Lm Siciliano, OP
Kính thưa quý vị,
Trình thuật Tin mừng hôm nay về một góa phụ thành Na-in là một câu chuyện gia đình và gợi nhớ trong tôi những ký ức về chính gia đình tôi. Nhiều năm về trước, khi các cô dì chú bác tôi còn sống, gia đình tôi tập trung vào mỗi tối Chúa nhật tại nhà ông bà ở Brooklyn. Tôi xa nhà đã lâu và thỉnh thoảng mới trở về đoàn tụ với gia đình vào ngày Chúa nhật tại “nhà của bà”. Chúng tôi vẫn thường tập trung như thế nhiều lần từ lúc tôi còn nhỏ cùng với cha mẹ và các anh chị em.
Vào dịp đặc biệt, sau bữa cơm tối thịnh soạn, chúng tôi dùng thêm bánh ngọt thơm ngon kiểu Ý cùng với cà phê. Khi được mời một chút đồ ngọt, tôi đã từ chối. Nhưng tôi không thể khước từ trước câu nói của cô Marion bảo với em gái: “Nettie, em hãy lấy cho Jude một trái lê chín, một cái đĩa và một con dao gọt vỏ thật sắc nhé.” Cô này đã từng trông giữ tôi lúc tôi còn nhỏ. Cô Marion biết là tôi đang cố gắng ăn kiêng và rất thích trái cây tươi. Khi trái lê được mang đến cho tôi, cô Marion quay sang tôi và nói một câu phương ngôn của gia đình tôi ở phía Nam nước Ý: “Người mẹ biết hết mọi điều cho dù con mình chưa nói”. Nói cách khác, một người yêu thương bạn không cần bạn phải lên tiếng là thích hay cần cái gì vì họ đã biết tất cả rồi! Đây thật là một kinh nghiệm tuyệt vời cho chúng ta khi có những người yêu thương và hiểu thấu ta cần gì, thậm chí là mình chưa yêu cầu.
Câu thành ngữ “Người mẹ biết hết mọi điều cho dù con mình chưa nói” liên tưởng đến câu chuyện Tin mừng ngày hôm nay. Trong câu chuyện này, một bà góa đang đưa tiễn người con trai duy nhất của mình đến nơi huyệt mộ. Gia đình tôi có thể gọi bà ta là “một nữ tử thinh lặng”. Bà là một bé gái lặng lẻ, nhưng đây không phải là một sự lặng lẻ của bình an và thanh thản, mà là sự thinh lặng của một người đã bị sự câm lặng tấn công mạnh mẽ, một nỗi đau buồn nhức nhối. Còn gì để nói nữa chăng? Liệu ngôn từ có giúp ích gì được chăng? Người con trai duy nhất của bà đã mất rồi.
Ngoài bi kịch rõ rành rành về sự ra đi của đứa trẻ, thì vẫn còn có nhiều chi tiết khác nữa trong câu chuyện. Người đàn bà ấy là một góa phụ. Người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thiệt thòi khốc liệt trong văn hóa và vào thời Đức Giêsu. Họ phải phụ thuộc vào đàn ông để được chăm sóc và bảo vệ. Với việc chồng bà đã mất và nay là sự ra đi của người con trai duy nhất, bà chẳng còn ai để đảm bảo cho hạnh phúc của mình. Người phụ nữ có rất ít quyền: điển hình là họ không được thừa kế tài sản của chồng, chỉ có người con trai hoặc một người nam nào đó trong họ hàng thì mới được thừa kế mà thôi.
Tác giả Luca mô tả lại tình cảnh của bà góa ấy theo một vài tóm tắt đơn giản và đượm buồn: “…người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà góa”. Một tình cảnh tuyệt vọng. Chẳng cần ai khóc thương cho bà, vì bà đã tự khóc thương cho chính mình nhiều quá rồi. Trong tình cảnh tuyệt vọng của một xã hội nghèo đói ấy, người ta chẳng còn có lương thực để nuôi sống gia đình của chính mình thì liệu còn có ai có thể cưu mang bà góa ấy, lo thêm cho một miệng ăn nữa? Quý vị có bao giờ lưu ý đến những lần các cô gái điếm được Thánh Kinh đề cập đến không? Đối với những người phụ nữ tuyệt vọng, dường như họ chỉ có một sự lựa chọn duy nhất cho mình là làm sao thoát được túng quẫn cùng cực.
