Ngày 27 tháng 10 Chân phước BA-TÔ-LÔ-MÊ-Ô VIN-XEN-XÊ Giám mục (c. 1200 – 1271)

Ngày 27 tháng 10
Chân phước BA-TÔ-LÔ-MÊ-Ô VIN-XEN-XÊ
Giám mục (c. 1200 – 1271)

Tiểu sử
Chân phước Ba-tô-lô-mê-ô Vi-xen-xê sinh trong một gia đình danh giá thuộc dòng họ bá tước Bơ-rê-gan-dơ. Vị này gặp gỡ thánh Ða Minh đang khi theo học đại học tại Pa-đua và đã xin được theo bước cha thánh. Những cuộc giảng thuyết đầu tiên đưa tu sĩ Ba-tô-lô-mê-ô rảo khắp vùng Lom-bác-đi-a, đến với những người lạc giáo và những phe chống đối Giáo hôi. Người được giao nhiệm vụ hòa giải các gia đình và thiết lập một đạo binh mang tên “hiệp sĩ của Ðức Ma-ri-a vinh quang” để chống lại những hành động quá khích của lạc giáo.

Ðức giáo hoàng đã triệu người về Rô-ma để sử dụng tài am hiểu về thần học của người và cử người làm Tôn sư thánh điện. Tại Công đồng Li-ông năm 1244, người đã ủng hộ đức In-nô-xen-tê IV. Thánh Lu-y kết bạn với người và nhận người làm cha giải tội. Người đã tận dụng cơ hội này để viết một cuốn khảo luận bàn về cách giáo dục các hoàng tử. Người đã dâng tặng hoàng hậu nước pháp là bà Ma-ga-ri-ta xứ Pơ-rô-văng cuốn khảo luận này. Khi thánh Lu-y lên đường tham gia cuộc thập tự chinh, cha Ba-tô-lô-mê-ô tháp tùng đến Síp nơi thánh Lu-y lên tàu vào 9-1248.

Ðức giáo hoàng bổ người làm giám mục Síp. Người đã thi hành chức vụ giám mục ở đó trong thời gian từ 5 đến 6 năm, ân cần dạy dỗ dân chúng, bảo vệ người nghèo và cải cách hàng giáo sĩ.

Khi vua thánh Lu-y bị những người Xa-ra-din cầm tù, sau đó mới được trả tự do, vua kêu mời cha Ba-tô-lô-mê-ô đến giúp đỡ. Ðức giáo hoàng đã cử cha đến Pa-lét-tin để giúp vua nước Pháp và các cận thần, đồng thời người cùng làm việc với họ để khích lệ tinh thần dũng cảm cho các tín hữu. Sau đó, đức giáo hoàng triệu người về châu Âu và bổ nhiệm làm giám mục Vi-xen-xê. Ðó là thời kỳ mà hoàng đế Phê-đê-ríc II đang xung đột với tòa thánh, con rể của hoàng đế là Ét-xơ-lin -vốn là một tay chỉ huy đội quân nổi tiếng- đã đánh chiếm Vi-xen-xê và trục xuất đức giám mục Ba-tô-lô-mê-ô. Ðây quả là một cơ may ! Ðức giáo hoàng đã tận dụng vận hội này gửi đức cha Ba-tô-lô-mê-ô sang giải quyết những vụ việc giữa Giáo hội với vua nước Anh là Hen-ri III. Cùng với vua nước Anh, đức cha đến Pa-ri gặp vua thánh Lu-y. Ðể tỏ lòng biết ơn đức cha về những việc người đã làm cho mình, đức vua đã dâng biếu đức cha một chiếc gai trên vòng mão gai của Chúa Giê-su. Ðược trao tặng một di vật vô giá này, đức cha trở về Vi-xen-xê trong chiến thắng vào năm 1260 và được biết tên Ét-xơ-lin vừa mới qua đời. Hàng giáo sĩ và dân chúng lũ lượt đổ ra chào đón đức cha với bài hát : “Hạnh phúc thay những người làm rạng danh Thiên Chúa !”

Ðức cha bắt đầu đảm nhận công việc dẫn dắt những người tội lỗi và người lạc giáo trở về nẻo chính đường ngay. Vị thủ lãnh phái Ca-ta là ông Ga-lút đã gây xung khắc với đức cha trong một cuộc tranh luận. Thế nhưng, đức cha Ba-tô-lô-mê-ô thuyết phục hay đến mức ông Ga-lút phải chấp nhận trở về với Giáo hội Công giáo. Ðức cha đã khởi công xây “một nguyện đường” để lưu giữ chiếc gai trên mạo gai của Chúa. Ðó là nguyện đường Xan-ta Co-rô-na ở Vi-xen-xê mà người đã trao phó cho các tu sĩ Ða Minh coi sóc. Năm 1267, đức cha đến Bô-lô-ni-a để tham dự lễ di chuyển hài cốt thánh Ða Minh lần thứ hai nhân cuộc họp tổng hội. Chính người đã đọc diễn văn trong dịp này. Ít lâu sau, đức cha qua đời tại Vi-xen-xê năm 1270, đông đảo những người nghèo đã khóc thương người, ai nấy đều tán dương sự hiểu biết, tính dịu hiền và lòng khiêm nhường của người.
Ðức cha Ba-tô-lô-mê-ô được tôn phong lên bậc chân phước năm 1793.

Lời nguyện : Lạy Thiên Chúa giàu lòng thành tín. Chúa đã làm cho chân phước Ba-tô-lô-mê-ô nên cao trọng vì đã đưa những ai lầm lạc về với ánh sáng chân lý và hướng dẫn các dân tộc sống trong hòa bình. Nhờ lời người nguyện giúp cầu thay, xin bình an của Chúa luôn giữ tâm hồn và trí óc chúng con trong Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con. Chúng con cầu xin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *