100 tích truyện Kinh Mân Côi: Chuỗi hạt Mân Côi với Ni Cô Sư Bà

Đêm khuya thanh vắng, mọi người đang ngủ yên, thì có tiếng chuông điện thoại nhà thương Hồng Bàng gọi. Cha Nho, cha Sở nhà thờ Ngã Sáu Saigon nhấc ống nghe. Có tiếng y tá trực, mời Cha đến gấp, có một ni cô Sư Bà xin được gắp linh mục trước khi bà chết. Cha nghĩ bụng chắc đây là một sự lầm lẫn thế nào. Làm gì có truyện một ni cô xin gặp linh mục trước khi qua đời. Dù sao Cha cũng đi ngay. Được sự chĩ dẫn của cô y tá trực , cha đến ngay phòng bệnh nhân, thấy bà Sư đang nằm liệt giường vì bệnh thổ huyết quá nặng. Cha chỉ hỏi vắn tắt mấy câu, xem có phải là người công giáo không? Bà trả lời phều phào: tên thánh là: Maria Anna. Cha biết ngay là người công giáo, cho nên cha đã làm các phép liền, kẻo không kịp. Trước khi về cha dặn cô y tá : nếu mai mốt bà tỉnh lại, thì phải cho cha biết, để dạy giáo lý thêm. Qủa thực 4 hôm sau, ni cô sư bà đã tỉnh lại, cha đến và cho bà xưng tội.

Bà kể hết lai lịch: nguyên quán Cái Nhum, quận chợ Lách. Nơi đây cũng rất nhiều người công giáo. Khi còn nhỏ. bà học trường đạo. Được giữ nhiệm vụ ca đoàn trưởng ca đoàn giáo xứ, đã tham gia hội con cái Đức Mẹ, và rất năng lần chuỗi Mân Côi kính Đức Mẹ. Rồi vì tình duyên trắc trở, bà lưu lạc ở Sài Gòn. Do vấn đề sinh kế, đã phải vào làm việc trong một ngôi chùa ở Chợ Lớn. Thời gian trôi qua , bà được giới thiệu ra tu ở một ngôi chùa ngoài Huế. Tu ở Huế 20 năm, thì được Vua Bảo Đại ban Sắc lệnh là bậc chân tu, được lệnh vào Saigon lập Chùa Sư Nữ khác.

Ở Saigon được thời một gian ngắn, thì bà bị bệnh lao phổi và thổ huyết quá nặng. Nằm ở bệnh viên mỗi khi thấy cha đi qua, cũng muốm gặp để trình bày cặn kẽ mọi viêc. Nhưng hình như ma qủy nó ngăn cản thế nào, muốn gặp cha cũng không được. Nhưng dù sao trong suốt thời gian bỏ Chúa bỏ Đức Mẹ, thỉnh thoảng bà cũng đọc 1,2 kinh kính mừng nhớ đến Đức Mẹ. Mãi hôm nay mới đánh bạo nói với cô y tá trực, vì biết cô này cũng là người công giáo. Cho nên bà đã được chịu các phép Bí Tích theo nghi thức công giáo. Ni cô sống thêm được 2 tuần nũa thì qua đời rất sốt sắng trong bàn tay của Đức Mẹ.

Sau khi sư bà chết, có một nhà sư khác đến trách móc cha Nho: thiếu chi người, mà cha đã cướp một sư bà của chúng tôi. Ngài đã phải giải thích: trước kia bà là người công giáo. Nay có ý muốn trở lại để được chết theo nghi thức của công giáo, và mời chúng tôi đến để cho bà được toại nguyện. Sau khi khám xét tử thi, ngưòi ta thấy trong ví da của sư bà có các giấy tờ chứng minh bà là người công giáo: một lá thơ trối trăng cho thân nhân cha mẹ biết: bà đã được chịu các phép Bí Tích trước khi chết. Đám tang của Ni cô Sư Bà đã được cả 2 tôn giáo tổ chức rất long trọng. Có rất nhiều thượng toa, đại đức, tỳ kheo, và các ni cô, chú tiểu, đi dự đám tang thật đông đủ, nói lên ý nghĩa một con người ăn ngay ở lành thì luôn luôn gặp được phước hạnh .

 

Lời bàn: Câu truyện khó tin mà có thật. Hoàn cảnh con người ta đã bị xô đẩy đến một khúc quanh, mà mình không muốn đến rồi cũng phải đến. Phật Giáo thì gọi là nhân qủa. Công giáo thì gọi là thánh ý Chúa. một cô gái rất xinh đẹp chẳng may bị sa vào chốn thanh lâu, hay vào tay một tên thảo khấu. Người ta cho là duyên kiếp. Nhưng nếu có sự kiên trì tin vào một đấng Tối cao nào đó, mà ăn ngay ở lành, cũng có thể đổi được duyên kiếp. Ni cô Sư Bà này, đã chứng minh điều đó. Bị tình nhân phụ bạc, sống leo lắt ở Saigom, có biết bao nhiêu cạm bẫy, chị đã không sa vào cảnh giang hồ, mà lại vào tu ở trong một ngôi chùa, dù khác tôn giáo của mình.

Nhưng cảnh chùa thinh lặng, êm đềm với câu kinh tiếng kệ, đã gợi nên tấm lòng từ bi bác ái của chị. Chị đã tu hơn 20 năm, lại còn được giao nhiệm vụ tổ chức một ngôi chùa sư nữ khác, cho các tín nữ ở Saigon, thì qủa là một con người có đức độ cao cả, bền vững. Nhưng cuối cùng nhờ một,2 kinh kinh mừng kính Đức Mẹ, mà chị đã được Đức Mẹ đoái thương đến trong giờ sau hết. Vậy chúng ta cứ phải kính mến Đức Mẹ, dù đến đâu thì đến. Ngay bây giờ có khi như thất vọng, nhưng rồi ơn Đức Mẽ sẽ đến với chúng ta mà ta không biết.