Suốt 1200 năm, Hội thánh không định nghĩa rõ ràng thế nào là bí tích và cũng không xác định là có bao nhiêu bí tích, vì tất cả vũ trụ này cách nào đó đều mang dáng dấp của bí tích, hiểu như là những dấu chỉ về Thiên Chúa. Năm 1072 thánh Phêrô Đamianô lập danh sách gồm 12 bí tích, nhưng không kể bí tích Thánh Thể và Truyền Chức Thánh. Con số 7 bí tích mới chỉ được xác định trong Công đồng chung Lyon II, khóa IV ngày 6.7.1274; cả Giáo hội Công giáo và Giáo hội Đông phương Hylạp cũng đều tuyên xưng có 7 bí tích. Giáo lý về 7 bí tích vào thế kỷ XVI, được Công đồng Trentô (1546-1563) tái xác định và đã long trọng tuyên bố thành tín điều:
“Nếu ai nói rằng bí tích của Tân ước không do Chúa Kitô thiết lập, hoặc nói có ít hay nhiều hơn bảy bí tích, thì sẽ bị tuyệt thông. Nếu ai quả quyết bảy bí tích của Tân ước không khác với các bí tích của Cựu ước và chỉ khác về nghi thức bên ngoài, thì sẽ bị tuyệt thông. Nếu ai nói rằng bảy bí tích này hoàn toàn bình đẳng với nhau, và không có bí tích nào hơn bí tích nào, thì sẽ bị tuyệt thông.”
Thoạt tiên, khi nghe định tín này của Công đồng Trentô, chúng ta có cảm giác quá nặng nề, nghiêm ngặt. Thực ra, phải đặt mình trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể ta mới có thể hiểu được những định tín có vẻ nghiêm ngặt như vậy. Công đồng Trentô bày tỏ xác tín về sự khác biệt phẩm giá giữa các bí tích, và không phải bí tích nào cũng có tầm quan trọng như nhau. Nếu có 7 mối tội đầu, thì Giáo hội cũng xác định có 7 bí tích chống lại bảy mối tội đầu đó. Quả vậy, thánh Bônaventura chỉ ra cho thấy sự tương ứng giữa 7 bí tích với 7 nhân đức Kitô giáo (ba nhân đức hướng thần và bốn nhân đức trụ) và 7 nết xấu do tội gây ra. Bí tích Rửa Tội ứng với đức tin và tội nguyên tổ; bí tích Giải Tội ứng với đức công bằng và tội trọng; bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân tương ứng với đức can đảm và tội nhẹ; bí tích Truyền Chức Thánh tương ứng với đức khôn ngoan và sự u mê; bí tích Thánh Thể tương ứng với đức ái và sự gian ác luân lý của kẻ sa ngã; bí tích Thêm Sức tương ứng với đức hy vọng và sự giòn mỏng của thân phận con người; và cuối cùng, bí tích Hôn Phối tương ứng với đức tiết độ và chống lại lòng ham muốn (trích Từ cạnh sườn bị đâm thâu – Phạm Quốc Văn OP, trang 25)
Chương trình Thần học online do anh em thuộc Tỉnh Dòng Đa Minh Việt Nam và Gia đình thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu với sự trợ giúp của nhạc sĩ Vũ Đình Ân xin lần lượt giới thiệu:
PHẦN I: TỔNG QUÁT BẢY BÍ TÍCH
Thần học online 01: Bí tích là gì ?
TH online 02 : Đức Kitô là Bí tích nguyên thủy
TH online 03 : Chúa Kitô thiết lập các Bí tích
TH online 04 : Giáo hội là Bí tích cứu độ phổ quát
TH online 05 : Quan niệm về Bí tích theo dòng thời gian
TH Online 6: Cử hành Bí Tích nơi cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi
TH online 07 : Tác nhân chủ yếu của các Bí tích
TH online 08 : Người cử hành và lãnh nhận các Bí tích
TH online 09 : Ơn thánh và ấn tích của Bí tích
TH online 10 : Thẩm quyền Giáo hội đối với các Bí tích
PHẦN II: BÍ TÍCH RỬA TỘI
TH online 11 : Tầm quan trọng của Bí tích Rửa tội
TH Online 12: Tội nguyên tổ và ơn công chính hóa
TH online 13 : Những hình ảnh tiên trưng về BT Rửa Tội
TH online 14: Thánh Phaolô dạy về Phép Rửa
TH online 15: Phép Rửa thời Hội thánh sơ khai
TH online 16: Dấu chỉ và công hiệu của BTRT
TH online 17: BTRT tháp nhập ta với Chúa Kitô
TH online 18: BTRT tháp nhập ta với Hội thánh
TH Online 19: Sự cần thiết của Bí tích Thánh Tẩy
TH online 20: Những hình thức khác nhau của BTRT
TH online 21: Việc Rửa tội cho trẻ em và số phận trẻ em chết chưa chịu phép Rửa
TH online 22: Thừa tác viên và thụ nhân của BTRT
PHẦN III: BÍ TÍCH THÊM SỨC
TH online 23: BT Thêm Sức trong chương trình cứu độ
TH online 24: Mối tương quan giữa BTRT và BTTS
TH online 25: BTTS trong GH Đông & Tây Phương
TH online 26: Ý nghĩa lịch sử và hiệu quả của BTTS
TH online 27: Thừa tác viên và thụ nhân của BTTS
PHẦN IV: BÍ TÍCH THÁNH THỂ
TH online 28: Bữa ăn tự nhiên – bữa ăn tôn giáo
TH online 29: BTTT – Hy lễ tạ ơn và hiện diện
TH online 30: Bữa ăn tôn giáo – bữa tiệc Thánh Thể
TH online 31: Những tên gọi khác của BTTT
TH online 32: Cử hành BTTT thời giáo hội sơ khai
TH online 33: BTTT – trung tâm đời sống Kitô giáo
TH online 34: Điều kiện và ơn ích của việc rước lễ
TH online 35: Thánh Thể, Bí tích của sự hiệp nhất
TH online 36: Thánh Thể làm nên Giáo Hội và ngược lại
PHẦN V: BÍ TÍCH HÒA GIẢI
TH online 37: Một thoáng nhìn về tội lỗi và ơn tha thứ
TH online 38: Kế hoạch hòa giải trong ĐKT
TH online 39: Sự tiến triển BT Hòa Giải theo dòng lịch sử
TH online 40: Những hình thức ăn năn tội và XT
TH online 41: Làm gì để đón nhận hiệu quả BTHG?
TH online 42: Những hình thức cử hành BTHG
TH online 43: Thừa tác viên của Bí tích Hòa Giải
PHẦN VI: BÍ TÍCH XỨC DẦU BỆNH NHÂN
TH online 44: Lịch sử của Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân
TH online 45: TTV và thụ nhân của BTXDBN
TH online 46: Nghi thức và công hiệu của BTXDBN
PHẦN VII: BÍ TÍCH TRUYỀN CHỨC THÁNH
TH online 47: Tác vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế thời Cựu Ước
TH online 48: Đức Giêsu là Thượng Tế, Ngôn Sứ và Vương Đế
TH online 49: Ba cấp bậc Thánh chức trong Hội Thánh
TH online 50: TTV và thụ nhân của BTTCT
TH online 51: Công hiệu của bí tích Truyền Chức Thánh
PHẦN VIII: BÍ TÍCH HÔN NHÂN
TH online 52: Hôn nhân trong CTCĐ của Thiên Chúa
TH online 53: Hôn nhân như một Bí Tích
TH online 54: Hôn nhân theo giáo huấn CĐ Vat. II
TH online 55: Hôn Nhân gia đình theo Thông điệp Humanae Vitae
TH online 56: Mục đích và đặc tính của hôn nhân Công Giáo
TH online 57: Những ngăn trở Hôn nhân theo Giáo luật
TH online 58: Tính bất khả phân ly của HP và thẩm quyền của GH