Lm Giuse Phan Tấn Thành, OP
Các bậc thầy thánh thiện trong Giáo Hội như thánh Augustinô, Ambrosiô, Grêgoriô, Hilariô, Isidorô, Gioan kim khẩu, Gioan Damascenô, Bênađô và các thánh tiến sĩ thuộc nghi lễ Hy lạp cũng như La Tinh đã giảng giải rất chi tiết về các cầu nguyện. Các ngài đã khích lệ và diễn tà cách thức cầu nguyện cũng như chỉ ra sự cần thiết và giá trị của cầu nguyện, đồng thời giải thích những phương và những chuẩn bị phải có, bên cạnh đó các ngài cũng cho thấy những trở ngại của mỗi cách thức cầu nguyện.
Trong những cuốn sách uyên bác của mình, vị tiến sĩ sáng giá và đạo đức, tu sĩ Tôma Aquinô và Anbêtô thuộc dòng Anh Em Thuyết Giáo, cũng như Willam trong khảo luận của người về các nhân đức đã đề cao cách thức cầu nguyện mà linh hồn nhờ các chi thể để tung hô, thờ lạy Thiên Chúa là cách thức cầu nguyện thánh thiện, sốt sắng và tuyệt đẹp. Nhờ cách thức cầu nguyện này, linh hồn ở trong sự rung động của thân thể và được rung động nhờ thân thể. Đôi khi thân xác đạt đến sự ngây ngất trong tình trạng xuất thần như trong trường hợp thánh Phaolô hoặc được cuốn hút trong tinh thần hoan hỷ như thánh vương Đa-vít. Thánh Đa Minh đã từng sử dụng cách thức cầu nguyện này và thật hợp lý khi chúng ta bàn một khiá cạnh nào đó về phương pháp cầu nguyện của người.
Thực ra, trong cả Cựu Ước và Tân Ước có nhiều vị thánh nổi tiếng đôi khi đã cầu nguyện như vậy. Cách thức cầu nguyện này giúp khơi dậy lòng đạo đức nhờ tác động xen kẽ của linh hồn trên thân xác và của thân xác trên linh hồn. Cách cầu nguyện này hẳn khiến thánh Đa Minh đã khóc sướt mướt cũng như khơi gợi sự tha thiết nên thánh nơi người và với cảm xúc mạnh mẽ như thế làm cho thánh nhân không thể không diên tả tâm tình thờ phượng bằng những hành vi cụ thể nơi các chi thể của người. Như thế tâm tình cầu nguyện được cất lên thành những lời kêu cầu, khẩn nài và tạ ơn tha thiết.
Ngoài nhiều cách thức cầu đạo đức và truyền thống, thánh Đa Minh dùng khi dâng thánh lễ và hát thánh vịnh, tiếp đến là những là những phương pháp cầu nguyện đặc biệt của người. Tại cung nguyện hoặc trên đường đi, khi thánh nhân thường bất ngờ được xuất thần chiêm ngưỡng Thiên Chúa và các thiên thần.
Thánh Đa Minh : Cách Cầu Nguyện Thứ Nhất
Cách cầu nguyện thứ nhất của thánh Đa Minh là cúi mình trước bàn thờ như thể trước Đức Kitô với ý nghĩa bàn thờ không chỉ là biểu tượng mà là sự hiện diện đích thực của Đức Kitô. Người đã dùng những lời trong sách Giu-đi-tha để thưa với Thiên Chúa “Lạy Chúa là Thiên Chúa, lời cầu nguyện của người khiêm nhường và hiền lành luôn làm đẹp lòng Ngài” (Gđt 9,16). Chính vì khiêm nhường mà người phụ nữ Ca-na-an và người con hoang đàng đã nhận được những gì họ muốn ; phần con, “con chẳng đáng Ngài ngự vào nhà con” (Mt 8,8). “Lạy Chúa xin cho con biết hoàn toàn khiêm nhường trước tôn nhan Ngài” (Tv 118,107).
Trong cách thức cầu nguyện thứ nhất này, cha thánh Đa Minh đứng thẳng, cúi đầu, khiêm tốn hướng về đức Kitô là thủ lãnh của người và đối chiếu sự thấp hèn của mình trước sự cao cả của Đức Kitô. Thánh nhân đã bày tỏ lòng tôn kính đối với Người. Các anh em được dạy phải làm như vậy mỗi khi đi qua tượng Chúa Chịu Đóng Đinh để qua sự khiêm hạ tận cùng vì chúng ta của Đức Kitô, chúng ta có thể nhận ra thân phận tầm thường của mình trước sự uy nghi cao cả của Người. Cha thánh Đa Minh còn truyền cho anh em thể hiện sự khiêm nhường theo cách thức này để tôn kinh màu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi khi đọc kinh Vinh Tụng Ca “Vinh Danh Chúa Cha và Chúa Con cùng Vinh Danh Thánh Thần Thiên Chúa”. Thánh Đa Minh bắt đầu cầu nguyện theo kiểu cúi đầu thật sâu như được chỉ trong bức hoạ.