Con trai của bà góa đã mất, và theo tục lệ thì anh sẽ được chôn cất ngay trong ngày ấy. Hãy tưởng tượng xem sự mất mát của bà góa này. Chỉ trong một thoáng chớp mắt, cuộc sống của bà đã thay đổi, cái chết và việc chôn cất diễn ra tất cả chỉ trong một ngày. Đó là những điều xảy ra với chúng ta khi cái chết hoặc những bi kịch bất ngờ ập đến. Đó là những thiên tai tự nhiên diễn ra: chúng không chỉ đe dọa đến đời sống vật chất, mà còn quá khứ, hiện tại và tương lai của một người sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Những tuần gần đây, chúng ta đã chẳng chứng kiến trên truyền hình và trang mạng Youtube hình ảnh của những người đã trắng tay trong cơn lốc xoáy, hỏa hoạn, lụt lội, hay sự sụp đổ của nhà máy ở Bangladesh đó sao? Gần đây, có hình ảnh những người phụ nữ đau buồn bên mộ phần của các nạn nhân trong vụ đánh bom ở Afghanistan. Một người phụ nữ trong số đó đã nhìn chằm chằm vào máy quay phim, gương mặt bà ta như đờ đẫn và buồn bã trông như nỗi đau buồn câm nín của bà góa mất đi đứa con trai trong trình thuật Tin mừng hôm nay.
Một đám đông đã đồng hành với bà góa trong nỗi đau. Họ cũng làm một điều gì đó giống chúng ta khi lo liệu cho một người vừa nằm xuống, bày tỏ sự cảm thông và cùng đi tới nơi chôn cất trong niềm tiếc thương. Họ đã tắm xác chết, xức nước hoa cho thi hài, bọc anh trong khăn, rồi khóc thương đưa anh đến mồ, và thậm chí cả những người khóc mướn nữa. Họ còn có lựa chọn nào khác nữa chăng? Khép lại một vấn nạn trong cuộc sống của mình và nhìn thẳng về phía trước với một tương lai nhuốm màu ảm đạm hơn.
Có nhiều điều để thương khóc như: hàng ngày phải nhiều lần chứng kiến đau khổ; người ta phải kiếm ăn từng ngày; cái chết là một kẻ xâm nhập thường xuyên và là lời nhắn nhủ sau cùng. Thế nhưng hôm nay không phải như vậy. Hôm nay, cái chết đã gặp phải đối thủ của nó. Việc đưa tiễn tới mộ phần bị dừng lại, bởi lẽ Đức Giêsu đã đến và như tác giả Luca thuật lại cho chúng ta là: “Trông thấy bà, Chúa cạnh lòng thương và nói: ‘Bà đừng khóc nữa!’ ”
Người góa phụ, như một “đứa con thinh lặng”, chẳng thốt lên một lời nào. Bà không cầu xin được giúp đỡ; tác giả không nói rằng bà góa ấy có lòng tin vào Đức Giêsu, hay bà đã đi theo Người, hoặc là bà đã nghe biết về Đức Giêsu và quyền năng của Người. Chẳng có yêu cầu trông mong nào đối với phép lạ ấy. Không, đây là một câu chuyện về sự khó khăn túng thiếu của con người. Thế nhưng, điều đó chưa phải là đã kết thúc, như người ta vẫn nói: “nhìn vậy chứ không phải vậy” (hoặc tất cả những chứng cứ chưa nói lên được điều gì). Cái chết không phải là kết thúc câu chuyện bà góa và của cả chúng ta nữa. Bởi lẽ, Đức Giêsu đã đến và trông thấy nhu cầu của con cái Chúa đang lặng thầm. Người cho đứa con trai của bà góa được sống lại, và hơn thế nữa, Người còn cho bà góa cũng được sống lại. Nỗi đau buồn hiện tại của bà đã được cất khỏi, bà lại có niềm hy vọng vào tương lai.
Chúng ta rất biết ơn với những thời khắc trong đời khi những lời cầu nguyện của ta đã được đáp lời và ta đã được trợ giúp ngay trong cơn khủng hoảng hiện tại. Câu chuyện này đem lại cho chúng ta niềm hy vọng bởi lẽ, trong thời đại này, chúng ta không được tận mắt chứng kiến người thân yêu của mình trỗi dậy từ cái chết, như bà góa này đã được thấy. Ta không có được những bằng chứng hữu hình như bà góa. Những khó khăn của chúng ta không được khắc phục ngay tức khắc, và những câu hỏi cũng không được trả lời ngay tại chỗ, ở đây, hay lúc này. Điều ta có là niềm hy vọng, chính điều này sẽ làm cho bản thân thêm vững mạnh và chịu đựng trong lúc mong chờ.
Câu chuyện này đem lại niềm hy vọng là những nhu cầu của chúng ta đã được lưu tâm để ý tới, thậm chí là khi ta không có khả năng hay hiểu biết để nói thành lời, hay thậm chí là lúc ta không biết cầu xin điều gì. Câu chuyện đem đến cho ta một lời hứa hẹn: Thiên Chúa không đứng ở xa hay tách biệt khỏi chúng ta. Đức Giêsu luôn kết hợp mật thiết với chúng ta, Người trực tiếp thấu hiểu những gì nhân loại trải nghiệm, bởi chưng Người cũng đã trải nghiệm rồi. Người trông thấy những hoàn cảnh hiện tại mà ta đang gặp phải và cũng ở với chúng ta để trợ giúp. Câu thành ngữ “Người mẹ biết hết mọi điều cho dù con mình chưa nói” được áp dụng đặc biệt về Đức Giêsu: Người giống như người mẹ luôn thấy và thấu hiểu những đứa con lặng thinh của mình và thậm chí còn trợ giúp chúng ta khi ta đến trước thánh nhan Người với lòng tin.
Điều đặc biệt là hầu hết chúng ta hy vọng vào sự phục sinh của Đức Giêsu và quyền năng vượt thắng sự chết mà Người đã chứng tỏ cho thấy. Giờ đây, với Đức Giêsu, ta không phải là nạn nhân của cái chết, không bị co rúm lại trước sức mạnh của nó, và cũng không bị phá hủy bởi sự dai dẳng của nó.
Thay vào đó, nhờ Đức Kitô, cái chết bị khuất phục. Chúng ta giáp mặt với sự chết khi trông thấy đám rước của nó đang tiến tới nơi huyệt mộ: thói nghiện ngập có thể phá hủy cuộc sống và làm cho con người hành động giống như những người chết biết đi; sự chia rẽ là nguyên nhân gây nên nghèo đói trong xã hội; sự cạnh tranh vẫn gặp phải ngay trong cộng đoàn phụng tự của chúng ta; chán nản ngã lòng là nguyên nhân gây nên sự tuyệt vọng …
Chúng ta sẽ phải đối diện với cái chết khi gặp nó trong sự thất vọng của bệnh tật và tuổi già, trong một thế giới chỉ chú trọng đến tuổi trẻ và sức khỏe. Chúng ta không chịu thua cuộc sự chết khi nó tỏ lộ ra nơi chủ nghĩa duy vật bành trướng trong xã hội, chủ nghĩa này làm tiêu hao tài nguyên trái đất và giết chết môi trường sống. Với Đức Kitô, chúng ta sẽ chặn đứng đám rước của sự chết vốn coi thường cuộc sống của những đứa trẻ chưa chào đời; thờ ơ với những nhu cầu của người tàn tật; và nhân danh mình, chúng khăng khăng đòi kết án tử hình người khác, hành động đó đã tạo nên cái vòng luẩn quẩn của sát hại lẫn nhau. Với Đức Giêsu, chúng ta đứng trước cái chết và những sự trá hình của nó, và nhờ danh của Người, qua lời nói và hành động của mình, chúng ta công bố sự sống.
Anh Em Nhà Học Đa Minh Gò Vấp chuyển ngữ.
Thiên Chúa là Chúa của sự sống
1 V 17,17-24 ; Gl 1,11-19 ; Lc 7,11-17
Kính thưa quý vị,
Trình thuật Tin mừng hôm nay về một góa phụ thành Na-in là một câu chuyện gia đình và gợi nhớ trong tôi những ký ức về chính gia đình tôi. Nhiều năm về trước, khi các cô dì chú bác tôi còn sống, gia đình tôi tập trung vào mỗi tối Chúa nhật tại nhà ông bà ở Brooklyn. Tôi xa nhà đã lâu và thỉnh thoảng mới trở về đoàn tụ với gia đình vào ngày Chúa nhật tại “nhà của bà”. Chúng tôi vẫn thường tập trung như thế nhiều lần từ lúc tôi còn nhỏ cùng với cha mẹ và các anh chị em.
Vào dịp đặc biệt, sau bữa cơm tối thịnh soạn, chúng tôi dùng thêm bánh ngọt thơm ngon kiểu Ý cùng với cà phê. Khi được mời một chút đồ ngọt, tôi đã từ chối. Nhưng tôi không thể khước từ trước câu nói của cô Marion bảo với em gái: “Nettie, em hãy lấy cho Jude một trái lê chín, một cái đĩa và một con dao gọt vỏ thật sắc nhé.” Cô này đã từng trông giữ tôi lúc tôi còn nhỏ. Cô Marion biết là tôi đang cố gắng ăn kiêng và rất thích trái cây tươi. Khi trái lê được mang đến cho tôi, cô Marion quay sang tôi và nói một câu phương ngôn của gia đình tôi ở phía Nam nước Ý: “Người mẹ biết hết mọi điều cho dù con mình chưa nói”. Nói cách khác, một người yêu thương bạn không cần bạn phải lên tiếng là thích hay cần cái gì vì họ đã biết tất cả rồi! Đây thật là một kinh nghiệm tuyệt vời cho chúng ta khi có những người yêu thương và hiểu thấu ta cần gì, thậm chí là mình chưa yêu cầu.
Câu thành ngữ “Người mẹ biết hết mọi điều cho dù con mình chưa nói” liên tưởng đến câu chuyện Tin mừng ngày hôm nay. Trong câu chuyện này, một bà góa đang đưa tiễn người con trai duy nhất của mình đến nơi huyệt mộ. Gia đình tôi có thể gọi bà ta là “một nữ tử thinh lặng”. Bà là một bé gái lặng lẻ, nhưng đây không phải là một sự lặng lẻ của bình an và thanh thản, mà là sự thinh lặng của một người đã bị sự câm lặng tấn công mạnh mẽ, một nỗi đau buồn nhức nhối. Còn gì để nói nữa chăng? Liệu ngôn từ có giúp ích gì được chăng? Người con trai duy nhất của bà đã mất rồi.
Ngoài bi kịch rõ rành rành về sự ra đi của đứa trẻ, thì vẫn còn có nhiều chi tiết khác nữa trong câu chuyện. Người đàn bà ấy là một góa phụ. Người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thiệt thòi khốc liệt trong văn hóa và vào thời Đức Giêsu. Họ phải phụ thuộc vào đàn ông để được chăm sóc và bảo vệ. Với việc chồng bà đã mất và nay là sự ra đi của người con trai duy nhất, bà chẳng còn ai để đảm bảo cho hạnh phúc của mình. Người phụ nữ có rất ít quyền: điển hình là họ không được thừa kế tài sản của chồng, chỉ có người con trai hoặc một người nam nào đó trong họ hàng thì mới được thừa kế mà thôi.
Tác giả Luca mô tả lại tình cảnh của bà góa ấy theo một vài tóm tắt đơn giản và đượm buồn: “…người ta khiêng một người chết đi chôn, người này là con trai duy nhất, và mẹ anh ta lại là một bà góa”. Một tình cảnh tuyệt vọng. Chẳng cần ai khóc thương cho bà, vì bà đã tự khóc thương cho chính mình nhiều quá rồi. Trong tình cảnh tuyệt vọng của một xã hội nghèo đói ấy, người ta chẳng còn có lương thực để nuôi sống gia đình của chính mình thì liệu còn có ai có thể cưu mang bà góa ấy, lo thêm cho một miệng ăn nữa? Quý vị có bao giờ lưu ý đến những lần các cô gái điếm được Thánh Kinh đề cập đến không? Đối với những người phụ nữ tuyệt vọng, dường như họ chỉ có một sự lựa chọn duy nhất cho mình là làm sao thoát được túng quẫn cùng cực.
Con trai của bà góa đã mất, và theo tục lệ thì anh sẽ được chôn cất ngay trong ngày ấy. Hãy tưởng tượng xem sự mất mát của bà góa này. Chỉ trong một thoáng chớp mắt, cuộc sống của bà đã thay đổi, cái chết và việc chôn cất diễn ra tất cả chỉ trong một ngày. Đó là những điều xảy ra với chúng ta khi cái chết hoặc những bi kịch bất ngờ ập đến. Đó là những thiên tai tự nhiên diễn ra: chúng không chỉ đe dọa đến đời sống vật chất, mà còn quá khứ, hiện tại và tương lai của một người sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Những tuần gần đây, chúng ta đã chẳng chứng kiến trên truyền hình và trang mạng Youtube hình ảnh của những người đã trắng tay trong cơn lốc xoáy, hỏa hoạn, lụt lội, hay sự sụp đổ của nhà máy ở Bangladesh đó sao? Gần đây, có hình ảnh những người phụ nữ đau buồn bên mộ phần của các nạn nhân trong vụ đánh bom ở Afghanistan. Một người phụ nữ trong số đó đã nhìn chằm chằm vào máy quay phim, gương mặt bà ta như đờ đẫn và buồn bã trông như nỗi đau buồn câm nín của bà góa mất đi đứa con trai trong trình thuật Tin mừng hôm nay.
Một đám đông đã đồng hành với bà góa trong nỗi đau. Họ cũng làm một điều gì đó giống chúng ta khi lo liệu cho một người vừa nằm xuống, bày tỏ sự cảm thông và cùng đi tới nơi chôn cất trong niềm tiếc thương. Họ đã tắm xác chết, xức nước hoa cho thi hài, bọc anh trong khăn, rồi khóc thương đưa anh đến mồ, và thậm chí cả những người khóc mướn nữa. Họ còn có lựa chọn nào khác nữa chăng? Khép lại một vấn nạn trong cuộc sống của mình và nhìn thẳng về phía trước với một tương lai nhuốm màu ảm đạm hơn.
Có nhiều điều để thương khóc như: hàng ngày phải nhiều lần chứng kiến đau khổ; người ta phải kiếm ăn từng ngày; cái chết là một kẻ xâm nhập thường xuyên và là lời nhắn nhủ sau cùng. Thế nhưng hôm nay không phải như vậy. Hôm nay, cái chết đã gặp phải đối thủ của nó. Việc đưa tiễn tới mộ phần bị dừng lại, bởi lẽ Đức Giêsu đã đến và như tác giả Luca thuật lại cho chúng ta là: “Trông thấy bà, Chúa cạnh lòng thương và nói: ‘Bà đừng khóc nữa!’ ”
Người góa phụ, như một “đứa con thinh lặng”, chẳng thốt lên một lời nào. Bà không cầu xin được giúp đỡ; tác giả không nói rằng bà góa ấy có lòng tin vào Đức Giêsu, hay bà đã đi theo Người, hoặc là bà đã nghe biết về Đức Giêsu và quyền năng của Người. Chẳng có yêu cầu trông mong nào đối với phép lạ ấy. Không, đây là một câu chuyện về sự khó khăn túng thiếu của con người. Thế nhưng, điều đó chưa phải là đã kết thúc, như người ta vẫn nói: “nhìn vậy chứ không phải vậy” (hoặc tất cả những chứng cứ chưa nói lên được điều gì). Cái chết không phải là kết thúc câu chuyện bà góa và của cả chúng ta nữa. Bởi lẽ, Đức Giêsu đã đến và trông thấy nhu cầu của con cái Chúa đang lặng thầm. Người cho đứa con trai của bà góa được sống lại, và hơn thế nữa, Người còn cho bà góa cũng được sống lại. Nỗi đau buồn hiện tại của bà đã được cất khỏi, bà lại có niềm hy vọng vào tương lai.
Chúng ta rất biết ơn với những thời khắc trong đời khi những lời cầu nguyện của ta đã được đáp lời và ta đã được trợ giúp ngay trong cơn khủng hoảng hiện tại. Câu chuyện này đem lại cho chúng ta niềm hy vọng bởi lẽ, trong thời đại này, chúng ta không được tận mắt chứng kiến người thân yêu của mình trỗi dậy từ cái chết, như bà góa này đã được thấy. Ta không có được những bằng chứng hữu hình như bà góa. Những khó khăn của chúng ta không được khắc phục ngay tức khắc, và những câu hỏi cũng không được trả lời ngay tại chỗ, ở đây, hay lúc này. Điều ta có là niềm hy vọng, chính điều này sẽ làm cho bản thân thêm vững mạnh và chịu đựng trong lúc mong chờ.
Câu chuyện này đem lại niềm hy vọng là những nhu cầu của chúng ta đã được lưu tâm để ý tới, thậm chí là khi ta không có khả năng hay hiểu biết để nói thành lời, hay thậm chí là lúc ta không biết cầu xin điều gì. Câu chuyện đem đến cho ta một lời hứa hẹn: Thiên Chúa không đứng ở xa hay tách biệt khỏi chúng ta. Đức Giêsu luôn kết hợp mật thiết với chúng ta, Người trực tiếp thấu hiểu những gì nhân loại trải nghiệm, bởi chưng Người cũng đã trải nghiệm rồi. Người trông thấy những hoàn cảnh hiện tại mà ta đang gặp phải và cũng ở với chúng ta để trợ giúp. Câu thành ngữ “Người mẹ biết hết mọi điều cho dù con mình chưa nói” được áp dụng đặc biệt về Đức Giêsu: Người giống như người mẹ luôn thấy và thấu hiểu những đứa con lặng thinh của mình và thậm chí còn trợ giúp chúng ta khi ta đến trước thánh nhan Người với lòng tin.
Điều đặc biệt là hầu hết chúng ta hy vọng vào sự phục sinh của Đức Giêsu và quyền năng vượt thắng sự chết mà Người đã chứng tỏ cho thấy. Giờ đây, với Đức Giêsu, ta không phải là nạn nhân của cái chết, không bị co rúm lại trước sức mạnh của nó, và cũng không bị phá hủy bởi sự dai dẳng của nó.
Thay vào đó, nhờ Đức Kitô, cái chết bị khuất phục. Chúng ta giáp mặt với sự chết khi trông thấy đám rước của nó đang tiến tới nơi huyệt mộ: thói nghiện ngập có thể phá hủy cuộc sống và làm cho con người hành động giống như những người chết biết đi; sự chia rẽ là nguyên nhân gây nên nghèo đói trong xã hội; sự cạnh tranh vẫn gặp phải ngay trong cộng đoàn phụng tự của chúng ta; chán nản ngã lòng là nguyên nhân gây nên sự tuyệt vọng …
Chúng ta sẽ phải đối diện với cái chết khi gặp nó trong sự thất vọng của bệnh tật và tuổi già, trong một thế giới chỉ chú trọng đến tuổi trẻ và sức khỏe. Chúng ta không chịu thua cuộc sự chết khi nó tỏ lộ ra nơi chủ nghĩa duy vật bành trướng trong xã hội, chủ nghĩa này làm tiêu hao tài nguyên trái đất và giết chết môi trường sống. Với Đức Kitô, chúng ta sẽ chặn đứng đám rước của sự chết vốn coi thường cuộc sống của những đứa trẻ chưa chào đời; thờ ơ với những nhu cầu của người tàn tật; và nhân danh mình, chúng khăng khăng đòi kết án tử hình người khác, hành động đó đã tạo nên cái vòng luẩn quẩn của sát hại lẫn nhau. Với Đức Giêsu, chúng ta đứng trước cái chết và những sự trá hình của nó, và nhờ danh của Người, qua lời nói và hành động của mình, chúng ta công bố sự sống.
Anh Em Nhà Học Đa Minh Gò Vấp chuyển ngữ.