05.05: Lễ Nhớ Thánh Vinh Sơn Phê-ri-ê, OP (1357 – 1419)
Lời Chúa: Ga 6, 52-59
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an
52 Khi ấy, người Do-thái tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói : “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?” 53 Đức Giê-su nói với họ : “Thật, tôi bảo thật các ông : nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. 54 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, 55 vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. 56 Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. 57 Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. 58 Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.”
59 Đó là những điều Đức Giê-su đã nói khi giảng dạy trong hội đường, ở Ca-phác-na-um.
Suy niệm:
Không gì có thể so sánh với sự vĩ đại của Bí Tích Thánh Thể. Đặt tất cả những việc lành phúc đức trên thế gian này sánh với một lần Rước lễ sốt sắng – chúng chỉ như hạt bụi bên cạnh một ngọn núi.
Thánh Gioan Vianey, Cha sở họ Ars
Câu chuyện Ông Jim
Cứ mỗi ngày lúc 12 giờ trưa ông ta vào nhà thờ không quá hai phút. Ông từ (giữ nhà thờ) rất thắc mắc theo dõi, rồi một hôm chận ông Jim lại và hỏi:
– Tại sao bác vào đây mỗi ngày?
– Tôi đến cầu nguyện.
– Không thể được! Kinh gì trong hai phút?
– Tôi vừa già, vừa dốt, đọc kinh theo kiểu của tôi.
– Ông nói gì với Chúa?
– Tôi cầu nguyện: “Giêsu, có Jim đây!” rồi tôi về.
Thời gian trôi qua. Jim già yếu, bệnh tật, phải vào bệnh viện, nơi khu vực người già. Sau đó Jim yếu liệt, chuẩn bị đi xa.
– Lúc mới vào, Jim có xin hai chiếc ghế, một dành riêng cho cha và sơ, một cho khách quí của tôi, thấy không?
– Khách của ông là ai?
– Là Chúa Giêsu. Trước kia tôi đến thăm Ngài ban trưa, nay đi hết nổi, cứ 12 giờ trưa Ngài đến thăm tôi.
– Ngài nói gì với Jim?
– Ngài bảo: Jim, có Giêsu đây!…
Trước lúc Jim chết, người ta thấy Jim đưa tay chỉ chiếc ghế như thể muốn mời ai ngồi, Jim mỉm cười, nhắm mắt ra đi.
Ông Jim yêu mến Chúa Giêsu trong Thánh Thể, ông tin Chúa Giêsu luôn hiện diện trong tấm bánh ở trong Nhà Chầu, nên ông đã đến để chào Chúa, tâm, sự với Chúa như một người bạn thân thiết.
Sao ông Jim lại tin như thế? Bởi vì ông tin có đời sau, tin vào đời sau có sự sống lại, và chỉ có Chúa Giêsu mới cho ông sống lại với Người. Nên ông tin. “Và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết.” (Ga 6, 54)
Người Kitô hữu có Niềm Tin vào Thánh Thể và kết hợp mật thiết với Thánh Thể, đời sống của họ sẽ vui tươi, thánh thiện, bình an và hạnh phúc. Chúa ở trong họ và họ ở trong Chúa. “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy.” (Ga 6, 56)
Sự kết nối con người và Thiên Chúa bằng một Niềm Tin. Nếu ai không có Niềm Tin vào Thiên Chúa, chắc chắn họ sẽ không hiểu về đời sau, họ sẽ có những nghi ngờ của sự sống lại, họ lo sợ cái chết không biết đi về đâu? Ngay ở đời này họ sẽ lạc lõng bơ vơ. “Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu.” (Lc 16, 31)
Trong khi rao giảng Nước Trời, Chúa Giêsu đã nhiều lần khẳng định, chỉ cần có lòng tin vào Chúa thì sẽ được khỏi bệnh, như người phụ nữ bị bẳng huyết mười hai năm; và được cả sự sống lại như Ladarô, con gái ông trưởng hội đường. “Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi.” (Mt 5, 36).
Câu chuyện về “MIỀN TIN” giữa nhà Giáo Sư với chàng thanh niên Albert Einstein:
Thưa giáo sư: Có tồn tại một thứ gọi “là nóng” không?
- Có!
Và có tồn tại thứ gọi là “lạnh” không?
- Có!
Không có, thưa giáo sư. Nó không hề có.
(giảng đường trở nên im lặng)
Thưa giáo sư, giáo sư có thể có rất nhiều thứ gọi là nóng, và còn có thể nóng hơn, siêu nóng, cự kỳ nóng, nhiệt độ nóng trắng. Nhưng chúng ta không có bất cứ gì gọi là lạnh. Lạnh một từ ngữ chúng ta dùng để mô tả sự vắng mặt của nóng. Chúng ta không thể đo lường được lạnh, lạnh đến đâu.
Nóng là một loại năng lượng, và lanh không phải mặt trái của nóng. Thưa giáo sư, chỉ là sự vắng mặt của nóng mà thôi.
Còn về bóng tối thì sao, thưa giáo sư? Có thứ gì để gọi là “bóng tối” hay không?
- Có. Đêm tối là gì, nếu nó không phải là bóng tối?
Giáo sư lại sai nữa rồi. Bóng tối là sự thiếu vắng của một thứ khác. Giáo sư có thể có được ánh sáng yếu, ánh sáng trung bình, ánh sáng mạnh, ánh sáng chớp. Nhưng nếu không có ánh sáng một cách thường xuyên, Giáo sư sẽ chẳng có cái gì gọi là bóng tối. Trong thực tế không có bóng tối. Nếu có, Giáo sư có thể làm cho bóng tối trở nên tối hơn không thưa Giáo sư?
- Vậy vấn đề ở đây con đang đề cập là gì, chàng thanh niên trẻ tuổi?
Thưa Giáo sư, điều mà tôi muốn nói ở đây là tiền đề triết học của Giáo sư có chỗ thiếu sót.
- Thiếu sót? Cậu có thể giải thích rõ hơn không?
Thưa Giáo sư, Giáo sư đang giải thích trên tiền đề của sự đối ngẫu hai mặt. Giáo sư chỉ rõ ràng có sự sống và có cái chết, có Chúa tốt và có Chúa xấu. Giáo sư đang nhìn vào khái niệm về Chúa chỉ như một tập hữu hạn, chỉ bằng một cái gì đó có thể đo lường được. Thưa Giáo sư, khoa học thậm chí không thể giải thích về cách thức con người suy nghĩ như thế nào. Có thể là dùng những tín hiệu xung điện và từ ngữ gì đó nhưng chúng ta không bao thấy được, nhưng bằng cách nào đấy chúng ta vẫn có thể hiểu được người khác. Nếu chúng ta xem cái chết là đối lập với sự sống, nghĩa là đang phớt lờ đi sự thật rằng: cái chết không thẻ tồn tại như một thứ gì đó mà tồn tại hữu hình. Sự chết không phải là đối lập với sự sống, chỉ là sự vắng mặt của sự sống. Bênh tật, tội ác, tất cả những thứ kinh khủng trên thế giới này đều không tồn tại mà là vì chúng ta đang thiếu vắng đi một thứ, đó là Tình Yêu của một Đấng tối cao nào đó. Giáo sư hãy nói cho tôi biết, Giáo sư có dạy cho sinh viên của mình rằng họ tiến hoá như bây giờ là từ loài khỉ hay không?
- Nếu như cậu đang đề cấp về quá trình tiến hoá tự nhiên thì dĩ nhiên là có.
Đã bao giờ Giáo sư quan sát được quá trình tiến hoá bằng mắt thường chưa Giáo sư?
Bởi vì không ai có thể quan sát được quá trình tiến hoá trong công việc và càng không thể chứng minh rằng quá trình này là một quá trình đang diễn ra. Vì thế thưa Giáo sư, có phải Giáo sư không dạy bằng quan điểm bằng cá nhân của Giáo sư đúng không? Giáo sư là một nhà khoa học hay chỉ là một người thuyết giáo suông dạy đời? Có ai trong lớp học này đã từng nhìn thấy bộ não của Giáo sư chưa? Có ai đó đã từng nghe về bộ não của Giáo sư, cảm nhận được bộ não đó, chạm đươc nó, hoặc ngửi được nó chưa? Không ai có mặt ở đây làm điều đó cả. Vì thế, theo như quy luật được thiết lập bởi kinh nghiệm, sự thử nghiệm, các phương pháp chứng minh. Khoa học nói rằng Giáo sư không có bộ não. Vậy chỉ bằng lòng kính trọng, thì làm sao chúng tôi có thể tin những gì Giáo sư dạy được, thưa Giáo sư?
- Tôi nghĩ rằng cậu cứ để những thứ đó cho niềm tin, con trai ạ.
Đúng là thế đấy, thưa Giáo sư.
Sự kết nối con người và Chúa đó là NIỀM TIN.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, chính Chúa là sự sống và là sự sống đời đời của con. Xin cho con hằng ngày luôn khao khát rước Chúa vào lòng và nói lên rằng: Thánh Thể là sự sống đời đời của con.
Xin cho con mỗi ngày cũng biết hăng say đến viếng thăm Chúa trong Thánh Thể nơi nhà thờ, để trong giờ lâm tử, Chúa luôn ở bên con và đón con về Nước Người.
Gã Đầu Bạc