Tìm Hiểu Về Huynh Đoàn Đa Minh

Tìm Hiểu Về Huynh Đoàn Đa Minh

+ Tìm hiểu về Dòng Đa Minh

Lm Phanxicô X. Đào Trung Hiệu OP

Phần IV. Dòng Đa Minh trên quê hương Việt Nam

  1. Cha Gaspar Cruz đến Hà Tiên năm 1550, sau đó là các cha Bồ Đào Nha. Có hai chứng nhân đức tin là cha Luis Fonseca và cha Gregroie de la Motte.
  2. Cha Juan Santa Cruz Thập, Tổ phụ Miền Truyền giáo Đa Minh
  3. Các thừa sai Tây Ban Nha Tỉnh dòng Mân Côi, trụ sở Manila đã đến giảng đạo tại miền Bắc từ 1676 (tròn 340 năm).
  4. Đông Đàng Ngoài là giáo phận Dòng từ 1756, nay là năm giáo phận : Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bình và Lạng Sơn.
  5. Tỉnh dòng Lyon đến Việt Nam từ 1902, đến năm 1913 phụ trách phủ doãn rồi giáo phận Lạng Sơn (1933-1960).
  6. Đến truyền giáo tại Việt Nam có 285 thừa sai Đa Minh (245 Tây Ban Nha và 40 Pháp, trong đó có 33 giám mục).
  7. Tu sĩ Đa Minh Việt Nam Giai đoạn I từ 1738 đến 1882 với 134 linh mục và 1 thày bốn. Giai đoạn II bắt đầu từ 1935.
  8. Năm 1956, Phụ Tỉnh có bề trên Việt Nam tiên khởi là cha chính Giuse Nguyễn Tri Ân (+1964).
  9. Tỉnh dòng Đa Minh Việt Nam được thành lập ngày 18.3.1967, với tước hiệu “Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo“.
  10. Tỉnh dòng đã có SÁU giám tỉnh là các cha Gioakim Nguyễn Văn Liêm (1967-81), Giuse Đoàn Thiệu (1981-90), Giuse Đinh Châu Trân (1990-99), Giuse Nguyễn Cao Luật (1999-2007), Giuse Ngô Sĩ Đình (2007-15), Giuse Nguyễn Đức Hòa (từ 2015).
  11. Tỉnh dòng Việt Nam đã có hai Phụ tá Bề trên Tổng quyền (là các cha Giuse Nguyễn Công Lý, Vinh-sơn Hà Viễn Lự) và một Tổng quản dòng.
  12. Tỉnh dòng Việt Nam đã có ba giám mục : Đaminh Hoàng Văn Đoàn, Giuse Trương Cao Đại và Phaolô Nguyễn Thái Hợp.
  13. Năm 1999, Phụ tỉnh Pháp tại Việt Nam thống nhất với Tỉnh dòng Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo.
  14. Theo niên giám 2015, tỉnh dòng có 386 tu sĩ (169 linh mục), có một Phụ tỉnh : thánh Vinh-sơn Liêm Calgary, Canada.
  15. Tại Việt Nam tỉnh dòng có năm tu viện, ba tu xá, phụ trách 28 giáo xứ (không kể các xứ chỉ giữ vai trò làm phụ tá).
  16. Nhà phước Đa Minh Việt Nam hiện diện từ năm 1715.
  17. Từ 1951, các nhà phước được cải tổ thành hội dòng giáo phận.
  18. Hiện có 2.207 nữ tu Đa Minh Việt Nam thuộc mười đơn vị (chín hội dòng và Đan viện Ngũ Phúc).
  19. Gia đình Đa Minh Việt Nam có 38 hiển thánh tử đạo và 118 đấng đáng kính đã hoàn tất hồ sơ.

Phần V. Huynh đoàn Đa Minh

  1. Năm 1285, cha Munio de Zamora công bố Quy luật Dòng Ba.
  2. Luật Dòng Ba thánh Đa Minh hay Dòng Hãm mình thánh Đa Minh do cha Louis Theissling ban hành năm 1923.
  3. Để phù hợp với Vatican II Luật Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh được thử nghiệm từ 1972 và châu phê năm 1987.
  4. Căn tính Dòng Ba sau Vatican II : nhấn mạnh sứ vụ tông đồ giáo dân giữa trần thế, họ không phải là bán-tu-sĩ.
  5. BTTQ Cadoré : Huynh đoàn giáo dân là thành phần gia đình Đa Minh, cùng một căn tính: được sai đi Loan báo Tin mừng.
  6. Từ 2014, cha Rui Almeida Lopes là Đặc trách HĐĐM thế giới.
  7. Dòng ba Việt Nam xuất hiện từ cuối thế kỷ XVII. (Chúng ta biết nhà phước Đa Minh, tức dòng Ba sống chung có năm 1715)
  8. Lễ Đầu Dòng kính thánh Đa Minh do thánh Hermosilla Liêm khởi xướng năm 1844.
  9. Tài liệu về HĐĐMVN xưa dựa trên hai tài liệu là thư đức thày Marti Gia (1850) và Sử ký Địa phận Trung (1916).
  10. Các thánh tử đạo trẻ thuộc Dòng Ba : Luca Thìn 39 tuổi, Augustinô Mới 33 tuổi, Augustinô Đông và Giuse Khang 29 tuổi, Tôma Đệ 28 tuổi, Stêphanô Vinh 26 tuổi.
  11. Dòng Ba có kinh nguyện riêng, quen gọi là nguyện giờ, suy niệm cuộc thương khó Chúa Giêsu, chia thành bảy giờ.
  12. Năm 1916 dòng ba Việt Nam có khoảng 15.000 thành viên.
  13. Trong 38 hiển thánh Tử đạo GĐĐMVN, có 16 vị thuộc huynh đoàn, gồm 3 linh mục, 6 thầy giảng và 7 giáo dân.
  14. Trong 118 đấng đáng kính Tử Đạo GĐĐMVN, có 100 vị thuộc huynh đoàn gồm 9 linh mục và 91 giáo dân (6 nữ).
  15. Sau 1954 dòng ba tại miền Bắc vẫn sinh hoạt, nguyện giờ, và tích cực tham gia công việc của giáo xứ.
  16. Dòng Ba giáo phận Hưng Hóa do đức cha Phêrô Nguyễn Huy Quang thành lập năm 1960.
  17. Thời điểm 1975, dòng ba miền Nam có gần 25 ngàn thành viên thuộc 206 huynh đoàn, miền bắc khoảng 6 ngàn.
  18. Năm 1971, Thủ Bản Dòng Ba được phổ biến thay thế cuốn Kỷ luật Dòng Ba (phát hành năm 1956 và 1959).
  19. Từ 1966-1975, Dòng ba Đa Minh có báo Liên Lạc nguyệt san do cha Phạm Quang Tự chủ trương.
  20. Từ năm 1983, Huynh đoàn sử dụng “Kinh nguyện dâng Cha” gồm kinh sáng, kinh chiều, và kinh tối bốn chúa nhật.
  21. Luật Sống Người Giáo Dân Ða Minh Việt Nam hiện nay, được cha giám tỉnh Giuse Đoàn Thiệu, châu phê thử nghiệm năm 1990, và tu chính vào các năm 2002 và 2010.
  22. Theo Luật Sống: Ban phục vụ điều hành và quản trị huynh đoàn, với quyền nhóm họp, bầu cử, thâu nhận, huấn luyện đoàn viên, quản lý tài sản và sinh hoạt theo tôn chỉ Dòng. Đoàn trưởng thay mặt Bề trên Tổng quyền nhận lời tuyên hứa.
  23. Luật Sống hoàn chỉnh tổ chức Ban phục vụ các cấp từ huynh đoàn, liên huynh, giáo phận và huynh đoàn Tỉnh. Mỗi cấp đều có các linh mục hay tu sĩ đặc trách hoặc linh hướng.
  24. Ban phục vụ huynh đoàn Tỉnh khởi sự từ năm 1995. Ông Giuse Đỗ An Ninh là Anh Trưởng thứ sáu.
  25. Huynh đoàn có các khóa học và tài liệu Về Nguồn, Hành Trang và các khóa Chân Lý … tại các giáo phận.
  26. Tài liệu “Huấn luyện căn bản” cho ba giai đoạn tìm hiểu, dự tuyển và tuyên hứa được phổ biến năm 2013.
  27. Nét mới của huynh đoàn : tích cực tham dự các khóa học hỏi, yểm trợ các công trình chung và hoạt động bác ái.
  28. Giới trẻ huynh đoàn được quan tâm đặc biệt. Năm 1991, Ban Ðặc trách phổ biến tập “Chỉ Nam” cho các bạn trẻ.
  29. Giới trẻ huynh đoàn đã có hai trại giao lưu (1990, 1992),
  30. Giới trẻ huynh đoàn đã có chín trại truyền thống (từ 2001…),
    Trại mới nhất tại giáo xứ Trung Đồng, Thái Bình (2014).
  31. Huynh đoàn ngày càng ý thức hơn : thực thi sứ vụ của Dòng trong giáo xứ, trong Tỉnh dòng và với Giáo hội.
  32. Hiện nay HĐGD ĐMVN có hơn 113 ngàn thành viên, 3.651 bạn trẻ, thuộc 140 liên huynh và 1.268 huynh đoàn.
  33. Hiện huynh đoàn có 18 đơn vị tại 16 giáo phận. Gồm 12 Huynh đoàn giáo phận, ba Liên huynh giáo phận, và ba huynh đoàn trực thuộc huynh đoàn tỉnh.
  34. Ưu tư chính của HĐĐM là : huấn luyện và, đào tạo thế hệ trẻ, hiệp thông thi hành sứ vụ loan báo Tin mừng.

