Bài viết của Tác giả Jean Charles Putzolu
Cuộc phiêu lưu bắt đầu từ Paris.
Cô Camille Desveaux đã mơ ước dự án này trong âm hồn từ khi cô mới 14 tuổi. Đó là một giấc mơ, ẩn dấu trong cô, cô chưa bao giờ chia sẻ với ai. Ba năm trước cuộc hành trình, cô quyết định cho ba mẹ biết ước mơ của cô. Cô phải thuyết phục ba mẹ và nếu ba mẹ đồng ý cho cô thực hiện thì cô mới đi…
Trong thời gian đó, Camille gặp Guilemette de Nortbecourt tại đại học. Cả hai rất hợp nhau, thế là tình bạn được nảy nở. Camille quyết định không nói với Guillemette bất cứ điều gì về dự án của cô cho đến khi họ cùng thuê một căn hộ và sau khi hoàn tất văn bằng đại học. Khi Camille chia sẻ với Guillemette, cô khám phá ra rằng cả hai đều có cùng một mơ ước. “Trong lúc đó, tôi cũng đang tìm kiếm một cái gì tuyệt đối: Tôi khao khát tìm được Chúa. Ý tưởng về một cuộc hành hương được hình thành rõ nét qua một linh mục, Cha Louis Hervé Guiny. Camille không nghi ngờ gì về chính mình. Cô quyết tâm khám phá lãnh vực tâm linh, nhưng dự án của cô chỉ ấp ủ trong lòng một mình cô, chứ chưa có một người thứ hai nào biết. Phải mất cả tuần cô mới chia sẻ với cô bạn và họ quyết định cùng nhau khởi hành.
Hai cô được chúc lành trước khi lên đường
Ngày 10 tháng 9 năm 2018, ngày họ khởi hành, họ đã hiệp dâng Thánh lễ tại nhà thờ Đức Bà Paris lúc 8 giờ sáng. Cả hai nài xin các linh mục chúc lành cho ý định này và đồng hành với họ trong tâm tình cầu nguyện. Gia đình của hai cô cũng hiện diện trong thánh lễ gồm ba chị em Camille và bốn anh em của Guillemette. Ngay sau Thánh lễ, hai cô đã lên đường trước những ánh mắt ngâm ngùi âu lo của những người thân yêu.
Họ trải qua bốn ngày đầu tiên trong thành phố Paris, bàn bạc cùng nhau đâu là những điểm dừng chân trong lịch trình… tìm đến nhà của bạn bè và những người quen. Bắt đầu từ ngày thứ năm, họ đã mạo hiểm tới những nơi xa lạ. Họ không biết họ sẽ ngủ ở đâu đêm đó và mối lo nhất là họ không có một đồng xu dính túi… Guillemette nói: “Đây là một quyết định đầy sáng suốt và ý thức”, chúng tôi muốn tự mình giã từ mọi sự và trầm mình vào sự quan phòng yêu thương của Chúa, vì chính Ngài là người đã gieo vào tâm hồn hai cô và hướng dẫn các cô thực hiện được cuộc hành trình này… Xa xa họ trông thấy một lâu đài và tự nhủ: “Nơi đây chắc chắn phải có nhiều phòng! Hy vọng chủ nhân sẵn sàng tiếp đón các cô! Thế là các cô đã tiến về đó, đến trước cửa và bấm chuông…
Cảm nghiệm sự khiênm hạ khi phải ngửa tay ăn xin
Đây mới chỉ là ngày thứ năm và lần đầu tiên, hai cô phải khẩn khoản nài xin lòng hiếu khách từ một người xa lạ hoàn toàn… Những chân tình van xin của họ đã bị từ chối một cách lịch sự. Họ cảm nhận ra rằng thật nhục nhã khi phải ăn xin. Nhưng họ đã quyết tâm, và không lúc nào họ nghĩ đến việc từ bỏ cuộc hành hương đi bộ này. Họ gõ một cánh cửa khác và cửa đã mở ra chào đón hai cô với một trái tim rộng mở. Theo Camille, họ đã học được rất nhiều từ những cuộc gặp gỡ này. Chúng tôi rất ngạc nhiên bởi lòng tốt của gia đình này. Đôi khi lòng tốt ẩn giấu tận đáy lòng chúng ta và phải được khơi dậy”. Bà Veronica đã rộng mở cửa nhà đón họ. Thực tế, bà để hai cô một mình ở nhà, vì bà đã có chương trình đi xem kịch hát đêm đó… Camille và Guillemette đã ổn định cho đêm nay. Sáng hôm sau, trong bữa sáng, hai cô có thời gian để hiểu rõ hơn về bà chủ đã cho họ trú ngụ.
Một buổi tối khác, sau khi băng qua Thụy Sĩ, qua dãy núi Alps của Ý, Slovenia và Croatia, họ đến được Bosnia Herzegovina. Ở đó, họ được chào đón bởi Pierre, một người Serb 80 tuổi cặm cụi làm việc. Ông ta không biết tiếng nước ngoài. May mắn thay, con gái Slavica của ông biết một chút tiếng Anh, ít nhất đủ để hiểu nhau. Pierre đồng ý tiếp đón hai chúng tôi. Camile cho hay: “Ông ấy dành cho chúng tôi một cái giường, và ngày hôm sau khi thức giấc, chúng tôi thấy ông ngủ trên đi văng vì đã nhường giường của mình cho chúng tôi. Tôi tự nghĩ trong trường hợp tôi, không biết tôi có thể làm được điều tương tự như thế hay không!
Mùa đông Balkan
Ba của Guillemette là một người lính, ông ta đã cảnh báo hai cô về mùa đông khắc nghiệt mà họ có thể phải đối diện ở Balkan. Trong thời gian hành hương của họ, từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 2 năm 2019, nhiệt độ ôn hòa, không lạnh quá âm12 độ, nhưng đây là thời gian có nhiều cảnh quan đẹp đặc biệt. Guillemette nhớ lại khi họ ở Bulgaria, họ đã đi bộ trong tuyết giá suốt ngày dù có nắng ấm mặt trời… Những phong cảnh trước mắt chúng tôi đã cho chúng tôi cảm hứng, chiêm ngắm và cảm tạ Thiên Chúa, Đấng hóa công.
Với bà Rustem, vợ của “muhtar” (trưởng làng) Kocahidir, Thổ Nhĩ Kỳ, bà đã cho chúng tôi ngay cả đồ ngủ
Gà tây
Sự khác biệt về văn hóa có thể tự tạo ra những vấn đề cho hai cô, vai đeo ba lô nặng 10 ký và một đôi giày tốt. Cô Guillemette chia sẻ: “Không ai niềm nở với chúng tôi, và cũng chẳng ai quan tâm tới sự an nguy của chúng tôi; trái lại họ còn bị cánh đàn ông nhìn họ với ánh mắt soi mói, có thể họ nghĩ chúng tôi là những cô gái mại dâm”; nên “Chúng tôi phải thay đổi cách tiếp cận và không dám mỉm cười với những người mà chúng tôi gặp gỡ. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những điểm khó khăn nhất trong cuộc hành trình của chúng tôi, dù chúng tôi không ngừng trầm trồ khen ngợi trước những tòa nhà nguy nga tại phi thường.
Các giáo xư, nơi họ được chào đón
Đối diện với những lần bị từ chối, thì hai cô cảm thấy lòng ấm áp khi được các giáo xứ rộng mở đón tiếp họ. Họ được các nhà thờ các Giáo xứ Công Giáo ở Pháp và Ý, các giáo xứ Công Giáo và Tin lành ở Thụy Sĩ và các giáo xứ Chính thống tiếp đón họ. “Mỗi lần, tại các giáo xứ, chúng tôi thực sự học hỏi được các nền văn hóa khác nhau và lòng hiếu khách”.
Từ Serbia đến Hy Lạp, khi đối diện với khó khăn thông đạt bằng ngôn ngữ, khi tiếp xúc cá nhân với cá nhân… May mắn chúng tôi được các vị Thượng phụ của Chính thống viết cho chúng tôi những lá thư giới thiệu, các vị nói về cuộc hành hương của chúng tôi: những lá thư này giống như hộ chiếu giúp đỡ chúng tôi.
Chúng tôi cũng được chào đón tại các làng mạc của người Hồi giáo. Chúng tôi thường tìm đến nhà ông trưởng làng trước. Người ấy sẽ dàn xếp cho các cô, hoặc giúp hai cô tìm kiếm phòng trọ trong cộng đồng. Trong 248 đêm ngày hành hương, chúng tôi chưa gặp phải cảnh ngủ đầu đường xó chợ bao giờ.
Camille và Guillemette chỉ có một cái điện thoại di động và đây là phương tiện duy nhất họ có để liên lạc với cha mẹ và gia đình để thông tin cho gia đình được yên tâm về cuộc hành trình của họ. Càng đi họ càng có thêm những người bạn mới, danh sách các số liên lạc trên điện thoại của họ nhiều thêm lên và các mối liên kết đó tạo cho họ những trợ lực liên tục: Trong một tin nhắn, Guillemette nói: “Nhiều người đã chào đón chúng tôi và chúng tôi chân thành cám ơn họ. Chúng tôi cố gắn làm như vậy, dù có tốn phí thời gian… Những khi chúng tôi cảm thấy thất vọng, thì những tin nhắn của những người này đã cho chúng tôi can đảm. Mỗi đêm hai cô thường kể về cuộc hành hương của họ cho những người đón tiếp họ. Camille trong đôi mắt ngấn lệ, nói tới những kỷ niệm khó quên. Họ có hàng trăm hình ảnh về các cuộc gặp gỡ và họ không quên một ai…
Đi hành hương với một người bạn và dành 24 giờ mỗi ngày với nhau trong 7 tháng, có nghĩa là có những lúc bất đồng ý kiến với nhau… Kể từ khi bắt đầu vào ngày 10 tháng 9, họ có cơ hội tìm hiểu nhau nhiều hơn và khám phá thêm về bản thân người bạn. Guillemette thừa nhận “Tôi nhận ra niềm tự hào giữa chúng tôi, mặc dù thỉnh thoảng xảy ra một bất đồng nào đó! ” Chúng tôi đã tranh luận với nhau, và bỏ qua nhiều cái ngớ ngẩn”. Camille nhớ lại một trong những tranh cãi nặng lời và lố bịch xảy ra khi họ ở Ý: “Chúng tôi phải quyết định nên lội qua sông hay đi qua cây cầu. Con sông không sâu nhưng bạn không nhìn thấy đáy. Một người trong vùng đã khuyên chúng tôi nên đi tới cây cầu mà qua”. Điều phân vân là cây cầu cách đó hai cây số và Camille không muốn đi đường vòng. Còn Guillemette thì khăng khăng phải đi qua bằng cây cầu, vì đây là một quyết định khôn ngoan và an toàn. Họ cười khi kể lại giai thoại này, và nhận ra rằng cuộc tranh cãi đó hoàn toàn vô nghĩa. Họ cãi nhau nhiều lần, những lúc mệt mỏi và tinh thần chán nản … Nhưng họ đã vượt qua những phút giây ấy và nghiệm ra rằng họ phải gắn bó với nhau và không thể tách rời nhau được.
Gần đất thánh
Rời Serbia và trước khi vào Thổ Nhĩ Kỳ, họ đi qua Bulgaria. Họ hiểu rằng, trước khi rời Paris, họ không thể vượt qua Syria vì chiến tranh. Họ phải gián đoạn cuộc hành trình bằng máy bay. Họ rời Adalia để đến Cộng hòa Bắc Síp, một phần của hòn đảo không được cộng đồng quốc tế công nhận và do người Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát. Sau đó, họ lại lên đường để qua đảo và tiếp tục gõ cửa và mong đón nhận được những tấm lòng hiếu khách.
Từ Larnaka, họ bay thẳng đến Tel Aviv. Họ đã đáp xuống phi trường cách xa Jerusalem chừng 40 km cây số: bảy tháng đã trôi qua, và mục tiêu cuối cùng của họ đã nằm trong tầm tay với. Có người đề nghị họ đến thẳng Núi Ô-liu ở phía đông mà tiến vào thành thánh Jerusalem. Họ quyết định đi bộ thêm vài ngày nữa vòng quanh Jerusalem từ phía nam. Họ đã đến Bêlem. Hai cô nói lên ý nghĩa của chuyến đi vòng vòng này, vì họ muốn đi lại các dấu chân của Chúa Kitô và đây cũng là mục tiêu của cuộc hành hương này.
Quang cảnh thành Jerusalem
Camille và Guillemette đã đi được 215 ngày, trung bình mỗi ngày họ đi từ 25 đến 35 cây số, lâu lâu họ phải nghỉ một vài ngày nghỉ để dưỡng sức. Việc leo lên Núi Ô-liu đến từ phía đông không dài lắm nhưng độ dốc sẽ làm cho cuộc đi bộ mệt mỏi. Họ chưa nhìn thấy Jerusalem, nhưng họ đã chuẩn bị những cảm xúc và tâm tình cho những giây phút đầu tiên này trong nhiều tuần qua. Chưa ai trong họ đã đến thăm Thánh Địa. Họ đi từ Nhà nguyện Chúa lên trời, tiến về Núi Ô-liu, đi qua các Nhà thờ Hồi giáo, để đến nhà thờ nơi Chúa dậy kinh Lạy Cha, và trước khi họ đặt chân tới Jerusalem mà họ đã mong chờ suốt bảy tháng qua. Khung cảnh Jerusalem thật tráng lệ. Phía trước Lăng mộ của Omar là Đền thờ, một công trình to lớn ngạo nghễ bao trùm toàn bộ Thành phố Jerusalem cổ. Họ dừng lại một lúc và kêu lên: “Cuối cùng chúng ta đã đến!” Sau đó, họ bắt đầu đi ra ngoài thành Jerusalem, dừng chân ở Vườn Gethsemane, qua nhà Đức Maria qua đời mà Giáo hội Chính thống gọi là nhà nơi Đức Mẹ thiếp ngủ đi một giấc ngủ và được đưa về trời. Tại vườn Gethsemane, nơi Chúa Giêsu đã cầu nguyện với các Tông đồ và cũng chính nơi đây Chúa bị phản bội và bắt giữ. Họ lại trở về Thành phố Cổ, băng qua Suk, nghênh qua Con đường Thập giá – Via Dolorosa tiến lên đồi Canve (Holy Sepulcher) và mồ chôn Chúa, qua Cổng Herod, tiến vào Bức tường Than khóc nơi đây các người Do thái cầu nguyện, học hỏi và suy niệm Kinh Thánh. Dòng Đa Minh đã chào đón họ một cách thân tình. Đó là ngày 13 tháng 4 năm 2019. Họ đã đi được 5.000 km.
Cuộc Hành trình từ Paris tới Jerusalem
Bây giờ là lúc để nghỉ ngơi.
Trong khu vườn của trường Kinh thánh, họ ngủ trong một ngôi nhà nhỏ mà các tu sĩ dòng Đa Minh dành cho họ. Kể từ ngày khởi hành từ Paris, họ chưa bao giờ ngủ ngoài trời. Dòng Đa Minh đã chăm sóc họ trong 10 ngày. Họ rất hạnh phúc và chan hòa niềm vui.
Cuộc sống sau cuộc hành hương
Họ chưa bao giờ nghĩ về điều đó, vì họ hoàn toàn phó thác cho Chúa quan phòng, vì Người đã dẫn dắt họ suốt cuộc hành trình từ Paris đến Jerusalem. Họ mong ước “vun đắp” sự gần gũi thân tình này với Chúa trong cuộc sống hàng ngày. Ở Paris, khi kết thúc đại học, họ đã tìm được việc làm. Camille làm việc cho tổ chức giúp gây quỹ châu Âu để hỗ trợ các dự án cho các công ty Pháp. Guillemette là một y tá trong Hiệp hội Perce-Neige, giúp đỡ những người khuyết tật. Họ đã phải bỏ công việc của mình để thực hiện cuộc hành hương này, và họ không biết họ sẽ làm gì khi trở về Pháp. Nhưng họ xác tín rằng: “cuộc sống của họ sẽ không thể tồn tại, nếu không có Chúa!” Cuộc hành hương này đã khơi dậy trong họ một ơn gọi… Họ không bỏ qua bất cứ điều gì như Camille chia sẻ “Cô thường nghĩ lại về Pierre, người Serb 80 tuổi, người đã cho chúng tôi tá túc qua đêm trong chính căn phòng của ông”. “Tôi mong ước trong một vài năm tới tâm hồn tôi cũng được lớn lên và ghi đậm nét những nghĩ cử yêu thương mà cô đã trải nghiệm trong cuộc hành hương này.