Tòa Thánh chính thức có đại diện thường trực tại Việt Nam

 

1. Tòa Thánh chính thức có đại diện thường trực tại Việt Nam

Theo Kevin J. Jones của Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, Tòa thánh và nhà cầm quyền Việt Nam đã công bố một thỏa thuận cho phép Vatican có một đại diện giáo hoàng thường trú tại quốc gia cộng sản này.

Thông báo được đưa ra hôm thứ Năm trong chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới Vatican. Ông đã hội đàm với cả Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Quốc vụ khanh Tòa thánh, Hồng Y Pietro Parolin.

Theo bản tin ngày 27 tháng 7 của Văn phòng Báo chí Tòa thánh, “hai bên bày tỏ sự đánh giá cao về những tiến triển đáng chú ý trong quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh, cũng như những đóng góp tích cực của cộng đồng Công Giáo Việt Nam cho đến nay.”

Một đại diện giáo hoàng thường trú được coi là một bước trung gian trong quan hệ ngoại giao, bên dưới một sứ thần tòa thánh.

Tòa Thánh và Việt Nam chưa bao giờ có quan hệ ngoại giao đầy đủ nhưng đã tham gia vào các cuộc thảo luận song phương chính thức kể từ năm 2009. Kể từ năm 2011, Tòa Thánh đã có một đại diện giáo hoàng không thường trú tại Việt Nam. Tại một cuộc họp năm 2018 tại Hà Nội, Vatican và các phái đoàn Việt Nam đã đồng ý nâng cấp đại diện này lên thành thường trú nhân. Như CNA đã đưa tin trước đây, các cuộc thảo luận tiếp theo đã được tổ chức tại Vatican vào tháng 8 năm 2019.

Hai bên bày tỏ sự tin tưởng rằng vị đại diện của Giáo hoàng sẽ hỗ trợ những nỗ lực của cộng đồng Công Giáo Việt Nam “theo tinh thần thượng tôn pháp luật” để đồng hành cùng dân tộc, để trở thành “người Công Giáo tốt và công dân tốt” và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Họ nhất trí đại diện của Giáo hoàng thường trú sẽ là “cầu nối để thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tòa thánh.”

Người Công Giáo chiếm khoảng 7,5% trong tổng số 97 triệu dân của Việt Nam, theo ước tính vào tháng 7 năm 2018 của chính phủ Hoa Kỳ. Hầu hết người Việt Nam thực hành các tôn giáo dân gian, tiếp theo là Phật giáo.

Hiến pháp Việt Nam tuyên bố bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo của cá nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, luật cũng cho phép nhà cầm quyền kiểm soát đáng kể hoạt động tôn giáo và tự do tôn giáo có thể bị hạn chế vì lợi ích an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội, theo Báo cáo năm 2022 về Tự do Tôn giáo Quốc tế từ Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Các cộng đồng Công Giáo ở Việt Nam đã trải qua một số hạn chế dưới chế độ cộng sản lên nắm quyền vào năm 1975 ở miền Nam và từ 1954 ở miền Bắc.

Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, cơ quan cố vấn cho các cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ, trong báo cáo năm 2023 của mình khuyến nghị rằng Việt Nam nên được chỉ định là “quốc gia cần quan tâm đặc biệt” do các điều kiện tự do tôn giáo ngày càng tồi tệ.

Báo cáo trích dẫn cuộc đàn áp của nhà cầm quyền đối với các nhóm tôn giáo, đặc biệt là các cộng đồng độc lập chưa ghi danh, bao gồm các cộng đồng Tin Lành và Phật giáo. Các nhà cầm quyền địa phương cũng đã gây áp lực buộc một số người tham dự các nhà thờ Tin lành do nhà nước kiểm soát phải từ bỏ đức tin của họ.

Theo báo cáo của Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, tình trạng quấy rối các cộng đồng Công Giáo gia tăng vào năm 2022. Tại tỉnh Hòa Bình, các quan chức địa phương đã phá rối Thánh lễ do Đức Tổng Giám Mục Giuse Vũ Văn Thiên của Hà Nội cử hành. Ngoài ra còn có những tranh chấp đất đai tiếp diễn giữa người Công Giáo và nhà cầm quyền địa phương

2. Cảnh sát bắt giữ người đàn ông bị buộc tội phá hoại nhà thờ Công Giáo El Paso, California

Cảnh sát ở El Paso, Texas, thông báo rằng họ đã bắt giữ một người đàn ông bị tình nghi phá hoại một nhà thờ Công Giáo trong thành phố vào đầu tháng này.

Vào ngày 17 tháng 7, Nhà thờ Công Giáo Chúa Ba Ngôi Chí Thánh ở El Paso bị đột nhập và phá hoại. Sở cảnh sát El Paso cho biết trong một cuộc họp báo rằng họ đã bắt giữ Isaac Jordan Soto-Olivarez, 27 tuổi, cư dân El Paso, có liên quan đến vụ việc.

Sở cảnh sát đã cung cấp thông tin chi tiết về hiện trường vụ án mà họ đã phản hồi hồi đầu tháng.

“Khi các viên chức cảnh sát đến nơi, họ quan sát bên trong tòa nhà thấy dầu thánh bị đổ khắp các khu vực khác nhau của nhà thờ,” tuyên bố cho biết. “Các cảnh sát viên cũng quan sát thấy một số vật dụng trong nhà thờ, bao gồm cả những cây thánh giá bị lộn ngược.”

“Họ cũng quan sát thấy rằng số ‘666’ được viết trên một số vật dụng bên trong nhà thờ bao gồm một cây nến, gương và trên nhà tạm trong phòng cầu nguyện”

Cảnh sát cho biết Soto-Olivarez đã được quan sát thấy trong đoạn phim an ninh thực hiện hành vi mạo phạm. Tổng thiệt hại lên tới 4.100 đô la.

Hôm thứ Năm, cảnh sát đã xác định được vị trí của Soto-Olivarez; anh ta “đã cố gắng trốn tránh, nhưng các viên chức cảnh sát đã nhanh chóng bắt được.” Cảnh sát sau đó đã thực hiện lệnh khám xét nhà của anh ta để lấy những món đồ được cho là đã bị đánh cắp từ nhà thờ.

Giáo phận El Paso cho biết họ “biết ơn Sở Cảnh sát El Paso và Cục Điều tra Liên bang vì đã làm việc tích cực trong việc điều tra vụ việc này.”

“Chúng tôi rất biết ơn vì thiệt hại vật chất đối với nhà thờ là rất nhỏ và đã được dọn dẹp hoàn toàn kể từ vụ việc gần hai tuần trước,” giáo phận cho biết thêm rằng họ đang yêu cầu những lời cầu nguyện “cho những người làm việc trong cơ quan thực thi pháp luật, cho những người bị cáo buộc thủ phạm, và cho toàn bộ cộng đồng Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.”

Vụ phá hoại ở El Paso xảy ra trong bối cảnh làn sóng phá hoại và mạo phạm nhà thờ trên khắp Hoa Kỳ và trên toàn thế giới, bao gồm cả ở Thành phố New York, Tây Ban Nha, Nicaragua và Canada, cùng các quốc gia khác.

Sở cảnh sát cho biết Soto-Olivarez đang bị giam giữ với số tiền thế chân tổng cộng là 41.000 USD.


Source:Catholic News Agency

3. Đức Thánh Cha Phanxicô đang phục hồi, bổ sung chuyến thăm qua đêm tới Pháp vào lịch trình công du bận rộn của ngài

Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến công du hai ngày tới Marseille, Pháp, vào cuối tháng 9, thêm vào một loạt các chuyến đi mà vị giáo hoàng 86 tuổi sẽ sớm thực hiện chỉ vài tuần sau khi rời bệnh viện sau ca phẫu thuật bụng.

Đầu năm nay, Đức Phanxicô đã nói rằng ngài sẽ đến thành phố cảng để tham gia cuộc họp của các giám mục Công Giáo khu vực Địa Trung Hải, nhưng cho đến khi Vatican công bố lịch trình của ngài vào hôm thứ Bảy cho chuyến hành hương ngày 22-23 tháng 9, thì mọi chuyện vẫn chưa rõ ràng.

Vào ngày thứ hai ở Marseille, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp gỡ các giám mục và vào cuối buổi chiều, chủ tế Thánh lễ tại sân vận động túc cầu của thành phố.

Vào ngày 2 tháng 8, Đức Phanxicô sẽ tới Lisbon, Bồ Đào Nha, trong chuyến đi năm ngày xoay quanh Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới. Khi ở Bồ Đào Nha, ngài sẽ thực hiện một chuyến đi bằng trực thăng đến Fatima, địa điểm có đền thờ nổi tiếng Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với 3 trẻ mục đồng.

Sau đó, vào ngày 31 tháng 8, ngài dự kiến sẽ bay đến Mông Cổ trong chuyến thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng đến quốc gia Á Châu này, nơi có một cộng đồng Công Giáo nhỏ bé.

Ba chuyến đi trong khoảng thời gian hai tháng sẽ kiểm tra xem Đức Thánh Cha Phanxicô đã phục hồi tốt như thế nào sau ca phẫu thuật bụng vào tháng 6 để sửa chữa chứng thoát vị và loại bỏ vết sẹo đau đớn từ các ca phẫu thuật trước đó. Năm 2021, Đức Thánh Cha Phanxicô trải qua cuộc phẫu thuật ở Rôma để cắt bỏ 33cm ruột bị hẹp. Đầu năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phải nhập viện để tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch trong việc điều trị bệnh viêm phế quản.

Chuyến hành hương của ngài đến Marseille bắt đầu vào chiều ngày 22 tháng 9. Khi đến phi trường Marseille, Đức Phanxicô sẽ được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón tiếp chính thức, theo lịch trình của Vatican.

Đức Phanxicô và các giáo sĩ giáo phận sẽ có một buổi cầu nguyện tại Vương cung thánh đường Notre Dame de la Garde của thành phố. Vào đầu buổi tối hôm đó, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự “thời điểm suy tư với các nhà lãnh đạo tôn giáo” gần đài tưởng niệm dành riêng cho các thủy thủ và người di cư bị mất tích trên biển.

Trong thời giáo hoàng của mình, Đức Phanxicô đã nhiều lần lên tiếng cho những người di cư thiệt mạng ở Địa Trung Hải khi cố gắng vượt biển trên những con tàu không đủ điều kiện đi biển của những kẻ buôn lậu hạ thủy từ bờ biển phía bắc Phi Châu.

Vào ngày cuối cùng ở Marseille, lịch trình của giáo hoàng bắt đầu tại tòa tổng giám mục với cuộc gặp riêng với những người đang gặp khó khăn về kinh tế. Trước khi đến sân vận động để dâng Thánh lễ, Đức Phanxicô sẽ gặp Macron để nói chuyện, trao đổi quà tặng và chụp ảnh chính thức.


Source:AP

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *