Bài hát và Suy niệm (14.05.2023 – Chúa Nhật VI Phục Sinh năm A)

Chuỗi Kinh cầu nguyện trong cơn Đại dịch Covid-19

Nghe giảng

NL: NHỮNG KẺ TÌM CHÚA

ĐC: THÁNH VỊNH 65

ALL: Chúa phán : “Nếu ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy và chúng ta sẽ đến ở cùng người ấy”.

DL: DÂNG TRỌN CUỘC ĐỜI

HL: CHO CON BIẾT YÊU THƯƠNG

KL: BƯỚC ĐI TIN MỪNG

NĂM 2020

NL: CA NGỢI TÌNH CHÚA

ĐC: THÁNH VỊNH 65

HALL: Chúa phán: “nếu ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy và Chúng Ta sẽ đến ở cùng người ấy.”

DL: TÌNH YÊU MẾN

HL: TÌNH CA VÔ TẬN

KL: TRINH VƯƠNG MARIA

Lời Chúa: Cv 8,5-8.14-17; 1Pr 3,15-18; Ga 14,15-21

 


Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an (Ga 14,15-21)

Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.  Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi.  Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em.  Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em.  Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống.  Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em.  Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”

Đấng Bảo Trợ (14.05.2023)

Những tuần cuối mùa phục sinh, các bài đọc hằng tuần cho chúng ta biết Chúa Ki-tô phục sinh đã ở cùng các Tông Đồ và môn đệ bốn mươi ngày, hướng dẫn các ngài về Nước Chúa (x. Cv 1,3) Đồng thời, cũng cho biết về các hoạt động Giáo Hội thời tiên khởi, qua việc làm của các Tông Đồ. Nhờ danh Chúa Giê-su Ki-tô và sức mạnh tràn đầy thánh khí của Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ theo bước Chúa Giê-su làm những điềm thiêng dấu lạ, khiến chư dân ồ ạt mở lòng tin, trở lại cùng Thiên Chúa. Những cộng đoàn tín hữu bắt đầu hình thành, rồi nhờ các Tông Đồ, người tín hữu biết đến vai trò của Chúa Thánh Thần mỗi ngày một sâu sắc hơn trong lòng Hội Thánh. Đây chính là ý nghĩa của bài đọc một dẫn vào hoa trái của Thần Khí.

Bài đọc một còn cho chúng ta nhận ra Thần Khí thông chuyển qua nguồn gốc nào. Một mình thánh Phi-líp-phê rao giảng, thánh nhân cũng làm được phép lạ chữa lành bệnh tật cho người tin. Nhưng Thánh Thần lại không ngự xuống qua tay ngài, mãi đến khi hai thánh Tông Đồ Phê-rô và Gio-an được cử đến Thánh Thần mới ngự xuống “hai ông cầu nguyện cho họ, để họ nhận được Thánh Thần. Vì Thánh Thần chưa ngự xuống một ai trong nhóm họ: họ mới chỉ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giê-su. Bấy giờ hai ông đặt tay trên họ, và họ nhận được Thánh Thần.” Hai Tông Đồ Phê-rô và Gio-an được sai đi bởi Cộng Đoàn Tông Đồ, tức là bởi các vị lãnh đạo Hội Thánh, mới kéo được Thần Khí xuống cho tín hữu. Tóm lại, sự hiệp nhất đến duy nhất trong quyền bính mới làm cho trổ sinh hoa trái thần khí trên các linh hồn.

Trên tinh thần này chúng ta hướng về Đấng đã dựng nên Hội Thánh, sự thánh của Hội Thánh có tự bởi Người. Hội Thánh được xây nên trên Đá Tảng Thánh Thiêng là chính Đức Ki-tô Giê-su, mãi mãi sự thánh này không bị hủy hoại hay phai nhạt. Dù cho con người tiếp nối việc duy trì vai trò của Hội Thánh giữa lòng nhân loại, có phạm tội hay nên xấu xa đi nữa, điều này cũng không làm ảnh hưởng đến sự thánh của Hội Thánh. Đó là lý do cho dù linh mục có tội lỗi thì việc các ngài ban bí tích vẫn cứ thành sự.

Qua bài đọc hai, thánh Phê-rô Tông đồ cho ta biết ngay từ đầu, thời sơ khai, Hội Thánh đã gặp phải thế lực chống phá, bách hại người tín hữu “Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em … Hãy giữ lương tâm ngay thẳng, khiến những kẻ phỉ báng anh em vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Ki-tô, thì chính họ phải xấu hổ vì những điều họ vu khống, Điều này cho chúng ta ngầm hiểu rằng, bất cứ hoàn cảnh nào anh Lu-xi-phe và đội quân hỏa ngục luôn rập rình tấn công Hội Thánh. Ngay từ thời rất còn non trẻ, người tín hữu đã phải đối mặt với sự dữ và những công kích, bác bỏ hay phỉ báng chân lý cứu độ. Thánh Phê-rô trong tư cách Tông Đồ Trưởng, đã khích lệ đàn chiên mình giữ vững và tuyên tín về niềm hy vọng đạt được sự sống đời đời của Tin Mừng. Cho dù khốn khó luôn có đó, chúng ta cũng đối mặt với nó trong sự trầm tĩnh và bình an của người con Thiên Chúa, hiền hòa và nhẫn nhục. Khi đó, hữu ý hay vô tình chúng ta cũng được đưa tới một kết cục lành thánh, mà thánh Phê-rô phác họa, rõ ra một chân lý, một niềm hy vọng lớn về đời sống đức tin sẽ được Thiên Chúa công nhận “bởi lẽ thà chịu khổ vì làm việc lành, nếu đó là ý của Thiên Chúa, còn hơn là vì làm điều ác.” Kết thúc tư tưởng này, Thánh Nhân chứng thực qua gương mẫu của Đấng Cứu Chuộc “Chính Đức Ki-tô đã chịu chết một lần vì tội lỗi -Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương- hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh.”

Những ý nghĩa trên dẫn chúng ta vào vai trò của Đấng Bảo Trợ trên hành trình sống đức tin của Người tín hữu nơi bài Phúc Âm. Ở Thánh Thư gởi giáo đoàn Rô-ma, thánh Phao-lô từng quả quyết “Vậy giờ đây, những ai ở trong Đức Ki-tô Giê-su, thì không còn bị lên án nữa. Thật vậy, luật của Thần Khí ban sự sống trong Đức Ki-tô Giê-su, đã giải thoát tôi khỏi luật của tội và sự chết. Điều mà Lề Luật không thể làm được, vì bị tính xác thịt làm cho ra suy yếu, thì Thiên Chúa đã làm: khi sai chính Con mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội chúng ta, Thiên Chúa đã lên án tội trong thân xác Con mình. Thiên Chúa làm như vậy, để sự công chính mà Luật đòi hỏi được hoàn toàn thực hiện nơi chúng ta, là những người không sống theo tính xác thịt, nhưng theo Thần Khí.” (Rm 8,1-4) cho thấy rõ lợi ích thiêng liêng khi được sống trong Thần Khí, tức trong Đấng Bảo Trợ. Nhờ Thần Khí chúng ta được hướng dẫn và ban sức cho ngay từ những việc nhỏ xây dựng nền móng đức tin “Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: “Áp-ba, Cha ơi!” (Gl 4,6).

Thật tuyệt, thấy được vai trò cần yếu của Chúa Thánh Thần trong đời sống đức tin. Chúng ta vui biết ngần nào khi được Chúa Giê-su hứa ban cho Chúa Thánh Thần – Đấng Bảo Trợ trong bài Tin Mừng hôm nay. Niềm vui càng lớn hơn nữa, khi chúng ta nhận ra đây là một đặc sủng, một ân ban cho những người được tuyển chọn, mà không phải ai cũng có “Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người.” Trong Chúa Thánh Thần, các con nghĩ mình có đáng sống vui không?

Dừng lại ở đây, chúng ta cùng khám phá điều thật thú vị: “Thần Khí sự thật”.

Thần Khí sự thật” là gì?

Nghĩa từ ghép “sự thật” ở đây, có giống ý nghĩa “sự thật” trong từ điển phổ thông không?

Thưa, không! Ý nghĩa “sự thật” theo tự điển phổ thông chỉ nhằm nói đến sự thật trong tự nhiên “Cái có thật, cái có trong thực tế.” thế thôi!

Sự thật” được nói trong bài Phúc Âm hôm nay cao siêu hơn rất nhiều.

Bởi vì, “sự thật” này tương đương với “sự thật” mà Chúa Giê-su đã nói đến với quan Phi-la-tô “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.” (Ga 18,37)

Diễn nghĩa rõ ràng hơn, “Sự thật” gắn liền với “Thần Khí”; tức “Thần Khí sự thật” ngôn ngữ cô đọng diễn tả : sự hiện diện- hiện hữu của mầu nhiệm Thiên Chúa : bản thể của Người + chương trình của Người + và cả ơn cứu độ của Người dành cho nhân loại nữa.

Bản thể của Người: Bản thể của Chúa Thánh Thần, cũng là bản thể của Thiên Chúa Ba Ngôi. Ở đây được hiểu cách riêng, Chúa Thánh Thần là Chân Lý và Sự Sống Hằng Hữu của Thiên Chúa Cha và Chúa Con. Đây chính là : Sự Thật.

Chương trình của Người: Chương trình sáng tạo (trước thời gian, trong thời gian), quan phòng, tái tạo, cứu độ và vinh thắng.

Chương trình cứu độ:

– Với Ngôi Hai Thiên Chúa: lệnh truyền của Chúa Cha mà Chúa Giê-su – Ngôi Lời Nhập Thể phải hoàn tất, và Người đã hoàn tất trên Thánh Giá (x. Ga 17,4; 19,30)

– Với con người: mầu nhiệm Tình Thập Giá: công cuộc nhập thể, nhập thế, chịu khổ nạn và chết trên Thập Giá, thành lập Hội Thánh để tiếp tục cứu độ con người.

– Với thụ tạo: được hưởng nhờ ân sủng cứu độ của Chúa Cứu Thế, tuy nhiên không trực tiếp mà thông qua con người.

Như vậy “Thần Khí sự thật” bao gồm sự hiện hữu và mọi trật tự tự nhiên và siêu nhiên, tóm gọn mọi chân lý đức tin, và cao nhất là sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong hoạt động cứu độ con người của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Thần Khí sự thật” quả rất sâu nhiệm, điều hạnh phúc là chúng ta được ơn có quyền khao khát Chúa Thánh Thần – Đấng Bảo Trợ ở cùng ta. Động lực và mục đích khao khát càng thiện lương, càng công chính, càng mãnh liệt Thần Khí càng đến dồi dào ở trong ta, ở với ta.

Lời Chúa cũng cho chúng ta một chi tiết ý nghĩa khác cũng thú vị không kém “Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người.” Đọc xoang qua chúng ta sẽ không thể thấy sự sâu sắc nhiệm lạ của lời này.

Làm người Ki-tô hữu bao năm, giờ được học biết về Chúa Thánh Thần chúng ta cũng chỉ có khái niệm lơ mơ về Người. Nên người thế gian không hiểu biết, không nhận ra Chúa Thánh Thần là điều đương nhiên. Nhưng trên sự thật của lời Chúa Giê-su nói, ý nghĩa không dừng lại ở đó. Như ánh sáng tỏa ra từ nguồn, ánh sáng không quy về một hướng nhưng sẽ tỏa tròn khắp mọi hướng. Lời Chúa cũng thế!

Đầu tiên, thế gian không hề biết có Chúa Thánh Thần, Đấng có bản thể thiêng liêng hằng hữu, bất biến, toàn năng và đơn nhất, cùng chung bản thể với hai Ngôi: Chúa Cha và Chúa Con. Và càng không biết Chúa Thánh Thần là chân lý, là sự sống, là tình yêu… đối với con người thế gian và muôn thụ tạo. Thế gian càng không hiểu rằng mọi điều đẹp đẽ, tốt lành, thánh thiện, cao quý, thánh thiêng… cùng những xảy ra trong quy luật tự nhiên cho con người và muôn vật như sống, chết, khỏe mạnh hay bệnh tật, giàu hay nghèo, sướng hay khổ, tồn tại hay tiêu vong, còn hay mất… đều bởi Chúa Thánh Thần mà có.

Sau đó, trong định hướng tư duy, tình cảm, lý tưởng, hoài bảo, tinh thần vui vẻ hay buồn sầu, phấn khởi hay chán chường, tìm được hạnh phúc hay đau khổ, khám phá chân lý hay mịt mù tăm tối, muốn được bao nhiêu phần ơn cứu độ, có sức mạnh tâm linh hay không… đều phải có sự tác động của Chúa Thánh Thần. Con người thật sự bất lực trong mọi sự, nhưng người thế gian không hề biết những chân lý này. Đúng như lời Thánh Kinh

Dù sống trong danh vọng,
con người cũng không thể trường tồn;
thật nó chẳng khác chi
con vật một ngày kia phải chết.

 Dù sống trong danh vọng,
con người cũng không hiểu biết gì;
thật nó chẳng khác chi
con vật một ngày kia phải chết
.” (Tv 49,13.21)

Người thế gian mãi mê chạy theo cuộc đời mà không hề nghĩ

Nhà tôi ở đã bị giật tung, và đem đi như lều mục tử.
Lạy Chúa, con như người thợ dệt, đang mải dệt đời mình,
bỗng nhiên bị tay Chúa cắt đứt ngay hàng chỉ
.” (Is 38,12)

Bất cứ lúc nào mạng sống con người cũng có thể “bị tay Chúa cắt đứt ngay hàng chỉ”. Đó chính là thảm trạng của người sống trong thế gian, nhưng lại không mấy ai ý thức nó tỏ tường. Và những chân lý như thế đòi chúng ta phải ghi lòng tạc dạ, mới xứng là tin vào Chúa Thánh Thần.

Tình Yêu Hoa Cỏ

LỜI AN ỦI TRƯỚC LÚC CHIA XA

Người ta yêu nhau thì luôn nhớ lời đã nói với nhau, giữ lời hứa với nhau, luôn làm theo ý muốn của người yêu. Nếu quên hay chẳng muốn giữ lời thì tình yêu bị mờ nhạt, lạnh lẽo.

Suốt mấy năm theo Thầy, các môn đệ được ở với Thầy, chứng kiến bao việc Thầy làm, nghe bao lời dạy dỗ của Thầy. Thầy trò sống mật thiết yêu thương, Thầy coi trò như bạn thân. “Thầy không gọi anh em là đầy tớ, song là bạn hữu”. Trước lúc chia xa Thầy hứa với các ông: “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi.” (Ga 14, 6). Quả vậy, sau này khi Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha xuống, Ngài đã làm các ông nhớ lại, hiểu, giữ và sống Lời Thầy bằng tình yêu mến cháy bỏng.

Đức Giêsu còn khẳng định: “Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.” (Ga 14, 20-21). Ai yêu mến Thầy thì giữ lời Thầy, Cha Thầy yêu mến, cùng với Thánh Thần, họ được sống mật thiết với Tình yêu Chúa Ba Ngôi, tâm lòng trở thành thiên đàng, từ đây xuất hiện những điều kỳ diệu, hoa trái thiêng liêng, những việc làm có sức mạnh thần thiêng…

Thánh Phêrô cũng chỉ dạy trong bài đọc II: “Đức Kitô là Đấng thánh, hãy suy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em”. (1Pr 3,15a).

Ngày nay nếu chúng con không yêu mến Thầy, sẽ chẳng màng đến Lời Thầy, làm sao Thầy “tỏ mình” cho chúng con? Đời sống đạo sẽ khô cằn nứt nẻ, buồn tẻ, nhạt nhẽo. Chúng con vẫn rước Thầy mỗi Thánh lễ mà chẳng thấy chi, dường như Thầy vẫn ở đâu đó, trên thiên đàng hay bị nhốt trong Nhà Tạm kia. Còn nếu chúng con vì yêu mà tìm đến Thầy, mở lòng đón Thầy thì “Cả Nhà Thầy”: Cha – Con và Thánh Thần sẽ đến và ở trong chúng con. Thầy sẽ “tỏ mình” cho chúng con. Càng “biết” Thầy chúng con càng yêu, càng yêu Thầy chúng con không dám sai Lời Thầy vì sợ làm Thầy buồn, sai Lời Thầy chúng con sẽ tự đẩy mình ra xa Thầy. Xin Thầy hoán cải và mở mắt cho chúng con thấy Thầy ở trong con người yếu đuối của chúng con. Để cuộc đời bé nhỏ khô cằn của chúng con đây, nhờ liên kết trong Thầy sẽ luôn hạnh phúc ngọt ngào, đời sẽ nở hoa.

Lạy Chúa! xin ban Thánh Thần của Chúa cho chúng con, để Người giúp chúng con nhận ra được thánh ý của Thiên Chúa và thúc đẩy chúng con chu toàn. Nhờ Chúa Thánh Thần dẫn dắt và đồng hành, trợ giúp chúng con trong mọi tư tưởng, lời nói và việc làm, những hành động của chúng con làm đều lan tỏa tình yêu của Thiên Chúa đến cho mọi người anh em. Amen.

Én Nhỏ

YÊU MẾN – TUÂN GIỮ ĐIỀU RĂN

1. Ghi nhớ:

“Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy.” (Ga, 14.15)

2. Suy niệm:

Một gia đình nọ có tám người con; bốn trai và bốn gái. Sau khi lo bề gia thất xong và cho các con mỗi người một số vốn kha khá, đủ để chúng có thể tự làm ăn  nuôi sống gia đình rồi. Vợ Chồng già vẫn còn giữ lại được cho mình một số tài sản tương đối với suy nghĩ rằng: nếu sau này có ốm đau bệnh hoạn gì thì sẽ không phải phiền hà đến các con!

Thế rồi Ông đươc Chúa cất về khi tròn 80. Một tuần sau khi Bố mất, ba người con trai gặp mẹ “khiếu nại” về việc Bố trối lại cho thằng út chiếc xe.Người anh cả lên tiếng.

– Mẹ thấy đấy, chúng con đều là con của Bố Mẹ, Vậy mà Bố xử với chúng con không công bằng.đáng lẽ chiếc xe kia, nếu chú út mà sở hữu thì phải thồi tiền lại cho ba đứa chúng con mới phải chứ? Nghe xong mẹ hỏi.

– Thế các con có yêu mến bố không?

– Sao mẹ lại hỏi lạ vậy.- người anh cả trả lời-Suốt thời gian bố đau ốm, chúng con đã thay nhau chăm non săn sóc bố tận tình cơ mà.

– Mẹ biết, nhưng mẹ muốn nói; các con có thường xuyên đến đây để thăm hỏi, trò chuyện cũng như lắng nghe bố tâm sự như thằng út thường làm hay không?

– Chúng con còn phải lo cuộc sống gia đình! Đâu có thờ gian rảnh rang như chú út.

Người mẹ hiền từ nói:

– Thằng út, em của chúng con nó cũng phải lo cho gia đình đó chứ! Có điều em của các con nó có tấm lòng với bố mẹ nên nó đã sắp xếp để có thời giờ mà đến gặp gỡ bố mẹ, người mà nó yêu mến. Như vậy em của chúng con xứng đáng được bố mẹ quan tâm hơn! Tiện đây mẹ cũng nói cho các con biết, Nếu các con cứ nặng lòng về tiền bạc vật chất như vậy, thì sau này khi mẹ chết, tài sản còn bao nhiêu mẹ đều cho thằng út hết!

Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giê-su đòi hỏi chúng ta phải có một tấm lòng yêu mến Chúa. Đây là một điều kiện tiên quyết để chúng ta được hưởng những ân tình của Thiên Chúa.

Như lời thánh Phaolô quả quyết “ Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến” (1Cr 13,13). Nhưng thế nào để tỏ bày lòng yêu mến Chúa.Thưa: là phải tuân giữ các điêu răn Chúa dạy.Thật vậy khi chúng ta có lòng yêu mến chân thành một ai đó thì chúng ta hay suy nghĩ nhiều về người ấy và luôn muốn làm vừa lòng người mà mình yêu mến.

 Chúng ta sẽ trở thành những người “vô tâm” nếu như chúng ta không thực hiện được lòng yêu mến đối với Thiên Chúa.

Vì thương yêu nên Chúa Cha đã dựng nên chúng ta.

Vì thương yêu nên Chúa Con đã đổ Máu Đào để cứu chuộc chúng ta, và Cũng vì yêu thương nên Chúa Thánh Thần đã đến để làm cho chúng ta nên thánh.Với tình yêu bao la mà Ba Ngôi Thiên Chúa đã thực hiện nơi chúng ta thì lẽ nào chúng ta lại dửng dưng trước tấm ân tình đó?.Chỉ có tình yêu mến mới có thể đáp lại được phần nào tình yêu mà Thiên Chúa đã dành ban con người mà thôi! Và việc làm cụ thể để minh chứng cho lòng yêu mến đó là thực hiện những điều Chúa dạy.Mà điêu Ngài dạy là: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em.”

3. Cầu nguyện:

Lạy Chúa, một ngày trôi qua, chúng con được hưởng bao ơn huệ Chúa ban. Xin cho chúng con sức mạnh của Thân Khí để chúng con thực hiện được lòng mến Chúa qua việc thương yêu và phục vụ tha nhân. Amen.

4. Sống lời Chúa:

 Cố gắng hỏi chuyện hoặc mỉm cười với người mà mình không ưa!

Đaminh Trần Văn Chính

***

MỤC LỤC

1. Con mắt của trái tim

2. Thiên Chúa Ở Cùng

3. Điều răn Chúa dạy

4. Sự sống mới – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

5. Yêu thương và vâng phục

6. Anh em cũng sẽ sống

7. Giữ lời Chúa truyền

8. Giữ giới răn vì yêu mến

9. Thuộc về Chúa

10. Đời không đơn côi

1. Con mắt của trái tim 

Một ít nữa thế gian sẽ không còn thấy Thầy, phần các con, các con thấy Thầy.

Chúng ta cảm thấy dường như có một cái gì mâu thuẫn trong lời tuyên bố của Chúa Giêsu. Cùng một sự hiện diện mà người thì thấy còn kẻ khác lại không thấy. Cùng một Chúa Giêsu, mà có người thì xác tín Người vẫn hiện diện, trong khi kẻ khác lại nói: Người thuộc về dĩ vãng và đã qua rồi. Ngay trong cuộc sống hiện tại, chúng ta cũng có thể bắt gặp những trường hợp tương tự. Chẳng hạn một người đã ra đi hay đã chết, nhưng những kẻ còn lại vẫn cảm thấy người ấy đang còn ở đâu đây, thật gần gũi. Một bà mẹ có thể nhìn thấy đứa con bà mới chôn cất nơi từng sự vật, nơi từng căn phòng, nơi từng lối đi. Vậy thì đâu là nguyên nhân tạo nên cái tình cảm tuy xa mà lại gần như thế?

Tôi xin thưa chính tình yêu thương đã tạo nên cái điều lạ lùng ấy. Giữa những người thân thiết, cái chết nơi thân xác không phải là điều quyết định tạo nên sự chia cách, sự vắng mặt. Cái thấy mà Chúa Giêsu muốn nói ở đây, không còn là cái thấy bằng cặp mắt của thân xác vốn có những giới hạn của nó, mà là cái thấy bằng con tim, bằng yêu thương, bằng cảm thông. Chính vì thế, mà qua đoạn Tin Mừng ngắn ngủi chúng ta vừa nghe, Chúa Giêsu luôn nhắc đi nhắc lại hai chữ yêu mến. Đồng thời hai chữ yêu mến đã trở thành mối quan hệ giữa môn đệ và Thầy mình, cũng như giữa người môn đệ và Thiên Chúa Cha.

Ngoài ra cũng chính tình yêu mến ấy đã đưa tới sự hoà nhập: Các con ở trong Thầy và Thầy ở trong các con. Chính việc thấy bằng cặp mắt của con tim này sẽ giúp chúng ta thấy được cái ý nghĩa, cái vai trò và mối quan hệ mật thiết giữa sự hiện diện của Chúa Giêsu với cuộc đời của người Kitô hữu, điều mà con mắt của thân xác không thể nào nhìn thấy.

Lòng yêu mến không thể không dẫn tới hành động. Người môn đệ yêu mến Thầy cũng có nghĩa là người môn đệ tuân giữ các giới răn, các lệnh truyền của Thầy. Thế nhưng các giới răn và lệnh truyền của Chúa Giêsu không phải là những giới răn, những lệnh truyền cũ của Cựu Ước, cho dù đã được diễn tả bằng những công thức mới, nhưng là chính con người của Người.

Đúng thế, chính Chúa Giêsu và cuộc sống của Người đã trở thành những khuôn mẫu tuyệt vời nhất cho cuộc sống người tín hữu noi theo và bắt chước. Rất nhiều khi chúng ta chỉ dừng lạ nơi những giới răn và những lệnh truyền. Đồng thời những giới răn và những lệnh truyền cũng thường dừng lại ở những cái tối thiểu. Vì thế, việc sống đạo trở thành một bài toán khô khan và nghèo nàn. Người Kitô hữu đích thực phải sống đạo bằng con tim, bằng tình yêu mến. Bởi vì chính tình yêu mến này sẽ giúp chúng ta nhận ra sự hiện diện thật gần gũi của Chúa Giêsu trong lòng cuộc sống chúng ta. [Mục Lục]

2. Thiên Chúa Ở Cùng 

Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi. Qua giòng thời gian, chúng ta thấy Thiên Chúa đã thực hiện điều Ngài đã phán hứa là ở cùng nhân loại chúng ta.

Thực vậy, với ông Giôsuê, Ngài phán: Đừng sợ, vì Thiên Chúa ở cùng ngươi. Với Ghiđêon, Ngài bảo: Hỡi người dững cảm, Thiên Chúa ở cùng ngươi. Với Maisen, Ngài nói: Ta luôn ở với ngươi. Với Mẹ Maria, thiên thần loan báo: Thiên Chúa ở cùng bà, bà có phúc lạ hơn mọi phụ nữ và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Và ngày hôm nay, với các môn đệ, Ngài đã hứa: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.

Còn chúng ta thì sao? Có lẽ nhiều lần trong cuộc sống, chúng ta đã than phiền: Nếu Thiên Chúa thực sự hiện diện, thì Ngài ở đâu bây giờ? Tại sao Ngài lại xa cách và dường như lại còn đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ trước những nhu cầu cần thiết của chúng ta?

Cũng như hai môn đệ trên đường đi Emmaus, Chúa ở bên cạnh chúng ta, nhưng chúng ta lại chẳng nhận ra Ngài. Nhất là trong những giây phút buồn sầu và thất vọng, chúng ta cảm thấy Thiên Chúa dường như vắng bóng và chẳng đoái hoài đến những lời chúng ta kêu xin. Nhưng thật ra, đó lại là những giây phút Ngài ở gần chúng ta hơn bao giờ hết.

Sau khi đã thoát khỏi một cơn cám dỗ nặng nề, và được Chúa hiện ra, thánh nữ Catarina đã thân thưa với Chúa: Lạy Chúa, giữa lúc con đang phải chiến đấu, thì Chúa ở đâu? Và Chúa đã trả lời: Cha ở trong trái tim con, vì nếu cha không ở bên con để giúp đỡ, thì con đã sa ngã, đã vấp phạm từ lâu.

Sở dĩ chúng ta không nhận ra Ngài là vì chúng ta đã không nhớ đến Ngài. Ngài đứng đó, giơ bàn tay nâng đỡ, mà chúng ta lại cho rằng không và chẳng chạy đến xin Ngài phú trợ. Chúng ta nên nhớ rằng: Ngài đã trao ban cho chúng ta sự tự do, nên Ngài sẽ không bao giờ bắt ép chúng ta, ngay cả với ơn cứu độ, nếu như chính bản thân chúng ta lại không muốn. Có lẽ con mắt đức tin của chúng ta đã khép lại, đề rồi chúng ta không còn nhận ra Ngài.

Nhiều lúc chúng ta quá chú trọng đến bản thân và những nhu cầu của mình, nên khi gặp phải khổ đau và thử thách, chúng ta thường than thân trách phận.

Chúng ta hãy nhớ lại những hậu quả kỳ diệu của ơn Chúa trợ giúp. Các tông đồ đánh cá ở biển hồ Tibêriade, suốt đêm vất vả mà chẳng bắt được một con cá nào, nhưng vâng lời Chúa, các ông đã thả lưới và lập tức các ông có được một mẻ cá ngoài sự mong muốn của mình. Khi gặp phải sóng gió, nhưng với uy quyền của Chúa, thì lập tức sóng liền yên và biển liền lặng. Giữa tiệc cưới tại Cana, mọi người đang lúng túng vì thiếu rượu, Chúa Giêsu đã làm phép lại cho nước lã biến thành rượu ngon. Giữa hoang địa cằn cỗi, Ngài đã làm phép lạ cho bánh hóa nhiều, để nuôi sống đám đông dân chúng đang đói mệt. Bà góa thành Naim, cũng như hai chị em Martha và Maria, đang than khóc tuyệt vọng vì người thân yêu của mình không còn nữa, nhưng Chúa đã làm phép lạ cho người đã chết được sống lại, hầu xoa dịu nỗi đớn đau tang tóc.

Chúng ta hôm nay là những người đã bước theo Chúa trên một chặng đường đời, nhưng con đường sắp tới chắc chắn sẽ có những chông gai, những khúc quanh, những triền dốc, chúng ta nên nhớ rằng: Điều đó không quan trọng cho bằng việc ý thức Chúa luôn ở bên cạnh chúng ta. Và một khi đã có Chúa cùng đi, chắc chắn thuyền đời chúng ta sẽ cặp bến hạnh phúc. Có Chúa cùng đi, chúng ta sẽ tìm ra được sức mạnh và ánh sáng, để vượt thắng mọi trở ngại, bởi vì như lời Ngài đã phán: Không có Thầy, các con chẳng làm được gì. Hay như lời Thánh Vịnh: Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cùng là uổng công. [Mục Lục]

3. Điều răn Chúa dạy 

Ai yêu mến Thầy, thì tuân giữ những điều răn của Thầy. Bên cạnh trung tâm huấn luyện của quân đội, có một người giáo dân rất hăng say với việc tông đồ. Anh muốn giới thiệu Tin Mừng Đức Kitô cho hàng ngàn tân binh quân dịch. Thế nhưng các vị chỉ huy lại không cho phép anh được ra vào trung tâm. Bởi đó, anh đã nghĩ ra một sáng kiến truyền giáo thật hay. Anh đặt làm hàng ngàn chiếc gương nhỏ với một giá rẻ. Mặt sau chiếc gương, thay vì hình một cô gái hay một bông hoa, anh cho in những lời Chúa phán trong Phúc Âm. Chẳng hạn: “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Ngài, để những ai tin vào Con của Ngài thì sẽ không phải chết”. Bên dưới lời Chúa là hàng chữ chỉ dẫn như sau: “Nếu bạn muốn biết người được Chúa yêu, thì hãy nhìn ở mặt kia”. Thật là tuyệt vời, mỗi quân nhân khi nhìn ngắm mình trong gương, họ sẽ thấy chính bản thân họ là người được Chúa yêu thương.

Mặt sau chiếc gương khác, có in lời Chúa phán quan đoạn Tin Mừng chiều hôm nay: “Ai yêu mến thầy, thì tuân giữ những điều răn của Thầy”. Và khi soi gương, những quân nhân sẽ tự hỏi: “Mình đã tuân giữ những giới răn của Chúa để được Chúa yêu thương hay chưa?”

Thực vậy, chúng ta chứng minh tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa bằng sự tuân giữ những điều răn của Ngài bởi vì lề luật của Ngài là những chỉ dẫn yêu thương tuyệt hảo nhất. Chúng nói cho chúng ta biết những gì Thiên Chúa muốn và không muốn. Nhưng đồng thời cũng chỉ cho chúng ta hay đâu là điều tốt lành nhất cho bản thân, gia đình và xã hội.

Chẳng hạn điều răn thứ I: “Thờ phượng và kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự”, sẽ giúp chúng ta chu toàn những bổn phận đối với Đấng Tối Cao đã đành, mà còn giúp chúng ta tránh đi được những mê tín dị đoan và những sự thờ phượng nhảm nhí làm giảm giá trị con người, như thờ con bò, con rắn, thờ tiền tài, danh vọng, lạc thú.

Chẳng hạn điều răn thứ IV: “Hãy hảo kính cha mẹ”, sẽ giúp chúng ta chu toàn những bổn phận đối với cha mẹ, là những người đã có công sinh thành dưỡng dục chúng ta đã đành, mà còn nhờ đó đem lại cho gia đình chúng ta một bầu khí hoà thuận, cảm thông và hạnh phúc.

Chẳng hạn điều răn thứ V: “Tôn trọng thân xác và mạng sống của mình cũng như của người khác”. Rồi điều răn thứ VII và thứ X: “Tôn trọng đức công bằng, không được lấy hay giữ của người ta một cách trái phép”. Tất cả những điều răn này không phải chỉ đem lại cho cá nhân một sự bảo đảm an toàn, mà hơn thế nữa còn đem lại cho xã hội một sự ổn định và trật tự.

