Mục Lục
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Lời mở đầu
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Trong ơn tiền định
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Thiên Đàng chờ đợi
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Trần gian ngóng trông
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Đầu thai vô nhiễm
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Quãng đời thai nhi
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Sinh vào trần thế
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Cuộc đời ba năm đầu
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Dâng mình trong Đền Thờ
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Thử thách trong Đền Thờ
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Chịu tang trong Đền Thờ
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Kết mối lương duyên
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Chờ đón Tin Mừng
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Tiếp Nhận Tin Mừng
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Một Cuộc Viếng Thăm
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Trở Về Mái Ấm
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Đợi Ngày Sinh Hạ
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Sinh Chúa Tại Belem
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Chúa Tỏ Mình Cho Mục Tử
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Tham Dự Lễ Cắt Bì
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Tiếp Kiến Ba Đạo Sĩ
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Dâng Chúa Trong Đền Thờ
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Lánh nạn sang Ai Cập
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Lưu Ngụ Tại Ai Cập
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Thử thách mới tại Naxarét
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Vui buồn đắp đổi
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Sống đời quả phụ
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Cô thân chiếc bóng
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Theo Chúa Giảng Tin Mừng
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Từ núi Tabôrê đến Lễ Rước lá
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Dự lập Thánh Thể
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Thảm cảnh Vườn Cây Dầu
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Nơi tòa Thượng tế
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Trước cửa công đường
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Trước giờ hành quyết
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Trên đường hành quyết
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Đồi Can-vê loang máu
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Phục sinh huy hoàng
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Chúa lên trời
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Chờ đón Thánh Linh
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Hướng dẫn Giáo đoàn đầu tiên
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Tâm tình với Thánh Thể
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Trong cơn bách hại buổi đầu
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Tham gia chỉ đạo Giáo Hội
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Phù trợ các Tông đồ
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Hai lần sang Tây Ban Nha
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Hành trình sang Êphêsô
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Lưu ngụ tại Êphêsô
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Dự Công đồng Giêrusalem
- Thần Đô Huyền Nhiệm -Tuyệt đỉnh hoàn thiện
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Trông nôm viết Phúc Âm
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Mừng Kỷ Niệm Đời Mẹ
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Mừng Kỷ Niệm Đời Chúa
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Chờ ngày giã thế
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Đức Mẹ Ly Trần
- Thần Đô Huyền Nhiệm – Đức Mẹ là Nữ vương Trời đất
- Audio Thần Đô Huyền Nhiệm
- HĐGDĐMVN/ GP. Hưng Hóa: Viếng thăm huynh đệ 2019
Phần Thứ Ba: CUỘC ĐỜI CÔNG KHAI |
50. TRÔNG NOM VIẾT PHÚC ÂM
Khi Mẹ Maria được rước lên thiên đàng vào ngày Chúa Giêsu lên trời, Thiên Chúa ban cho Mẹ tri thức rất vững chắc về tất cả những mầu nhiệm của Luật Mới, cũng như về Phúc Âm và các Sách Thánh sẽ dùng vào việc thiết lập bộ Luật Mới ấy. Ngay từ những ngày đó, Mẹ đã cầu xin Chúa soi sáng cho các thánh ký. Sau khi trao vào tay Mẹ ngôi Đền Thờ, tượng trưng Giáo hội, Chúa Giêsu tỏ cho Mẹ biết đã đến lúc phải viết Phúc Âm. Nhưng vốn rất khiêm nhu thận trọng siêu việt, Mẹ xin chỉ được thực hiện việc đó qua trung gian thánh Phêrô là vị Nguyên Thủ tối cao của Giáo hội, rồi Mẹ hợp ý với Ngài. Vì thế, tại Công Đồng Giêrusalem, sau khi quy định những việc liên hệ đến các lễ nghi đương thời, thánh Phêrô trình bày với Công Đồng việc cần phải viết lại cuộc đời Chúa Giêsu, để khắp nơi đều giảng dạy như nhau về Chúa. Tất cả đều tán thành ý kiến ngài và cầu xin Chúa Thánh Thần chỉ định cho những ai phải làm việc ấy. Bỗng dưng, một ánh sáng từ trời giãi trên thánh Phêrô, và có tiếng phán rằng: “Vị Nguyên Thủ Giáo hội hãy chọn bốn người để viết lại những công việc và giáo lý của Chúa Cứu Thế”. Các Tông đồ và môn đệ bèn sấp mặt xuống đất tạ ơn Chúa. Khi các ngài chỗi dậy, thánh Phêrô nói: “Anh Mathêu sẽ viết Tin Mừng trước hết, anh Marcô thứ hai, anh Luca thứ ba và anh Gioan thứ bốn”. Thánh Linh đã xác nhận việc tuyển lựa ấy bằng cũng ánh sáng chiếu giãi trên thánh Phêrô như trước.
Mấy ngày sau, thánh Mathêu quyết định viết Phúc Âmcủa ngài. Một đêm, ngài vào một phòng kín trong nhà Tiệc Ly cầu nguyện, xin Chúa ban ơn trợ lực, Mẹ Maria hiện ra với ngài trên một ngai lộng lẫy. Mẹ nói: “Thiên Chúa chúc lành cho con để con bắt đầu viết Phúc âm. Mẹ nói trước với con là: con chưa tiện nói về Mẹ nhiều, ngoài những điểm cần thiết để trình bày mầu nhiệm Nhập Thể. Sau này, khi đức tin đã vững, Chúa sẽ liệu cách làm cho các tín hữu biết đến những mầu nhiệm mà cánh tay quyền uy của Ngài đã làm cho Mẹ”. Thánh Tông đồ hứa tuân theo chỉ dẫn đó. Khi thánh Mathêu xin Mẹ giúp cho về bố cục sách ngài viết, Thánh Linh ngự xuống soi sáng cho ngài. Ngài bắt đầu viết dưới sự trông nom của Mẹ Maria. Hồi ấy là năm 42 sau khi Chúa Giêsu Giáng Sinh.
Bốn năm sau, trong khi đang ở Palestina, thánh Marcô nhờ thiên thần hộ thủ của ngài xin Mẹ Maria giúp lời cầu nguyện, để ngài viết cuốn Phúc Âmmà ngài dự định viết, Mẹ liền dâng lời cầu xin lên Chúa. Theo lệnh Chúa, Mẹ được rước đến nơi thánh ký Marcô ở, theo cách vẫn quen rước Mẹ. Thánh Marcô sấp mình trước mặt Mẹ, tuyên nhận mình không đáng được ơn ấy. Mẹ Maria khuyến khích ngài và xin ơn cho ngài như đã xin cho thánh Mathêu. Thánh Linh liền ngự xuống trên ngài giữa huy hoàng lộng lẫy. Ngài cũng bắt đầu viết Phúc Âmvới sự xem sóc của Mẹ Maria.
Cách đó hai năm nữa, đến lượt thánh Luca quyết định viết Tin Mừng của Chúa như thánh Phêrô đã phân công. Lúc đó ngài đang ở tại xứ Akhai thuộc nước Hy Lạp. Mẹ Maria cũng đã hiện đến với ngài như với hai thánh ký trước. Ngài trình bày với Mẹ nhận xét là đã đến lúc phải nói nhiều về Mẹ hơn. Mẹ chấp thuận. Vì thế, Phúc Âmtheo thánh Luca nói nhiều về mầu nhiệm này hơn hai thánh ký trước.
Sau cùng, mãi mười năm sau, tức vào năm 58, Mẹ Maria từ trời xuất hiện vinh quang với thánh Gioan. Mẹ nói: “Con ạ, đã đến lúc con phải viết hạnh tích Con Chí Thánh Mẹ; trong sách đó con phải nói cho thế gian hiểu biết rất rõ về Thần Tính của Ngài, về những mầu nhiệm về Mẹ mà con biết, con chưa nên tiết lộ ra trong thời đại người ta con thờ ngẫu tượng này, e rằng người ta sẽ thờ Mẹ làm Thiên Chúa”. Thánh Gioan phủ phục xuống, lĩnh nhận ơn Thánh Linh như các vị thánh ký trước. Thánh nhân cũng bắt đầu viết Phúc Âmthứ bốn dưới ánh mắt Mẹ Maria.
Mẹ luôn luôn đem hết tình từ mẫu ân cần lo đến Giáo hội, và mỗi ngày một mở rộng các cuộc chinh phục trên khắp vũ hoàn. Mẹ đặc biệt chăm chú giúp đỡ nhu cầu của các vị Tông đồ mà Mẹ rất quý mến. Các ngài gặp gian nan nào Mẹ cũng sai các thiên thần mau mắn đến cứu trợ. Theo lệnh Mẹ, nhiều lần các vị đã mặc hình người đến cấp cứu các ngài, đàm đạo với các ngài nhân danh Mẹ. Rất nhiều lần, các thiên thần nói thầm trong tâm hồn các ngài. Các vị báo cho các ngài biết những mưu kế người ta giăng ra bắt các ngài, các vị giải cứu các ngài khỏi lao tù, dẫn đưa các ngài trên đường hành trình, cũng như đem các ngài từ nơi này sang nơi khác. Mẹ Maria cũng nhờ các vị đến đổi y phục các Tông đồ mặc đã cũ rách bằng y phục mới. Sau cùng, Mẹ thường hay viết thư chỉ dẫn, an ủi và phấn khích các ngài can đảm. Tắt một lời, Mẹ hoạt động nơi tất cả các ngài và hơn tất cả các ngài. Không một ngày nào hay một đêm nào qua đi, mà Mẹ không làm nhiều việc lạ lùng vì các ngài. Vì thế, ở đây không thể thuật lại từng chi tiết.
Một điều còn phải thán phục hơn nữa là có đôi lần Mẹ hiện ra với các Tông đồ, khi các ngài cầu Mẹ, hay gặp một cần thiết khẩn bách. Thánh Phêrô được Mẹ cứu trợ cách riêng vì là Nguyên Thủ Giáo hội. Sau Công Đồng Giêrusalem, ngài sang Tiểu Á, lập toà Nguyên Thủ tại Antiôkia. Vì vấn đề này mà ngài phải nhiều ưu tư đau khổ. Để cứu ngài khỏi lo lắng, Mẹ Maria đã hiện đến kính thăm ngài. Thoạt nhìn thấy Mẹ, ngài sụp lạy, rơi lệ hân hoan; ngài đã kêu lên: “Sao con là kẻ tội lỗi mà lại được hạnh phúc Mẹ Đấng Cứu Chuộc đến viếng thăm thế này?” Mẹ bước xuống khỏi ngai, quỳ gối kính xin vị Đại Diện Chúa Giêsu ban phép lành. Sau đó, Mẹ và thánh Phêrô đàm đạo thân mật với nhau về các vấn đề quan trọng cần phải giải quyết cho Giáo hội. Một trong nhiều điểm bàn bạc ấy là thánh Phêrô quyết định bắt đầu mừng một số lễ kính nhớ Chúa Giêsu.
Khi thánh Phêrô đi Roma lập Tông toà hẳn tại đây, như Chúa Giêsu đã truyền, Mẹ lại hiện đến với ngài một lần nữa. Theo lời Mẹ khuyên nhủ, thánh Phêrô quyết định, ngoài việc mừng lễ trong các ngày Chúa nhật, sẽ lập lễ mừng Sinh Nhật Chúa Giêsu, lễ Thứ Năm Thánh, để kính nhớ cuộc Tử Nạn và kính thờ Thánh Thể, lễ Chúa lên trời, lễ Thánh Linh hiện xuống, và nhiều tục lệ khác mà Giáo hội Roma vẫn tuân giữ từ thời kỳ đó.
Một ít thời gian sau, Kitô hữu tại Roma bị làm khó dễ một cách thật khổ sở. Thánh Phêrô ưu phiền xin các thiên thần hộ mạng và hộ nhiệm ngài tới nói với Mẹ Hội Thánh về nỗi đau khổ thất vọng của ngài, để Mẹ can thiệp nơi Chúa Giêsu cho Giáo hội. Nhưng đã biết đức ái và khiêm nhượng của vị Đại Diện Chúa, Chúa Giêsu muốn an ủi ngài một cách vừa đặc biệt vừa bất ngờ. Ngài ra lệnh cho các thiên thần đưa thánh Phêrô về nhà Tiệc Ly. Gặp thấy Mẹ, thánh Nguyên Thủ rơi lệ vì tri ân và đầy hoan hỉ, sụp lay dưới chân Mẹ. Mặc dầu Mẹ đã biết thánh Tông đồ và tín hữu của ngài phải gian truân thế nào rồi, Mẹ cũng cứ âu yếm nghe ngài thuật lại. Rồi Mẹ mới nói với ngài một cách khôn ngoan, làm ngài ngỡ ngàng sung sướng. Khi Mẹ đã dặn dò ngài nhiều ý kiến rất quan trọng cho Giáo hội Roma rồi. Mẹ Maria sấp mình giang tay cầu nguyện, xin Thiên Chúa phá tan cơn bách hại đó. Và bình an trở lại cho Giáo đoàn Roma.
Niềm ân cần Mẹ đặc biệt lo đến các Tông đồ ấy, không làm hại gì đến tình Mẹ săn sóc cho các tín hữu. Phúc Âmcàng giãi rộng ánh sáng, càng nhiều giáo hữu từ tứ phương đến viếng thăm Mẹ. Trong số đó, có bốn vị vương giả dâng kính Mẹ nhiều đồ vật rất quý giá, để Mẹ dùng cho Mẹ và các Tông đồ. Mẹ trả lời họ rằng các Tông đồ, cũng như Mẹ, đều đã tuyên thệ sống nghèo theo gương Chúa Giêsu, nên Mẹ không nhận. Họ cứ nài nẵng thiết tha mãi, Mẹ mời nhận chút ít để trang hoàng bàn thờ và giúp người nghèo. Lúc họ sắp ra về, Mẹ huấn dụ họ nhiều điều hữu ích cho việc trị nước. Đặc biệt là Mẹ khuyên họ phải thực thi công bằng không thiên vị; phải lo cho chính mình về ngày phải chịu Đấng Thẩm Phán tối cao phán xét; phải liệu xây dựng vương quyền của mình trên đức tin: thiếu đức tin, cai trị là một việc bất hạnh; chớ có làm nô lệ cho ma quỷ: Thiên Chúa chỉ làm ngơ cho người ta thờ chúng để trừng phạt các vua chúa và thần dân của họ thôi. Những bậc vương giả đó hứa sẽ lợi dụng lời Mẹ chỉ dẫn và về sau vẫn dùng thư tín liên lạc xin Mẹ chỉ dậy thêm.
Ngoài ra, hết tất cả những ai đến thăm viếng Mẹ, lúc từ biệt Mẹ đều được biến đổi sang một trạng thái tốt hơn: tâm hồn chan chứa ánh sáng và hoan lạc không sao cắt nghĩa nổi. Có nhiều người chưa trở lại cũng tuyên bố mình là Kitô hữu thoạt khi vừa gặp Mẹ, vì không thể chống lại được sức mạnh bên trong Mẹ thi hành trên họ. Không những Mẹ làm cho các tâm trí thâm tín qua những lời khôn ngoan lạ lùng Mẹ nói, mà Mẹ còn lôi cuốn và chinh phục các tâm hồn qua một ảnh hưởng bí nhiệm và vẻ người uy nghi của Mẹ. Mọi người đều sững sờ, mọi người đều rơi lệ, và mọi người đều ca tụng Thiên Chúa cao cả đã sáng tạo nên một thụ tạo lạ lùng như Mẹ.
LỜI MẸ HUẤN DỤ
Hỡi con, Mẹ muốn nói lại với con điều đã nói một lần rồi, đó là thế gian mù tối ngày nay coi thường các linh mục quá, nhất là các linh mục nghèo. Thật ra, các linh mục rất đáng trách vì đã tự khinh thị chức phẩm mình, đi mang thân làm nô lệ cho những người khác, thậm chí làm tôi cả đàn bà. Nhưng nếu linh mục hãnh diện vì cái nghèo của mình, còn kẻ giàu sao có thể lên mặt kiêu căng được. Một linh mục vừa mới dâng thánh lễ trên bàn thờ xong, đã xuống ngay để đóng vai tôi tớ theo những phụ nữ, xét về phái tính và thân phận kém xa linh mục, đôi khi còn bất xứng vì tội lỗi nữa! Vì thế, Mẹ muốn con hết sức cố gắng đền bồi lỗi lầm và sự lạm dụng này của con cái Giáo hội. Mẹ nhắc con rằng, ngày nay, trên ngai vinh hiển trên trời, Mẹ cũng vẫn còn kính cẩn nhìn các linh mục ở trần gian, với ý hướng đền bồi như vậy. Con hãy luôn cư xử với linh mục một cách kính cẩn, như là họ ở trên bàn thờ, hoặc như họ đang cầm Thánh Thể trong tay.
Con cũng phải tôn kính những lễ phục của linh mục như Mẹ đã tôn kính khi may sắm cho họ. Đối với sách Phúc âm, con càng buộc phải tôn kính hơn không những vì sách ấy gồm chứa các chân lý mạc khải, mà còn vì cách thức Thiên Chúa truyền viết ra nữa. Sau hết, đối với Đức Giáo Hoàng con không thể cung kính quá đâu, vì ngài được đặt lên cao trên hết mọi người. Khi nghe đọc đến tên ngài, con hãy cúi đầu y như nghe Thánh Danh Giêsu và Mẹ vậy.