Phần VI : Dấu ấn Đức Tin

  1. Thánh Delgado Y, 43 năm giám mục, can đảm khôn ngoan
  2. Thánh Henares Minh, người cha hiền dịu, quảng đại.
  3. Thánh Sanjurjo An, tổ chức lớp giáo lý, xin chém ba nhát.
  4. Thánh Sampedro Xuyên, án lăng trì chết không toàn thây.
  5. Thánh Hermosilla Liêm, nguỵ trang để đi thụ phong giám mục, chăm lo các chủng sinh.
  6. Thánh Valentinô Vinh giám mục hầm trú, giám mục sinh non, và giám mục gậy tre mũ giấy.
  7. Thánh Federich Tế, con điên của Đức Mẹ và cha Licinia Đậu, trong trại giam vẫn rửa tội hàng trăm người.
  8. Thánh Fernandez Hiền, cầu cho dân Việt nhận biết đạo thật.
  9. Thánh Phạm Hiếu Liêm và Castañeda Gia : tham gia “hội đồng tứ giáo” và suy tôn thánh giá trong phủ chúa.
  10. Thánh Đỗ Yến, chấp nhận lưu lạc để tín hữu khỏi liên lụy.
  11. Thánh Nguyễn văn Hạnh, Laurensô Việt Nam.
  12. Thánh Nguyễn Văn Tự, lời chứng về tam phụ.
  13. Thánh Vũ Đình Tước, bị chém bằng búa, chết bên các tín hữu.
  14. Thánh Đinh Viết Dụ, sẵn lòng nên giống Chúa Kitô phần nào.
  15. Thánh Nguyễn Văn Xuyên, bài vè lục bát củng cố các tín hữu
  16. Thánh Ngô Duy Hiển vẽ và gây nên phong trào kính thánh giá.
  17. Thánh Vũ Đức Trạch, mời các quan tôn kính thánh giá .
  18. Thánh Đinh Đức Mậu, ra pháp trường như cử hành thánh lễ
  19. Thánh Trần Văn Tuân, không sợ nguy hiểm phục vụ đoàn chiên
  20. Thánh Almatô Bình, nhiệt tình vượt qua bệnh tật bà khó khăn.
  21. Thánh Schoeffler Đông, tươi cười tiến ra pháp trường.
  22. Thánh Đỗ Đình Cẩm, được quân lính cảm kích và yêu mến.
  23. Thánh Ngô Túc Khuông cổ võ cầu nguyện xây dựng quê hương
  24. Thánh Đỗ Văn Chiểu, thủ cấp được dâng cao tại pháp trường.
  25. Thánh Nguyễn Đình Uyển, tuyên xưng niềm tin sống lại.
  26. Thánh Hà Trọng Mậu, sẵn sàng từ chối danh vọng.
  27. Thánh Bùi Văn Úy, coi giữ đạo là hiếu thảo với mẹ cha.
  28. Thánh Đào Đình Toán, chấp nhận chết đói, rũ tù.
  29. Thánh Nguyễn Duy Khang. liều thân vì đại nghĩa.
  30. Thánh Hoàng Lương Cảnh, lương y bác ái và nhiệt tâm.
  31. Ba tín hữu đồng hương khấn trong tù. Thánh Nguyễn Văn Mới tân tòng, Nguyễn Văn Vinh được rửa tội trong tù, và Nguyễn Văn Đệ, tin tưởng phó thác vợ con cho Chúa.
  32. Tam thánh Quần Cống: Án Khảm, Cai Tả, Cai Thìn, nổi bật về bác ái, củng cố niềm tin các tín hữu và làm sứ giả hòa bình.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *