Tìm hiểu Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể

A. Lịch sử và bước tiến của Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam

I. NGUỒN GỐC
–    Năm 1865, từ Hội Tông Đồ Cầu Nguyện, hai linh mục Léonard Cross và Ramadiere đã quy tụ các em thiếu nhi thành một đoàn thể có tổ chức và mệnh danh là Đạo Quân riêng của Đức Giáo Hoàng với mục đích bảo vệ tâm hồn các em khỏi bị cuốn theo phong trào tục hoá đang lan tràn trong các trường học Công Giáo Pháp lúc bấy giờ.

–    Năm 1910, qua Sắc Lệnh Quam Singulari, Đức Giáo Hoàng PIO X mong muốn và cổ võ các thiếu nhi được rước lễ sớm, Phong Trào Nghĩa Binh Thánh Thể được chính thức thành lập tại Pháp năm 1917 do một cha Dòng Tên là Besssiere. Phong Trào trực thuộc Hội Tông Đồ Cầu Nguyện.

II.       PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM

–    Năm 1929, nhìn thấy kết quả giáo dục thiếu nhi do Phong trào Nghĩa Binh Thánh Thể tại Pháp, hai linh mục Dòng Xuân Bích đã đem Phong trào Nghĩa Binh Thánh Thể vào Việt Nam và thành lập đoàn đầu tiên tại Hà Nội và tiếp tục

–    Năm 1931 tại Huế, Sài Gòn

–    Năm 1932 tại Phát Diệm và Thanh Hoá

–    Năm 1935 tại Vinh và Vĩnh Long

–    Năm 1936 tại Quy Nhơn

–    Năm 1937 tại Thái Bình, Bùi Chu

–    Năm 1951 tại vùng Mỹ Tho, Xuân Lộc, Phú Cường

–    Năm 1954, do biến cố di cư, gần một triệu đồng bào Công Giáo từ các Giáo Phận Miền Bắc vào Nam, mang theo cả Phong trào Nghĩa Binh Thánh Thể, và tiếp tục phát triển mạnh tại đây.

–    Năm 1957, Hội đồng Giám Mục Việt Nam bổ nhiệm cha Micael Nguyễn Khắc Ngữ làm Tổng Tuyên Uý đầu tiên của Phong trào nghĩa Binh Thánh Thể.

–    Năm 1964, cha Micael làm Giám Mục Long Xuyên, cha Phaolô Nguyễn Văn Thảnh được bổ nhiệm làm Tổng Tuyên Uý.

–    Năm 1965, Bản Nội Quy Thống Nhất được ban hành, theo đó, Nghĩa Binh Thánh Thể được đổi thành PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM.

–    Năm 1971, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam chấp thuận cho thi hành Nội Quy Mới thay thế bản Nội Quy thống nhất năm 1965, với danh xưng: Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam (điều 1) và tổ chức theo cách tuyển lựa (điều 10).

–    Năm 1972, đánh dấu mức trưởng thành của Phong Trào, Đại Hội Thiếu Nhi Thánh Thể Toàn Quốc Về ĐấT Hứa I được tổ chức tại Bình Triệu và quy tụ được 2000 huynh trưởng từ các Giáo Phận trên toàn quốc.

–    Năm 1974, vì lý do sức khoẻ, cha Phaolô Nguyễn Văn Thảnh đã xin từ chức, Cha Giuse Vũ Đức Thông được bổ nhiệm thay thế.

–    Năm 1975, Phong Trào có khoảng 140.000 đoàn sinh; 3.800 huynh trưởng các cấp hoạt động trong 650 giáo xứ của 13 giáo phận trên toàn quốc. Trong đó, hai Giáo Phận đông đoàn sinh nhất là Xuân Lộc với 40.000 và Sài Gòn 38.000.

–    Sau biến cố 30/4/1975, Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể tự giản lược các hoạt động bên ngoài, chỉ giữ lại sinh hoạt cốt lõi dưới hình thức các lớp Giáo Lý.

–    Năm 1990, sau 15 năm làm quen với xã hội mới, Thiếu Nhi Thánh Thể ở nhiều nơi mới bắt đầu nhen nhúm, hoạt động âm thầm nhưng không kém hiệu quả.

III.  THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM TẠI GIÁO PHẬN TP HỒ CHÍ MINH

–    Năm 1997, tại Giáo Phận Tp Hồ Chí Minh, Đức Tổng Giám Mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chính thức thành lập Ban Mục Vụ Thiếu Nhi, và bổ nhiệm cha Giuse Phạm Đức Tuấn làm Trưởng Ban cùng với 15 cha đặc trách của 15 hạt. Cũng từ thời điểm này PT TNTT bắt đầu hồi sinh. Có cuộc họp mặt các cựu Tuyên úy và cựu Huynh trưởng TNTT để chuẩn bị tái lập TNTT.

–    Năm 2002, khi PT TNTT chính thức ra mắt, cha Giuse Phạm Đức Tuấn được Đức Tổng Giám Mục bổ nhiệm làm Tuyên Uý Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận.

–    Năm 2002, cha Tuyên Uý Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Phận đã mời:

+   Cha Giuse Vũ Minh Danh làm phó Ban Mục vụ đặc trách Điều Hành Giáo lý.

+   Cha Félix Nguyễn Văn Thiện, nguyên là Tuyên Úy Liên đoàn Sàigòn, làm cố vấn.

+   Cha Phêrô Nguyễn Thành Tâm CSSR, cha Giuse Đỗ ngọc Bảo OP, cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ SDB làm ban cố vấn.

+   Cha Vinh Sơn Trần Văn Hoà làm cố vấn, Đặc Trách Nghiên Huấn Liên Đoàn, kiêm đặc trách ngành Nghĩa sĩ.

+   Cha Giuse Phạm Hồng Thái, Phụ Tá đặc trách ngành Thiếu.

+   Cha Gioan Maria Vianey Chu Minh Tân, Phụ Tá đặc trách ngành Ấu.

–    Năm 2003 đến năm 2005, ngoài các khóa Huấn luyện Giáo lý viên các cấp, Liên đoàn TNTT Giáo Phận đã tổ chức các Sa Mạc Huấn Luyện Huynh Trưởng:

+   Cấp I: 10 sa mạc, với khoảng 1.200 Huynh Trưởng được cấp Chứng Chỉ Khả Năng

+   Cấp II: 3 sa mạc, với 230 Huynh Trưởng được cấp Chứng Chỉ Khả Năng.

+   Cấp III: 1 sa mạc, với 38 Huynh Trưởng được cấp Chứng Chỉ Khả Năng.

Trong đó có 22 Huynh Trưởng được chọn để huấn luyện trở thành các Huấn Luyện Viên của liên đoàn.

–    Ngày 28 tháng 11 năm 2004, các Giáo lý viên và Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể Liên Đoàn Andre Phú Yên, Giáo Phận Thành Phố Hồ chí Minh đã Bầu Ban Chấp Hành chính thức, điều hành chung Giáo lý viên và Huynh trưởng, nhiệm kỳ 2004-2006 gồm:

+   Liên Đoàn Trưởng: Anh Fx. Trần Ngọc Lợi

+   Liên Đoàn Phó Điều Hành: a. FX. Mai Tấn Phúc

+   Liên ĐP Nghiên Huấn: a. Giuse Nguyễn Chánh Hoàng

+   Tổng Thư Ký: chị Annê Nghê Thị Tuyết Trang

+   Tổng Thủ Quỹ: chị Anna Nguyễn Thu Lãnh

Liên Đoàn Andre Phú Yên có Văn Phòng Liên Lạc là văn phòng Ban Mục Vụ Thiếu Nhi tại Toà Tổng Giám Mục Giáo Phận Tp Hồ Chí Minh, 180 Nguyễn Đình Chiểu, Q3. Điện thoại: 9303569.

–    Ngày 24.5.2005, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn đã ban hành Bản Chỉ Dẫn Các Sinh Hoạt của Giới Thiếu Nhi Công Giáo. Theo đó:

+   Nhằm đạt hiệu quả tối đa trong việc giáo dục thiếu nhi, Giới thiếu nhi áp dụng hai Phương Pháp Giáo Dục Tự Nhiên và Siêu Nhiên của PT TNTT (Điều 3)

+   Ban Mục Vụ Thiếu nhi có nhiệm vụ hỗ trợ các Giáo xứ, Giáo hạt, Giáo phận trong việc huấn luyện huynh trưởng TNTT và Giáo Lý Viên (Điều 5d)

IV.  THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM TẠI CÁC GIÁO PHẬN

Cho đến nay Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể đang được hồi sinh và phát triển tại các Giáo Phận Hà Nội, Huế, Xuân Lộc, Nha Trang, Thái Bình, Hải Phòng, Mỹ Tho, Cần Thơ… Hy vọng một ngày không xa, khi các Liên Đoàn của các Giáo Phận được tổ chức chặt chẽ, sẽ có cuộc họp mặt Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam toàn quốc.

V. THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM Ở HẢI NGOẠI

Năm 1975, Lịch sử Việt Nam lật sang một trang mới, theo chân những người di tản, hàng trăm ngàn người Công Giáo Việt Nam có mặt khắp nơi trên thế giới, trong đó có các huynh Trưởng TNTT Việt nam. Họ cũng đã gầy dựng phong trào TNTT tại các trại tỵ nạn và đang phát triển mạnh mẽ tại các quốc gia như Mỹ, úc, Anh, Canada, Pháp v.v…vẫn giữ danh xưng Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại …….

Từ ngày 1 đến ngày 4 tháng 7 năm 2004 Đại hội huynh Trưởng TNTT Việt Nam lần VI với chủ đề: “Thánh Thể là hy vọng và là sức sống cho ngàn năm mới”, được tổ chức tại Đại Học Chapman, quận Cam, tiểu bang California, Hoa kỳ. Mừng kỷ niệm 75 năm (1929-2004) thành lập PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM, Hơn 1000 tuyên úy và Huynh trưởng từ khắp nơi trên thế giới qui tụ về Hoa Kỳ. Phái đoàn đại diện Việt Nam có 9 người: 4 linh mục Tuyên úy Gp. Tp. HCM và 5 Huynh trưởng (4 của giáo phận Tp. HCM, 1 của giáo phận Đà Lạt). Trong dịp này, Đại hội cũng vui mừng chào đón Đức Tân Giám mục Hoa Kỳ là người Việt Nam: Đức Cha Giuse Mai Thanh Lương.

B. Tìm hiểu Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể

Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể là một đoàn thể Công Giáo tiến hành  nhằm hai mục đích:

– Đào tạo thanh thiếu nhi về hai phương diện tự nhiên và siêu nhiên để họ trở thành những con người kiện toàn và Kitô hữu hoàn hảo.

– Đoàn thể hoá và hướng dẫn thanh thiếu nhi truyền thông Tin Mừng và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.

Nhằm đạt tới kết quả tối đa trong việc giáo dục đoàn sinh, Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể dùng hai phương pháp : Tự nhiên và siêu nhiên để huấn luyện.

I. Phương pháp siêu nhiên.

Là phương pháp vượt khỏi tầm mức tự nhiên có tính cách đạo đức tôn giáo và dựa trên nền tảng sau:

1/ Với phép Thánh Thể

Lấy Chúa Giêsu Thánh Thể làm Lý tưởng và nguồn sống để hoạt động.

a. Giờ Thánh Thể:

Năng đến viếng Chúa nơi nhà Chầu, cầu nguyện và tâm sự với Chúa, dọn lòng trong sạch đón rước Chúa, trở nên một với Chúa, luôn thực thi bác ái hy sinh và chu toàn bổn phận.

b. Sống ngày Thánh Thể:

– Khi bừng sáng dậy ngay và sốt sáng dâng ngày sống cho Chúa, tham dự Thánh Lễ (nếu có thể) và sống tinh thần tận hiến như Chúa Giêsu.

– Dưới ánh sáng mặt trời luôn sống đẹp lòng Chúa bằng gia tăng làm việc đạo đức, bác ái, giúp đỡ tha nhân, năng kết hợp với Chúa bằng việc rước lễ thiêng liêng, dâng tất cả hy sinh trong đời sống lên Chúa.

– Khi màn đêm buông xuống, đọc kinh tối, thành thực biên kho, kiểm điểm ngày sống xin Chúa gìn giữ chúng ta ngủ bình an và trong sạch.

2/ Với Thánh Kinh

Là Lời của Chúa, là của ăn thiêng liêng nuôi sống linh hồn ta.

a. Lãnh nhận Lời Chúa: Đọc một đoạn Kinh thánh với lòng tin kính và yêu mến, sau đó rút ra điểm  áp dụng cho cuộc sống.

b. Học hỏi Kinh thánh, Trong các buổi họp dưới hình thực hội thảo hay suy niệm.

c. Dùng KinhThánh như khung cảnh giáo dục đoàn viên:

– Chúa Giêsu thơ ấu cho Ấu nhi

– Chúa Giêsu ẩn dật cho Thiếu nhi

– Chúa Giêsu hoạt động và rao giảng Tin mừng cho Thiếu nhiên

d. Tạo bầu khí Thánh Kinh cho những sinh hoạt phong trào.

e. Dùng Thánh Kinh như yếu tố kết hợp và thăng tiến hoá phương pháp tự nhiên.

II. Phương pháp tự nhiên.

Là phương pháp dùng những phương thức hoạt động tự nhiên của con người và những khung cảnh thiên nhiên thuận lợi để giáo dục đoàn sinh.

Phương pháp tự nhiên dựa trên những hoạt động sau:

– Phương pháp hàng đội tự trị

– Chương trình thăng tiến đoàn sinh

– Vào sa mạc: dùng thiên nhiên để giáo dục đoàn sinh

– Hội họp để học tập và sinh hoạt phongh trào.

– Chiến dịch: giúp đoàn sinh cố gắng thi đua…

Vì thế, Muốn trở nên Thiếu nhi Thánh Thể chính thức của Chúa Giêsu, các em phải học các bài học và hãy cố gắng sống theo những điều các em đã học để yêu Chúa và làm tông đồ cho Chúa. Đồng thời phải thành thạo và làm đầy đủ các việc lành trong Kho Thiêng Liêng, Chầu Thánh Thể thứ năm đầu tháng, học giáo lý cũng như sinh hoạt đầy đủ.

Chúc các em học tập tiến bộ, thi đua tài đức để phục vụ Chúa và phục vụ anh em.

Chúc các em trở nên Thiếu nhi Thánh Thể gương mẫu. là mầm non, tương lai của Giáo Hội và Tổ quốc.

 

10 điều luật cuả thiếu nhi

Thiếu nhi mỗi sáng dâng ngày

Làm cho đời sống hoá nên lời cầu

Thiếu nhi Thánh Thể Tôn sùng

Siêng năng hiệp lễ nhà Chầu viếng thăm

Thiếu nhi chịu khó hy sinh

Luôn nhìn Thánh Giá dù buồn vẫn vui

Thiếu nhi nhờ Mẹ quyết tâm

Luôn làm gương sáng xứng danh tông đồ

Thiếu nhi xin hứa vâng lời

Vâng lời cha mẹ và người chỉ huy

Thiếu nhi đằm thắm nết na

Giữ mình trong trắng như là trẻ thơ

Thiếu nhi bác ái quên mình

Sống luôn quảng đại giúp người chung quanh

Thiếu nhi thành thực một lòng

Nói làm đúng mực người người tin yêu

Thiếu nhi bổn phận chuyên cần

Việc làm đến chốn đến nơi chu toàn

Thiếu nhi thực hiện hoa thiêng

Chân thành với Chúa, cộng biên mỗi ngày.

 

GIÁO HUẤN THIẾU NHI

Thiếu nhi Thánh Thểsiêng năng hiệp lễ

mới là thiếu nhi

Em nhớ dọn mình

Tin cậy  kính mến

Bàn thờ uy nghi

Đi đứng bái quỳ

Nghiêm trang trẳng thắng

Chịu rồi im lặng

Thờ, tạ , dâng , xin

Em chớ ngó nhìn

Chia lòng chia trí

Cầm lòng thầm thĩ

 

Chu toàn bổn phận

Để lập thêm công

Các việc làm xong

Học hành chăm chỉ

 

Ngước mắt em trôngLên cây Thánh Giá

Em đọc thong thả

Kinh con quỳ gối

Lạy cha, kính mừng

Cùng kinh sáng danh

Chớ đọc vội nhanh

Không đẹp lòng Chúa

Lại thêm xấu hổ

Mọi ngươi khinh chê

Đoạn em ra về

Giúp đỡ mẹ cha

Dọn cửa dọn nhà

 

Đi chơi giải trí

Nhưng em nhớ kỹ

Đi hỏi về thưa

Như thế mới là

Thiếu nhi Thánh Thể

 

 

1. Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể là gì?

Là một tổ chức quy tụ các em quanh Chúa Giêsu Thánh Thể với hai mục đích: Một là huấn luyện thiếu nhi nên người Kitô hữu hoàn hảo. Hai là hướng dẫn thiếu nhi làm việc tông đồ cho Chúa.

2. Tôn chỉ của Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể là gì?

Là cổ động việc năng chịu Mình Thánh Chúa, sự sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, yêu mến Mẹ Maria, mến phục Đức Thánh Cha và sau hết là yêu mến các linh hồn.

3. Ai là thủ lĩnh của Phong trào?

Thủ lĩnh tối cao của phong trào là Chúa Giêsu mà Đức Thánh Cha là đại diện của Chúa ở trần gian.

4. Đức Maria có vai trò nào trong Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể?

Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể gọi Đức Mẹ là Nữ Vương của Phong trào.

5. Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể đem lại lợi ích gì?

Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể là “Vườn ươm trồng” các Ơn Gọi của Giáo Hội, chuẩn bị cho các Thiếu nhi nên người Kitô thánh thiện và sẽ cung cấp cho các đoàn thể, xứ họ, cũng như Giáo Hội những tông đồ nhiệt thành sau này.

 

Thiếu nhi Thánh Thể Giêsu

Quyết tâm thực hiện bốn điều Chúa Khuyên

Một là lo mở Nước Cha

Hai là cầu nguyện sớm chiếu siêng năng

Ba là rước lễ hằng ngày

Bốn là làm việc hãm mình hy sinh

Mặc dù tuổi vẫn còn non

Thiếu nhi vững tiến chẳng sờn chẳng nao

Dựa vào Thánh Thể nhiệm mầu

Thiếu nhi mạnh sức gian lao ngại gì

Đêm ngày em vẫn lòng ghi

Thiếu nhi con Chúa tước gì quý hơn

TINH THẦN CỦA THIẾU NHI THÁNH THỂ

6. Sống trong Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể phải có ý gì?

Phải có ý yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể hết lòng, sốt sắng lo việc truyền giáo và sẵn sàng sống theo bốn khẩu hiệu của Phong trào.

7. Bốn khẩu hiệu của Phong trào là gì?

Đó là: Cầu nguyện. Chịu lễ. Hy sinh. Làm tông đồ

8. Khẩu hiệu vắn tắt của Thiếu nhi Thánh Thể là gì?

Khẩu hiệu vắn tắt của Thiếu nhi Thánh Thể là HY SINH

9. Cầu nguyện là gì?

Cầu nguyện là nâng tâm hồn lên cùng Chúa để thờ lạy, cảm tạ Chúa, xin Chúa tha tội cùng ban ơn lành cho ta và cho người khác

10. Cầu nguyện có cần thiết không?

Cầu nguyện rất cần, vì là nghĩa vụ của ta đối với Thiên Chúa, và là phương thế để xin những ơn ta thiếu thốn.

11. Thiếu nhi Thánh Thể tập cầu nguyện thế nào?

Thiếu nhi Thánh Thể cầu nguyện liên lỷ, nghĩa là lúc nào, ở đâu, đang làm gì cũng hướng lòng lên cùng Chúa.

12. Muốn cầu nguyện liên lỷ Thiếu nhi Thánh Thể phải làm gì?

Phải dâng ngày cho Chúa.

13. Dâng ngày là gì?

Dâng ngày là dâng cho Chúa hết mọi việc mình làm cũng như các sự khó mình chịu trong ngày.

14. Dâng ngày có lợi ích gì?

Thiếu nhi Thánh Thể dâng ngày cho Chúa để góp phần với Chúa cứu rỗi các linh hồn, để việc mình làm có giá trị thiêng liêng.

15. Thiếu nhi Thánh Thể dâng ngày lúc nào?

Thiếu nhi Thánh Thể dâng ngày lúc ban sáng khi mới thức dậy để đẹp lòng Chúa.

16. Thiếu nhi Thánh Thể dâng ngày theo ý chỉ của ai?

Theo ý chỉ của Đức Thánh Cha vì mỗi tháng Ngài ra cho thiếu nhi một ý cầu nguyện riêng.

17. Kinh dâng ngày của Thiếu nhi Thánh Thể là kinh nào?

Là kinh sau: Lạy Trái tim cực Thánh Chúa Giêsu, con nhờ Trái Tim Cực sạch Đức Bà Maria mà dâng cho Trái Tim Chúa mọi lời con cầu xin, mọi việc con làm, mọi sự khó con chịu hôm nay cho được đền vì tội lỗi con và cầu nguyện theo ý Chúa khi dâng mình tế lễ trên bàn thờ, con lại dâng các sự ấy cho Trái Tim Chúa và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Amen.

 

DÂNG NGÀY

Dâng ngày là việc trước tiên

Thiếu nhi phải nhớ làm liền khỏi quên

Ban mai thức dậy quỳ lên

Hai tay chắp ngực miệng thầm thì ngay

Giêsu con hiến dâng ngày

Chúa ơi nhận lấy nhờ tay Mẹ Lành

Mọi lời cầu, mọi hy sinh

Việc làm, lời nói hoá thành lế dâng

Trót ngày em học, em chơi

Em ăn, em ngủ… đều nên lời cầu

Tuy em không đổ máu đào

Chết vì đạo thánh như bao anh hùng

Tuy em chưa được vào Dòng

Tu thân khắc kỷ, hiến dâng trọt đời

Đây em chỉ hiến từng ngày

Lễ dâng tuy bé nhưng đầy mến yêu

Trọn ngày từ sáng đến chiều

Đã dâng , dâng trót dám nào thoái lui

HIỆP LỄ

18. Hiệp lễ là gì?

Hiệp lễ là rước lấy Mình Thánh Chúa Giêsu vào lòng làm của nuôi linh hồn.

19. Có mấy cách hiệp lễ?

Có hai cách: Một là hiệp lễ thật, hai là hiệp lễ thiêng liêng nghĩa là ước ao được rước Chúa.

20. Kinh hiệp lễ thiêng liêng là kinh nào?

Là kinh sau : Con kính lạy Chúa Giêsu, con tin thật vững vàng Chúa bây giờ ngự trong phép Thánh Thể này, nên con kính mến Chúa trên hết mọi sự. Lạy Chúa, con ước ao, tha thiết cho được rước Chúa vào lòng con bây giờ, song chẳng được thì ít nữa là con xin rước Chúa cách thiêng liêng.

          Lạy Chúa, này linh hồn con đã mở sẵn cùng giơ tay mà ẵm lấy Chúa vào lòng con chẳng khác  chi con được rước Chúa thật trong phép Thánh Thể, con quyết tâm làm một cùng Chúa cách bền chặt vững vàng, cùng xin Chúa chớ để con khi nào phải lìa cách bao giờ. Amen.

21. Siêng năng hiệp lẽ là thế nào?

Là Hiệp lễ thật hằng ngày và hiệp lễ thiêng liêng nhiều lần trong ngày.

22. Muốn hiệp lễ nên phải làm gì?

Phần hồn phải sạch tội nặng và có ý ngay lành. Phần xác phải nhịn ăn uống đủ một giờ trước khi hiệp lễ, trừ nước lã uống lúc nào cũng được.

23. Chúa có ước ao ngự vào lòng ta không?

Có, Chúa ước ao lắm vì xưa Chúa bảo các Tông đồ: Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Ta.

24. Hiệp lễ nên thì được những ơn ích gì?

Được nhiều ơn ích. nhất là được kết hợp cùng Chúa Giêsu, được thêm ơn Thánh Hoá, giảm bớt nết xấu, và được bảo đảm cho ta sống lại vinh quang ngày tận thế.

 

Thánh Thể

Vinh thay tước hiệu của em

Thiếu nhi Thánh Thể em quên được nào

Em lo mến Chúa nhà Chầu

Mỗi mai dâng lễ, mỗi chiều viếng thăm

Rước Mình Thánh Chúa siêng năng

Để hồn đầy sức vững vàng tiến luôn

Nhớ hai điều kiện rất cần

Giữ hồn cho sạch giữ lòng cho ngay

Rồi ra sớm tối mỗi ngày

Hướng về nhà tạm như nai khát nguồn

Em ao ước Chúa ngự lòng

Để cho em được hiệp cùng Chúa luôn.

 

HY SINH

25. Hy sinh hãm mình là gì?

Là bỏ ý riêng mình làm theo ý Chúa và ý của các Bề trên.

26. Có mấy cách hy sinh?

Có nhiều cách: Như hy sinh trong lời nói, ví dụ như: không nói chuyện trong nhà thờ, không nói tục. Hy sinh trong ý muốn như: muốn đi chơi nhưng lại thôi… Hy sinh trong cách ăn nết ở như không khoe khoang cậy mình… 

27. Vâng lời có phải là cách hy sinh tốt nhất không?

Vâng lời và chịu khó làm việc bổn phận hằng ngày là cách hy sinh tốt nhất.

28. Hy sinh có cần thiết không?

Hy sinh rất cần thiết vì hy sinh có sức cứu rỗi các linh hồn, giúp ta tránh tội, lập nhiều công phúc và cũng là điều kiện để theo Chúa như lời Chúa phán: Ai muốn theo Ta phải bỏ mình vác Thập Giá mà theo Ta.

 

HÃM MÌNH

Giáo Hoàng nhắn với thiếu nhi

Đọc kinh thì tốt, hãm mình tốt hơn

Chúa xưa muốn cứu trần gian

Hy sinh chịu chết nhọc nhằn biết bao

Hiến thân vì kẻ mình yêu

Đó là chứng tỏ tình yêu tuyệt vời

Thiếu nhi muốn được nhận lời (lời cầu xin)

Lời cầu phải có thêm nhiều hy sinh

Nhìn xem Chúa chịu đóng đinh

Đường đời gian khó thiếu nhi vẫn cười

 

LÀM TÔNG ĐỒ

29. Làm tông đồ là gì?

Là làm việc truyền giáo, nghĩa là làm mọi cách để làm cho người ta nhận biết và yêu mến Chúa. Như dậy các em khác về giáo lý , về phong trào thiếu nhi Thánh Thể, rủ nhau đi nhà thờ, đi học giáo lý hay cầu cho kẻ có tội ăn năn trở lại.

30. Có mấy cách làm tông đồ?

Có hai cách: Một là làm tông đồ bằng cầu nguyện, rước lễ, hy sinh. Hai là làm tông đồ như gương sáng, sống bác ái để mọi người biết và tôn thờ Chúa.

31. Làm gương sáng có phải là làm tông đồ không?

Đó là cách làm tông đồ đắc lực, vì thế Thiếu nhi Thánh Thể phải luôn luôn làm gương sáng cho chúng bạn trong việc lành, trong cách ăn , nết ở và trong lời nói việc làm.

32. Thiếu nhi nêu gương sáng trong việc lành thế nào?

Thiếu nhi phải tỏ ra đạo đức mọi nơi mọi lúc nhất là trong nhà thờ phải hết sức nghiêm trang không nói chuyện, nô đùa…

33. Thiếu nhi nêu gương sáng trong cách ăn nết ở thế nào?

Thiếu nhi sống nết na, ngoan ngoãn, vui vẻ hoà thuận và hay giúp đỡ người khác.

34. Thiếu nhi nêu gương sáng trong lời nói việc làm như thế nào?

Thiếu nhi luôn nói lời ngay thật, không chửi thề, nói tục và siêng năng chăm chỉ làm việc bổn phận hàng ngày.

TÔNG ĐỒ

Tông đồ là đuốc sáng soi

Đem Tin Mừng đến cho người bốn phương

Tông đồ chính thức không đông

Cho nên Chúa đã gọi chung nhiều người

Thiếu nhi con Đức Chúa Trời

Phải lo hăng hái lãnh vai tông đồ

Hãm mình, rước lễ, nguyện cầu

Cũng là phương thế giảng rao Tin Mừng

Lại làm gương tốt quanh mình

Bạn bè bắt chước đem tình mến yêu

Thiếu nhi em gắng một điều

Vì lòng mến Chúa làm nhiều việc ngoan

 

VIỆC LÀM

35. Hàng ngày thiếu nhi Thánh Thể làm gì?

Sáng thức dậy, làm dấu Thánh Giá, đọc kinh dâng ngày cho sốt sắng. Rồi nếu có thể đi dự lễ, rước lễ. Trong ngày siêng năng cầu nguyện, viếng Chúa, rước lễ thiêng liêng, hãm mình lần hạt, làm gương sáng và tối đến thì nhớ biên kho.

36. Biên Kho là thế nào?

Là ghi lại những việc lành thiêng liêng mình làm trong ngày vào một tờ giấy gọi là giấy kho, rồi gửi đến người phụ trách và chuyển về Giáo Phận.

37. Phải biên kho thế nào?

Phải biên Kho rõ ràng, nhất là thành thực. Có thì biên mà không có thì thôi

38. Mỗi ngày thiếu nhi phải làm gì để kính Đức Maria Nữ Vương của Phong trào?

Mỗi ngày thiếu nhi đọc 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh kính mừng và 1 kinh sáng danh để kính Đức Maria.

39. Hàng tuần thiếu nhi nhớ làm gì?

Nhớ đi dự lễ nếu có thể, lo học giáo lý, họp đội, họp đoàn cộng sổ kho và đem nộp Kho cho người phụ trách.

40. Hàng tháng thiếu nhi làm gì.

Phải tham dự giờ chầu Thánh Thể của thiếu nhi vào thứ năm đầu tháng và xưng tội đầy đủ

41. Hội họp có phải là việc quan trọng không?

Hội họp là sinh hoạt quan trọng của phong trào, vì nhờ đó thiếu nhi sẽ được học tập và nhắc nhở thêm về đạo đức, về tư cách và về phong trào. Do đó thiếu nhi phải tham dự đầy đủ và nghiêm trang trong giờ họp, giờ học.

42. Thiếu nhi sống trong đội, đoàn như thế nào?

Thiếu nhi luôn hoà thuận vui tươi và yêu mến các bạn cùng đội cùng đoàn, vâng lời cấp trên, thi đua học hỏi và sống đoàn kết.

43. Là thiếu nhi Thánh Thể em phải có chí hướng nào?

Em phải luôn nghiêm chỉnh, vì không phải vào phong trào để được vui chơi, thứ đến thiếu nhi phải can đảm vì được làm con Chúa. Sau hết thiếu nhi thề quyết trung thành tuân giữ luật Phong trào, luôn hăng hái học tập, làm việc để tiến mãi.

 

******************************************************************

phần 2.

TỔ CHỨC – DẤU HIỆU – SINH HOẠT

I. Tổ chức đoàn – đội

1. Đội là gì?

Là một nhóm từ 8 – 10 em cùng lứa tuổi, cùng hoàn cảnh, cùng trình độ, liên kết với nhau để sống theo luật Chúa, luật Giáo Hội và luật Phong trào.

2. Phải làm gì để đội tiến?

Như một thân thể hay gia đình. Bởi thế mỗi đội viên phải tích cực tham gia các hoạt động thì đội mới tiến được và do đó Đoàn mới tiến.

3. Phương pháp hàng đội là gì?

Là phương pháp lấy đội làm căn bản để sinh hoạt và học tập. Do đó đội cũng là đơn vị căn bản của Phong trào.

4. Tại sao lại chia mỗi người một nhiệm vụ trong đội?

Vì mỗi người có một khả năng riêng, hơn nữa một người khôngh thể làm được tất cả mọi viẹc trong đội.

5. Nhiệm vụ của đội trưởng?

Là lo điều khiển chung mọi công việc trong đội và thúc giục đội viên thi hành nhiệm vụ chu đáo.

6. Nhiệm vụ của đội phó?

Là giúp đội trưởng, điều khiển đội trong khi đội trưởng vắng, huấn luyện đội viên mới.

7. Nhiệm vụ của thư ký?

Giữ sổ sách đội, lập biên bản các cuộc họp.

8. Nhiệm vụ của thủ quỹ?

Lo tài chính của đội. giữ các dụng cụ của đội như: lều, cọc dây…

9. Nhiệm vụ của quản trò?

Tìm trò chơi, băng reo, vũ, kịch…

10. Nhiệm vụ của quản ca?

Tìm bài hát mới và tập hát cho đội nếu có thể…

 

II. Khăn quàng.

1. Phân nghành.

– Ấu nhi: khăn quàng mầu xanh lá mạ

– Thiếu nhi: Khăn quàng mầu xanh biển đậm

– Thiếu niên: Khăn quàng mầu vàng nghệ.

2. Phân cấp:

– Đội sinh: Khăn quàng ngành, Thánh giá đỏ sau chéo

– Đội trưởng, đội phó: Khăn của ngành, thêm viền vàng (thiếu niên viền đỏ)

– Phụ tá giám đốc, huynh trưởng khăn đỏ, viền vàng, Thánh giá vàng sau chéo.

– Giám đốc, linh hưởng khăn trắng, viền vàng có Thánh giá vàng ở chéo khăn.

3. Đường viền khăn.

Phải cách với cạnh khăn. Khoảng cách giữa đường viền khăn với cạnh khăn lớn bằng viền khăn (bằng chiều rộng của viền khăn). (Xin xem thêm trong điều 25 Nội quy Thiếu nhi Thánh Thể)

III. Ý nghĩa của dấu hiệu chào

1. Dấu hiệu chào của thiếu  nhi là gì?

Đưa bàn tay phải ngang vai, ngón cái ép vaog lòng bàn tay, bốn ngón kia thẳng, cùi tay khép sát vào người.

2. Ý nghĩa của dấu hiệu đó như thế nào?

Bốn ngón tay xếp đều chỉ bốn tinh thần của thiếu nhi: Cầu nguyện – hy sinh – Rước lễ – Làm viêc tông đồ. Ngón cái ép vào lòng bàn tay chỉ sự quyết tâm của thiếu nhi muốn thực hiện bốn tinh thần trên.

3. Khi nào em dùng dấu hiệu chào?

Em dùng dấu hiệu chào trong những trường hợp sau: Khi gặp huynh trưởng, đón quan khách, khi trình diện. lúc từ biệt…

4. Châm ngôn của thiếu nhi là gì?

Là HY SINH.

5. Ý nghĩa của châm ngôn là gì?

Hy sinh có nghĩa là luôn lấy việc hy sinh hãm mình làm công viêc cần thiết để tự luyện và là phương thế hoạt động tông đồ.

6. Khi nào em cần dùng đến châm ngôn?

Em luôn dùng trên môi miệng khi sinh hoạt đoàn. Em còn phải đem áp dụng trong đời sống để lướt thắng những khó khăn em gặp.

 

IV. Mục đính gia nhập Thiếu nhi Thánh Thể.

1. Gia nhập thiếu nhi Thánh Thể để làm gì?

Để thánh hoá bản thân và làm việc tông đồ.

2. Thánh hoá bản thân là gì?

Là sống với Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể trong lời cầu nguyện, rước lễ và hy sinh

3. Làm việc tông đồ là gì?

Là hoạt động không ngừng để làm cho mọi người hiểu biết và yêu mến Chúa. chấp nhận Tin Mừng cứu rỗi của Chúa.

4. Em hứa gì khi tuyên hứa chính thức là thiếu nhi Thánh Thể?

Em hứa, Chúng con muốn được chính thức nhận vào đoàn Thiếu nhi Thánh Thể của Chúa để góp  phần làm việc tông đồ mở mang Nước Chúa.

5. Muốn thi hành lời hứa em cần phải làm thế nào?

Em cần: Sống Thánh Thể mỗi ngày.

Rước lễ để kết hợp với Chúa

Nghe Lời Chúa trong Phúc âm rồi đem ra thực hành.

Bắt chước Chúa trong việc bổn phận.

Hy sinh luôn.

 

V. Phù hiệu và băng của phong trào

1. Phù hiệu phong trào Thiếu nhi Thánh Thể có hình dáng thế nào?

Phù hiệu phong trào Thiếu nhi Thánh Thể có hình chén vàng, trên là hình bánh trắng tròn. Cả chén và bánh nằm trên Thánh giá đỏ. Tất cả được đóng khung bốn cạnh chung quanh. Đây là phù hiệu chung cho cả Phong trào.

2. Băng Phong trào có hình dáng thế nào?

Có hình chữ nhật đỏ, trên có chữ trắng THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM. Băng được gắn ngay trên nắp túi áo trái.

3. Ý nghĩa của sáu chữ là gì?

Sáu chữ THIẾU NHI THÁNH THỂ VIỆT NAM trắng được sắp nổi bật trên nền đỏ tượng trưng về sự trong trắng và đơn sơ của tuổi thiếu nhi. Băng đó nhắc nhở em là thiếu nhi của Chúa Giêsu Thánh Thể.

4. Ý nghĩa của nền đỏ là gì?

Nền đỏ báo hiệu cho em biết rằng, theo Chúa phải chịu đau khổ hy sinh, vui nhận Thánh Giá Chúa gửi. Đồng thời màu đỏ còn nói lên tâm tình yêu mến mà em phải có với Chúa Giêsu Thánh Thể. Với bất cứ giá nào, em cũng phải bảo vệ thanh danh Chúa, không để cho ai xúc phạm đến Chúa bằng lời nói hay việc làm.

5. Ý nghĩa của chén lễ và bánh trắng là gì?

Nói lên tôn chỉ của Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể: Sống Lời Chúa và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể. Chúa Giêsu Thánh Thể là Lý Tưởng của Phong trào. Bởi đó. Thánh Thể là nguyên nhân thúc đẩy và là trung tâm mọi hoạt động tông đồ của Thiếu nhi.

6. Thánh Giá đỏ có ý nghĩa gì?

Nhắc cho chúng ta nhớ rằng chính Chúa đã cứu chuộc bằng hy sinh và máu đào. Vì thế muốn được hạnh phúc và phần thưởng sau này, thiếu nhi phải vác Thánh Giá của mình cùng với hy sinh đau khổ để theo Chúa. Tất cả được đóng khung nói lên mối dây liên lạc của mọi Thiếu nhi khắp bốn phương trời, cùng có chung một người Cha Trên Trời. Nên thiếu nhi còn có nhiệm vụ cầu nguyện, yêu thương mọi thiếu nhi không phân biệt.

VI. Cờ của Phong trào

1. Màu xanh đậm ở trên cờ có ý nghĩa gì?

Nhắc nhở em luôn nhớ tới tuổi xuân của em, một lứa tuổi đầy nhựa sống: Vui tươi, cởi mở, nhất là nhắc em nhớ rằng: Cần phải sống quảng đại, bao dung như nước biển bao trùm đại dương

2. Màu trắng ở dưới có ý nghĩa gì?

Nói lên sự trong trắng ngây thơ của tuổi thanh xuân. Phải làm sao lòng em luôn là tờ giấy trắng trước mặt Thiên Chúa. Nhắc em phải duy trì chiếc áo trắng ngày em được làm con Chúa trong Bí tích Rửa tội.

3. Tại sao có dấu hiệu Thiếu nhi Thánh Thể ở giữa cờ?

Dấu hiệu ở chính giữa nhắc cho em biết, em không sống riêng rẽ một mình, nhưng em luôn được liên kết với tất cả thiếu nhi Việt Nam và thế giới để cùng nhau làm tông đồ.

4. Tên đoàn và tên Giáo phận nói lên ý nghĩa gì?

Nói cho em biết rằng: em có bổn phận liên kết với tất cả đoàn sinh trong xứ cũng như trong Giáo phận để sống đầy đủ cuộc sống một Thiếu nhi Thánh Thể.

5. Riềm vàng chung quanh có ý nghĩa gì?

Nói lên ý liên kết mọi thiếu nhi trong tinh thần hăng say can trường để mở rộng vinh quang Nước Chúa

VI. Tham gia sinh hoạt chung

1. Phải có tinh thần nào khi tham gia sinh hoạt chung?

Phải đặc biệt có tinh thần kỷ luật và hoà đồng vui tươi.

2. Những gì cần phải tránh khi sinh hoạt chung?

Cần phải tránh:

Óc vô kỷ luật, thiếu trật tự.

Hung hăng thái quá làm người khác mất lòng, khó chịu.

Thái độ ù lỳ, bất cần, tiêu cực.

Phe phái quá khích làm tổn thương bác ái chung.

3. Phải đối xử thế nào với bạn bè khi sinh hoạt chung?

Phải cố gắng: Bác ái, vui tươi, hoà nhã.

Biết nhường nhịn, khuyến khích…

Không chọc ghẹo quá mức

Sắn sàng khen ngợi khi người khác có sáng kiến, làm hay.

4. Trước khi đón tiếp khách em phải làm gì?

Em hãy tuân theo lệnh tập hợp, sửa soạn y phục, khăn quàng, huy hiệu cho chỉnh tề.

5. Khi khách đến em phải làm gì?

Đứng thế nghiêm, theo lệnh trưởng, giơ tay chào và giữ thinh lặng.

6. Khi mừng khách em nên có thái độ nào?

Hãy vui tươi, tham gia tích cực những băng reo hay bài hát chào đón quý khách.

7. Khi khách đáp từ em có thái độ nào?

Em hãy tuyệt đối im lặng nghe và nghiêm trang.

8. Khi tham dự nghi thức khai mạc Lửa Thiêng em cần làm gì?

Em cần nghiêm chỉnh, thánh hoá giây phút long trọng đó. Hãy theo dõi lời giải thích và bài hát cho đầy đủ, bài hát “gọi lửa” và bài “chào lửa” một cách nghiêm trang.

9. Trong khi trình diễn em cần có thái độ nào?

Em cố gắng: Giữ  im lặng khi phải im.

Náo động mạnh khi trưởng đề nghị náo động.

Hát hò hăng hái và tán thưởng nồng nhiệt.

 

10. Khi kết thúc em nên làm gì?

Đừng phá hàng lối, hãy ngiêm trang tham dự nghi thức bế mạc.

Nghe lời nhắn nhủ của cha Linh Hướng, sốt sáng lãnh phép lành và âm thầm tan hàng.

 

*****************************************************************************

 

Phần ba.

Nội quy

Phong trào Thiếu nhi – Thiếu niên

Thánh Thể Việt Nam

Phần thứ nhất:

NỘI QUY PHONG TRÀO THIẾU NHI THÁNH THỂ

Chương 1.

BẢN CHẤT CỦA PHONG TRÀO

Điều 1. Phong trào nghĩa binh Thánh Thể nghành Thiếu nhi thuộc hội Tông Đồ Cầu nguyện do quy định của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam họp năm 1965 quyết định từ đây sẽ được gọi là Phong Trào Thiếu nhi Thánh Thể.

Điều 2. Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể là một hội đạo đức được thành lập với hai mục đích tổng quát:

a/ Huấn luyện thiếu nhi thành những người Công giáo trưởng thành

b/ Động viên thiếu nhi vào đoàn thể để tham gia vào công cuộc tông đồ của Giáo Hội

Phép Thánh Thể là nền tảng và là phương pháp đặc biệt của phong trào.

Điều 3: Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam hoàn toàn theo đúng tinh thần và tôn chỉ của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể quốc tế. Tuy nhiên để áp dụng thích hợp hơn với hoàn cảnh hiện tại ở Việt Nam, phong trào có một đôi điều sửa đổi về phương diện tổ chức cũng như hình thức bề ngoài.

Điều 4: Tinh thần của phong trào Thiếu nhi Thánh Thể là sống liên lỷ cuộc đời cầu nguyện, là sùng kính Thánh Thể, là Hy sinh, là lo cho danh Chúa được cả sáng và lo cho các linh hồn được rỗi. Sống đầy đủ tinh thần này, thiếu nhi sẽ trở thành những người Công giáo hoàn hảo.

Tôn chỉ của phong trào là lấy phép Thánh Thể, sức sống và trung tâm của đời sống Công giáo, để Kitô hoá Thiếu nhi. Đây là đặc tính huấn luyện của Phong trào, căn cứ trên một nền tảng tín lý vững chắc. Ngoài ra phong trào còn cổ động sự sùng kính Thánh Tâm, yêu mến Mẹ Maria, vâng phục tuyệt đối Đức Thánh Cha là vị đại diện của Chúa nơi trần gian thông qua Đức Giám mục Giáo phận hiệp thông với Đức Thánh Cha.

Điều 5. Là một phong trào tuyển lựa. Phong trào thiếu nhi Thánh Thể theo ý của Đấng bản quyền sẽ tiến dần đến phong trào quần chúng. Nghĩa là trong những giai đoạn đầu phong trào tuyển lựa và huấn luyện một số thiếu nhi để làm nòng cốt rồi nhờ đó mà huấn luyện nhiều đợt khác . Như vậy Phong trào sẽ dung nạp được tất cả số thiếu nhi Công giáo trong các xứ họ để huấn luyện chúng làm tông đồ.

 

Chương 2.

HỆ THỐNG TỔ CHỨC

          Điều 6. Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam phải là một phong trào thống nhất trên mọi bình diện  xét về mặt tinh thần, tổ chức cũng như những nghi thức bề ngoài để những mục đích của Phong trào đạt tới một cách hiệu quả hơn.

Điều 7. Đơn vị căn bản của phong trào là đội từ 8 – 12 em do một Tông đồ đội trưởng điều khiển với sự cộng tác của đội phó và các em phụ trách chuyên môn, mỗi đội lấy tên một vị thánh, một khẩu hiệu hợp với đời sống vị thánh ấy.

Điều 8. Các đội trong một họ đạo họp thành một đoàn có các tổ nhỏ chia theo lứa tuổi hay theo giới tính. Mỗi đoàn sẽ chọn một bổn mạng là lễ kính Chúa hay lễ kính Đức Mẹ.

Điều 9. Các đoàn trong một xứ họp thành liên đoàn có cha tuyên uý và ban quản trị liên đoàn điều khiển. Hàng năm liên đoàn nên tổ chức những cuộc họp bạn trong phạm vi liên đoàn để các em thiếu nhi có dịp sống đoàn kết, thi đua và khích lệ nhau.

Điều 10. Nhiều liên đoàn trong địa phận họp thành Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể toàn địa phận do linh mục Tổng tuyên uý (Linh mục giám đốc) được Đức Giám mục địa phận cắt đặt và do ban quản trị địa phận điều khiển, Ban quản trị địa phận gồm có chủ tịch, hai phó chủ tịch, thư ký, thủ quỹ và các uỷ viên.

Nhiệm vụ của Cha Tuyên uý và ban quản trị địa phận là:

– Thống nhất và duy trì các đoàn thiếu nhi Thánh Thể đã được thành lập, sống theo lý tưởng.

– Thăm viếng, uỷ lạo các đoàn sa sút

– Mở những cuộc tĩnh tâm và huấn luyện cho các cấp của phongh trào.

– Triệu tập và chủ toạ các cuộc họp ban quản trị địa phận.

– Liên lạc với trung ương toàn quốc, báo cáo hằng năm và nhận thi hành những quyết định chung.

Điều 11. Năm 1967 Hội đồng Giám Mục Việt nam đã chính thức bổ nhiệm ban tuyên uý toàn quốc cho phong trào Thiếu nhi Thánh Thể ở Việt Nam. Ban này có văn phòng với nhiệm vụ liên lạc và giúp đỡ các cha tuyên uý địa phận và địa phương trong khu vực của mình bằng cách cung cấp những gì hữu ích để phát triển và điều khiển phong trào Thiếu nhi Thánh Thể.

Ban quản trị gồm:

Chủ tịch Phong trào

Phó chủ tịch nội, ngoại vụ

Tổng thư khý

Tổng thủ quỹ khiêm quản lý

Các uỷ viên chuyên môn

Nhiệm kỳ của ban này là một năm và việc tuyển chọn sẽ do các ban quản trị địa phận đề nghị và ban tuyên uý toàn quốc quyết định.

 

Chương 3 

Các cấp trợ tá

Điều 12: Các cấp chỉ huy chính thức trong phong trào Thiếu nhi Thánh Thể là những linh mục Tuyên uý được bổ nhiệm song cần có người để phụ trách phong trào gọi là những trợ tá.

Có thể phân làm 3 cấp là: Hộ uý, huynh trưởng và đội trưởng.

Điều 13: Hộ uý là những nam , nữ tu sĩ ( hay giáo dân có khả năng và đứng đắn) được đặt ra để giúp cha Tuyên uý hướng dẫn các sinh hoạt của đoàn một cách chung như giúp các huynh trưởng làm việc, kiểm soát các em thiếu nhi trong việc tuân giữ kỷ luật , thay mặt cha tuyên uý trong các buổi họp ban quản trị đoàn.

Điều 14. Huynh trưởng gồm có: Đoàn trưởng, đoàn phó, phân đoàn trưởng, phó. Liên đội trưởng, phó. Là những nam nữ thanh niên, ít nhất là phải đủ 16 tuổi, đủ tư cách và có khả năng chuyên môn, được cắt đặt để trực tiếp điểu khiển và huấn luyện các đoàn viên.

Các huynh trưởng này có phận sự họp đoàn viên của mình theo luật định, lo làm và giữ gìn sổ sách đoàn, kiểm soát các cuộc họp, làm báo cáo hàng tháng gửi về văn phòng giáo phận.

Huynh trưởng sẽ được huấn luyện và khi có chứng chỉ năng lực mới được kể là huynh trưởng chính thức của phong trào.

Các huynh trưởng trong xứ hợp lại thành ban quản trị địa phương. Những huynh trưởng ưu tú trong xứ sẽ được tuyển vào ban quản trị địa phận hay trung ương toàn quốc.

Điều 15. Đội trưởng cũng gọi là tông đồ là những em thiếu nhi thánh thể xuất sắc về mọi mặt trong các đội được đặt ra để điều khiển đội.

Đội trưởng có quyền và có bổn phận họp đội mình theo luật định, hướng dẫn các em thi hành các công tác, thu phát giấy kho hàng tuần, làm và giữ gìn sổ sách đội.

Trung ương và Địa phận có phận sự đào tạo chu đáo cấp đội trưởng này và cấp phát chứng chỉ cho các em

 

Chương 4

Các cấp bậc thiếu nhi

Điều 16: Các thiếu nhi Thánh Thể được chia làm hai hạng:

– Tập sự: Gồm thời kỳ dự bị kéo dài ít nhất là 6 tháng, thời gian này các em học tập sơ lược về phong trào và tập sống theo điều đã học.

– Hạng chính thức gồm 3 năm.

+ Năm thứ nhất: Là các em mới tuyên hứa lần đầu, các em sẽ học về sự dâng ngày, cầu nguyện, chịu lễ và giáo lý.

+ Năm thứ hai: Những em đã tuyên hứa lại lần thứ hai, các em sẽ học thêm về tinh thần hy sinh về tông đồ và về Thánh lễ.

+ Năm thứ ba: Những em đã khấn lại lần thứ ba, các em sẽ học về ơn nghĩa thánh và đời sống siêu nhiên.

Mỗi khi thăng cấp, thiếu nhi phải học thuộc hết chương trình của mình và có dấu sống theo những điều đã học một cách rõ rệt.

 

Chương 5

Sinh hoạt của phong trào

Điều 17. Việc thiêng liêng:

Thiếu  nhi Thánh Thể mỗi sáng khi thức dậy sẽ dâng ngày theo ý chỉ của Đức Giáo Hoàng.

Trong ngày, thiếu nhi cố gắng làm những việc đã được ghi trong giấy kho thiêng liêng như: Dâng lễ, chịu lễ, lần hạt, đọc Kinh Thánh , việc bổn phận, hãm mình, thương người, bác ái (6 việc lành trong Kho Thiêng Liêng)

Tối đến thiếu nhi biên kho, cuối tuần cộng Kho nộp cho đội trưởng để cộng nộp cho cấp trên. Biên kho cũng là một phương thế “tự huấn luyện” đặc biệt của Thiếu nhi Thánh Thể.

Điều 18. Hội họp

(Luật buộc Thiếu nhi Thánh Thể đi họp mỗi tuần)

          Hội họp là sinh hoạt quan trọng của Phong trào, vì đó là phương thế huấn luyện hữu hiệu, Hội họp không phải là một lớp học do một giảng viên nói, song còn là cuộc thảo luận, một kiểm thảo, một lúc cầu nguyện chung, một cuộc sống vui vẻ, đầm ấm và thông cảm.

Trong phạm vi đoàn, mỗi tháng Tuyên uý hay hộ uý họp ban quản trị gồm các huynh trưởng, và nếu cần các đội trưởng, đội phó. Buổi họp này có mục đích kiểm điểm tình hình trong tháng qua, vạch chương trình làm việc cho tháng tới và học hỏi huấn luyện thêm.

 

 

Điều 19: Học tập:

Thiếu nhi Thánh Thể phải lấy việc học tập về Phong trào và Giáo lý là điều cầu thiết, quan trọng theo chương trình tháng và theo cấp bậc.

Điều 20: Công tác, chiến dịch.

Để sống theo lý tưởng trong đời sống thực tế. Thiếu nhi hàng tháng hay hàng tuần sẽ nhận những công tác thường xuyên để chu toàn trên phương diện thực hành.

Trong trường hợp đặc biệt. Ban quản trị Đoàn hay địa phận mở chiến dịch vào một vấn đề nhất định theo nhu cầu đòi hỏi (như: kỳ thi giáo lý cấp giáo phận, giáo xứ hay kỷ niệm ngày lễ lớn…) Đây cũng là dịp để các em thi đua

Điều 21: Phúc trình

Hàng tháng ban quản hội, huynh trưởng phải làm phúc trình về văn phòng Giáo phận, báo cáo về số đoàn viên, về cuộc họp, học về sổ kho thiêng liêng và tình hình chung của đoàn.

Điều 22: Hành chính.

Để làm việc có hiệu quả, mỗi đội, đoàn nên có sổ đoàn viên, sổ điểm danh, sổ kho…

Điều 23: Báo chí.

Để hướng dẫn sinh hoạt của phong trào. Phong trào Thiếu nhiThánh Thể có tờ đặc san lấy tên là Thánh Thể là nơi huấn luyện và liên lạc chính thức chung cho toàn thể Thiếu nhi Giáo phận 

Điều 24: Chuyên môn.

Tuy là phong trào hoàn toàn đạo đức. Thiếu nhi Thánh Thể vẫn chấp nhận “Phương pháo chơi để giáo dục” như các hội đoàn khác như: cắm trại, lửa trại, kịch vũ, trò chơi, ca nhạc…

Chương 6

Hình thức bề ngoài

Điều 25: Đồng phục (nếu có thể)

– Thiếu nhi nam: Quần soóc hoặc quần dài màu xanh nước biển, áo sơ mi trắng, khăn quàng trắng viền đỏ. Thánh giá đỏ sau chéo.

– Thiếu nhi nữ: Quần áo dài trắng ( có thể màu đen) khăn quàng trắng viền xanh. Thánh giá xanh đậm sau chéo.

– Huynh trưởng nam: như thiếu nhi nam trừ khăn quàng màu đỏ viền vàng. Thánh giá vàng đậm sau chéo.

– Huynh trưởng nữ: như thiếu nhi nữ trừ khăn quàng màu xanh da trời viền vàng. Thánh giá vàng đậm sau chéo.

– Tuyên uý: Khăn quàng trắng viền vàng. Thánh giá vàng đậm sau chéo.

– Tập sự: đồng phục như trên nhưng không có khăn quàng.

Điều 26. Cấp hiệu đoàn sinh

          Ấu nhi: Lúa miến và cành nho biểu tượng cho phép Thánh Thể. Nói lên công khó và sức sống của em dâng lên Chúa

Thiếu nhi: Con cá, biểu tượng Chúa Kitô nuôi sống dân chúng. Nói lên sự hiện diện của Chúa Kitô và lương thực hằng ngày trong đời sống thiêng liêng của em.

Thiếu niên: Thánh giá trên trái cầu. Biểu tượng cho ơn Cứu Độ của Chúa, nói lên tinh thần trách nhiệm chinh phục và rao truyền Tin Mừng cho mọi người trong cuộc sống em.

Đoàn sinh được mang cấp hiệu sau cuộc kiểm tra khả năng, trình độ và được cấp trên trao ban trong một nghi lễ của Đoàn

Điều 27. Cờ đoàn

Theo mẫu chung của Phong trào, mỗi đoàn nên có cờ. Cờ đoàn hình chữ nhật khổ 80  x 115cm. Mặt trước cờ phía bên trái cờ màu xanh biển sậm chỉ sự thanh xuân. màu trắng phía bên phải chỉ sự thanh sạch. Phía mặt chính giữa để dấu hiệu Thiếu nhi Thánh Thể, trên dấu hiệu có chữ Thiếu nhi Thánh Thể, phía dưới dấu hiệu có tên Giáo Phận. Mặt sau cờ cũng giống như mặt trước nhưng dưới dấu hiệu có chữ xứ, họ thay cho chữ Giáo phận.

Cờ đội hình tam giác 25 x 40cm màu đỏ tươi hoặc xanh biển. Mặt bên cờ là tên đội, cán cờ dài 120 cm

Cờ danh dự: khổ 25 x 40cm màu vàng có tua cả hai mặt đều đề chữ “danh dự” màu đỏ

Điều 28. Đoàn ca

Bài ca tạm thời của Thiếu nhi Thánh Thể là bài: Thiếu nhi Tân hành ca.

Phần hai:

Nội quy phong trào thiếu niên Thánh Thể Việt Nam

Điều 1. Ngành thiếu nên Thánh Thể là một ngành của phong trào Thánh Thể, dành cho các thiếu nên tuổi từ 13 – 16 cũng gọi là nghĩa sĩ.

Điều 2. Ngành Thiếu niên Thánh Thể chủ trương tiếp tục lấy Phép Thánh Thể để huấn luyện các thiếu niên lúc chúng mới ra trường, hay bước vào bậc trung học. Trọng tâm của  nagnhf này là hướng dẫn các thiếu niên sống cuộc đời chứng nhân của Chúa Kitô và của Hội Thánh.

Điều 3:  Lý tưởng của Thiếu niên Thánh Thể là tìm hiểu, yêu mến và phụng sự Chúa Kitô bằng tất cả cuộc sống. Tìm hiểu Người qua Phúc âm, yêu mến Người nơi Phép Thánh Thể, Phụng sự Người trong Giáo Hội

Điều 4: Khẩu hiệu của Thiếu niên Thánh Thể là TRUNG THÀNH

Điều 5: Bổn mạng của Thiếu niên Thánh Thể là Thánh Phaolô, gương mẫu của đời sống “ Mạo hiểm, anh hùng và chinh phục” những đức tính xứng hợp nhất với lý tưởng của Thiếu niên Thánh Thể.

Điều 6: Thiếu niên Thánh Thể có hai năm chính thức, năm thứ nhất học đặc biệt về đời sống Chúa Kitô trong Phúc âm và học qua về Cựu ước. Năm thứ hai đặc biệt học về lịch sử Giáo Hội và về Công Giáo Tiến Hành. Họ cũng chuẩn bị để bước lên đường đời.

Điều 7. Đồng phục của Thiếu niên Thánh Thể được quy định.

– Nam: Quần âu dài xanh sậm, áo sơ mi trắng dài tay, khăn quàng viền đỏ, Thánh Giá đỏ sau chéo.

– Nữ: Quần trắng, áo dài rắng, khăn quàng viền xanh biển. Thánh Giá xanh biển sau chéo.

Điều 8. Dấu hiệu của Thiến niên Thánh Thể chính thức như sau:

– Nam: Dùng dấu hiệp sĩ ( Cái thuẫn trắng với thanh gươm đỏ)

– Nữ: Dấu hiệu thông tin (con chim én)

Điều 9: Hội thiếu niên Thánh Thể được đặt dưới cùng một hệ thống tổ chức của Thiếu nhi Thánh Thể (chương 2,3) Đồng thời sinh hoạt 2 ngành như nhau (chương 5) Nhưng biệt lập nhau và thích hợp với tâm tình chung.

 

 

Phần phụ lục

1. Lễ nghi tuyên hứa của Thiếu nhi Thánh Thể

Muốn được tuyên hứa và khấn chính thức là TNTT các em cần phải:

– Học hết chương trình đã quy định.

– Được huấn luyện chu đáo và có dấu tấn tới.

– Cần tổ chức một ngày tĩnh tâm để giúp các em hiểu biết hơn về sứ mệnh và nhiệm vụ của các em.

– Lễ nghi nên tổ chức trong Thánh Lễ sau bài giảng

Huynh trưởng:

Nhân danh Chúa Giêsu Thánh Thể là lý tưởng của chúng con. Nhân danh Đức Maria là Nữ Vương của Thiếu nhi chúng con. Những em sau đây xin được tuyên nhận vào lớp Thánh Thể chính thức.

( Gọi tên từng em một rồi sắp hàng trước gian cung thánh, sau khi đã ổn đinh Cha Chủ Sự bắt đầu hỏi)

Cha chủ sự:   Chúng con muốn gì?

Các em (Đồng thanh đáp)

Chúng con muốn được chính thức nhận vào Đoàn Thiếu nhi của Chúa Giêsu Thánh Thể, để góp phần làm việc tông đồ mở mang Nước Chúa

Cha Chủ sự: Để thi hành ý muốn đó tất cả chúng con sẽ làm gì?

Các em:  Thưa nhờ ơn Chúa giúp, chúng con sẽ cố gắng hơn để:

– Sống Thánh Lễ của chúng con mỗi ngày

– Nghe lời Chúa Giêsu nói trong Phúc âm

– Bắt chước Chúa trong việc thi hành bổn phận

– Hiệp lễ để kết hợp với Chúa chặt chẽ hơn.

Cha chủ sự: Chúng con có biết khẩu hiệu của Thiếu nhi là gì không?

Các em: Thưa khẩu hiệu của thiếu nhi là HY SINH. Hy sinh để phụng sự Chúa, hy sinh để giúp đỡ anh em, hy sinh để làm việc bổn phận chúng con một cách vui vẻ.

Cha chủ sự: Vậy chúng con hãy đọc lời hứa của chúng con.

Các em: (nếu ít nên tuyên hứa từng em)

(Tất cả các em khấn bước  lên một bước, tay phải đưa ngang mặt phía trước, tay trái để lên ngực và đọc rõ ràng)

Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin dâng trót đời con cho Chúa, để kết hiệp với việc hy sinh của Chúa trong Thánh lễ. Con sẽ cố gắng chịu lễ để nên giống Chúa, và để yêu thương phục vụ anh chị em chúng con thật nhiều.

Lạy Mẹ Maria, Đấng đã đón nhận Chúa và đem Chúa vào đời một cách tuyệt hảo, xin giúp chúng con trung thành với điều chúng con tuyên hứa trên đây, để được vui lòng Chúa Giêsu con Mẹ.

          ( Tuyên hứa xong, Cha chủ sự phát dấu hiệu hay khăn quàng cho các em, sau đó các em cúi đầu trở ra hôn cờ đoàn chỉ thề quyết tâm phụng sự Chúa. Trong khi các em nhận dấu hiệu hay khăn quàng và hôn cờ thì hát bài lời nguyện tông đồ).

Cha chủ sự: Nhân danh Cha Tổng giám đốc hội tông đồ cầu nguyện và Thiếu nhi Thánh Thể, Cha nhận lời tuyên hứa của chúng con. Chúng con hãy xin Chúa giúp để luôn dược xứng đáng với danh hiệu của chúng con là thiếu nhi và là những người em yêu dấu của Chúa Giêsu Thánh Thể.

(Sau đó Thánh lễ tiếp tục bình thường)

 

2. Chương trình hội họp

I. Chương trình họp đoàn

a/ Ngoài sân chơi:

– Tập họp hàng đội

– Hô khẩu hiệu đoàn ba lần( Thiếu nhi – HY SINH) và hát đoàn ca.

– Kiểm diện. Nếu cần thu giấy Kho.

– Báo cáo do đội trưởng (đội gì? Tổng số bao nhiêu? Có mặt, vắng mặt, có phép không)

b/ Trong lớp:

– Đọc kinh… Kinh dâng ngày, câu: Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin cho Nước Chúa trị đến.

– Kiểm thảo: Khiểm tra bài học cũ

– Chỉ bài học tới, cắt nghĩa bài học đó.

– Cắt nghĩa hay nhắc ý cầu nguyện trong tháng, dạy thêm những điều cần thiết về đạo đức, cầu nguyện, nhân bản…

– Phân công công việc cho các đội, tập hát, phát phiếu Kho

– Kết thúc , cám ơn, hát ca tạm biệt, hô khẩu hiệu đoàn, giải tán.

– Nên vào nhà thờ để viếng Chúa trước khi ra về.

2. Chương trình họp đội

– Tập họp hình tròn hay hình bán nguyệt

– Hô khẩu hiệu đội, hát bài ca đội hay bài ca chính thức của thiếu nhi, kiểm diện , góp phiếu Kho.

– Đọc kinh Lạy Cha, Kính mừng, Sáng danh. Ba lần câu: Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, xin cho Nước Chúa trị đến.

– Khuyên dặn đôi điều, nhắc ý cầu nguyện trong tháng, kiểm điểm tình hình sinh hoạt trong đội, nhắn lại những điều  đã nghe trong cuộc họp đoàn trước.

– Học ôn bài theo cấp và theo chương trình.

– Tập hát, giải trí, phát phiếu Kho

– Chỉ dặn công tác trong tuần và ngày giờ cuộc họp lần sau.

– Đọc kinh và câu : Lạy Trái Tim vẹn sạch Đức Bà Maria trọn đời đồng trinh, xin cầu cho chúng con.

– Hô khẩu hiệu chung, hát tạm biệt

3. Chương trình họp các trưởng.

– Làm dấu, hát  bài lời nguyện tông đồ, Lạy Cha, Kính mừng, Sáng danh, Lạy thánh Tâm…

– Đọc Phúc âm, chia sẻ Lời Chúa

– Kiểm điểm sinh hoạt của đoàn do báo cáo của các đội trưởng

– Huấn luyện thêm về giáo lý, phụng vụ, tư cách , chuyên môn

– Thông báo và cách thức làm việc cho các trưởng thi hành trong tháng.

– Đọc kinh bế mạc như khi họp đoàn.

* Lưu ý: Khi họp đoàn hay đội cần phải đọc 10 điều nội quy của Thiếu nhi Thánh Thể

 

3. Kinh cầu nguyện của các cấp

 

Kinh của Thiếu nhi Thánh Thể

Lạy Trái Tim Chúa Giêsu, chúng con đã xin vào đoàn Thiếu nhi Thánh Thể của Chúa. Chúng con sẽ chịu lễ, sẽ cầu nguyện, sẽ hãm mình. Chúng con muốn hợp tác cùng các Thiếu nhi Thánh Thể Việt Nam mà mở mang Nước Chúa trên khắp quê hương chúng con.

Lạy Chúa Giêsu là bạn các trẻ, Xin Chúa hãy nhận lời chúng con. Lạy Đức Ba Maria là Mẹ Chúa Giêsu và là Mẹ chúng con. Xin Mẹ đưa chúng con đến cùng Chúa. Xin thương giúp chúng con giữ lòng trung thành cùng Chúa. Xin Chúa chúc lành cho các linh hồn này, hầu cho Nước Chúa trị đến và mai sau được hưởng Chúa trên quê trời. Amen.

 

Kinh Tông Đồ Đội Trưởng

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chọn con làm tông đồ trong hội Thiếu nhi Thánh Thể. Nay con đến trươc mặt Chúa để thưa với Chúa về anh em của con và để dâng phó đội con cho Chúa. Xin Chúa ban cho chúng con được biết ân cần trở nên những người con của Chúa, biết cứu rỗi nhiều linh hồn. Xin Chúa gìn giữ chúng con luôn trung thành đọc kinh dâng ngày để trót đời chúng con hoá nên một kinh nguyện. Xin Chúa ban cho chúng con được lòng hy sinh, biết làm những việc khó nhọc mà dâng cho Chúa. Xin cho đội chúng con biết đoàn kết yêu thương nhau. Xin cho chúng con luôn siêng năng chịu lễ để được  thanh sạch, vâng lời, trung thành và sốt sắng để đưa các linh hồn về cho Chúa.

Lạy Mẹ Maria là Nữ Vương các Tông đồ. Xin Mẹ dậy cho chúng con biết cầu nguyện. Xin Mẹ che chở đội chúng con, ban cho chúng con mối tình yêu tha thiết của Mẹ và sự nhiệt thành của các Tông đồ. Amen.

Kinh của huynh trưởng và Giáo lý viên

Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, con xin đến dâng mình làm huynh trưởng và giáo lý viên của Chúa. Con muốn trở nên người Chúa dùng, để lôi kéo các linh hồn đến cùng tình yêu Chúa.

Con xin đến giúp việc trong phong trào Thiếu nhi Thánh Thể, con muốn vui vẻ làm việc để mở rộng Nước Chúa. Con muốn tập cho các em nhỏ biết tận tình mến Chúa, biết dâng ngày cho Chúa, biết sống đời cầu nguyện, hy sinh, vâng lời, làm tròn bổn phận như Chúa, và kết hợp với Chúa trong sự chịu lễ hàng ngày.

Trong trường dự bị tông đồ này, con muốn huấn luyện cho Chúa những tông đồ thiết tha yêu mến các linh hồn, những tông đồ biết hăng hái từ ngay trong khu vực gia đình, trường học và xứ họ của mình, để mai sau trở thành những chiến sĩ anh dũng cho Chúa.

Con muốn hiến cho Đức Thánh Cha, Giáo hội, Giáo phận, cho các họ đạo, các hội đoàn, gia đình và tổ quốc chúng con, cho toàn thể thế giới sự cứu trợ toàn năng của những đoàn trẻ biết cầu nguyện, chịu lễ, làm việc và hy sinh.

Nhưng lạy Chúa, lý tưởng ấy con chỉ có thể thực hiện được khi nào lòng con giống Chúa, khi nào con trở nên sốt mến như Thánh Tâm Chúa. Vì vậy, con xin tận hiến mình cho Chúa, con muốn hoàn toàn thuộc về Chúa để Chúa làm mọi sự trong con, như thế con sẽ trở thành một Huynh trưởng , và Giáo lý viên đắc lực cho Chúa.

Lạy Mẹ Maria, nhờ Mẹ, con xin tận hiến mình cho Chúa, xin Mẹ cầu khẩn cho con được toàn hiến như vậy. Amen.

4. Tên đoàn đội

A/ Tên Đoàn.

Xin đề nghị lấy tên lễ kính Chúa hay kính Đức Mẹ

Giáng Sinh

Phục sinh

Thăng Thiên

Hiện xuống

Tháng Thể

Thánh Tâm

Kytô Vua

Ba Ngôi

Hài Đồng

Hiển Linh

Mẹ Thiên Chúa

Mẹ Vô nhiễm

Mẹ Lên Trời

Trinh vương

Mân côi

Lộ Đức

Pha ti ma

Truyền Tin

La vang

Thánh Gia

 

B/ Tên đội

Tên đội

Khẩu hiệu

Gioan Bosco

Giuse

Phê rô

Phao lô

Đa minh

Phanxico

Maria

Têrexa

An na

Goretti

Cêcilia

Catarina

Vui tươi

Công chính

Trung thành

Anh dũng

Can đảm

Nhiệt thành

Trong sạch

Đơn sơ

Trung tín

Khiết trinh

Nết na

Vâng lời

One comment

  1. Em muốn xin vào thiếu nhi thánh thể phải làm sao ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *