Malala Yousafzai, thiếu nữ chưa đủ 18 nhận giải Nobel Hòa Bình 2014

 

Malala Yousafzai là một cô bé chưa đầy 18 tuổi, lớn lên từ vùng đất đang chịu sự kìm hãm và các luật lệ hà khắc của chế độ Taliban… Nhưng em đang làm thay đổi nhận thức của hàng triệu người dân trên toàn thế giới.

 Malala Yousafzai là một nữ sinh đến từ huyện Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, nằm ở phía Tây Bắc của Pakistan. Ngay từ khi còn nhỏ, Malala đã được cả thế giới biết đến với các hoạt động nữ quyền tại khu vực bị quân nổi dậy Taliban chiếm đóng.
https://youtu.be/VBNEQKaAQsk

Được truyền cảm hứng từ cha của em, ông Ziauddin Yousafzai, một nhà thơ, hiệu trưởng, đồng thời là một nhà hoạt động giáo dục, Malala đã có sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc về cuộc sống khắc nghiệt của nữ giới dưới chế độ Taliban. Ngay từ năm 2008, khi mới 11 tuổi, Malala đã cất tiếng nói ủng hộ quyền được giáo dục tại câu lạc bộ báo chí của địa phương.

Malala và cha, ông Ziauddin Yousafzai (Ảnh: Wikipedia)
Malala và cha, ông Ziauddin Yousafzai (Ảnh: Wikipedia)

Gần một năm sau đó, vào 1/2009, Malala dũng cảm tham gia viết blog trên BBC để kể lại thực tế đau thương dưới ảnh hưởng của Taliban. Em viết:

“Tôi đã có một giấc mơ đáng sợ ngày hôm qua, những máy bay quân đội và Taleban (Taliban) ập tới. Những giấc mơ như thế cứ tiếp diễn kể từ khi quân đội chiếm đóng vùng Swat. Sáng hôm đó, mẹ tôi làm bữa sáng và sau đó tôi đi học. Tôi khá sợ hãi trên đường đi học vì Taleban đã ban sắc lệnh cấm nữ giới đến trường. Chỉ có 11 trên 27 học sinh có mặt. Số lượng học sinh giảm dần vì sắc lệnh của Taleban. Ba người bạn của tôi đã chuyển nhà tới Peshawar, Lahore và Rawalpindi cùng với gia đình sau khi có sắc lệnh này.”

Malala nhận Giải Sakharov tại Nghị viện Châu Âu vào 11/2013 (Ảnh: Ctruongngoc, Wikipedia)
Malala nhận Giải Sakharov tại Nghị viện Châu Âu vào 11/2013 (Ảnh: Ctruongngoc, Wikipedia)

Sau khi áp đặt sắc lệnh cấm nữ giới đến trường, Taliban đốt cháy hơn một trăm trường học nữ sinh, làm đình trệ nhiều trường học cho nam sinh, và tàn phá nhà cửa của người dân. Nhưng điều đó vẫn không ngăn cản Malala tiếp tục cất lên tiếng nói nữ quyền. Em đã xuất hiện trong chương trình Capital Talk để phản đối các chính sách đương thời của Taliban, nhờ đó, nữ giới lại tiếp tục được đến trường.

“Tôi nghĩ về điều đó thường xuyên và mường tượng lại khung cảnh rõ ràng. Thậm chí nếu họ đến giết tôi, tôi sẽ nói rằng điều họ đang làm là sai, và rằng giáo dục là quyền cơ bản của chúng tôi”

– Malala Yousafza

Năm 2012, các tay súng Taliban đã xả súng vào đầu và cổ Malala khi em đang trên xe buýt từ trường về nhà. Vụ ám sát khiến Malala rơi vào tình trạng nguy kịch, từ đó đã dấy lên cuộc thỉnh nguyện lên Liên Hợp Quốc (LHQ), sử dụng thông điệp “Tôi là Malala” để đề xuất rằng: Cho đến cuối năm 2015, tất cả trẻ em trên toàn thế giới đều nên được quyền học tập. Cuộc ám sát cũng giúp Malala trở thành một biểu tượng toàn cầu, không chỉ khiến cả đất nước Pakistan phẫn nộ, mà đã tạo nên một làn sóng cầu nguyện tại các nước Hồi giáo khác. Hoa Kỳ, UNICEF, và Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đều lên án hành vi của Taliban. Người dân mạng trên toàn thế giới cũng tôn vinh Malala là một nữ anh hùng.

“Tôi có một giấc mơ mới… Tôi phải là một chính trị gia để cứu lấy đất nước này. Có quá nhiều cuộc khủng hoảng ở đất nước tôi. Tôi muốn loại bỏ những cuộc khủng hoảng này”

– Malala Yousafza

Bất chấp những nguy hiểm đến tính mạng, Malala vẫn tiếp tục hoạt động vì nhân quyền và hòa bình của mình. Năm 2013, cô bé đã có bài phát biểu trước LHQ và được gặp Nữ hoàng Elizabeth II tại lâu đài Buckingham. Tháng Chín năm đó, Malala diễn thuyết tại Đại học Harvard, và không lâu sau đó, em được gặp gia đình Tổng thống Obama tại Nhà Trắng. Trong cuộc gặp đặc biệt này, em đã không ngần ngại bày tỏ mối lo ngại về việc Hoa Kỳ tiến hành các cuộc không kích bằng máy bay không người lái tại Parkistan: “Nhiều nạn nhân vô tội đã bị giết hại trong các hành động này, dẫn đến sự bất bình trong nhân dân Pakistan. Nếu chúng ta lại tập trung nỗ lực vào việc giáo dục, điều đó sẽ tạo nên một tác động to lớn”, Malala phát biểu. Trang CNN đã không ngần ngại gọi em là “cô gái dũng cảm nhất trên thế giới”.

Malala Yousafza gặp gỡ Tổng thống Obama, phu nhân Michelle Obama, và con gái Tổng thống là Malia tại văn phòng Tổng thống ở Nhà Trắng vào 10/2013 (Ảnh: Pete Souza, Nhà Trắng, Wikipedia)
Malala Yousafza gặp gỡ Tổng thống Obama, phu nhân Michelle Obama, và con gái Tổng thống là Malia tại văn phòng Tổng thống ở Nhà Trắng vào 10/2013 (Ảnh: Pete Souza, Nhà Trắng, Wikipedia)

7/2014, Malala lại phát biểu tại hội nghị Girl Summit ở London, nơi em vận động cho quyền lợi của nữ giới. Tháng 10/2014, sau khi nhận được Giải thưởng Nhi đồng Thế giới (World Children’s Prize) ở Thụy Điển, Malala đã quyên góp 50.000 USD thông qua cơ quan cứu trợ người tị nạn của LHQ (UNRWA) để tái thiết 65 trường học ở Gaza.

Malala: "Một đứa trẻ. Một người thầy. Một cuốn sách và một chiếc bút có thể thay đổi thế giới. Giáo dục là lựa chọn duy nhất"
Malala: “Một đứa trẻ. Một người thầy. Một cuốn sách và một chiếc bút có thể thay đổi thế giới. Giáo dục là lựa chọn duy nhất”

Trong ngày sinh nhật lần thứ 16, Malala đã phát biểu trước LHQ để ủng hộ quyền được giáo dục trên toàn thế giới. Trong đó, em chia sẻ cảm nghĩ của mình:

“Những kẻ khủng bố nghĩ rằng họ sẽ thay đổi mục tiêu và ngăn chặn tham vọng của tôi, nhưng không có gì thay đổi trong cuộc sống của tôi, ngoại trừ: mềm yếu, sợ hãi, và tuyệt vọng đã chết đi. Sức mạnh, năng lượng, và lòng can đảm được ra đời… Tôi không chống lại ai cả, và tôi cũng không ở đây để nói về việc trả thù cá nhân chống lại Taliban hay bất cứ một tổ chức khủng bố nào. Tôi ở đây để nói lên quyền được giáo dục cho mọi trẻ em. Tôi muốn giáo dục cho các con trai và con gái của người Taliban và tất cả những kẻ khủng bố và cực đoan”.

Khi được biết sự kiện đã được LHQ chọn làm “Ngày Malala”, em nói: “Ngày Malala không phải là ngày của tôi. Ngày hôm nay là ngày của mọi phụ nữ, mọi bé trai và mọi bé gái, những người lên tiếng cho quyền lợi của mình”.

Chân dung Malala tại trung tâm giải Nobel Hòa bình năm 2014 (Ảnh: Jeblad, Wikipedia)
Chân dung Malala tại trung tâm giải Nobel Hòa bình năm 2014 (Ảnh: Jeblad, Wikipedia)

Năm 2014, Malala Yousafzai được nhận giải Nobel Hòa Bình, đồng thời là người được trao giải Nobel trẻ nhất và là công dân Pakistan thứ hai nhận giải Nobel.

Khi các cuộc xung đột, bạo lực, và khủng bố vẫn tiếp diễn tại Parkistan và nhiều quốc gia Hồi giáo khác, câu nói của cô bé 17 tuổi Malala khiến chúng ta lắng lại. Từ nữ quyền đến nhân quyền, từ quyền được học tập cho đến các quyền lợi cơ bản khác của con người – đó không chỉ là mong ước của Malala Yousafzai mà còn là của hàng triệu triệu người trên thế giới này.

Hồng Liên tổng hợp

dkn.tv/doi-song/hay-nghe-nhung-gi-malala-yousafzai_mot-co-be-chua-du-18-tuoi-nhan-giai-nobel-hoa-binh-nam-2014-noi.html

 

Malala Yousafzai, người trẻ tuổi nhất được nhận giải Nobel hòa bình đã trở về quê hương

ISLAMABAD – Sau hai ngày đầu tiên tham dự các buổi gặp chính thức ở thủ đô Pakistan, hôm qua Malala Yousafzai, người trẻ tuổi nhất đoạt giải Nobel hòa bình đã trở về Mingora, ở thung lũng Swat để thăm gia đình và ngôi trường nơi cô đã từng theo học cách đây khoảng 6 năm. Từ thành phố nơi cô đã được sinh ra, với một cám xúc lớn, Malala nhắc lại lời kêu gọi từ bao nhiêu năm cô đã lên tiếng cho quyền của nữ giới về giáo dục. Cô nói rằng cô chẳng còn nghĩ gì hơn thế nữa, như cô đã làm khi còn nhỏ, ước muốn trở thành thủ tưởng để giải quyết tất cả những vấn đề của đất nước cô. Cô nói: “Chính trị là một vấn đề phức tạp”Tại Islamabad, Malala được Shahid Khaqan Abbasi, người đứng đầu chính phủ chào đón và nói với cô rằng: “Cả thế giới đã trao cho bạn danh dự và sự tôn trọng; Pakistan cũng sẽ làm như vậy”.

Nhưng tại quê hương cô, nơi cô chưa bao giờ trở lại từ cuộc tấn công vào năm 2012, cô không chỉ được nhận lời khen ngợi. Kashif Mirza, chủ tịch Hiệp hội các trường học ở Pakistan, một tổ chức tập hợp 200.000 cơ sở, đã lên án việc làm của Malala, họ nói rằng họ sẽ xuất bản tiểu sử của cô và nói cho mọi người biết rõ trong các trường học rằng cô đã chống lại Pakistan, Hiến pháp và các giáo lý Hồi giáo

Khi chỉ mới mười hai tuổi, trong một lần từ trường trở về nhà trên một xe buýt cô đã bị những người Taliban leo lên xe và bắt cô bị thương trầm trọng. Mục tiêu của những người này như chính họ tuyên bố là dưới mắt họ, Malala đã có lỗi, vì đã thúc đẩy việc giải phóng giáo dục cho các bé  gái Pakistan.

Cô đã được đón tiếp và trợ giúp ở Anh. Trên trang web của Bbc tiếng Urdu thỉnh thoảng Malala đã có những bài viết nói về những khó khăn trong việc giáo dục các bé gái ở Pakistan. Việc trở về thăm quê hương của người đoạt giải Nobel Hòa bình trẻ nhất trong lịch sử vẫn còn nghi ngờ cho đến phút cuối và diễn ra trong khuôn khổ các biện pháp an ninh mạnh mẽ. Việc chuyển giao từ Islamabad đã diễn ra trên máy bay trực thăng. (L’Osservatore Romano 02-4-2018).

 

Ngọc Yến

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *