Xưa nay nói nghĩ đến mùa Chay là nghĩ ngay đến việc ăn chay: kiêng thịt và ăn ít. Nếu chỉ dừng lại nơi hai việc này, thì chưa sống đúng ý nghĩa mùa chay thánh.
Bây giờ chỉ còn ăn chay kiêng thịt hai ngày trong năm thôi, theo luật Giáo hội: ngày thứ Tư lễ Tro và ngày thứ sáu Tuần Thánh.
Nhưng nếu ai có lòng tự ý hy sinh ăn chay kiêng thịt thêm nữa, là điều tốt lành đạo đức, cũng là điều đáng khuyến khích.
Trong Kinh Thánh Chúa Giêsu nhắn nhủ việc chay tịnh:
– Khi con giúp đỡ người nghèo khó, con đừng đánh trống thổi kèn việc con làm… (Mt 6, 2)
– Khi con cầu nguyện, con đừng bắt chước kẻ giả hình… (Mt 6, 5)
– Khi con giữ chay tịnh, đừng làm bộ mặt ủ rũ rầu rĩ như bọn gỉa hình… (Mt 6, 16)
Như thế, Chúa Giêsu khuyến khích giữ chay tịnh trong trái tim hồn, chứ đừng giữ chay tịnh theo bề mặt bên ngoài. Niềm vui với Thiên Chúa, niềm vui với tha nhân và cả với chính bản thân sức khỏe của mình không là bước cản trở sống ý nghĩa mùa chay. Trái lại, niềm vui đó giúp sống mùa chay theo đúng ý Chúa rất nhiều. Có nhiều cách thức áp dụng sống mùa chay thánh, để ba việc căn bản: cầu nguyện, bố thí giúp người nghèo và ăn chay, được có ý nghĩa đầy đủ.
1. Ăn chay bằng đôi con mắt:
Con mắt là cửa cho những hình ảnh từ bên ngoài đi vào trong tâm trí con người. Ánh sáng đôi con mắt phản chiếu hình ảnh của mỗi con người. Nó tựa như mặt trời của con người. Con mắt không chỉ thu nhận hình ảnh từ bên ngoài vào trong thâm tâm mình. Nhưng nó còn chiếu tỏa ra bên ngoài những gì sâu kín nội tâm của con người nữa. Nó như tấm gương phản chiếu của linh hồn tâm trí và của thân xác con người. Con mắt là cửa số của linh hồn!
Nên tiết độ chừng mực bằng con mắt trong việc nhìn, trong việc quan sát, giúp ích rất nhiều cho tâm hồn được bình an. Chỉ nhìn xem những gì lành mạnh tốt đẹp, những gì mang gây đến niềm vui hạnh phúc cho mình và cho người khác
2. Ăn chay bằng đôi tai
Đôi tai là cổng cho âm thanh to nhỏ từ bên ngoài đi vào trong tâm trí con người. Đôi tai là hình ảnh của sự cởi mở và sẵn sàng thâu nhận, cho lắng nghe.
Có những âm thanh làm đảo lộn tâm trí đời sống, tạo ra bất an cho con người. Vì thế tiết độ chừng mực bằng đôi tai, không phải là chối từ lắng nghe. Nhưng chỉ sẵn sàng nghe đón nhận những âm thanh tiếng nói mang lại niềm vui cho tâm hồn, cùng gợi suy nghĩ sự hữu ích tốt lành thánh thiện cho đời sống.
3. Ăn chay bằng đôi tay
Đôi tay không chỉ là phần thân thể tứ chi của con người, nhưng nó là dụng cụ có nhiều công dụng cho cuộc sống con người. Đôi tay là hình ảnh sức mạnh con người, đồng thời nó cũng diễn tả ra bên ngoài sức sống suy nghĩ từ bên trong tâm trí tâm trí.
Khi tay cử động làm việc, diễn tả hay sáng tạo, là muốn gửi đi tín hiệu đã được suy nghĩ nghiên cứu của tâm trí. Cử động của đôi tay là ngôn ngữ không thành lời, những gì người đó muốn nói.
Đôi tay làm việc thiện tốt lành, làm việc xây dựng, bác ái, chúc lành, cầu nguyện. Nhưng đôi tay cũng làm gây ra những việc không lành mạnh, không xây dựng, từ chối phá đổ, chửi rủa.
Tiết độ chừng mực bằng đôi tay là không dùng nó cho những việc tiêu cực, những việc không lành mạnh, những việc mang đến hậu qủa phá đổ không xây dựng.
4. Ăn chay bằng đôi chân
Đôi chân dung để đứng, để đi. Với đôi chân đứng vững trên mặt đất nền nhà là dấu chỉ sự nối kết giữa con người và đất. Từ đất, như trong Kinh Thánh diễn ta, con người được tạo thành và sau cùng cũng trở về với đất.
Đôi chân của con người diễn tả con đường sự sống của họ, con đường hành trình một đời người. Chừng mực tiết độ bằng đôi chân trong đời sống là không chỉ biết đi mãi, đi không còn biết mệt mỏi. Nhưng còn phải biết dừng chân nghỉ ngơi, dừng chân để suy nghĩ lại bước đường đã đi qua.
Chừng mực tiết độ bằng đôi chân trong đời sống là biết đi đến với người khác, không phải chỉ đi cho riêng mình. Chừng mực tiết độ bằng đôi chân là không phải đi đến địa điểm có lợi ích cho phần nuôi sống thân xác. Nhưng còn cần phải đi đến địa chỉ nơi cầu nguyện, nơi học hành, nơi giải trí lành mạnh để nuôi sống phần tinh thần nữa.
BCT Sưu tầm
****************************** ************
Lạy Chúa Giêsu,
xin dẫn con vào nhà của con,
căn nhà của trái tim,
căn nhà vừa quen vừa lạ.
xin dẫn con vào nhà của con,
căn nhà của trái tim,
căn nhà vừa quen vừa lạ.
Xin hãy cho con thấy
những phức tạp, rắc rối, những che đậy, giằng co,
những mâu thuẫn và vô lý nơi con.
Xin hãy cho con thấy
những nhỏ mọn, ích kỷ,
những yếu đuối, khô khan,
những cứng cỏi và tự ái nơi con.
những phức tạp, rắc rối, những che đậy, giằng co,
những mâu thuẫn và vô lý nơi con.
Xin hãy cho con thấy
những nhỏ mọn, ích kỷ,
những yếu đuối, khô khan,
những cứng cỏi và tự ái nơi con.
Xin cho con ý thức
những lo âu, sợ hãi
đang đè nặng làm con ngột ngạt,
những nỗi đau thầm kín khiến đời con mất vui,
những vết thương không biết bao giờ lành,
những đổ vỡ khiến lòng con khép lại.
những lo âu, sợ hãi
đang đè nặng làm con ngột ngạt,
những nỗi đau thầm kín khiến đời con mất vui,
những vết thương không biết bao giờ lành,
những đổ vỡ khiến lòng con khép lại.
Lạy Chúa Giêsu,
xin giúp con dọn những bề bộn nơi tim con.
Xin biến đổi tim con, để nó trở nên đơn sơ hơn,
hồn nhiên hơn và tươi tắn hơn.
xin giúp con dọn những bề bộn nơi tim con.
Xin biến đổi tim con, để nó trở nên đơn sơ hơn,
hồn nhiên hơn và tươi tắn hơn.
Ước gì con nhìn mọi sự, mọi người,
bằng trái tim bao dung của Chúa.
Và ước gì khi đã ra khỏi nỗi bận tâm về mình,
trái tim con được nhẹ nhàng hơn và tự do hơn
để yêu mến mọi người. Amen.
bằng trái tim bao dung của Chúa.
Và ước gì khi đã ra khỏi nỗi bận tâm về mình,
trái tim con được nhẹ nhàng hơn và tự do hơn
để yêu mến mọi người. Amen.
Lời nguyện Rabbouni