1. Nhìn lại các hoạt động năm đầu tiên của Thánh Bộ về Phát triển Con người
Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch của Thánh bộ tường trình những thành qủa của năm đầu tiên của Thánh Bộ Phát Triển Con Người. Thánh bộ mới này là một trong những thành quả của việc cải tổ Cơ quan Trung ương Giáo hội tại Vatican của Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha đã thiết lập bộ này vào ngày 31/8/2016 với mục đích là “Phát triển Con người”. Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm Đức Hồng Y Peter Turkson, Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình vào chức vụ chủ tịch của Thánh bộ này.
Thánh Bộ về Phát triển Con người có hiệu lực vào ngày 1/1/2017, với sự sáp nhập của bốn Thánh bộ: Công lý và Hoà bình, Đồng Tâm (Cor Unum), Chăm sóc mục vụ Người tị nạn và di cư và Thánh bộ Y tế.
Đức Hồng Y Turkson đã trình bày với ông Stefano Leszczynky của Đài Vatican về các hoạt động của năm đầu tiên của Thánh bộ trong nỗ lực phát triển toàn diện của con người.
Bốn cấp độ hoạt động
Đức Hồng Y trình bày bốn lãnh vự hoạt động: Đầu tiên là sáp nhập bốn Hội đồng Giáo hoàng thành một Thánh bộ duy nhất. Thứ hai là quản lý các thành viên và các nhân viên, đảm bảo không có sự chồng chéo khi sinh hoạt làm việc. Thứ ba là thiết lập một văn phòng mới tại một viện tu mà Đức Hồng Y Turkson cho là “đang được hoàn thành”. Tuy cơ sở đã có sẵn, nhưng cần phải được tân trang cho phù hợp với nhu cầu của các ban ngành nên “cũ người mới ta!”
Thánh Bộ về Phát triển Con người cũng cần lưu tâm tới vai trò của mình trong việc phát triển toàn bộ của Giáo Hội qua các cuộc họp với các Hội đồng các giám mục từng khu vực. Vị Chủ tịch của Thánh bộ cho hay bộ đã tổ chức nhiều cuộc họp với các Hội đồng các Giám mục trong các chuyến về viếng mộ thánh Phêrô (ad limina) tại Rome trong năm 2017 vừa qua nhằm trình bày những nét “chính yếu cốt lõi” của Thánh bộ.
Những hoạt động bảo vệ môi sinh theo Thông điệp “Laudato Si”
Đức Hồng Y Turkson nói rằng bộ gửi tới các Hội đồng các Giám mục thông điệp về môi trường “Laudato Si” của Đức Thánh Cha được công bố vào năm 2015. Nhiều Giáo hội địa phương đã thành lập ra cho tổ chức nhằm triển khai nghiên cứu và “thúc đẩy” việc áp dụng thông điệp này, nhưng cũng có nhiều Giáo hội địa phương chưa làm gì cả.
Đức Hồng Y Ghanaian nói rằng “Laudato Si” là một “ví dụ tuyệt vời về hoạt động toàn diện” bởi vì Đức Thánh Cha mời gọi các Hội đồng các giám mục khác nhau trên khắp thế giới, điều này “cho thấy Đức Thánh Cha đang chia sẻ trách nhiệm với các Hội đồng các giám mục địa phương”. Do đó, đã đến lúc các Giáo hội địa phương phải đồng loạt ra khơi với cùng một thông điệp của Đức Thánh Cha để loan truyền đi muôn nơi. Đức Hồng Y nói “Sự hợp nhất này đòi hỏi hai phía chứ không chỉ có một chiều, và Thánh Bộ về Phát triển Con người lo sao cho việc này phải được đảm bảo xảy ra.
Nhìn lại hoạt động của Thánh Bộ về Phát triển Con người
Đề cập tới năm nay, Đức Hồng Y Turkson cho hay ngài dự định tổ chức một cuộc họp mặt cho cấp trên tại trụ sở của bộ để lượng định lại các hoạt độn của bộ, không chỉ bằng những tâm tình cầu nguyện mà còn bao gồm các suy tư lượng định của các chuyên gia nhằm tiếp tục triển khai và tập trung vào “những trách nhiệm chính yếu” sau đó gửi tới tất cả mọi cơ quan để cùng nhau hành động…
Những tài trợ cho sứ mệnh của Giáo hội
Đức Hồng Y Turkson cho hay gánh nặng tài trợ cho các Giáo hội khắp thế giới sẽ được tiếp tục, nhưng Thánh bộ cần giúp cho các Giáo hội tự tồn, cho các quỹ của chính Giáo hội địa phương… Ngài lưu ý rằng viện trợ cho các Giáo hội toàn cầu ngày càng “bị suy giảm”, nhưng công việc và các hoạt động mục vụ lại gia tăng.
Thánh bộ cho biết họ cần cung cấp cho các Giáo hội địa phương một số vốn đầu tư nhất định thay vì các địa phương cứ phải dựa vào việc tài trợ. Như Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh các Giáo hội địa phương cần phải “kiếm ra ngân quỹ để hoạt động phục vụ con người, chứ không phải con người phục vụ để kiếm tiền bạc”. Về vấn đề này, Đức Hồng Y Turkson cho biết ngài đã tổ chức 3 cuộc hội thảo và giờ đây các nhân viên sẽ đến với các Giáo hội địa phương để chia sẻ, đào tạo và chuẩn bị cho Giáo hội địa phương được thích ứng với hoàn cảnh của chính mình.
2. Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn được trả tự do sau 7 tháng bị bắt
Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn bị công an bắt ngày 18 tháng 5 năm 2017 và bị đưa đi biệt tích khỏi giáo phận của ngài đã được trả tự do hôm 2 tháng Giêng.
Trong bản tin hôm 4 tháng Giêng, thông tấn xã AsiaNews của Hiệp Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo cho biết Đức Cha Phêrô Mẫn hiện đang ở thành phố Tể Ninh, Tỉnh Thanh Hải cách Ôn Châu 2,500 cây số, có lẽ để điều trị sau thời gian lao tù. Hiện nay, ngài được thong thả, không bị các công an kèm chặt như trước đây.
Hiện chưa rõ lý do tại sao Đức Cha được trả tự do. Các tín hữu Công Giáo tin rằng đây là kết quả chiến dịch ăn chay và cầu nguyện cho ngài do Giáo phận Ôn Châu tổ chức từ ngày 18 tháng 12 năm ngoái và được phổ biến trên toàn thế giới.
Có lẽ bọn cầm quyền Trung Quốc không muốn vụ này có một ảnh hưởng quốc tế sâu rộng hơn. Thật thế, trong những tháng qua, Đại sứ Đức tại Bắc Kinh, là Ông Michael Clauss liên tục gây sức ép với bọn cầm quyền Bắc Kinh về vụ Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn và cả Tòa Thánh cũng bày tỏ mối quan tâm sâu xa đối với số phận của ngài.
Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn, năm nay 54 tuổi, được Tòa Thánh công nhận nhưng bọn cầm quyền Bắc Kinh không nhìn nhận ngài là Giám Mục. Trong những tháng qua, công an đã ép ngài phải gia nhập Hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc, một cơ quan ngoại vi của đảng cộng sản được thành hình để biến Giáo Hội Trung Quốc thành một Giáo hội tự trị, độc lập với Tòa Thánh và Giáo Hội hoàn vũ.
Giáo phận Ôn châu hiện có 70 linh mục và 130 ngàn tín hữu trong đó có hơn 80 ngàn thuộc Giáo Hội thầm lặng.
3. 23 vụ tấn công người Kitô giáo Ấn Độ trong dịp lễ Giáng Sinh vừa qua
Các cộng đồng Kitô Giáo ở Ấn Độ đã bị ít nhất 23 cuộc tấn công vì lý do tôn giáo trong dịp lễ Giáng Sinh năm 2017 vừa qua. Đây là một trong những mùa Giáng sinh bạo lực nhất trong lịch sử Ấn Độ. Sự kiện này làm các tín hữu lo sợ.
Mục sư Prabhu Kumar nói với hãng thông tấn Fides: “Ở đây, chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy bị nguy hiểm, thiếu sự bao dung như hiện giờ”
Trong số những vụ tấn công nghiêm trọng nhất có vụ 20 dân quân Ấn giáo tấn công lễ Giáng sinh ở Rajasthan. Nơi đây lễ Giáng Sinh đã được chính thức công nhận từ lâu. Một vụ khác nữa là 30 người Công Giáo đang hát thánh ca Giáng Sinh ở Madhya Pradesh thì bị tấn công.
Sau những vụ tấn công vào các cộng đồng Kitô Giáo, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ấn Độ, Đức Hồng Y Baselios Cleemis, tuyên bố: “ Các Kitô hữu không còn đặt nhiều niềm tin vào chính phủ Ấn Độ. Kitô hữu chỉ yêu cầu được bảo đảm tự do tôn giáo như đã được quy định trong hiến pháp.”
Trong khi đó tổ chức Vishwa Hindu Parishad theo chủ nghĩa dân tộc Hindu độc tôn mở chiến dịch “quay về nhà”, buộc các người Dalit theo Kitô Giáo phải quay trở về Ấn Giáo vì họ cho rằng những người Kitô Giáo Dalit đã theo Kitô Giáo vì bị mua chuộc, ép buộc hay hăm dọa
Những cáo buộc của các nhóm Ấn Giáo cực đoan bị các nhà trí thức và các nhà quan sát bác bỏ. Ông Ram Puniyani, nhà hoạt động nhân quyền, nói với hãng thông tấn Fides rằng “Điều mà xã hội Ấn Độ đang bị tấn công chính là chủ nghiã đa nguyên”.
4. Các sắc dân bản địa vùng Amazon đang mong đợi đón Đức Thánh Cha viếng thăm
Một trong những điểm nổi bật của chuyến tông du sắp tới của Đức Thánh Cha tại Pêru là cuộc gặp gỡ những sắc dân bản địa trong rừng nhiệt đới Amazon ở thành phố Maldonado.
Chuyến viếng thăm sắp tới của Đức Thánh Cha tới thành phố Puerto Maldonado của Peru chắc chắn sẽ mang lại nhiều niềm vui và hy vọng cho những sắc dân bản xứ vùng Amazon.
Trong một cuộc phỏng vấn được xuất bản trên trang mạng Giáo hội Pan-Amazonian – Repam – Cha Manuel Jesus Romero phát ngôn viên của Giám quản Tông tòa Puerto Maldonado cho biết người dân bản địa của vùng Amazon đang có những nhu cầu cấp thiết làm sao cho các quyền lợi của họ được nhìn nhận đang lúc càng ngày họ càng bị đẩy ra khỏi vùng đất của đất tổ tiên của họ.
Nguy cơ của Người thổ dân ở Amazon
“Lãnh thổ của họ ngày càng bị xâm chiếm, không gian của họ ngày càng thu hẹp; những sinh kế mà họ sống trong nhiều thế kỷ qua đang bị phá hủy: đánh cá, săn bắn, cây cỏ và sông núi càng ngày càng có nguy cơ bị hủy diệt. Vì vậy cuộc sống của họ đang đối diện với nhiều khó khăn nguy hiểm”
Cuộc viếng thăm ngày 19/1 tới đây của Đức Thánh Cha tới thành phố Puerto Maldonado là một niềm cậy trông hy vọng cho các cộng đồng người bản địa ở Peru. Ở đây, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp gỡ đại diện của các cộng đồng sắc tộc khác nhau ở Amazon, hầu họ có thể chuyển đạt những mối quan tâm của họ lên Đức Thánh Cha và được Đức Thánh Cha lắng nghe và giúp giải quyết…
Puerto Maldonado trước nhiều vấn nạn
Sau khi tuyên bố chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Peru từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 1, Hội Đồng Các Giám Mục Peru (CEP) cho hay lý do đằng sau quyết định của Đức Thánh Cha ghé thăm Puerto Maldonado là một thành quả sâu đậm qua nhiều cuộc tranh đấu của thành phố miền đông nam này trước những nạn khai thác rừng trái phép, lạm dụng sức lao động trẻ em và nạn buôn người.
Cuộc thăm viếng của Đức Thánh Cha đến khu vực này cũng là hỗ trợ và kiện cường nhu cầu bảo vệ môi trường của thành phố trước một vấn nạn nan giải vì thành phố này là cửa ngõ của của khu rừng Amazon về hướng nam.
60% của rừng Amazon nằm trên lãnh thổ của đất nước Peru, và cung cấp một lượng lớn nước sạch không lồ cho đất nước và thế giới.
Cuộc viếng thăm lần thứ 3 tới Peru của Đức Thánh Cha
Chuyến thăm viếng sắp tới của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Chilê là cuộc tông du thứ ba của các Đức Thánh Cha tới Peru, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm vùng này hai lần vào các năm 1985 và 1988 và lần thứ ba này được thực hiện bởi Đức Phanxicô vào những ngày sắp tới.
5. Đức Thánh Cha nói với các Kitô hữu hãy mừng ngày Thanh tẩy của anh chị em
Sau khi ban Bí tích Thanh tảy cho 34 trẻ em trong Thánh Lễ tại nguyện đường Sistine vào buổi sáng Chúa Nhật 7/1/2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chào mừng các tín hữu tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô trong giờ kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha mời gọi tất cả hãy hồi nhớ lại ngày chịu thanh tảy của mỗi người, ngày mà mỗi người đã nhận được hồng ơn Chúa Thánh Thần để Ngài hướng dẫn họ trong cuộc sống hàng ngày.
Lễ Thanh Tảy của Chúa
Đức Thánh Cha đã nói về lễ Giáng sinh của Chúa Giêsu được kết thúc bằng biến cố Chúa chịu phép rửa tại sông Jordan. Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta hãy nhớ lại Bí tích Rửa Tội của chúng ta.
Sau đây là toàn văn của lời ngài:
Tất cả mọi Kitô hữu hãy ghi nhớ ngày chịu phép Rửa tội riêng mình
Đức Thánh Cha thừa nhận rằng Ngài không nhớ được ngày hôm đó, vì ngài được rửa tội khi còn thơ bé, nhưng Ngài mời gọi tất cả các tín hữu khi về lại nhà và hãy tìm cho biết cái ngày quan trọng này của cuộc sống của họ, vì đó là ngày Chúa Cha trao tặng cho chúng ta món quà Thần Khí “để mở mắt tâm lòng chúng ta ra cho chân lý “.
Đức Thánh Cha miêu tả phép thanh tảy của Chúa Giêsu như là một biểu hiện của sự khiêm hạ, sẵn sàng để được nhậm chìm mình vào dòng sông nhân loại… Thiên Chúa vẫn giữ lời hứa cứu chuộc nhân loại, và Chúa Giêsu đã trở nên dấu chỉ hữu hình của Thiên Chúa vô hình.
Đức Thánh Cha nói “Thiên Chúa đã cứu chuộc thân phận của chúng ta”.
Món quà của Đức Thánh Linh
Ngài đã thực hiện qua Chúa Thánh Linh, như là món quà Chúa Cha tặng ban cho mỗi người trong ngày Lễ Rửa Tội: “Chính Đức Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta nếm cảm được sự dịu dàng của tình thương tha thứ. Và nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho Lời mặc khải của Thiên Chúa luôn được âm vang trong tâm lòng chúng ta”.
6. Trong buổi triều yết Đức Thánh Cha mời gọi: Hãy tìm kiếm Chúa Giêsu như các nhà Đạo sĩ
Trong buổi triều yết Đức Thánh Cha mời gọi: Hãy tìm kiếm Chúa Giêsu như các nhà Đạo sĩ
Đức Thánh Cha mời chúng ta hãy theo gương ba nhà đạo sĩ tìm kiếm Chúa Giêsu qua các dấu chỉ.
Theo tường thuật của Thánh sử Matthêu về các nhà đạo sĩ và cách họ lần theo ngôi sao để tìm kiếm Thái tử mới sinh, Đức Thánh Cha tập trung vào ba thái độ đặc trưng của lễ Hiển Linh, hay còn gọi “sự tỏ hiện” của Chúa Giêsu kinh qua “sự tìm kiếm cần cù vượt lên trên sự thờ ơ và những nỗi sợ hãi”.
Các Kinh sư, các học giả và Vua Herod
Chính những nhà đạo sĩ, sau cuộc hành trình dài, vẫn tiếp tục “tìm kiếm cách kiên trì” Đấng Mét-si-a. Còn các thầy thông luật và các kỳ mục và tư tế, những người biết rõ nơi Chúa Giêsu sinh ra, lại “thờ ơ” với sự chào đời đó và họ cứ bình tâm như vại trong sự an toàn thư thái của họ. Còn vua Herod, theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, lại có phản ứng cuống cuồng “sợ hãi”. Ông ta sợ đứa trẻ sinh ra sẽ cướp ngôi báu của ông nên giả vờ muốn đến bái lạy và dâng lễ vật với thâm ý là muốn tiêu trừ Hài Nhi.
Sự lựa chọn
Đức Thánh Cha nói chúng ta phải lựa chọn thái độ này để nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu khi Ngài đến. Chỉ có tính ích kỷ mới khiến chúng ta nghĩ đến Chúa Giêsu đến như một mối đe dọa hoặc một trở ngại để loại trừ… Và thái độ dửng dưng có thể đẩy đưa chúng ta tới thái độ sống như Chúa không có tồn tại hiện diện mà buông suôi “theo các quy luật tự nhiên” chỉ nghĩ đến việc làm thỏa mãn “những khát vọng quyền lực và tiền bạc của chúng ta”.
Mẫu gương của các nhà đạo sĩ
Theo ý của Đức Thánh Cha Phanxicô, chúng ta được kêu gọi theo mẫu gương của các nhà Đạo sĩ: hãy cần mẫn tìm kiếm, sẵn sàng vượt qua những chặng đường chông gai để tìm gặp Chúa Giêsu trong cuộc sống của chúng ta”. Đức Thánh Cha kết luận: “Nếu đây là thái độ mà chúng ta lựa chọn trước khi Chúa đến, thì chúng ta có thể sống một cuộc sống tươi đẹp, chúng ta có thể lớn lên trong niềm tin yêu, hy vọng và yêu thương đối với Thiên Chúa và anh chị em của chúng ta”.
7. Lễ Nhậm Chức Của Đức Cha Michel Aupetit Tân Tổng Giám Mục Giáo Phận Paris
Lúc 18 giờ 30 thứ bảy 06/01/2018, Thánh lễ nhậm chức của Đức Cha Michel Aupetit, tân tổng giám mục Paris được cử hành trọng thể tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Paris, với sự đồng tế của hàng trăm vị giám mục đến từ các giáo phận trên khắp nước Pháp, các linh mục giáo phận Paris trong số có linh mục Nguyễn Kim Sang, giám đốc giáo xứ Việt Nam, Đức ông Mai Đức Vinh và hàng ngàn giáo dân.
Vị tân tổng giám mục Paris từng là giám mục Nanterre (2014-2017). Ngài kế vị Đức Hồng Y André Vingt-Trois lãnh trọng trách chủ chăn giáo phận Paris trong suốt 13 năm.
Giáo phận Paris đã phổ biến lời phát biểu của đức tân TGM Michel Aupetit. Ngài nói : ‘‘Tôi cầu mong các giáo hữu được an khang. Đó là thiên chức bác sĩ của tôi. Ngày nay lãnh trọng trách chủ chăn, tôi cầu chúc mỗi người được ơn thánh thiện.’’ Tưởng cũng nên nhắc lại Đức Tổng Giám Mục Aupetit từng là bác sĩ toàn khoa tại Colombes (Hauts-de-Seine) từ 1979 đến 1990.
8. Trong cuộc tông du của Đức Thánh Cha Tại Chile và Peru, Đức Thánh Cha sẽ có các cuộc họp riêng với đại diện các sắc tộc.
Trong cuộc tông du của Đức Thánh Cha Tại Chile và Peru, Đức Thánh Cha sẽ có các cuộc họp riêng với đại diện các sắc tộc.
Theo Thông Tấn xã Fides từ Temuco (Chilê) cho hay trong chuyến viếng thăm tớicủa Đức Thánh Cha tại Chilê và Peru (15-21 tháng 1 tới), Đức Thánh Cha sẽ dành 2 cơ hội để dùng trưa với đại diện các sắc tộc địa phương những người bị ngược đãi và bị phân biệt cũng như tước đoạt quyền lợi dành cho họ qua dòng lịch sử. Tại Temuco, “Đức Thánh Cha yêu cầu có cuộc gặp gỡ với những người dân chất phát và đại diện của cộng đồng Aucanía”.
Đức Thánh Cha “muốn gặp gỡ cách thiết thực với dân chúng bản địa. Araucania là vùng đất mà sắc dân Mapuches tuyên bố chủ quyền, họ đã chiến đấu với Tây Ban Nha, những người xâm lăng chiếm đất làm thuộc địa từ thế kỷ thứ mười sáu, và ngày nay họ lại bị xung khắc với chính phủ Chilê, những xung đột này vẫn chưa được giải quyết. Giáo hội được sắc tộc này coi như là một pháp nhân hòa giải đứng về phía họ trong khi những người khác đứng về phía Nhà nước.
Tình hình ở Peru rất khác biệt, đặc biệt là ở khu vực Amazon, người bản địa chủ yếu là người Công Giáo hoặc những người tin vào Chúa Kitô trong nhiều Giáo phái khác nhau. Sự tồn tại của họ đang bị đe dọa bởi sự khai thác ồ ạt cái tài nguyên phong phú thiên nhiên này. Ở đây, tại các miền Puerto và Maldonado, có chín đại biểu trong cộng đồng bản địa Amazon, những người sẽ được mời dùng bữa trưa với Đức Giáo Hoàng. Quyết định này đã được Phó tổng thư ký của Hội Đồng Giám mục Peru là Linh mục Guillermo Inca công bố. Cuộc họp này cùng với cuộc gặp gỡ với khoảng 3.500 người dân sắc tộc bản địa tại Trung tâm thể thao Coliseo Madre de Dios là biến cố chính yếu trong việc chuẩn bị Thượng Hội Đồng Các Giám Mục đặc khu Panamazon sẽ được Đức Thánh Cha triệu tập vào tháng 10 năm 2019.