Và như chúng ta đã nói, bên trên những lợi ích cá nhân, gia đình và xã hội, việc tuân giữ những điều răn của Chúa sẽ là một phương thế giúp chúng ta biểu lộ tình yêu mến và gắn bó của chúng ta đối với Chúa, vì tình yêu mà không có việc làm thì chỉ là một tình yêu chết mà thôi. Hơn nữa, chính Chúa Giêsu đã phán dạy chúng ta: Ai yêu mến Thầy thì tuân giữ những điều răn của Thầy. [Mục Lục]

4. Sự sống mới – ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt 

Nếu các Tin mừng Matthêu, Marcô và Luca mời gọi ta vào Vương quốc Thiên Chúa, thì Tin Mừng Gioan mời gọi ta vào tình yêu Chúa Giêsu Kitô. Thánh Gioan là người sống sau cùng. Sau khi đã nghiền ngẫm tất cả cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Giêsu, thánh nhân nghiệm ra cái cốt lõi của cuộc sống người môn đệ là tình yêu chúa Giêsu Kitô, là kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô, là sống sự sống của Thiên Chúa.

Tình yêu đó không phải là thứ tình yêu mơ mộng lãng mạn nhưng là một tình yêu sàng suốt của lý trí.Tình yêu đó không phải là chuyện đuổi bướm, hái hoa, rung động, xúc cảm, nhưng là một tình yêu với những việc làm cụ thể. Việc làm cụ thể đó là tuân giữ những điều Chúa Giêsu truyền dạy.

Đó chính là bí quyết Chúa Giêsu truyền lại cho các môn đệ, trước khi người giã từ các ông để đi vào thế giới đức tin. Từ nay để gặp gỡ Người, để yêu mến Người, để sống với Người, cần phải có đức tin và tình yêu.

Tin và Yêu là đôi mắt giúp ta nhìn thấy những sự thực siêu nhiên. Người không tin và không yêu sẽ không nhìn thấy như lời Chúa Giêsu nói trong Tin Mừng hôm nay: “Thầy ban cho anh em Thần chân lý, Đấng mà thế gian không thể đón nhận được vì thế gian không thấy và không biết Người”. Cũng như kiến thức ý khoa là khả năng chuyên môn giúp người bác sĩ nhận dạng được các loại vi trùng, định đúng được bệnh trạng của bệnh nhân; hoặc như kiến thức về thảo mộc củanhà thực vật học giúp họ nhận dạng phân loại và biết rõ đặc tính của những loải cây cỏ, tin và yêu cũng phải là khả năng chuyên môn giúp người môn đệ Chúa nhận ra những sự thực siêu nhiên, nhìn thấy, nhận biết và đón nhận Thiên Chúa.

Tin và Yêu, như vậy, là con đường dẫn đưa ta tới gặp gỡ Thiên Chúa.

Với đức tin và tình yêu, người môn đệ Chúa không còn thấy Thiên Chúa là một Đấng xa vời, mơ hồ, nhưng là một Đấng gần gũi, rất thật. Với đức tin và tình yêu ta sẽ gặp được Đức Chúa Cha, Đấng thương yêu, luôn chăm sóc cho ta, luôn mời gọi ta, luôn muốn ấp ủ ta, luôn muốn tha thứ cho ta.

Với đức tin và tình yêu, ta sẽ gặp được Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, trong Sách Thánh, trong những lời giáo huấn của Giáo hội và trong những anh em sống quanh ta.

Với đức tin và tình yêu, ta sẽ cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Thánh Thần khi Người đốt lên trong tim ta ngọn lửa yêu mến, khi Người thúc đẩy ta dẫn thân phục vụ, khi Người soi sáng cho ta những sáng kiến trong những hoạt động mới.

Nhưng quan trọng nhất là: Tin và Yêu là hai cánh cửa mở vào sự sống thần linh. Tin và Yêu không chỉ cho ta nhìn thấy Chúa, gặp gỡ Chúa mà còn cho ta được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống đó là hiệp thông, như lời Chúa Giêsu nói: “Ai có và giữ các giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến”.

Chúa Cha ở trong Chúa Con và như Chúa Con ở trong Chúa Cha, ta sẽ được ở trong sự sống mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và thật kỳ diệu, Ba Ngôi đến ở trong ta. Ở trong người nào tức là được người ấy yêu thương. Hiệp thông trong yêu thương là một thái độ cởi mở: mở tâm hồn ra để cho đi và nhận lãnh sự sống. Nhờ Tin và Yêu, ta mở lòng ra đón nhận Thiên Chúa, sự sống mới, sự sống sung mãn, sự sống vĩnh cửu.

Đúng như lời Chúa Giêsu nói: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi”. Ai nhắm mắt đức tin, sẽ không nhìn thấy Chúa, sẽ trở thành mồ côi. Ai đóng cửa tình yêu, sẽ không gặp được Chúa, sẽ sống trong cô độc. Nhưng người môn đệ Chúa, nhờ có đức tin và tình yêu sẽ gặp được Thiên Chúa Ba Ngôi. Và như thế việc ta đi của Chúa Giêsu không những không thiệt hại mà còn ích lợi cho ta. Sự ra đi của Người dẫn ta đi đến kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi trong sự sung mãn, sự sống dồi dào.

Nhưng để đạt tới điều Chúa Giêsu đã hứa, ta hãy nhớ lại một lần nữa lời Người căn dặn: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em hãy giữ các giới răn của Thầy”. Đức tin được thể hiện bằng tình yêu. Tình yêu được chứng minh qua hành động. Đó là chìa khoá của đời sống Kitô hữu.

GỢI Ý CHIA SẺ

1- Theo bạn, tình yêu mến Chúa là những tình cảm bồng bột hay những việc làm cụ thể theo lý trí?

2- Có bao giờ bạn cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống không?

3- Bạn có cố gắng làm chứng cho người khác về sự hiện diện của Thiên Chúa qua đời sống cầu nguyện và bác ái của bạn không? [Mục Lục]

5. Yêu thương và vâng phục 

Tin Mừng hôm nay ghi lại những lời Chúa Giêsu giáo huấn cho các môn đệ trong bữa tiệc ly. Trong những giờ phút sau cùng này, Ngài đã nói với các môn đệ những lời căn bản nhất. Những điều ấy như là những chỉ dẫn thiết yếu cho các môn đệ trong tương lai, và đó cũng chính là những gì Ngài muốn họ sống trong khi không có Ngài hiện diện bên cạnh cách hữu hình. Một trong những điều ấy là: “nếu các con yêu mến Thầy, các con hãy giữ các giới răn của Thầy”.

Chúa không nói với chúng ta đến việc tuân giữ các giới răn một cách lý thuyết mà nói bằng chính cuộc sống của Ngài. Điều gì thật sự có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và chứng tỏ chúng ta là Kitô hữu? Không thể gọi chúng ta là môn đệ của Chúa Giêsu cách đúng nghĩa, nếu chúng ta không lắng nghe và cố gắng thực hiện lời của Ngài. Chúng ta càng không là Kitô hữu nếu chúng ta không nỗ lực sống những gì Chúa Giêsu dạy.

Nhưng chúng ta cần phải xác tín một điều. Chúng ta không phải giữ giới răn của Chúa để được Ngài yêu mến, mà chúng ta giữ giới răn Chúa bởi gì Ngài đã yêu mến ta trước. Trong suốt bữa tiệc ly, Chúa Giêsu không ngừng nhắc nhở: “hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương”. Điều đó cho chúng ta thấy, chính Ngài đã yêu thương chúng ta trước, và yêu thương chúng ta cách nhưng không, vô điều kiện.

Một sự thật quan trọng chúng ta cần phải nhận ra là chúng ta đã được yêu thương cách nhưng không. Nhiều khi chính chúng ta cũng không tin rằng tại sao chúng ta lại được Chúa yêu thương như thế. Vì chúng thường nghĩ, hay để ý: Chúa chỉ yêu thương chúng ta khi chúng ta tốt. Nhưng thật ra Chúa không thương yêu chúng ta vì chúng ta tốt lành, thánh thiện nhưng bởi vì Chúa tốt lành, thánh thiện. Vì ngay cả sự hiện hữu của chúng ta trên đời đã là dấu chỉ tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chính tình yêu nhưng không mà Thiên Chúa dành cho chúng ta là Tin Mừng cho nhân loại. Bổn phận của chúng ta là nỗ lực, cố gắng đáp lại tình yêu ấy.

Chúa Giêsu biết rằng, Chúa Cha đã yêu thương Ngài và Ngài đã đáp lại bằng cách yêu thương Chúa Cha. Và Ngài đã chứng tỏ tình yêu đối với Chúa Cha qua thái độ vâng phục, thậm chí vâng phục đến nỗi dâng hiến cả cuộc sống mình. Cũng chính nhờ sự vâng phục mà chúng ta chứng tỏ tình yêu của mình đối với Chúa Giêsu. Như thế có ý nghĩa là gì? Nghĩa là chúng ta phải biết lắng nghe lời Ngài và mang ra thực hành trong cuộc sống. Yêu thương là vâng phục, và vâng phục là yêu thương.

Có nhiều người chỉ biết tuyên bố yêu Chúa Giêsu trong lời nói, nhưng lại chối bỏ Ngài trong đời sống họ. Tình yêu thật sự phải được minh chứng bằng việc làm cụ thể. Người ta chỉ biết chúng ta qua hành động chứ không phải bằng những lời nói ngoài môi miệng.

Nhưng thật sự không phải dễ sống như người môn đệ của Chúa Giêsu trong thế giới hiện đại hôm nay. Đó cũng chính là lý do mà Chúa Giêsu đã ban Thánh Thần cho chúng ta. Để khi chúng ta yếu đuối, chúng ta cầu nguyện với Ngài. Chính Thánh Thần sẽ an ủi khi ta buồn, soi sáng lúc ta lâm vào tăm tối và làm cho chúng ta trở nên mạnh mẽ, dũng cảm khi chúng ta yếu đuối.

Danh từ mà Chúa Giêsu gọi Thánh Thần là “Đấng An Ủi”, Ngài chính là Đấng nâng đỡ, bào chữa khi chúng ta gặp thử thách gian nan. Chính Ngài đã ban sức mạnh để nâng đỡ các môn đệ trong lúc gặp thử thách. Cũng chính nhờ Người mà các môn đệ Chúa Giêsu có thể đón nhận những đau khổ như thập giá phát sinh ơn cứu độ. Như thánh Phêrô tông đồ nhắc nhỡ trong bài đọc II: “thà chịu đau khổ vì làm những việc lành còn hơn là làm điều dữ”. Chính khi thi hành điều thiện mà gặp đau khổ thì đời sống đức tin chúng ta sẽ lớn lên và mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, chúng ta còn có một gương mẫu là Đức Kitô, Đấng dù vô tội nhưng vẫn chịu đau khỗ và chết vì tội lỗi chúng ta.

Các tông đồ biết rằng chính Chúa Giêsu yêu thương họ. Và chúng ta biết Ngài cũng yêu thương chúng ta. Không có một tình yêu nào lại mang bóng dáng của sự lầm lỗi, vì đã là tình yêu thì không phải là tội lỗi. Bạn chỉ có thể cảm nhận điều này ngay trong trái tim bạn. Nó như một ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn bạn, thêm sức mạnh để bạn có thể vượt qua những giây phút tăm tối trong cuộc đời. Tình yêu làm cho chúng ta gắn bó, hiệp thông mật thiết với Thiên Chúa và nối kết chúng ta lại với nhau. Đời sống người Kitô hữu chỉ có thể lớn lên khi được nuôi dưỡng trong môi trường, bầu khí yêu thương, thánh thiện.

“Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Điều đó đã thâu tóm lại tất cả những gì lề luật dạy. [Mục Lục]

6. Anh em cũng sẽ sống 

(Trích trong ‘Manna’)

Suy Niệm

Marina Picasso là cháu của họa sĩ nổi tiếng Pablo Picasso. Từ năm 73-75, bà phải chịu nhiều cái tang lớn: ông nội mất, anh ruột tự tử, cha đột ngột qua đời. Đây thật là những mất mát không sao bù đắp, dù bà năm trong tay một gia sản khổng lồ.

Năm 1990, bà nhận các em bé Việt Nam làm con nuôi, và giúp cho các trẻ mồ côi được có nơi ăn học. Từ lúc ấy, bà thấy một sự thay đổi nơi nội tâm: “Nhờ giúp đỡ con em của nước này mà tôi đã tìm lại được chính mình. Giờ đây tôi cảm thấy mình như sống lại, và tôi muốn phân phát sự sống đó cho các em.”

Hẳn có những Kitô hữu đã trải qua kinh nghiệm của Marina, kinh nghiệm thấy mình được sống lại nhờ biết ra khỏi nỗi đau của mình để cúi xuống trên nỗi đau của người khác. Kinh nghiệm tìm lại được chính mình trong bình an, khi không còn bận tâm lo cho mình nữa, kinh nghiệm thấy sự sống được nhân lên gấp bội khi được đem chia sẻ tận tình.

Kitô giáo là tôn giáo của Đấng đã sống lại, Đấng đang sống sự sống tràn trề của Thiên Chúa.

Đức Giêsu phục sinh không chỉ hiện ra một đôi lần, Ngài muốn ở mãi bên chúng ta cho đến tận thế. Một sự hiện diện hai chiều, thâm sâu và mới mẻ: “Anh em ở trong Thầy và Thầy ở trong anh em” (c.20) Một sự hiện diện đem lại sức sống dồi dào: “Vì Thầy sống và anh em cũng sẽ sống” (c.19).

Kitô hữu tự bản chất là người đã được phục sinh, nhờ thông hiệp với Đấng đang sống là Đức Kitô. “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).

Mùa Phục sinh nhắc ta nhìn lại sự sống nơi mình.

Lắm khi tôi sống èo uột, chỉ vì không dám yêu thương. Bắt đầu yêu thương là bắt đầu thấy Chúa tỏ mình, thấy sự sống Chúa bùng lên mạnh mẽ.

Thế giới hôm nay cố làm cho cuộc sống được bảo đảm hơn, tiện nghi hơn và kéo dài hơn. Nhưng thế giới hôm nay vẫn đầy nguy hiểm. Mạng sống bi đe dọa bởi chiến tranh, tội ác, đói nghèo… Cuộc sống bị héo úa vì không tìm thấy ý nghĩa. Thế giới đói khát sự sống đích thực.

Nếu chúng ta thật sự là người đang sống trong Đức Kitô, chúng ta có thể trao cho thế giới sự sống đó qua việc phục vụ trong yêu thương.

Gợi Ý Chia Sẻ

  1. Để cảm nghiệm được Thiên Chúa, cần phải can đảm sống theo lời Ngài dạy, dù phải từ bỏ và chịu thua thiệt trước mắt. Có khi nào bạn thấy Chúa thật gần gũi, vì bạn đã dám sống cho tha nhân không?
  2. Khi tinh thần bạn sa sút vì những nỗi đau riêng tư, bạn thường làm gì để ra khỏisự sa sút đó?

Cầu Nguyện

Lạy Chúa Giêsu phục sinh,

Xin ban cho con sự sống của Chúa, sự sống làm đời con mãi mãi xanh tươi.

Xin ban cho con bình an của Chúa, bình an làm con vững tâm giữa sóng gió cuộc đời.

Xin ban cho con niềm vui của Chúa, niềm vui làm khuôn mặt con luôn tươi tắn.

Xin ban cho con hy vọng của Chúa, hy vọng làm con lại hăng hái lên đường.

Xin ban cho con Thánh Thần của Chúa, Thánh Thần mỗi ngày làm mới lại đời con. [Mục Lục]

7. Giữ lời Chúa truyền 

Yêu và được yêu là khát vọng thiết yếu của con người. Một ai đó đã từng nói: “không ai có thể sống mà không yêu”. Như thế sống yêu thương là yếu tố hàng đầu và cần thiết của con người. Thầy Giêsu muốn các môn đệ yêu mến Thầy. yêu mến Thầy thì phải giữ Lời Thầy, thực hiện theo ý muốn của Thầy. Mà ý muốn của Thầy là làm theo Đấng đã sai Thầy. Người Kitô hữu được mời gọi giữ Lời Chúa Kitô truyền, thực thi ý muốn của Người.

Thật thế, Thiên Chúa là tình yêu. Đức Giêsu Kitô là hình ảnh hữu hình của tình yêu ấy. Tình yêu đã thúc bách Đức Giêsu Kitô mang thân phận con người, sống như con người và chết tủi nhục vì con người nhăm mang lại cho con người sự sống và tình yêu cứu độ như Thiên Chúa đã dựng nên thuở ban đầu.

Con người được dựng nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, sống cho và sống vì Thiên Chúa. Con người hiện hữu trong vũ trụ do Thiên Chúa yêu thương và được mời gọi để sống yêu thương cho Thiên Chúa tình yêu. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng hết sức lực, hết linh hồn và hết trí khôn và cũng yêu tha nhân như chính mình là điều đẹp lòng Thiên Chúa nhất. Đó là giới răn quan trọng nhất. Yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân là bổn phận của con người, đặc biệt nó làm nên yếu tính của người Kitô hữu, những người tin và bước theo Chúa Giêsu trên con đường sống đạo. Giữ lời Chúa Kitô nghĩa là yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân phải là kim chỉ nam cho người Kitô hữu. Đó còn phải là lẽ sống, là linh hồn của mọi hoạt động của con người. Yêu mến Thiên Chúa là tìm được nguồn sống đích thực. Yêu thương tha nhân chính là sống giây phút hạnh phúc ở thì hiện tại. Và như thế, giữ Chúa truyền là thướt đo lòng mến của người môn đệ, là dấu chỉ nhận biết môn đệ đích thực của Thầy Giêsu.

Khi người ta đã hết lòng yêu thương ai thì họ sẽ sống như chính mình đang sống với chính người mình yêu. Dù cho người được yêu vắng mặt nhưng khuôn mặt, lời nói, cử chỉ, ước muốn của người yêu vẫn luôn hiện diện canh cánh bên lòng người yêu. Từng cử chỉ, thái độ và ước muốn của lý trí, ý chí và con tim cũng được thể hiện rõ nét trong người yêu. Như thế, tình yêu không chỉ diễn tả bằng việc thấy, nghe, biết mà còn là hiểu bằng con tim và còn là thể hiện bằng những hành động cụ thể trong đời sống của mình. Do đó, dù có “xa mặt nhưng không thể cách lòng”. Dù có xa cách thể lý nhưng vẫn hiện diện trong sự gần gũi tấm lòng và của toàn diện con người đang yêu bằng việc giữ lời của người yêu muốn.

Con người được hiện hữu vì yêu thương nên tình yêu là động lực, là ánh sáng chỉ đường, là phương thế để con người thực thi sự yêu thương ấy. Con người còn có có bản chỉ đường là tiếng nói lương tâm yêu mến Chân, Thiện, Mỹ hay chính lương tâm làm lành lánh dữ, lương tâm sống bác ái vô vị lợi. Hơn nữa, người Kitô hữu còn có tiếng nói của Lời Chúa, giáo huấn của Giáo Hội, giới răn của Thiên Chúa… để làm tiêu chuẩn, để con người có thể dựa vào đó mà kiểm điểm mỗi khi sai lệch phương hướng và là con đường để tiến bước trong an bình theo Chúa Kitô.

Chính vì muốn thực thi Lời Chúa, giữ Lời Chúa truyền, muốn sống yêu thương mà biết bao người trẻ hiến thân cho nhau để sống gương mẫu trong bậc gia đình, để làm tăng thêm người yêu thương trong Đạo Thánh Chúa. Cũng chính vì muốn giữ lời Chúa truyền mà hằng ngày, hằng giờ có biết bao tâm hồn của người trẻ thiện chí lắng nghe tiếng gọi để đáp lại tình yêu tận hiến cho Chúa Giêsu yêu dấu, họ đã tự nguyện tham gia trong bậc sống tu trì, giáo sĩ và tu sĩ… và còn nhiều tâm hồn thành tâm thiện chí khác đang sống an bình trong yêu thương tuân giữ luật Chúa truyền dù phải vất vả sống cho tình yêu mà mình được mời gọi, sống yêu mến Thiên Chúa và sống yêu thương, tha thứ, chia sẻ bác ái cho than nhân.

Như thế, giữ Lời Chúa truyền là điều thiết yếu đối với người Kitô hữu chúng ta. Yêu thương giúp người ta nhận biết ta là môn đệ Thầy Giêsu. Yêu thương là cánh cửa dẫn đến sự sống: sống cho, sống vì và sống với, sự sống ấy chính là sự sống Thiên Đàng, là hạnh phúc và an bình mà con người đã, đang và sẽ đạt tới.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con biết giữ giới răn Chúa truyền là thực thi điều Chúa muốn đó là sống yêu thương như Chúa đã làm gương và mời gọi. Yêu mến Thiên Chúa hết lòng và yêu thương tha nhân như chính mình. Amen. [Mục Lục]

8. Giữ giới răn vì yêu mến 

Làm bất cứ điều gì nếu ta thực hiện với cả tấm lòng và nhất là khi ta đặt vào đó tình yêu thì cho dù vất vả cách mấy cũng trở nên nhẹ nhàng, thoải mái. Hơn thế, hiệu quả đem lại có giá trị cao và phi thường. Một anh thanh niên và một cô thiếu nữ thật lòng yêu thương nhau sẽ tự cam kết sống với nhau cho đến răng long đầu bạc. Mặc dù trước cam kết đó sẽ là không biết bao nhiêu vất vả, khó khăn. Cha mẹ dầm sương dãi nắng, đổ mồ hôi sôi nước mắt hay bán mặt cho đất bán lưng cho trời chỉ vì yêu thương lo cho con cái mình. Cho dù điều đó không ai buộc họ phải làm. Cũng thế, hôm nay Chúa Giêsu mời gọi ta tuân giữ giới răn của Người vì yêu mến.

Mở đầu đoạn Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu nói: “Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ tuân giữ các điều răn của Thầy” (Ga, 14, 15). Thông thường khi được kêu gọi tuân giữ điều gì ta hay tự hỏi nó sẽ đem lại lợi ích gì cho tôi. Chẳng hạn khi được kêu gọi đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông thì tôi được an toàn hơn nếu lỡ có xảy ra tai nạn. Tôi được kêu gọi ăn chín uống sôi, ăn sạch uống sạch để bảo vệ khỏi mắc bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm đến tính mạng… Do đó, có lẽ chúng ta cũng sẽ tự hỏi tuân giữ giới răn Chúa tôi sẽ được gì. Chắc chắn có lợi ích nên Người mới mời gọi ta. “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi” (Ga 14, 16); “Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em” (Ga 14, 18) và “…sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.” (Ga 14, 21). Thật là những lợi ích hết sức thiêng liêng quý giá. Chỉ trong cái nhìn đức tin chúng ta mới có thể cảm nhận được những lợi ích đó.

Hơn thế nữa, tuân giữ những giới răn của Chúa vì để đáp đền tình yêu Thiên Chúa sẽ lý do cao cả và quý nhất. Điều răn quan trọng nhất mà Chúa Giêsu đã có lần nói chính là mến Chúa yêu người (Mc 12, 24 – 38)

Làm sao ta có thể mến Chúa yêu người nếu như ta chưa thật sự cảm nhận được tình yêu mà Chúa dành cho mình. Được sinh ra làm người và được làm con Chúa đó là ơn ban nhưng không mà Thiên Chúa đã ban cho ta. Vì thương mà Thiên Chúa đã chẳng tiếc gì kể cả Con Một của Ngài. Bấy nhiêu cũng quá đủ để ta thấy Thiên Chúa yêu thương ta như thế nào. Đặc biệt, những ngày trong mùa Phục sinh này càng làm cho tưởng nhớ tình thương Chúa dành cho ta. Chúa Giêsu đã được phục sinh vinh quang sau khi đi trọn con đường trần thế này. Đó là điều bảo đảm nhất để ta thêm nghị lực mà tuân giữ giới răn của Người.

Xin bình an và tình yêu của Chúa Giêsu phục sinh cho ta tiếp tục cảm nhận được nhiều hơn tình yêu bao la Chúa dành cho mình. Để rồi vì đền đáp tình yêu Chúa mà ta tuân giữ giới răn mà Người truyền dạy. [Mục Lục]

9. Thuộc về Chúa 

Kitô giáo là tôn giáo của Đấng đã sống lại, Đấng đang sống sự sống tràn trề của Thiên Chúa. Có lẽ, hơn ai hết, Thánh Phaolô đã cảm nếm hương vị tuyệt vời về biến cố sống lại của Đức Giêsu Kitô. Thánh Phaolô đã bị cuốn hút bởi Đấng Phục sinh sau biến cố lạ lùng xảy ra với ông trên con đường Đamas. Rồi sau khi được Đấng Phục sinh chinh phục, ông cảm thấy được Ngài là tất cả của ông. Không còn gì đáng mơ ước hơn nữa nếu đã có được Ngài ở bên và được thuộc về Ngài. Thánh Phaolô đã dùng bao nhiêu là từ ngữ và lời nói phát xuất từ con tim của Ngài để nói lên hạnh phúc được thuộc về Chúa: “Không có gì có thể tách tôi ra khỏi lòng yêu mến của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô”. Đó là tâm tình và sức sống của một kẻ cảm nghiệm mình được yêu và đang yêu.

Tất cả niềm hạnh phúc và sức mạnh dấn thân của Phaolô được khởi đi từ cảm nghiệm Đức Giêsu Kitô đang sống và đang đồng hành với ông trong cuộc đời này. Thánh Phaolô đã thốt lên: “ Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng… Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Ki-tô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người. Nhưng không phải thế! Đức Ki-tô đã trỗi dậy từ cõi chết, mở đường cho những ai đã an giấc ngàn thu” (1Cr 15,14.19-20), để từ đây, ai thuộc về Đức Giêsu Kitô là thuộc về thế giới của sự sống, của kẻ sống và sống vĩnh cửu.

Trong cuộc đời này, có những khi ta cảm tưởng mình như đang bước đi trong bóng đêm dày đặc, đang rơi xuống vực thẳm đen tối khi bao nhiêu những dự định hay những mối quan hệ tình cảm bỗng nhiên bị đổ vỡ và tan biến. Đó phải chăng là một cuộc chết đi cho những dự tính nông cạn, thiển cận của con người được mời gọi tham dự vào cuộc sống mới, cuộc sống của Đấng Phục sinh.

Marian Picasso là cháu của hoạ sĩ Picasso. Từ năm 1973 đến năm 1975, bà phải chịu nhiều cái tang lớn: ông nội mất, anh ruột tự tử, cha của bà đột ngột qua đời. Đây thật là những mất mát không sao bù đắp được, dù bà nắm trong tay một gia sản khổng lồ. Năm 1990, bà đến Việt Nam và nhận các bé mồ côi hay bị bỏ rơi về làm con nuôi và giúp các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được nơi ăn học. Từ lúc ấy, bà cảm nhận được một sự thay đổi nơi nội tâm “nhờ giúp đỡ những trẻ em này, tôi tìm lại được chính mình. Giờ đây, tôi cảm thấy mình như sống lại, và tôi muốn phân phát sự sống đó cho các em”.

Hẳn đã có những người Kitô hữu đã trải qua kinh nghiệm của Marina, kinh nghiệm thấy mình được sống lại nhờ biết ra khỏi nổi đau của mình để chia sẻ niềm hạnh phúc cho những ai đang cần đến chúng ta. Kinh nghiệm tìm lại được chính mình bình an khi không còn bận tâm lo cho mình nữa. Kinh nghiệm thấy sự sống được nhân lên gấp bội khi biết chia sẻ tận tình.

Thuộc về Chúa Giêsu Kitô là sống theo gương mẫu của Ngài và sống như Ngài đã sống. “hy sinh mạng sống của mình vì người mình yêu”. Sống thật là biết cho đi. Khi biết trao ban tận tình là thuộc về Đấng hằng sống. Đức Giêsu Phục sinh không chỉ hiện ra một vài lần nhưng Ngài muốn ở mãi bên chúng ta cho đến tận thế, một sự hiện diện 2 chiều, mới mẻ và thâm sâu “anh em ở trong Thầy và Thầy ở trong anh em”, một sự hiện diện tràn đầy sức sống “Thầy sống và anh em cũng sống”. Nhờ qua Bí tích Rửa tội, người Kitô hữu tự bản chất đã được Phục sinh và sự Phục sinh ấy không ngừng lớn mạnh nhờ thông hiệp với Đấng đang sống là Đức Giêsu Kitô.

Mùa Phục sinh là mùa nhắc chúng ta nhìn lại sự sống nơi mình. Lắm khi chúng ta sống èo uột chỉ vì không dám yêu thương, không dám hy sinh và không dám cho đi. Bắt đầu ra khỏi chính mình để sống yêu thương là bắt đầu thấy Chúa tỏ mình, thấy sự sống của Thiên Chúa bùng lên mạnh mẽ nơi chúng ta. Thế giới hôm nay đang cố làm cho cuộc sống được đảm bảo hơn, tiện nghi hơn và kéo dài hơn, nhưng con người vẫn sống trong lo sợ, nguy hiểm và may rủi rất cao do chiến tranh, khủng bố, tội ác, đói nghèo… cuộc sống bị héo úa vì không tìm thấy ý nghĩa. Thế giới đang đói khát sự sống đích thực. Nếu chúng ta thật sự là người đang sống trong Đức Giêsu Kitô, chúng ta có thể trao ban cho thế giới sự sống đó qua việc phục vụ trong tình yêu. [Mục Lục]

10. Đời không đơn côi 

Trước khi bước vào con đường tử nạn và phục sinh vinh quang, Chúa Giêsu đã để lại di huấn cho các tông đồ: Ngài ra đi, nhưng Ngài không bỏ các ông mồ côi (x. Ga 14,18). Ngài cũng đảm bảo với các ông, trước khi về trời, khi sai các ông đi loan báo tin mừng cứu độ cho muôn dân: “Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Đồng thời, để củng cố niềm tin của các ông, Chúa Giêsu còn hứa ban cho các ông một Đấng Bảo Trợ khác, đó là Chúa Thánh Thần.

Thật ra chính Chúa Giêsu cũng là Đấng Bàu Chữa cho tội nhân bên cạnh Chúa Cha (x.1ga 2,1), nhưng khi Ngài phục sinh vinh quang, không còn hiện diện hữu hình bên cạnh các tông đồ nữa, thì Thánh Thần được Chúa Cha sai đến giúp chúng ta sống tâm tình nghĩa tử, mà chính Chúa Giêsu, qua công cuộc nhập thể của người đã mang lại thân phận ấy cho chúng ta. Là Thần Khí Sự Thật (x.ga 14,17), Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về mầu nhiệm Chúa Giêsu, cử chỉ, lời nói, cách sống của ngài, để giúp chúng ta can đảm sống đức tin trong hoàn cảnh hiện tại của mỗi người. như vậy, dù chỉ có một Đấng Trung Gian duy nhất là Chúa Giêsu Kitô (1tm 2,5), nhưng có hai Đấng Bàu Chữa: Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần.

Chúa Giêsu về trời, nhưng không bỏ các tông đồ mồ côi. Ngài đã xa cách các ông về mặt thể lý, khiến các ông không còn sờ đụng, xem thấy hoặc nghe tiếng nói từ chính miệng Ngài nữa, nhưng thực ra Ngài vẫn hiện diện bên các ông, trong các ông. Bởi vì thân xác Chúa phục sinh đã được biến đổi trở nên thiêng liêng, không còn bị lệ thuộc bởi vật chất, không gian và thời gian, nên giờ đây, Ngài hiện diện một cách sâu xa hơn, gần gủi, gắn bó hơn trong Hội Thánh, nơi nhà tạm, trong tâm hồn mọi tín hữu có ơn thánh hoá và ở khắp mọi nơi.

Là Kitô hữu, chúng ta có Chúa Giêsu trong tâm hồn. mà ở đâu có Chúa Giêsu thì ở đó có Chúa Ba Ngôi và chính Chúa Thánh Thần, Đấng Bàu Chữa sẽ chứng thực, soi sáng, làm cho chúng ta nhận ra sự kết hiệp mật thiết nầy. Như vậy, đường đời các tông đồ và chúng ta, những kẻ tin vào Chúa Giêsu Kitô đâu có đơn côi!

Chúa Giêsu vừa là Chúa Cứu Độ, vừa là Thầy, vừa là bạn đồng hành của những kẻ tin vào người. được Chúa yêu thương ban ơn cứu rỗi, được Thầy dẫn dắt trên nẻo đường đời gian nan bất trắc, được có bạn đường chung thủy không bao giờ bỏ rơi chúng ta, ngay cả lúc chết… như thế còn hạnh phúc nào lớn hơn cho chúng ta! đời Kitô hữu chính là sống trong niềm hy vọng, phó thác, buông mình vào tay Thiên Chúa tình thương, không chỉ một lần, mà là sự chọn lựa hằng ngày của mỗi người.

Đâu đó vang lên bài thánh ca: “Đường đi có Chúa gian nguy con có lo chi…” [Mục Lục]

Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *