà thờ có hai lớp mái, hai cánh thánh giá với tháp chuông hình vuông, và cử hành nghi thức cung hiến nhà thờ mới ngày 20.8.1928.

lavang_1950.jpg

Năm 1961, các Giám mục Việt Nam đã xác định La Vang là Trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc. Đền thánh kính Mẹ được đức Gioan XXIII nâng lên thành Tiểu Vương cung Thánh đường. Nhiều công trình phụ được xây dựng, gồm công trường Mân Côi (với 15 bộ tượng cẩm thạch các mầu nhiệm), hồ Tịnh Tâm và ba cây đa nhân tạo (cao 17-21m do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế) tại nơi Đức Mẹ đã hiện ra. Một bàn thờ các tử đạo Việt Nam trên nền đá vuông trỏn và diện tích giống đàn Nam Giao, và một toà nhà cho khách hành hương.

Vương cung thánh đường La Vang bị bom đạn phá hủy hoàn toàn trong mùa hè đỏ lửa 1972, nay chỉ còn di tích tháp chuông.

lavang_1967.jpg   lavang_1970.jpg

Vương cung thánh đường La Vang 1967 và 1970

La Vang hiện nay

Nhân dịp tuyên thánh 117 Tử đạo Việt Nam ngày 19.6.1988, tại quảng trường Vatican, đức Gioan Phaolô II đã nhắc đến Linh địa La Vang và chia sẻ niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, đã đóng góp hàng vạn chứng nhân đức tin cho Hội thánh. Ngài cho phép cử hành năm toàn xá kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ La Vang (từ 1.1.1998 đến 15.8.1999). Ước tính có khoảng 200 ngàn gười tham dự ngày bế mạc.

Từ 1995, tháp chuông và một số công trình được tu sửa hay xây mới : nhà nguyện Đức Mẹ (mái tôn sau tháp cổ), nhà nguyện Thánh Thể (2002), công trường Mân Côi, Lễ đài, ba cây đa và nhà hành hương (2004)….

lavang_moi.jpg

Năm 2008, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã quyết định xây lại nhà thờ La Vang, tổ chức cuộc thi thiết kế, Năm đồ án được trao giải nhì để hoàn thiện thêm. Nghi thức đặt viên đá đầu tiên được tiến hành ngày bế mạc năm thánh GHVN (6.1.2011). Vương cung thánh đường mới thể hiện phong cách kiến trúc Việt, diện tích 13.464 m2, dài 132m, ngang 102m, sức chứa 5.000 chỗ.

Trải qua 200 năm, Đức Mẹ La Vang đã đổ chan hòa không biết bao nhiêu hồng ân cho dân tộc Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, chính kiến, miễn là họ thật lòng chạy đến khẩn cầu Mẹ nâng đỡ bảo vệ trong cơn khốn cùng. La Vang là một niềm tự hào của người Việt Nam, vì nơi đây Đức Mẹ đã thăm viếng và ủi an con cái của Mẹ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *